Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Rửa tiền và thiên đường trốn thuế

Nguyễn Thượng Chánh, DVM 

Chuyện rửa tiền và thiên đường trốn thuế ai cũng có nghe nói đến nhưng ít người biết rõ là gì.                                                 
Mọi thắc mắc, xin quý bà con cứ tìm hỏi các cố vấn ngân hàng, các đại tài phiệt, đại gia, siêu sao, tài tử, ca sĩ, nhà thể thao thượng thặng, các chánh khách, dân biểu, các bố già, cartel trùm ma túy, xã hội đen, các tổ chức buôn người, và những người có máu mặt trong xã hội, v.v…
Phỏng theo: Comment blanchir l’argent sale? (Làm sao rửa tiền bẩn)
Tiền mặt quá nhiều, tiền bẩn (tham nhũng, ăn cắp, kinh doanh, đầu cơ tích trữ, làm ăn lương lẹo,  cướp, buôn bán vũ khí, cần sa ma túy, bài bạc, buôn lậu, v.v…) cần phải giấu bớt để khỏi phải đống thuế.                                                              
Có ba giai đoạn:
1)   Placement-Ký thác (còn gọi là rửa trước prélavage hay ngâm immersion) -Đem ký thác các số tiền bất chánh vào hệ thống ngân hàng hay có thể đổi ra thành séc du lịch traveller’s chequemoney order…Mục đích, đem số tiền bất chánh ra khỏi nguồn gốc đầu tiên. Giai đoạn này nguy hiểm nhứt.
2)   Empilage hay Layering (tiếng Anh)-phân tán/ xào trộn (dispersion/brassage)- mục đích xóa mất dấu vết, nguồn gốc của đồng tiền bẩn qua các dịch vụ ngân hàng transaction phức tạp và đồng thời cũng để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp.
3)   Intégration-Hội nhập (recyclage/essorage) xoáy/ vắt
Tiền trở nên trắng sạch, nguồn gốc “bẩn” bị che mất và tiền hội nhập dễ dàng vào hệ thống kinh tế hợp pháp. Sau đó bạn có thể đem sử dụng tiền một cách hợp lệ.
Kỹ thuật rửa tiền (techniques de placement)
1)     Đầu tư tiền mặt vào cơ sở kinh doanh của một người “bạn phe ta” hoặc do chính mình làm chủ cơ sở đó (Injecter cet argent liquide dans le chiffre d’affaires d’un commerce complice ou dont je suis propriétaire).
2)     Khai dỏm đó là tiền có được từ cờ bạc đỏ đen (déclarer de faux gains aux jeux)
3)     Mua tác phẩm nghệ thuật từ các cuộc đấu giá (acheter des oeuvres d’art aux enchères)
4)     Mua đồ xài thuộc loại chiến địa, hàng hiệu (acheter des objets de luxes)
5)     Áp dụng kỹ thuật “Hawala” (utiliser la technique Hawala)
Hệ thống Hawala là gì?Lối chuyển tiền trong giới Hồi giáo. Làm ăn trong băng nhóm phe ta, tin tưởng nhau tuyệt đối, rất chặt chẽ, chết sống có nhau, tiền bạc đổi lấy vũ khí,villas,..Nếu bị xét hỏi thì khai đó là tiền thừa hưởng gia tài hay tiền xuất phát từ tập thể tương tợ như cho vay, tặng, hay mua tài vật trong phạm vi gia đình và bạn bè với nhau. Cơ quan Interpol nói rằng Hawala là “ một lối chuyển tiền mà không thấy sự di động của đồng tiền” (money transfer without money movement). Không cần có giấy tờ biên nhận. Lấy sự tín nhiệm làm kim chỉ nam trong việc làm ăn với nhau.
6)     Chia nhỏ ra những số tiền ký thác ngân hàng (fractionner les dépôts à la banque). Gởi tiền và tiền lời vào trương mục của mình hoặc của bạn mình.
7)     Mưón dịch vụ chiến địa de luxe- Trả bằng tiền mặt (liquide) các dịch vụ thuộc hạng sang. 
8)     Làm hóa đơn giả (rédiger des fausses factures
9)     Đem tiền ra ngoại quốc (transporter l’argent à l’étranger)- Chuyển đổi tiền ra thành những những tờ giấy bạc có giá trị cao như tờ 500 euros. Sau đó chuyển số tiền trên đến những xứ mà luật lệ rửa tiền không quá gắt gao, như Nga chẳng hạn.
10)   Sử dụng dịch vụ của một công ty bảo hiểm (Utiliser les services d’une société d’assurance)
11)   Ký thác số tiền của mình vào một trương mục ẩn danh (Déposer votre argent sur un compte anonyme)
12)   Đơn giản hơn hết, là đem gởi tiền vào một thiên đường trốn thuế (tout simplement déposer votre argent dans un paradis fiscal.)- đặc điểm: lãi suất chịu thuế hàng năm rất hạ (1%- 3%), thậm chí không có thuế (taux réduit ou nul)- Bí mật hoàn toàn (?).
Đa số ngân hàng Âu Châu và Hoa Kỳ, Canada đều có chi nhánh tại các thiên đường trốn thuế.
Sau đây là một số thiên đường trốn thuế
Địa chỉ quan trọng: Best tax havens (các bạn vô site này mà tìm hiểu và mặc sức mà lựa chọn thiên đường!)
*Có 14 nơi tại các vùng đảo Caraibes: Anguilla, Antigua et Barbuda, Antilles néerlandaises, Bahamas, Aruba, Barbade, Bermudes, Ile Cayman, Montserrat, St Kitts et Nevis, Ste Lucie, St Vincent, Turks &Caicos Islands, Iles Vierges britanniques vv…
*Có 3 nơi tại Trung Mỹ: Belize, Costa Rica, Panama…
*Có 12 nơi tại Âu châu/Địa trung hải: Andorre, Chypre, Gibraltar, Guernesey, Jersey, Luxembourg, Liechtenstein,Monaco, Suisse, Malte, Madère, Ile de Mans vv…
*Có 10 nơi tại Á châu/Thái bình dương: Hongkong, Macao,Singapour, Samoa occidentales, Iles Mariannes, Iles Marshall vv…
*Có 3 nơi tại Trung Đông: Bahrain, Doubai, Liban.
*Có 2 nơi tại Ấn độ dương: Iles Maurice, Iles Seychelles
*Có 6 quốc gia cho phép dịch vụ “services offshore”(công ty ngoại biên?)  tại một vài địa điểm nhứt định trên xứ họ
Các quốc gia đó là: USA, Irlande,  United Kingdom, Maroc, Taiwan, Thailande.
Công ty ngoại biên (Offshore) là gì?
Là những công ty được phép làm ăn một cách hợp pháp bên ngoài lãnh thổ mà nó được thành lập. Đặt tại những thiên đàng trốn thuế, các công ty offshore bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc bí mật ngân hàng và kỹ nghệ. Tuy công ty offshore mang một bộ mặt sinh hoạt kinh tế hợp pháp, nhưng nó là công cụ lý tưởng để che giấu sự pha trộn tiền bẩn vào vốn đầu tư với những lợi nhuận hợp pháp.
Thiên đường trốn thuế (Paradis fiscaux, tax haven)
Chúng ta thường nghe nói các tổ hợp quốc tế, các xí nghiệp, các đại tài phiệt, các nhà bào chế dược phẩm, chánh khách, đại gia thường có nhiều cách trốn thuế một cách hợp pháp.
Theo luật pháp quốc tế, sự hiện hữu của thiên đường trốn thuế đều hợp pháp. Đây không phải là những lãnh thổ “nổi loạn”(rebelles) hay “ăn cướp”(pirates), phát triển âm thầm mà các xứ khác không biết.
Thiên đường trốn thuế tồn tại và phát triển nhờ vào tài sản của các quốc gia Tây phương, đứng đầu là Hoa Kỳ và Châu Âu.
Có rất nhiều nhân vật đầu não thấy cần phải có sự hiện hữu của các “hợp đen”(boites noires)trong ruột của nguồn máy kinh tế thế giới. Các “hợp đen” che đậy một cách tuyệt vời sự lưu thông, các điểm đi và đến của nguồn vốn đầu tư. Bằng cách nầy họ rất dễ trốn thuế, tạo tham nhũng (corruption), thụt két (détournement), tài trợ ma (financements occultes), và rửa nguồn vốn đầu tư (blanchiments des capitaux).
Sự hiện hữu của thiên đường trốn thuế theo mô hình hiện nay tương đối còn rất mới mẻ. Nó đi đôi với hiện tượng toàn cầu hóa việc trao đổi kinh tế và sự trổi dậy của chủ nghĩa tự do.
Những lý lẽ để duy trì sự có mặt của thiên đường trốn thuế
Nói chung, tất cả mọi người đều chống đối sự có mặt của thiên đường trốn thuế ngoại trừ phần lớn các cấp lãnh đạo và các giới nắm vận mạng kinh tế thế giới. Họ đều muốn có những khu vực thuế khóa ưu đãi (privilégié) cũng như sự bí mật về ngân hàng. Không ít xí nghiệp, cấp điều khiển, nhà chánh trị, siêu sao về nghệ thuật, điện ảnh và thể thao thường chọn nơi cư trú là những thiên đường trốn thuế.
 Theo nhà báo Elise Lucet của đài France 2 trong phóng sự Cash Investigation-Paradis Fiscaux cho biết:  thay gì lợi tức hàng năm phải chịu trên 33% thuế như trường hợp bên Pháp, họ chỉ phải đóng thuế rất ít nếu chuyển qua làm ăn bên Luxembourg để được hưởng điều kiện bớt thuế.
Và chỉ phải chịu thuế trên một phần nhỏ trên tổng số lợi tức mà thôi…Có nhiều mánh lắm.
Các nhà lãnh đạo thế giới như TT Obama, cựu TT Sarkozy vv… đều hứa hẹn sẽ đề ra các biện pháp cứng rắn để cải cách thuế khóa hầu dẹp trừ vấn nạn trốn thuế của giới kỹ nghệ và dân nhà giàu và các nhà chánh trị…Nhưng có lẽ còn lâu, lâu lắm mới thực hiện được.
Tổng thống F. Hollande của Pháp thì vừa bị hố to trong vụ xì can đan của cựu tổng trưởng ngân sách Cahuzac. Mất mặt quá vì mang tội rửa tiền. Lúc đầu ông ta thề là không có tiền trong thiên đuờng Suisse nhưng sau đó thì phải thú nhận là có…Chưa chắc là mấy ông khác là hoàng toàn trong sạch đâu.
Tài phiệt vẫn đóng thuế ít hơn giới trung lưu. Giàu vẫn sướng hơn nghèo. Đây là chân lý bất di bất dịch.
Xưa nay thiên hạ thường nói thiên đường trốn thuế là Thụy Sĩ, Hong Kong, Cayman Islands (Bahamas), Luxembourg, Gibraltar vv…
Để hiểu rõ thêm vấn đề thiên đường trốn thuế người gõ xin các bạn theo dõi thiên phóng sự video Cash Investigation –Paradis fiscaux của đài France 2 và do nhà báo Elise Lucet thực hiện.
Một bí mật đã giúp các đại tài phiệt trên thế giới đóng càng ít thuế càng tốt, nhờ vậy họ có thể thu vào những lợi nhuận kết xù. Có tất cả là 40 000 tài liệu (lưu trữ tại Luxembourg) trong đó có rất nhiều hồ sơ cho thấy có vấn đề thuế má rất đáng nghi ngờ…Trong phim, công ty dược phẩm Glaxo bị đem ra trước ánh sáng công luận.
 Kết luận:
Ở đâu cũng vậy mà thôi
 - Não lòng
-Tiền không có mùi vị
“Theo tôi tiền không có mùi vị- Nó chi phối thế giới, và làm cho cả thế giới trở nên thúi tha”.

-Ai cũng vậy mà thôi 

 Xì can đan Vatican  Bank liên can trong việc rửa tiền năm 2010. Sếp sòng nhà băng là Ettore Gotti Tedeschi bay chức. Tòa Thánh Vatican tuyên bố rất ngạc nhiên và hứa sẽ « trong suốt hơn » trong các vấn đề tiền bạc với sự ra đời của cơ quan Financial Information Authority./.

 Montreal, 2013
(Khoahocnet)

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Nhật Bản - "Thập niên mất mát"

“Thập niên mất mát” (lost decade) là thời kỳ đình trệ kinh tế kéo dài của Nhật Bản suốt những năm 90 của thế kỷ trước. Trong giai đoạn này tình hình của Nhật Bản có những nét rất giống với nước ta hiện nay: Thị trường bất động sản sau thời gian dài bùng nổ rơi vào trạng thái ảm đạm, giá nhà lao dốc; lãi suất liên tục giảm nhưng kinh tế vẫn đình trệ do ngân hàng ngại cho vay vì lo nợ xấu...
Giới phân tích tin rằng nguyên nhân trực tiếp đẩy Nhật Bản vào thập niên mất mát là sự hình thành và đổ vỡ bong bóng bất động sản, kéo theo diễn biến tương tự trên các thị trường chứng khoán, tín dụng... Nhưng gốc rễ của vấn đề vẫn là những sai lầm về chính sách.
Bong bóng tài sản
Bong bóng tài sản Nhật Bản hình thành sau thời gian dài nở rộ kinh tế hậu chiến tranh và bắt đầu tăng tốc vào nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, một phần vì những chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Với việc tiếp cận tín dụng dễ dàng, các doanh nghiệp nhanh chóng biến nền kinh tế đất nước chuyển sang đặt nền tảng trên công nghệ, đặc biệt trong ngành điện tử tiêu dùng, viễn thông và tài chính. Nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ mới và tiên tiến hơn, cộng với mức sống gia tăng, đã nuôi dưỡng “cơn điên đầu tư tài sản” được biết đến với tên “cơn sốt Heisei”, theo tên của vị Nhật Hoàng lên ngôi năm 1989.
Giá trị của đồng yen tăng mạnh trong thời kỳ này nhờ Tokyo vươn lên thành một trung tâm tài chính quốc tế, cộng với tác động từ Thỏa thuận Plaza 1985 - một thỏa thuận điều chỉnh tỷ giá USD giảm so với yen. Thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng đột biến trong thời gian này, với chỉ số Nikkei 225 tăng hơn 300% từ năm 1985 đến 1989.
Thị trường bất động sản Nhật Bản lên cơn sốt khi giá nhà ở bình quân tăng 51%/năm, trong khi giá bất động sản thương mại tăng 80%/năm trong giai đoạn1985-1991. Điều này khiến niềm tin của giới đầu tư lên cao quá mức khi họ sẵn sàng đổ tiền mà không cần cân nhắc, dẫn đến nhiều quyết định đầu tư xấu.
Các ngân hàng cũng sôi động không kém, đã vay gần 200.000 tỷ yen (3.400 tỷ USD) từ các thị trường nước ngoài trong giai đoạn này. Tính đến năm 1991, các ngân hàng Nhật Bản chỉ dự trữ 3.000 tỷ yen để dự phòng cho 450.000 tỷ yen đã cho vay.
Điều nguy hiểm là việc quản lý rủi ro hầu như chả mấy ai bận tâm, khi chỉ cần vung tiền hôm nay là ngày mai kiếm được một khoản lời to. Giới đầu tư bỏ ngoài tai mọi cảnh báo.
Cơn sốt trên thị trường bất động sản đã khiến thị trường chứng khoán (TTCK) Nhật Bản hình thành bong bóng. Chỉ số Nikkei 225 từ 13.000 điểm năm 1986 tăng tới mức 38.975 điểm năm 1989.
Và khi thị trường bất động sản vỡ bong bóng, chỉ số này nhanh chóng lao dốc, từ 38.975 điểm năm 1989 xuống còn 15.025 điểm vào tháng 7-1992 và tiếp tục rơi tự do trong thập niên mất mát. Tính đến tháng 4-2003, chỉ số Nikkei 225 chỉ còn 7.603 điểm, hiện nay dao động quanh mức 9.000 điểm.
Lỗi chính sách
Mặc dù các ngân hàng/định chế tài chính đóng một vai trò chủ yếu trong việc hình thành và vỡ bong bóng ở Nhật Bản, chính sách tiền tệ cũng là một nguyên nhân gốc rễ. BoJ tạo tiền đề cho cơn sốt tài sản khi nới lỏng tín dụng và đưa lãi suất dần đến những mức thấp giả tạo.
Điều này khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp chấp nhận mang nợ mà bình thường họ không dám mang, hay quyết định đầu tư những thứ lẽ ra không nên đầu tư. Khi một ngân hàng trung ương tăng cung tiền và hướng lãi suất xuống dưới mức lẽ ra ở một thị trường tự do, nó gửi đi dấu hiệu sai lầm khiến các doanh nghiệp vay mượn và đầu tư nhiều hơn vào các dự án tư bản và các loại hàng hóa bình thường họ không nghĩ đến.
Tương tự, người tiêu dùng sẵn sàng đi vay nhiều hơn để mua nhà thế chấp, chi tiêu mạnh tay hơn qua các loại thẻ tín dụng, tiết kiệm ít, chi tiêu nhiều.
Nhưng bữa tiệc tín dụng không thể kéo dài mãi và khi lãi suất tăng trở lại, các khoản đầu tư xấu lộ diện - một sự thật đau đớn được làm rõ: hầu hết các khoản tín dụng thoải mái vay mượn trước đây không dễ trả.
Từ tháng 1-1986 đến tháng 2-1987, BoJ hạ lãi suất chiết khấu từ 5% xuống 2,5%, dẫn đến sự bùng nổ giá bất động sản và chứng khoán. Nhận thấy bong bóng đang hình thành, BoJ sau đó tăng lãi suất 5 lần chỉ trong 2 năm 1989 và 1990, lên mức 6%. Sự gia tăng này khiến các khoản đầu tư tồi, nợ xấu lộ diện, chứng khoán bắt đầu chuỗi trượt giá kéo dài và đau đớn.
Khi suy thoái bắt đầu manh nha vào năm 1990 sau khi TTCK sụp đổ, Nhật Bản đáp lại bằng cách đảo ngược chính sách tiền tệ thắt chặt thành nới lỏng, hạ lãi suất xuống 4,5% năm 1991; 3,25% năm 1992; 1,75% năm 1993 và 1994; 0,5% từ năm 1995-2000 và thấp kỷ lục 0,1% từ tháng 9-2001.
Các nhà hoạch định chính sách thời hậu bong bóng đều tin rằng hạ lãi suất sẽ giúp tín dụng dễ tiếp cận, từ đó tái tạo môi trường từng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng có một điều phi lý là các nhà chức trách đã chữa một cuộc vỡ bong bóng gây ra bởi chính sách tín dụng dễ dãi bằng tín dụng dễ dãi hơn.
Những động thái cắt giảm này chỉ bóp méo các quyết định kinh tế và ngăn cản tiền gửi tiết kiệm, đầu tư và tiêu thụ vào các kênh lẽ ra họ nên đầu tư/hàng hóa họ vẫn mua…
Bài học được rút ra: Khi chính sách tiền tệ được dùng để xoa dịu hay điều chỉnh thị trường, hậu quả khó tránh khỏi là trong một số trường hợp có thể gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Theo Văn Cường (Sài Gòn đầu tư tài chính)

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Tinh thần Hàn Quốc nhìn từ châu Âu

NangluongVietnam -  Có hai điều đáng nhớ về cách người Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á - Một là tốc độ tái thiết nền kinh tế thần kỳ và hai là sự sẵn sàng chung tay của người dân trong sự nghiệp của cả dân tộc. Ít ai có thể hình dung là chỉ 15 năm trước đây, Hàn Quốc đã đứng bên bờ vực phá sản. Thế nhưng chỉ trong vòng 3 năm kinh tế Hàn Quốc đã hồi phục, mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác và rồi có thể trả nợ. Điều kỳ diệu gì đã diễn ra?

HƯNG NINH
Seoul - trung tâm thương mại sôi động và sầm uất của Hàn Quốc
Sự chuyển mình kỳ diệu
Seoul ngày này trở thành một trung tâm thương mại sôi động và sầm uất. Nhưng vào năm 1997, bao trùm lên toàn khu vực là tình trạng nợ nần và nợ nần...
Sức cạnh tranh yếu kém, hoạt động doanh nghiệp hết sức ảm đạm cộng với sự gia tăng các khoản nợ xấu đã thực sự làm tê liệt hệ thống ngân hàng tài chính. Khả năng quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ còn hạn chế cộng với những khoản nợ nước ngoài đã tạo nên một hiệu ứng tiêu cực, lòng tin của thế giới đối với nền kinh tế này bị xói mòn khiến cho Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ đổ vỡ rất lớn.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã diễn ra và trở thành một đòn đau không chỉ với Hàn Quốc mà còn với toàn khu vực. Nhiệm vụ đặt ra cho nước này lúc đó là tìm ra con đường thoát khỏi bế tắc và họ đã thành công.
Trước tiên là chấp nhận một khoản vay khổng lồ trị giá 58 tỷ USD từ quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và sau đó là từng bước giải quyết những khó khăn bằng một cuộc cải cách toàn diện và đồng bộ với sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân.
Nhận khoản vay từ IMF đồng nghĩa với việc Hàn Quốc sẽ phải chấp nhận thực hiện cam kết với tổ chức này về chính sách thắt lưng buộc bụng vô cùng hà khắc. Họ chấp nhận thu hẹp sản xuất. Một loạt các ngân hàng lớn, các doanh nghiệp lớn phải tạm dừng hoạt động.
Thế nhưng với những nỗ lực không mệt mỏi của cả chính phủ và nhân dân, Hàn Quốc đã phục hồi nhanh chóng. Chỉ trong vòng 3 năm kinh tế Hàn Quốc đã cải thiện rõ rệt, mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác và rồi có khả năng trả nợ.
Tăng tưởng GDP đạt 5,8% năm 1998 và 10% năm 1999, trong khi đó tăng trưởng công nghiệp cũng tăng từ 7,3% lên 20% năm 1999. Thâm hụt tài chính ở mức 23 tỷ USD vào năm 1996 đã được khắc phục và đến năm 1999, thặng dư 20 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ cũng tăng từ 7,2 tỷ USD năm 1997 lên 68,4 tỷ USD chỉ sau hai năm. Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm nhanh chóng xuống chỉ còn hơn 4% năm 2000.
Giờ đây Hàn Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới.
Ông Mike Breen, phóng viên Seoul từ thời kỳ khủng hoảng cho biết, nhiều người dân Hàn Quốc ngày nay rất sửng sốt khi thấy phản ứng của người Hy Lạp khi đối mặt với nguy cơ phá sản của đất nước.
Sự hy sinh của người Hàn Quốc
Có hai điều đáng nhớ về cách người Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Một là tốc độ tái thiết nền kinh tế thần kỳ và hai là sự sẵn sàng chung tay của người dân trong sự nghiệp của cả dân tộc.
Tất cả mọi người dân Hàn Quốc, ai ai cũng có ý thức và trách nhiệm giúp đất nước vượt qua gian khó. Họ ngủ ít hơn, làm việc chăm chỉ hơn, chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn bên cạnh việc không ngừng học hỏi để phát triển khả năng cạnh tranh.
Bà Choi Gwang-ja, người dân Seoul hiện đang sống tại khu căn hộ sang trọng ở miền Nam thành phố (biểu tượng cho sự thành công của Hàn Quốc bởi mỗi căn hộ tại đây có giá 1 triệu USD).
Nhìn đứa cháu gái 9 tuổi đang chơi đùa, bà Choi nói về truyền thống được nhận quà (nhẫn vàng) khi sinh con của người Hàn Quốc.
Thế nhưng bà lại không còn chiếc nhẫn nhận được khi sinh con gái trước đó bởi cũng giống như nhiều người phụ nữ Hàn khác, bà đã bán trang sức để góp phần giúp đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính.
"Khi phải bán trang sức đi, với tôi là một cái gì đó thật đau đớn. Thậm chí là bây giờ, mỗi khi nghĩ tới, tôi lại rơi nước mắt. Bởi mỗi một món đồ trang sức là một kỷ vật, nhẫn đính hôn của hai vợ chồng tôi, nhẫn nhận được trong ngày sinh con gái... Nhưng vào thời điểm ấy thì đó là điều duy nhất chúng tôi có thể làm. Người ta nói, đất nước sắp phá sản." bà Choi chia sẻ.
Đây là một nghĩa cử cao đẹp của không chỉ bà Choi Gwang-ja mà còn của hàng triệu người dân Hàn Quốc lúc bấy giờ.
Nhiều chiến dịch vận động được thực hiện trên khắp cả nước. Mọi người được khuyến khích mua hàng nội địa và quyên góp ngoại tệ cho chính phủ.
Bên cạnh những cuộc vận động này là những chương trình tái thiết mạnh mẽ và toàn diện. Và tại một đất nước nơi mà các tổ chức công đoàn trở thành chiến sĩ thì hẳn phải có sự cắt giảm lao động. Vậy chính phủ đã làm thế nào?
Tại các văn phòng của Bộ Tài chính, có một không gian bao trùm lên tất cả, đó là không gian ảm đạm, trống trải.
"Thật đáng sợ bởi ở đó có cái cảm giác của sự sợ hãi!", ông Lee Chan-woo, phó giám đốc ban chính sách kinh tế của Bộ trong thời kỳ khủng hoảng cho biết.
Khi được hỏi làm thế nào để có thể tập hợp được công chúng, ông nói: "Đó là sự sẻ chia gánh nặng. Tất cả mọi thành phần của nền kinh tế phải nhận thức được nghĩa vụ bình đẳng của mình trong hành trình tái thiết nền kinh tế. Vì thế, những người nắm giữ tài sản hay những cổ đông chính, họ đều cắt giảm cổ phần của mình trong doanh nghiệp hoặc chuyển giao tài sản vì sự nghiệp chung".
"Quản lý và nhân viên chấp nhận bị cắt lương, thậm chí nghỉ việc. Sự đồng lòng của mọi người chính là nền tảng quan trọng".
Mặc dù ông Mr Breen cũng nói không hề dễ dàng để người dân tin vào chính phủ của mình.
"Người Hàn Quốc cũng giống như người châu Âu, cũng ích kỷ, bất đồng và ngờ vực. Nhưng bên cạnh đó, họ đã từng trải qua cái nghèo, cái đói và họ làm được điều kỳ diệu đó chính là bởi tinh thần dân tộc, bởi tinh thần hi sinh cho cái chung", ông nói.
Vì thế, khi mà tinh thần dân tộc và yêu nước nước khơi gợi một cách hợp lý thì không có lý do gì mà dân quay lưng lại với chính phủ.
"Và tại rất nhiều quốc gia châu Âu, tôi không chắc là nhiều người dân được tuyên truyền một cách thiết thực về cuộc khủng hoảng. Họ chỉ được đọc thông tin trên báo chí. Mà đó chỉ là một sự hỗn tạp. Có rất nhiều cuộc thảo luận về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, hay ai là người chịu trách nhiệm. Những tất cả chỉ là một mớ lộn xộn, ầm ĩ và vô nghĩa. Còn đối với người Hàn Quốc, không có chỗ cho cái gọi là sự ầm ĩ", ông nói.
Bài học cho châu Âu
Một nhân tố khác, theo ông Mr Breen, đó là một xã hội thịnh vượng. Người Hàn Quốc đã không có quá nhiều thứ để dựa vào trong cuộc khủng hoảng tài chính và vì thế họ hiểu được ý nghĩa thực sự.
Thậm chí ngay cả bây giờ, Hàn Quốc vẫn không hề hấn trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro. Đây là nền kinh tế xuất khẩu và châu Âu là khách hàng lớn nhất.
Choi Gwang-ja nói, bà không hiểu tại sao người châu Âu lại phản ứng quá khác trước nguy cơ phá sản. "Tôi biết cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu có khác so với Hàn Quốc trước kia nhưng nếu như họ đồng lòng giống như chúng tôi đã từng làm thì họ có thể đã vượt qua".
"Bất kỳ một đất nước nào cũng có thể làm được điều đó nếu như có một phong trào quốc gia kêu gọi và tập hợp lòng dân. Hàn Quốc là một nước nhỏ. Gia đình châu Âu thì giàu hơn nhiều chúng tôi, và tôi nghĩ họ có rất nhiều vàng trong nhà".
Trên thực tế thì cuộc vận động hiến trang sức tại Hàn Quốc có ý nghĩa về mặt tinh thần hơn là tài chính. Tuy nhiên, theo ông Breen thì đây cũng là một giải pháp mà châu Âu nên thử.
"Châu Âu đôi khi vẫn hay cho rằng người Mỹ quá lạc quan và đơn giản. Nhưng tiếc là, thực tế người châu Âu cần điều đó".
Mặc dù giờ đây sự đoàn kết, đồng lòng của người dân Hàn Quốc đôi khi hơi khó để cảm nhận. Khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa các thế hệ và giữa các đảng phái chính trị đang gia tăng trên mọi khía cạnh của đời sống. Có thể với cảm nhận của người thì điều này là biểu hiện của sự chia rẽ hơn là đoàn kết.
Xã hội ngày càng thịnh vượng, con người ngày một giàu có và những ký ức về sự nghèo đói dường như đang mờ nhạt dần. Thế nhưng làm thế nào mà Hàn Quốc có thể đối phó được với cuộc khủng hoảng là một câu hỏi mà ngày nay nhiều người đang cố giải đáp. Phải chẳng đó là một bí mật về một sức mạnh thần kỳ?
Hưng Ninh (Nguồn: vef.vn)

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Dự báo giá gold và chiến lược ngày 17.1.2014: Gold có thể tăng 1249,x – 1253,x vào phiên Mỹ



Về TA:
W1 đang cho tín hiệu tăng
D1 nằm trên dải giữa, -DI suy yếu
H4 chuẩn bị vượt dải giữa 1243,52 – tín hiệu tăng rõ, Stoch đang lên, +DI vượt –DI.
Vượt 1243,52 – tín hiệu bull mạnh
Giá mục tiêu khi tăng: 1249,x (chấp nhận) – 1253,63 (lạc quan). Mức này dải trên H4 or thấp hơn 1 chút.
Dự báo phiên Á theo giờ Việt Nam:
6h sáng – 12h30: Gold biến động 1241,x – 1246,x
Phiên Âu:
13h – 18h30: Gold giảm và tích lũy, tức giảm từ 1246,x về 1241,x tích lũy chờ phiên Mỹ
Phiên Mỹ
20h30 – 5h sáng hôm sau: Vào giờ ra tin, Gold sẽ giảm từ 1245,x xuống 1240,x sau đó sẽ bull lên mạnh 1249,x – 1253,x
Tin ngày 17.1.2014 khá nhiều:
20h30: Building Permits
21h55: Prelim UoM Consumer Sentiment
22h: JOLTS Job Openings

Chiến lược:
Buy 1241,x – 1242,x. Take profit: 1249,x – 1253,x.
Dương Văn Kháng


Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Tư vấn room Vip bán cổ phiếu từ ngày 9 – 14.1.2016



thứ 5,6 tuần sau bán cp thì lời 8-10%
[1/2/2014 2:58:07 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: thứ 2,3,4 tt bắt đầu bùng nổ
[1/2/2014 2:58:10 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: thanh khoản cao
[1/2/2014 4:25:47 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: Tuần sau truyền thông
[1/2/2014 4:25:55 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: báo chi đưa tin tốt khá nhiều
[1/2/2014 4:26:07 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: các chuyên gia, người làm chính sách để tự đi PR
[1/2/2014 8:00:02 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: Tuần từ ngày 6 - 10.1.2014: chứng khoán 2 sàn tăng khá, NDT nhộn nhịp mua bán, ai cũng vui mừng vì tt tăng tốt, thanh khoản cao
tuan nay tag
[1/6/2014 9:38:36 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: thu 5,6 ban cp
KIÊN TRÌ
[1/8/2014 10:26:40 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: CK CÒN TĂNG TIẾP
[1/8/2014 10:26:46 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: SẼ CÓ 2 -3 PHIÊN TĂNG MẠNH
[1/8/2014 10:26:52 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: LÚC ĐÓ CP CE
[1/8/2014 10:26:59 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: LÚC ĐÓ MỚI CHỐT LỜI
[1/8/2014 10:27:06 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: CHỜ 2-3 PHIÊN ĐÓ ĐI
[1/8/2014 10:27:09 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: GẦN TỚI RỒI
sắp tới có 2-3 phiên tăng mạnh
[1/8/2014 1:35:32 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: đừng lo
tt vẫn như thế hoạch
[1/9/2014 9:24:46 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: thứ 6 thứ 2,3  tuần sau bắt đầu chốt lời
[1/9/2014 9:24:50 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: lúc này ko mua gi cà
[1/9/2014 9:24:55 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mua là muộn rồi
[1/9/2014 9:24:59 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mua mấy trước ok
[1/9/2014 9:27:23 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: 2-3 phiên tới
[1/9/2014 9:27:28 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: bắt đầu từ hôm nay
[1/9/2014 9:27:32 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tt sẽ tăng khá dần
TUYỆT ĐỐI KHÔNG MUA GÌ NỮA
[1/10/2014 11:03:20 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: CHỜ LÊN BÁN
[1/10/2014 11:06:28 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: CHIỀU TT TĂNG TỐT

VN-INDEX ở vùng đỉnh


Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Tư vấn về cổ phiếu TCM trong room VIP vào ngày 3.1.2014



[1/3/2014 10:07:17 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: ok chị
[1/3/2014 10:07:21 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: chị còn nhiêu tiền
[1/3/2014 10:07:24 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mua TCM đi
[1/3/2014 10:20:03 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: giá 20,5
[1/3/2014 10:08:08 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: Chia sẽ đôi điều về TCM:
[1/3/2014 10:08:37 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: Tham gia TPP, TCM sẽ phát triển chu trình khép kín
[1/3/2014 10:08:49 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: do đó, TCM cần vốn rất nhiều
[1/3/2014 10:09:07 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: vì vậy chính phủ sẽ hỗ trợ TCM và cho NDT nuoc ngoai vao mua TCM
[1/3/2014 10:09:19 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: do do khi noi room TCM sẽ duoc uu tien hàng đầu cho khoi ngoai
[1/3/2014 10:09:37 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: cac quy ngoai dang deal voi TCM de vao mua gia va dau tu lau dai