Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

HPG giảm từ 33,x xuống 26,x

Dấu hiệu nhận biết HPG chuẩn bị giảm mạnh như hình vẽ:


Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Vì sao giá vàng thế giới lao dốc?

(Chinhphu.vn) - Khi giá vàng giảm sâu, thị trường vàng trong nước lại trở nên sôi động, nhiều người tranh thủ mua vàng để thanh toán các khoản vay bằng vàng trước đây. Tuy nhiên, nếu mua vàng tích trữ trong thời điểm này thì nên thận trọng, do giá vàng thế giới sẽ giảm chí ít cho đến hết năm 2015.
Sau khi tạo đáy mới 1.268,70 USD/oz vào ngày 21/6/2013, giá vàng giao ngay trên sàn giao dịch hàng hóa New York (Comex) có lúc giảm xuống 1.180,71 USD/oz vào ngày 28/6/2013 và hiện đang dao động quanh ngưỡng kháng cự 1.200 USD/oz.
Trong đó, động thái bán vàng liên tục của các qũy tín thác đầu tư vàng (ETPs) đã gây tác động tâm lý rất lớn. Từ đầu năm đến nay, giá vàng thế giới đã giảm tới 28%, riêng tài sản của SPDR của tỉ phú John Paulson (công ty tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới) đã giảm 35,2 tỉ USD.
Nguyên nhân chính đẩy giá vàng lao dốc là do kết quả tích cực của nền kinh tế Mỹ đã làm tăng đồn đoán là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm quy mô và tốc độ của gói nới lỏng định lượng QE3 vốn đã đẩy vàng tăng giá trong năm trước. Khi giá vàng giảm sâu, một số tổ chức tài chính hàng đầu quốc tế đã đồng loạt điều chỉnh giảm dự báo giá vàng trong thời gian tới.
Về tổng thể, các ngân hàng đều có chung nhận định là giá vàng sẽ giảm dần, nhưng có sự khác biệt khá lớn về dự báo giá vàng trong thời gian tới.
Quan điểm lạc quan thận trọng, Deutsche Bank dự báo, giá vàng trung bình trong năm 2013 là 1.428 USD/oz và trong năm 2014 là 1.338 USD/oz; Credit Suisse cho rằng, giá vàng năm 2013 sẽ ở mức 1.400 USD/oz, giảm so với 1.580 USD đưa ra trước đây; Ngân hàng Morgan Stanley dự báo, giá vàng năm 2013 ở mức 1.409 USD/oz, và đạt 1.313 USD/oz năm 2014.
Trái với nhận định lạc quan, một số ngân hàng đưa ra dự báo giá vàng thấp hơn nhiều. Quỹ đầu tư Superfund cho rằng, giá vàng đang chịu rất nhiều áp lực và sẽ xoay quanh mốc 1.200 USD/oz trong ngắn hạn, sau đó sẽ giảm xuống 1.000 USD/oz. Giáo sư Nouriel Roubini (đại học tổng hợp New York) dự báo, giá vàng sẽ giảm xuống 1.000 USD/oz vào năm 2015. Tập đoàn tín dụng Thụy Sĩ - Credit Suisse Group AG) nhận định, giá vàng có thể giảm xuống khoảng 1.100 USD/oz trong năm nay. Ngân hàng ABN Amro cũng dự báo mức giá 1.100 USD/oz trong năm nay, nhưng giảm sâu xuống 900 USD/oz vào năm 2014.
ABN Amro là ngân hàng mới nhất cắt giảm dự báo giá vàng. Nhà băng này hạ dự báo chốt năm 2013 về mức 1.100 USD/oz từ mức 1.300 USD/oz đưa ra lần trước. Dự báo giá vàng chốt năm 2014 cũng bị cắt giảm về 900 USD/oz từ mức 1.000 USD/oz, với cơ sở là hoạt động bán vàng của các quỹ đầu tư.
Riêng Goldman Sachs đưa ra dự báo cao nhất về giá vàng cuối năm nay là 1.435 USD/oz, nhưng lại giảm mạnh dự báo giá vàng cuối năm 2014 xuống 1.050 USD/oz.
Những diễn biến trên thị trường kinh tế - tài chính quốc tế cho thấy, xu hướng giá vàng giảm ngày càng rõ rệt, các nhà đầu tư không còn tin vào vị thế của vàng. Sau khi đã thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ trong thời kỳ vàng tăng giá từ năm 2000 đến năm 2011, các qũy đầu tư vàng bắt đầu rút khỏi thị trường vàng, gây hiệu ứng domino và chấm dứt chu kỳ tăng giá của vàng. Trong thời gian này, kinh tế thế giới cũng bắt đầu le lói phục hồi sau khi các nước phát triển thực thi chiến lược mới về phát triển kinh tế.
Yếu tố chi phối giá vàng là tình hình kinh tế Mỹ và phần còn lại của thế giới. Tại Mỹ, mặc dù các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách đang cản trở đà tăng trưởng kinh tế, nhưng kinh tế vẫn phục hồi vững chắc, tỉ lệ thất nghiệp giảm dần. Kết quả nghiên cứu của Capital Economics Ltd (công ty nghiên cứu kinh tế tại London) cho rằng, mặc dù nợ công của Mỹ hiện nay là 106% GDP, nhưng nếu trừ đi các khoản vốn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là giá trị trái phiếu nước ngoài do các nhà đầu tư Mỹ nắm giữ, nợ nước ngoài của Mỹ chỉ vào khoảng 30% GDP.
Do điều kiện quốc tế bất lợi và trở ngại trong nước, tăng trưởng GDP tại hai nước tiêu thụ vàng lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu chậm lại từ hai năm trước, đây cũng là thời điểm giá vàng thế giới có dấu hiệu giảm dần.
Kinh tế Ấn Độ tiếp tục gặp khó khăn do mùa màng thất bát, sản xuất nông nghiệp năm 2012-2013 chỉ tăng 1,9%, giảm từ mức tăng 3,6% trong năm tài khóa trước đó. GDP trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2013 giảm xuống dưới ngưỡng 5%, mức thấp nhất trong thập kỷ qua, đồng rupee mất giá trên 20% xuống mức thấp nhất từ trước tới nay với 1 USD đổi được trên 60 rupee.
Kinh tế Trung Quốc đang chuyển sang qũy đạo tăng trưởng chậm dần, dự báo chỉ tăng 7,8% trong năm 2013 và 7,7% trong năm 2014, thấp hơn mức tăng trưởng cần thiết 8%/năm để ổn định tình hình xã hội trong nước. Không loại trừ khả năng nền kinh tế này sẽ chỉ tăng khoảng 5% trước những nguy cơ như giá bất động sản tăng cao, các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng, tình trạng nợ nần của các chính quyền địa phương.
Ngày 14/6/2013, NHTW Trung Quốc đã bơm thêm 15 tỉ USD qua hệ thống ngân hàng thương mại nhằm giảm nhẹ lo ngại của các nhà đầu tư về nguy cơ đổ vỡ tín dụng tại quốc gia này, lặp lại sự kiện Lehman Brothers vốn đã xảy ra tại Mỹ năm 2008. Theo đánh giá của Fitch, tín dụng ngân hàng tại Trung Quốc năm 2012 đã lên tới 118% GDP, tỉ lệ này đang là 198% GDP nếu tính các khoản tín dụng phi chính thức.
Giá của vàng giảm so USD còn bắt nguồn từ sự mất giá của một số đồng tiền chủ chốt khác, nhất là euro và yên Nhật. Trong đó, Nhật Bản đang tăng cường các gói kích thích kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng; lãnh đạo khu vực đồng tiền chung euro cũng đang xem xét nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, nhất là tại các nước thành viên đang gặp nhiều khó khăn.
Khi giá vàng giảm sâu, thị trường vàng trong nước lại trở nên sôi động. Trong số này, nhiều người tranh thủ mua vàng để thanh toán các khoản vay bằng vàng trước đây. Tuy nhiên, nếu mua vàng tích trữ trong thời điểm này thì nên thận trọng, do giá vàng thế giới sẽ giảm chí ít cho đến hết năm 2015.
Xuân Thanh

Mua khoảng 50% tiền cho sóng hồi nhẹ 4-6 phiên.

Ngày 28/6/2013:

Chờ phiên ATC mua 1 cổ phiếu sàn HOSE giá rẻ

Mua HPG giá 28,2. Dự kiến sẽ bán được giá XXX vào tuần sau/

Giá XXX tức là giá .....


Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

HNX chuẩn bị giảm về 60,x – 61,4 trong 4-6 phiên tới

[6/23/2013 9:49:39 AM] Dương Văn Kháng: HNX chuẩn bị giảm về 60,x – 61,4 trong 4-6 phiên tới
Trend ngắn hạn:
Thị trường sẽ có sự giảm điểm về 60,x – 61,4 sau đó sẽ có sóng hồi nhỏ 5 phiên
Kết thúc sóng hồi, thị trường đi ngang và giảm điểm khoảng 2-3 tuần tiếp
Tháng 7: thị trường sẽ có sóng hồi đầu tháng, sau đó là đi ngang và giảm
Tháng 7 thị trường không tăng như kỳ vọng, không tăng như tháng 5.
Các yếu tố làm cho thị trường chứng khoán không tăng mạnh:
1. Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, có thể gọi là sự thất bại của phe Chính phủ (tức nhà cái) vì được phiếu tín nhiệm cao rất thấp, tín nhiệm thấp thì rất cao. Nguyên nhân: trong khoảng gần 500 đại biểu Quốc Hội thì phe Đảng chiếm hơn 300 đại biểu nên họ bỏ phiếu cho Phe Đảng, phe Nhà Nước ít nên các thành viên Chính Phủ không được phiếu cao
2. Các NHTM không mặn mà với VAMC vì mỗi năm trích lập 20% dự phòng rủi ro, tức lấy tiền từ lợi nhuận để trích lập, do đó các NHTM dấu nợ xấu, công bố tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3%, không chịu hạ lãi suất cho vay tiếp, không chịu bơm tiền ra để tăng trưởng tín dụng.
3. Khối ngoại rút bớt tiền về Mỹ để mua trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng tư 1,7% lên 2,3% từ cuối tháng 4-2013. Các quỹ đầu tư đang tăng tỷ trọng trái phiếu Mỹ trong danh mục
4. Tâm lý thị trường đang yếu: thanh khoản giao dịch rất kém, cần có thời gian để tiêu hóa lượng hàng vùng đỉnh (khoảng 1 tháng or hơn)
Chiến lược giao dịch:
Vấn kiếm được 10-15% trong đầu tháng 7 khi có sóng nhỏ, nên chơi tỷ lệ tiền mặt, hạn chế chơi margin vì thanh khoản không cao lắm. Thanh khoản vừa phải.
Phải chọn đúng cổ phiếu. Ưu tiên các cổ phiếu cơ bản tốt (có kết quả kinh doanh quý 2 ngon, đã tìm được vài cổ phiếu như thế).
Hiện tại, đang để ý cổ phiếu HPG, HSG,
Ngắn hạn, thứ 2 là ngày cuối để bán hết cổ phiếu chuyển sang trạng thái 100% tiền mặt, nghỉ ngơi 3-5 phiên.
Dương Văn Kháng

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Vội bán tháo vì ... hiểu nhầm ý Bernanke?

 Mua ít tài sản hơn khác với thắt chặt tiền tệ, chừng nào tài sản của FED còn tăng, họ vẫn còn bơm tiền cơ mà!

Ông ấy cũng không muốn tại vị lâu đến thế.” Câu nói của TT Barack Obama khiến nhiều người nghĩ Chủ tịch Ben Bernanke sẽ sớm rời khỏi FED.
Từ khi lãi suất cơ bản của FED giảm xuống gần 0% vào tháng 12/2008, cơ quan này đã sử dụng vô số các “chính sách không thông thường” để kích thích kinh tế. Tuần này, Ủy ban thị trường mở liên bang tuyên bố sẽ tiếp tục mua 85 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng cho dù tài sản của FED đã tăng gấp 4 lần kể từ đầu suy thoái, lên mức 3,4 nghìn tỷ USD, và cam kết duy trì lãi suất ngắn hạn gần 0%.
Thị trường trái phiếu lại phụ thuộc nhiều hơn vào tương lai. Kể từ cuối tháng 4, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng từ 1,7% lên 2,3%. Lãi suất cho vay thế chấp mua nhà cũng tăng; các tài sản rủi ro như cổ phiếu thị trường mới nổi mất giá mạnh. Như thế không khác gì thắt chặt tiền tệ.

"FED rõ ràng không hài lòng với những phản ứng kể trên, ý của họ chỉ là “giảm dần dần đến hết” (tapering) thôi mà"

FED rõ ràng không hài lòng với những phản ứng kể trên, ý của họ chỉ là “giảm dần dần đến hết” (tapering) thôi mà. Mua tài sản ít hơn khác với thắt chặt!
Với FED, cái đáng quan tâm là quy mô tài sản của tổ chức này: chừng nào tài sản còn tăng, chính sách còn là nới lỏng. Và có giảm một nửa cường độ mua tài sản thì cũng chỉ tương đương với giảm lãi suất cơ bản đi 5 điểm cơ bản mỗi tháng thay vì 10.
Hơn nữa, theo Chủ tịch Bernanke, cái “giảm dần” này sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình kinh tế. Nếu thất nghiệp tiếp tục giảm và lạm phát ổn định thì việc này sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Nếu mọi thứ vẫn ổn, FED sẽ ngừng mua tài sản vào giữa năm 2014.
Dù vậy, với các NHTW thì chẳng có gì là thẳng tưng, đặc biệt là khi công cụ lãi suất cơ bản không thể giảm thêm nữa. Kỳ vọng về tình hình kinh tế, và cả phản ứng của FED nữa, trở nên ngày càng quan trọng. Khi giới đầu tư nghĩ tài sản của FED sẽ “ít lớn” hơn, lợi suất trái phiếu sẽ tăng. Tương tự, kỳ vọng lạm phát giảm sẽ đẩy lãi suất thực tăng.
Vì thế nếu FED muốn ngừng “nới lỏng định lượng” (QE) mà không làm tổn hại đến kinh tế, tổ chức này phải thuyết phục được thị trường rằng lạm phát sẽ không tụt mạnh, mà thất nghiệp cũng không tăng cao.
Vội bán tháo vì ... hiểu nhầm ý Bernanke? (1)
FED đang cố. Họ lấy các chỉ tiêu kinh tế làm mốc cho chương trình mua tài sản thay vì ngày tháng cụ thể hay quy mô mua như trước đây.
QE sẽ tiếp tục, FED cho biết, cho đến khi triển vọng của thị trường lao động đã cải thiện “mạnh mẽ”. Trong buổi họp báo, Bernanke giải thích thêm về điểm này: tỷ lệ thất nghiệp phải giảm xuống dưới 7%.
Một số thành viên thị trường còn đang nghĩ cái “mạnh mẽ” này còn phải hơn thế. Thị trường lao động hiện nay sôi động hơn so với cuối năm ngoái. Mỗi tháng lại có thêm 194.000 việc làm, khá ấn tượng khi mà thuế vừa tăng và chi tiêu công vừa giảm.
Thất nghiệp đã giảm từ 8,1% cuối tháng 8 năm ngoái xuống 7,6%, nhanh hơn dự tính của FED hồi tháng 9 năm ngoái. Trong cuộc họp mới nhất, FED tiếp tục hạ dự báo về thất nghiệp. Tuy thế, xu hướng này vẫn là thấp nếu so với những lần phục hồi trước và FED cho rằng nhanh nhất tới cuối năm 2015 mới đạt tới trạng thái “toàn dụng lao động”.
Ngoài nói mồm, FED còn có hàng loạt công cụ kích thích. Điều kiện để FED giảm dần QE và điều kiện để tổ chức này giữ lãi suất gần 0% hoàn toàn tách biệt. Cuối tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch Bernanke hứa lãi suất sẽ thấp ít nhất là cho đến khi thất nghiệp xuống 6,5%.
Nhìn vào thị trường tương lai, có thể thấy tới cuối năm 2014 FED mới bắt đầu tăng lãi suất (xem hình 1), dù cho phần lớn quan chức FED đều không nghĩ lãi suất sẽ tăng trước năm 2015.
Một điểm nữa khiến thị trường nghi hoặc là không hiểu FED cân đối thế nào giữa thất nghiệp và các yếu tố khác.
Vội bán tháo vì ... hiểu nhầm ý Bernanke? (2)
Thứ nhất là lạm phát. Thước đo lạm phát ưa thích của FED cho thấy tháng 4 năm nay giá cả tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái (hay 1,05% nếu loại bỏ lương thực và năng lượng). FED dự báo lạm phát sẽ sớm chạm ngưỡng 2% (xem hình 2).
Lạm phát thấp như thế tức là FED có nhiều dư địa kích thích kinh tế và có thể mạnh tay nới lỏng hơn để phòng ngừa nguy cơ giảm phát.
Chủ tịch FED St Louis, ông James Bullard, bất đồng với tuyên bố chính sách mới đây vì nếu lạm phát cứ thấp hơn mức mục tiêu của FED lâu như thế, uy tín của tổ chức này sẽ bị ảnh hưởng.
Ngược lại, một số thành viên ủy ban chính sách tiền tệ cảnh báo QE và lãi suất thấp có thể gây rủi ro tài chính. Thiểu số “diều hâu” trong số 19 thành viên ủy ban này muốn ngừng mua trái phiếu càng sớm càng tốt vì nó khuyến khích chấp nhận rủi ro và “phân bổ tài sản sai lầm”. Gần đây Chủ tịch Bernanke thừa nhận nỗi lo lớn nhất của ông về QE không phải là lạm phát mà là “ổn định tài chính”.
Sự chia rẽ trên càng khiến thông điệp của FED thêm khó hiểu. Nhiệm kỳ chủ tịch của Bernanke sắp hết, chưa rõ người kế tục ông có làm như vậy không.
Tuy thế, những phản ứng mới đây chỉ vì một câu gợi ý có thể giảm QE cũng là dịp cho thấy rủi ro ngừng kích thích quá sớm sẽ như thế nào. Trên đường thoái lui, tốt nhất FED nên bước từ từ.
Long Chu
Theo Trí Thức Trẻ/The Economist

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

“Ngôi sao đang lên” ở Berkshire Hathaway

Mặc dù mới chỉ 28 tuổi và trẻ hơn ông chủ tới 50 tuổi, Britt đã đóng một vai trò mà không ai ở Berkshire có thể thay thế.

Khi Tracy Britt đến Omaha năm 2009 để gặp nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, cô mang theo bên mình tấm bằng MBA của Harvard, một bản sơ yếu lý lịch sáng chói và rất nhiều tham vọng. Tuy nhiên, cô còn mang đến cho nhà đầu tư nổi tiếng này một món quà nhấn mạnh hai người có cùng quê hương: một bao tải ngô và cà chua.

Những “hạt giống” mà Britt gieo trồng từ ngày đó nhanh chóng đem lại kết quả: cô trở thành trợ lý tài chính của Buffett tại Berkshire Hathaway. Gần 4 năm sau, Britt nổi lên là một trong những nhân vật thân cận nhất hỗ trợ cho Buffett. Cô hiện đang quản lý tới 4 công ty con trực thuộc tập đoàn hùng mạnh trị giá 284 tỷ USD của Buffett.

Mặc dù mới chỉ 28 tuổi và trẻ hơn ông chủ tới 50 tuổi, Britt đã đóng một vai trò mà không ai ở Berkshire có thể thay thế. Với văn phòng làm việc được đặt ngay cạnh phòng của vị chủ tịch Berkshire, Britt giúp Buffett nghiên cứu tài chính, cùng ông tham dự các cuộc họp và thậm chí đôi lúc còn lái xe chở ông đi xung quanh thị trấn. 

Các công ty dưới trướng của Britt bao gồm công ty sản xuất sản phẩm xây dựng Johns Manville Corp. và công ty sơn Benjamin Moore & Co. Hai công ty này mang lại doanh thu hàng năm lên tới hơn 4 tỷ USD. Tháng 3 vừa qua, chỉ một vài tuần sau khi Berkshire cùng với 3G Capital tuyên bố họ sẽ mua lại H.J. Heinz & Co. với giá 23 tỷ USD, Buffett đã cử Britt tới Brazil. Đây là thương vụ thâu tóm lớn nhất của Berkshire kể từ năm 2010, và Bufett muốn Britt hiểu thêm về hoạt động của 3G. 

Theo nguồn tin thân cận, Britt là một trong số những ứng viên sáng giá được Buffett lựa chọn cho các vị trí cấp cao sau khi ông nghỉ hưu. Và, Britt cũng không phải là người đầu tiên được Buffett để mắt đến bất chấp họ không là những nhân vật được ít người biết đến:  các giám đốc đầu tư Todd Combs và Ted Weschler đều là những nhà quản lý quỹ trầm lặng trước khi được giao trách nhiệm quản lý khối tiền mặt khổng lồ của Berkshire.

Britt cũng là một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất tại Berkshire. Trong số 13 thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn này, chỉ có 3 người là nữ giới. Trong số 81 công ty con, chỉ có 5 công ty được quản lý bởi phái yếu. Một số người còn cho rằng Britt giống như người kết nối Buffett với CEO của các công ty con trực thuộc Berksire. Các CEO này luôn mong muốn có sự tương tác với nhau để học tập kinh nghiệm quản lý và phát hiện ra các phương pháp hợp tác hiệu quả. Britt là người đẩy mạnh các buổi thảo luận như vậy. Cô cũng là người sắp xếp “hội nghị bàn tròn” đầu tiên ở Berkshire với sự tham gia của tất cả các CEO và diễn ra bên lề đại hội thường niên của Berkshire.

Janet Hanson, người sáng lập nên 85 Broads – mạng lưới kết nối cộng đồng nữ giới trong ngành kinh doanh và tài chính – vẫn nhớ như in ấn tượng với Britt khi cô là thực tập sinh tại công ty đầu tư của bà. “Đây là cô gái có thể đạt được mọi thứ cô ấy muốn”, Hanson nói. 

Một số chuyên gia phân tích và giới quan sát cho rằng Britt sẽ trở thành vị lãnh đạo cấp cao tại Berkshire trong thập kỷ tới, đảm nhiệm vai trò sửa chữa các thương vụ gặp rắc rối hoặc đàm phán. Trước đây, công việc này được đảm nhiệm bởi David Sokol. Sokol là cựu giám đốc kinh doanh của Berkshire và được coi là người sẽ kế nhiệm Buffett. Tuy nhiên, Sokol nghỉ hưu từ năm 2011, sau khi bị phát hiện đã mua cổ phiếu của công ty hóa chất Lubrizol Corp. không lâu trước khi khuyến nghị Buffett nên mua vào cổ phiếu này. 

Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/WSJ

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

HNX đang tiến lên vùng 69,x – 70,x trong 6-7 phiên tới.



Người viết kết hợp logic giữa truyền thông, tâm lý thị trường và phân tích kỹ thuật thực tế để giải thích view thị trường ngắn hạn.
Về truyền thông:
Sáng ngày 11/6/2013, Quốc hội sẽ công bố và thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tin nhiệm. Kết quả rất tốt để tạo niềm tin cho nhân dân
Các NHTM bắt đầu đẩy mạnh giải ngân cho vay nhà ở xã hội ở đến tất cả các chi nhánh trong cả nước.
Các doanh nghiệp đang lên kế hoạch tăng vốn bằng cách phát hành cho cổ động hiện hữu, cho cán bộ nhân viên trong lúc thị trường chứng khoán tăng với thanh khoản tốt, mục đích để cơ cấu lại tình hình tài chính của Doanh nghiệp.
Tâm lý thị trường:
2 phiên gần đây, khối lượng đặt bán khá nhiều một phần từ NDT NN và phần còn lại do NDT thấy thị trường giảm, lực bán nhiều nên sợ và bán cutloss or bán hòa vốn chứ không có lời vì lượng bán lời đã chốt gần hết ngày 29-30.5
Khối lượng khớp tương đối ổn với sàn HNX (48-50 triệu cổ phiếu). Lực mua vào và có niềm tin thị trường sẽ bull trở lại trong ngắn hạn.
Hiện tại, tâm lý bên mua vẫn thắng, bên bán đang lưỡng lự cùng NDT giữ cash nhiều.
Nếu đế ý, các lệnh bán sàn HOSE vào phiên ATC với các mức giá định sẵn chỉ có 20-30k à, điều này thấy bên bán mất kiên nhẫn
Phân tích kỹ thuật:
Hiện tại, sàn HNX có cổ phiếu PVS đã giúp tăng điểm khá và vững ở mức 65,x – 66,x. Trong khi các cổ phiếu đầu cơ tích lũy, giảm chưa tăng – dấu hiệu cho thấy cơ hội bull sắp diễn ra
Sắp tới có khả năng: SHB, ACB, PVX sẽ thấy PVS dẫn dắt điểm số HNX tăng lên vùng 69,x – 70,x.
Dương Văn Kháng

Đại gia Singapore chi 80 triệu USD mua Y khoa Hoàn Mỹ là ai?

Một trong những thương vụ doanh nghiệp Việt “bán mình” cho nước ngoài đình đám nhất năm 2011 là việc Fortis Healthcare của Ấn Độ chi ra 64 triệu USD để sở hữu 65% cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ, một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam.
Chưa đầy 2 năm sau thương vụ trên, theo trang Economic Times của Ấn Độ thì Fortis đang thương lượng bán số cổ phần của Hoàn Mỹ cho Richard Chandler Corp, một tập đoàn đa ngành có trụ sở tại Singapore. Giá trị của thương vụ vào khoảng 80 triệu USD.
Người quen với những thương vụ khủng
Tại Việt Nam, Richard Chandler Corp (RCC) được biết đến qua 2 thương vụ đầu tư vào FPT và Masan Group thông qua công ty con Orchid Fund (nay đổi tên thành Orchid Capital Investments).
Tháng 10/2010, Orchid Fund mua 20 triệu cổ phiếu Masan Group với giá 49.000 đồng/cp. Giả sử không mua bán gì thêm thì hiện khoảng đầu tư này có trị giá trên 100 triệu USD với mức lãi hơn gấp đôi so với giá đầu tư (lâu năm cổ phiếu Masan ít khi xuống dưới mức 100.000 đồng/cp).
Sau đó, Orchid Fund tiến hành gom 10,7% cổ phần và là cổ đông lớn nhất của FPT. Số cổ phần này có trị giá khoảng 64 triệu USD theo thị giá hiện tại. Bà Lê Nữ Thùy Dương, Phó TGĐ công ty Golf Long Thành, được RCC ủy quyền tham gia vào HĐQT FPT.
Ông chủ của RCC, tỷ phú Richard F. Chandler (54 tuổi) là một tỷ phú gốc New Zealand nhưng cư trú tại Singapore. Theo Forbes, hiện Richard Chandler là người New Zealand giàu thứ 2 và là người giàu thứ 5 tại quốc đảo Singapore.
Năm 2012 là năm đáng buồn đối với vị tỷ phú này khi giá trị tài sản tụt từ mức 4,6 tỷ USD vào tháng 3/2012 xuống còn 2,85 tỷ USD vào tháng 3/2013.
Đại gia Singapore chi 80 triệu USD mua Y khoa Hoàn Mỹ là ai? (1)
Em trai của Richard, ông Christopher cũng là một tỷ phú với tài sản 1 tỷ USD. Hai người ban đầu cùng kế thừa cơ nghiệp từ cha mình sau đó thành lập Sovereign Global với hoạt động chính là đầu tư vốn.
Đến năm 2006, hai người có mâu thuẫn nghiêm trọng đã chia tách công ty. Richard thành lập Orient Global, sau đó đổi tên thành RCC như ngày này. Còn Christopher thành lập Legatum Capital, đặt trụ sở ở Dubai.
Lấn sân vào y tế
Hoạt động kinh doanh của RCC hiện được tổ chức thành 4 mảng bao gồm: Năng lượng & Môi trường; Hàng tiêu dùng; Dịch vụ tài chính và Y tế.
RCC mới đầu tư vào mảng y tế từ năm 2009 với việc thành lập Viva Healthcare, hiện hoạt động tại Philippines, Indonesia, Ai Cập và Kenya.
Trong các lĩnh vực còn lại, RCC đầu tư vào nhiều công ty và ngân hàng lớn trên thế giới như LG Group, Gazprom, SK Corporation, Mizuho, UFJ Holdings, Citigroup, Bank of America.
Trong năm 2012, RCC đã có nhiều thương vụ lớn vào lĩnh vực năm lượng và chi 112 triệu USD mua 13,4% cổ phần của Union Bank of Nigeria.
Hoạt động kinh doanh của gia tộc Chandler khởi thủy từ năm 1903 khi ông của Richard lập một công ty quảng cáo tên là Chandler & Co.

Năm 1972, Robert R. Chandler, cha của Richard đã mở một của hàng bách hoá mang tên Chandler House tại Hamilton. Sau đó, hai con trai của của ông là Richard và Christopher Chandler đã tiếp quản cơ ngơi từ người cha.

Richard chính thức trở thành CEO của Chandler House khi tuổi đời mới có 24.Bốn năm sau, 2 anh em đã mở rộng công việc kinh doanh sang thiết kế thời trang, sản xuất, hệ thống phân phối bán lẻ bao gồm 10 nhà kho và 4 văn phòng tại Auckland, Wellington, Christchurch và Dunedin.

Tổng số nhân công đã lên tới 200 người.Năm 1986 chứng kiến bước chuyển đổi mục tiêu quan trọng trong công việc kinh doanh khi 2 anh em Richard và Christopher bắt đầu chú tâm vào việc đầu tư vốn.

Họ đã xoá bỏ công ty buôn bán đang phát triển để thành lập nên quỹ Sovereign Global. Những năm tháng bươn chải trước đó đã giúp cả 2 có những kinh nghiệm quý báu khi tiến ra một sân chơi rộng lớn hơn mang tính toàn cầu.

Kể từ đó, Sovereign Global bắt đầu tham gia nhiều thương vụ đầu tư lớn, có thể kể đến như những bất động sản ở Hồng Kông năm 1987, sau cuộc vỡ bong bóng tài chính nhà đất tại đặc khu kinh tế này.

Richard đã nhắm đúng thời điểm để đầu tư khi thị trường có những dấu hiệu hồi phục đầu tiên. Sau đó là những thương vụ đầu tư vào Brazil năm 1991 trong thời kỳ siêu lạm phát, tham gia đầu tư tái thiết thị trường nước Nga năm 1994 theo xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Tiếp theo nữa là những thương vụ đầu tư lớn vào hệ thống ngân hàng Nhật Bản, Ấn Độ, hệ thống điều hành doanh nghiệp của Hàn Quốc.Năm 2006 là một năm quan trọng khi 2 anh em nhà Chandler có những mâu thuẫn không thể giải quyết và họ đã chia tách Sovereign Global thành 2 phần riêng biệt.

Richard nắm khu vực đầu tư vào các nước ở khu vực châu Á, thành lập quỹ đầu tư với tên Oriented Global, đặt trụ sở tại Singapore. Còn Christopher lập nên Legatum Global có trụ sở tại Dubai.

Đến năm 2010, sau hơn 100 năm kể từ ngày người ông của mình thành lập nên công ty quảng cáo Chandler & Co, Richard đã đổi tên Oriented Global chính thức thành Richard Chandler Corporation.
KAL
Theo Trí Thức Trẻ

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Hedge Fund đã mua cổ phiếu trong 2 ngày 6-7/6/2013 với kỳ vọng kiếm 25-30% lợi nhuận



gần tới điểm mua r
[6/5/2013 10:40:08 PM] Dương Văn Kháng: mua khi cp lên luôn
[6/5/2013 10:40:11 PM] Dương Văn Kháng: nên yên tâm
[6/5/2013 10:40:34 PM] Dương Văn Kháng: đánh như thế này, thứ 5,6 mua hợp lý như kế hoạch

[6/6/2013 9:26:49 AM] Dương Văn Kháng: mua PET giá 24,5
[6/6/2013 9:58:35 AM] Dương Văn Kháng: mua  REE giá 27
10k PPC gia 26,5
[6/6/2013 9:38:41 AM] Dương Văn Kháng: chieu ce

[6/6/2013 10:18:06 AM] Dương Văn Kháng:  sua ITA lai thang 7,6 di

HLA đang được gom khéo
[6/6/2013 1:34:43 PM] Dương Văn Kháng: 7,4 - 7,5
rung rắc mua full đừng để tiếc
[6/6/2013 1:36:22 PM] Dương Văn Kháng: SHS giá 7
[6/6/2013 1:37:07 PM] Dương Văn Kháng: VIS 14,8 mua

nhiều a chị mua theo e PPC, REE, PET đầu phiên
[6/6/2013 2:03:56 PM] Dương Văn Kháng: cuối phiên lời cũng 100-150 tr rồi

SCR 8,2
[6/6/2013 11:18:00 AM] Dương Văn Kháng: chờ
[6/6/2013 11:18:02 AM] Dương Văn Kháng: mua

Dear all, hôm nay là ngày cuối để full margin cho ai còn chậm vì sợ ngày hôm qua
[6/7/2013 8:32:01 AM] Dương Văn Kháng: bắt đầu tuần sau không mua nữa nhé
[6/7/2013 8:32:10 AM] Dương Văn Kháng: Các cp cho ai chưa mua hôm qua
[6/7/2013 8:32:15 AM] Dương Văn Kháng: hôm nay mua
[6/7/2013 9:02:59 AM] Dương Văn Kháng: Thứ 2 tuần sau tăng cực mạnh

Mua lúc này và giữ cp lúc này tuần sau rất hạnh phúc
[6/7/2013 9:53:17 AM] Dương Văn Kháng: Đóng cửa hôm nay HNX > 65,6
[6/7/2013 9:53:42 AM] Dương Văn Kháng: Tuần sau Cầu tiềm năng mua mạnh
[6/7/2013 9:53:57 AM] Dương Văn Kháng: HNX thanh khoản 60-70 or có thể 80 triệu cp/phiên
[6/7/2013 9:54:03 AM] Dương Văn Kháng: có thê goi la bùng nổ
[6/7/2013 9:54:07 AM] Dương Văn Kháng: thứ 2,3 gì đó
 
[9:26:19 AM] Dương Văn Kháng: hôm nay ngày cuối để full
thứ 5,6 nhà cái gom hàng lần cuối
[9:39:33 AM] Dương Văn Kháng: nên chưa cho tăng mạnh
[9:39:37 AM] Dương Văn Kháng: thứ 2 mới tăng mạnh
[9:39:41 AM] Dương Văn Kháng: đừng nôn nóng
[9:39:48 AM] Dương Văn Kháng: hiểu rõ bản chất đi trước

Mua lúc này và giữ cp lúc này tuần sau rất hạnh phúc
[9:53:17 AM] Dương Văn Kháng: Đóng cửa hôm nay HNX > 65,6
[9:53:42 AM] Dương Văn Kháng: Tuần sau Cầu tiềm năng mua mạnh
[9:53:57 AM] Dương Văn Kháng: HNX thanh khoản 60-70 or có thể 80 triệu cp/phiên
[9:54:03 AM] Dương Văn Kháng: có thê goi la bùng nổ
[9:54:07 AM] Dương Văn Kháng: thứ 2,3 gì đó

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Mua vào cổ phiếu ngày 6/6/2013



Nhận thấy HNX đã điều chỉnh xong, giảm từ 65,79 xuống 63,57 – mốc này điều chỉnh xong nên DVK tư vấn room Vip mua vào cổ phiếu và tỷ lệ margin thêm 60% nữa (tức là có 1 tỷ mua hết 1 tỷ và margin thêm 600 triệu nữa, chưa full margin, còn 400 triệu nữa để ngày 7/6/2013 mua full margin). Các mã cổ phiếu mua chi tiết như sau:

REE mua giá 27
PET mua 24,5
PPC mua giá 26,4 – 26,5
ITA mua giá 7,5 – 7,6
HLA mua giá 7,5
VIS mua giá 14,7-14,8
SCR mua giá 8,2
SHS mua giá 7,1
….