Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

TPP - Việt Nam Học gì từ Mexico?


TPP - Học gì từ Nafta?

Lâu lâu đọc mấy bài của mấy anh chị nhà báo tung hê TPP mà chẳng hiểu thực ra họ có hiểu TPP là gì hay chăng? Vì sao các điều khoản đàm phán không công khai? TTP sẽ làm gì cho nền kinh tế dạng "tiểu nông" của Việt Nam?

Trước tiên cần phải nhìn rõ thực tế:

- Hầu hết nông nghiệp của Mỹ được cơ giới hóa và được nhà nước trợ giá bằng nhiều hình thức khác nhau và từ đó giá thành sẽ gần như không tăng hoặc tăng không đáng kể. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn làm thủ công, dựa vào sức người là chính và nếu muốn cạnh tranh, chỉ có thể hạ giá thành tới mức tối đa điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của nông dân sẽ không tăng. Từ đó cho thấy, nông nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi gì từ TPP.

- Công nghiệp Việt Nam cho tới giờ vẫn ở thời kỳ sơ khai. Trong khi đó Hoa Kỳ đã đạt tới đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. Hầu hết các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những ông chủ từ Hoa Kỳ và phá sản, bị thâu tóm là điều chắc chắn sẽ xảy ra và rốt cuộc Việt Nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ, không sản xuất.

Chưa xét tới khía cạnh luật pháp, nhà nước, doanh nghiệp, Việt Nam sẽ học được gì ở Mexico?

Bài học lịch sử: 

Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada. 

Lợi và hại cho các bên qua thời gian:

- Theo "Washingtoner Economic Policy Institut", khoảng 700.000 người ở Hoa Kỳ đã mất việc.(Public Citizen cho rằng khoảng 1 triệu). Do Nafta gây áp lực lên nền kinh tế của Mexico khiến cho làn sóng di dân sang Hoa Kỳ làm việc tăng cao. Tại Hoa Kỳ họ đã trở thành những công nhân lao động rẻ tiền, khiến cho thu nhập của người dân Hoa Kỳ vì cạnh tranh không được cải thiện mà phần lớn chảy vào túi tài phiệt: Tầng lớp thượng lưu khoảng 10% đã tăng thu nhập lên tới 24% và tầng lớp siêu giàu thậm chí tăng lên tới 58% trong vòng 10 năm.

- Nông dân Mexico phải đối mặt với sức cạnh tranh quá lớn khiến cho đời sống ngày càng khó khăn. Một trong những ví dụ là khoảng 3 triệu nông dân trồng ngô mà người đại diện của họ là ông Héctor Carlos Salazar đã so sánh "Mexico chúng tôi chỉ có 29 triệu Ha đất trồng trọt, trong khi đó Hoa Kỳ có 179 triệu Ha. Mỗi năm Mexico trợ giá cho nông dân bình quân 700 USD thì Hoa Kỳ lên tới 21.000 USD."

- Kể từ năm 1991 cho tới nay, khoảng 3000 nông dân trồng ngô đã mất việc cùng với khoảng 1 triệu nông dân khác trên cả nước. Từ đó dẫn tới Mexico sản xuất đủ lương thực ngày nay phải nhập khẩu 60% lúa mạch, 70% gạo.

- Năm 2008 là thời điểm toàn bộ hàng rào thuế quan của Nafta được xóa bỏ cũng là thời điểm hàng loạt nông dân Mexico không còn khả năng sản xuất, phải bán ruộng đất và sau đó đi làm thuê.

- Một số mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Mexico tăng lên tới 500% chỉ trong vòng chưa tới 20 năm. Ví dụ: Ngô, đậu, thịt gia súc, gia cầm. Phần đa các mặt hàng đó được bán tại Mexico dưới mức giá thành (của Mexico) 20% khiến cho nông dân Mexico không còn khả năng cạnh tranh.

Kết luận: Trong lúc Mexico chưa kịp công nghiệp hóa thì ngành nông nghiệp đã gần như phá sản, đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ là chiếc bánh vẽ Nafta mang lại. Mexico quá khứ không phải là một nước nghèo, hậu quả còn như vậy. Nếu Việt Nam ký TPP, nội chiến là điều khó tránh khỏi!

Karel Phùng

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Mối quan hệ chiến lược Mỹ - Trung cùng có lời cho cả hai, hi sinh đồng minh?

"Kịch bản NIXXON - MAO" Thế hệ thứ hai
Bài viết của Triệu Minh Hạo(Minghao Zhao), ông là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Hoa Nghiên cứu thế giới đương đại, là chuyên gia cố vấn của Phân ban Quốc tế thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Hoa. Ông cũng là người điều hành Tạp chí đánh giá Chiến lược Quốc tế Trung Hoa và ông cũng là một thành viên không chính thức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Đại học Bắc Kinh.

Bài viết gốc: “Mao-Nixon” 2.0

BẮC KINH - "Hội nghị thượng đỉnh tại Sunnylands"(*), nơi mà Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp nhau tại một cơ ngơi tư nhân ở California cuối tuần này, có thể chứng minh được một bước ngoặt trong quan hệ giữa các nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai trên thế giới. Thật vậy, những gì Tập mong muốn từ cuộc họp - cụ thể là, "một loại mới của mối quan hệ giữa các cường quốc" – nguồn gốc khái niệm của nó là từ các cuộc họp lịch sử giữa Mao Trạch Đông và Richard Nixon vào năm 1972.

Năm 1969, những thách thức quan trọng nhất trong cuộc tổng tuyển cử cho chức vị tổng thống Mỹ của Nixon là kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam và đối phó với Liên Xô ngày càng hung hăng. Trung Hoa là quan trọng cho đề án lớn của Nixon là phải giải quyết những vấn đề nan giải này.

Thật vậy, Trung Hoa đã đóng một vai trò đặc biệt trong việc hỗ trợ Bắc Việt Nam chống lại Mỹ, trong khi đó những mối quan hệ của Trung Hoa với Liên Xô là cơm không lành canh không ngọt do những cuộc đụng độ bạo lực dọc biên giới sông Amur(**) làm chia rẻ Liên Xô và Trung Hoa. Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, cảm nhận rằng đó là thời điểm để vừa khôi phục lại mối quan hệ với Trung Hoa, vừa giải quyết lo sợ tham vọng bá quyền của Liên Xô. Nixon và Kissinger đã qua mặt Bộ Ngoại giao Mỹ và Quốc hội, và đã tạo ra mối liên lạc với Trung Hoa thông qua các kênh bí mật ở Pakistan và Romania.

Trong ba năm sau đó kể từ 1969, hai nước đã bằng mọi cách vượt qua sự khác biệt về ý thức hệ, hòng để đạt được một sự thỏa hiệp trên lưng Liên Xô, Việt Nam, và thậm chí cả Nhật Bản, trong khi đảm bảo rằng "Vấn đề Đài Loan" không trở thành một nguồn gây nguy hiểm cho lợi ích thực sự của cả hai quốc gia, khi mọi chuyển động nhằm vào việc cải thiện quan hệ. Theo như các hiệp định giữa hai bên đã nêu ra, Nixon đã đến thăm Trung Hoa vào tháng Hai năm 1972, một chuyến đi đã kết thúc với việc ký kết một văn kiện ngoại giao quan trọng nhất của thế kỷ XX, với cái gọi là "Thông cáo Thượng Hải."

Nếu hội nghị thượng đỉnh Sunnylands là để mang lại những lợi ích lâu dài của kiểu như hội nghị thượng đỉnh Mao-Nixon đã làm, thì nó phải được xem như một cột mốc ờ tầm triết lý và chiến lược tương tự. Tất nhiên, quan hệ Trung-Mỹ phải tinh tế hơn nhiều so với năm 1972, cho những ràng buộc kinh tế sâu sắc giữa hai nước. Vì vậy, chúng ta nên hy vọng cho một "Thông cáo California" có thể thiết lập một con đường cho quan hệ song phương trong những thập kỷ tới.

Mục tiêu cho Obama và Tập là làm sao hai nước phải ngăn chặn tình hình "chung sống trong cạnh tranh" ngày càng tiến triển thành cuộc đối đầu chiến lược - một cái gì đó mà không có sự thành lập quyền lực và gia tăng quyền lực đã từng kiểm soát được trong quá khứ. Mặc dù có sự lặp lại của cả hai nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của một mối quan hệ ổn định, tích cực, và hợp tác, cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục tăng trưởng khi nền kinh tế của Trung Hoa đuổi kịp và vượt Mỹ của (ít nhất là về GDP) trong những năm tới.

Vì vậy, mục tiêu trong Hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands phải làm sao đặt nền tảng cho ra các quy tắc ngăn chặn sự kình địch Trung-Mỹ bị cáo buộc như là đang sôi lên sùng sục. Tuy nhiên nghi ngờ ý định chiến lược lâu dài của mỗi bên là có thể, một mối quan hệ không đối đầu là sự lựa chọn khả thi duy nhất cho cả hai nước. Thật không may, sự cuốn theo kiểu quan hệ song phương trong hiện tại là rất nguy hiểm cho vấn đề này.

Những gì có thể ràng buộc Trung Hoa và Mỹ với nhau, phải chăng mối đe dọa của Liên Xô chia rẻ không còn tồn tại, và rằng một phần đáng kể của giới tinh hoa của cả hai nước xem phía bên kia là nguyên nhân chính của sự nguy hiểm?

Các nhà hoạch định chiến lược ở Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn phải nhìn xa hơn các mối đe dọa truyền thống và tập trung vào các vấn đề như ổn định kinh tế, tài nguyên và an ninh năng lượng, tiến bộ công nghệ, biến đổi khí hậu, thách thức nhân khẩu học, và an ninh mạng. Đây là những vấn đề không thể được giải quyết bởi chỉ một quốc gia đơn lẻ hoặc chỉ đơn giản đặt ưu tiên thứ tự các đồng minh của mình vào để đối đầu. Các đồng minh của song phương đặt ra một mối đe dọa lớn hơn Liên Xô trước đây, chắc chắn là phức tạp hơn, và chỉ có thể đáp ứng được thông qua hợp tác.

Ví dụ, Trung Hoa đã là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và là quốc gia thải ra lớn nhất của khí carbon dioxide. Cả hai nước Mỹ - Trung đã phải hứng chịu những sự kiện thời tiết khắc nghiệt trong những năm gần đây. Ngay cả khi năng lượng từ đá phiến sét(***) đã sớm giúp cho Hoa Kỳ có một nền an ninh năng lượng độc lập, nhưng nó không có khả năng làm ảnh hưởng đến toàn cầu, khi các quốc gia khác vẫn tiêu thụ, gây ô nhiễm, và ngày càng tồi tệ hơn.

Tương tự như vậy, an ninh mạng, một chủ đề mới trong quan hệ song phương, có khả năng là một vấn đề nhạy cảm - nhưng nó là vấn đề mà một trong hai bên quan tâm mạnh mẽ trong việc giải quyết hợp tác. Điều này cũng đúng trong nỗ lực ngăn chặn tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang xấu hơn, để đảm bảo sự ổn định ở Afghanistan và Pakistan, để giải quyết bài toán hóc búa Trung Đông, và để tạo ra một cấu trúc mở và toàn diện cho thương mại và đầu tư trong khu vực và toàn cầu. Xây dựng một loại mới của mối quan hệ quân sự với quân sự cũng phải là một trong những kết quả quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh Sunnylands.

Nếu cuộc họp giữa Mao Trạch Đông và Nixon 41 năm trước đây đã bắt đầu sự tan đông của một mối quan hệ đang đóng băng thì, cuộc gặp gỡ giữa Tập và Obama có khả năng định hình lại những gì đã trở thành mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới - và ngăn chặn nhu cầu cho bất kỳ sự tan rã nào trong tương lai.

Bốn thập kỷ, những gì đưa Trung Hoa và Mỹ cùng nhau gặt được một cái mà ở đó cả hai đều phản đối. Điều cần thiết là những gì mang hai quốc gia lại với nhau ngày hôm nay phải là được một cái gì đó mà cả hai đều mong muốn.

Cả hai quốc gia Mỹ Trung đều biết rằng đây là thời điểm để hợp tác và định hình tương lai. Chỉ bằng cách thể hiện chiến lược kiềm chế và ý chí chính trị để giải quyết các vấn đề và làm những gì có thể để hai quốc gia cùng nhau đối mặt với những thách thức chung và thành công.

Ghi chú:
(*)Sunnylands, vùng đất trước đây có tên là Annenberg, nằm ở thành phố du lịch Rancho Mirage với những khách sạn cao cấp và resort, thuộc bang California, Sunnylands rộng khoảng 200 mẫu Anh (0,81 km2).

(**)Sông Amur: là con sông Hắc Long Giang, nó là biên giới của Trung Hoa và Siberia của nước Nga thuộc Liên Xô cũ. Tỉnh Hắc Long Giang giáp với tỉnh Cát Lâm ở phía nam và giáp với khu tự trị Nội Mông ở phía tây; tỉnh giáp với Nga ở phía bắc và phía đông qua con sông này.

(***)Đá phiến sét: đọc thêm ghi chú bài: Độc lập năng lượng trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau của Joseph Nye
 

Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.

Trái với dự đoán của báo giới và khá nhiều chuyên gia về kết quả “bế tắc” hoặc “thất bại” của Đối thoại chiến lược và kinh tế lần thứ 7 diễn ra trong hai ngày 23-24/6/2015 tại Washington DC, cả 4 trưởng đoàn Mỹ và Trung Quốc đều cười tươi, tay bắt chặt khi Đối thoại kết thúc và tuyên bố “kết quả vượt quá mong đợi” với 127 kết quả. Phải chăng quan hệ Trung-Mỹ đã thực sự “đảo chiều” chỉ sau “một đêm”?

Cuộc Đối thoại được mong chờ nhất

Kể từ khi được Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nâng cấp thành Đối thoại Chiến lược và Kinh tế năm 2009, các Đối thoại chiến lược Trung-Mỹ luôn là mối quan tâm hàng đầu của dư luận lẫn các nhà phân tích thời cuộc bởi quy mô lớn nhất và tính chất cũng quan trọng nhất trong hơn 90 kênh đối thoại thường niên.

Đối thoại năm nay chủ nhà Mỹ có 8 thành viên nội các, trong đó có Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng tài chính Jack Lew, và đông đảo quan chức cấp cao. Còn phía Trung Quốc có 400 quan khách do Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì dẫn đầu. Đây cũng là kênh đối thoại song phương quy mô nhất thế giới. Điều này phản ảnh đúng thực trạng cũng như tầm vóc quan hệ giữa hai quốc gia lớn.

Cuộc Đối thoại năm nay nhận được quan tâm đặc biệt hơn, bởi:

Một, quan hệ Trung-Mỹ đang trải qua thời kỳ sóng gió nhất trong hơn ¼ thế kỷ qua kể từ sau sự kiện Thiên An Môn 6/1989 liên quan đến việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên vùng biển chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, các “thách đố” 2 nước về vùng cấm bay trên đảo nhân tạo và “vùng cấm” 12 hải lý trên biển , và đặc biệt là việc chính quyền Mỹ “nghi” tin tặc Trung Quốc đột nhập, lấy cắp dữ liệu của khoảng 4 triệu người do Cơ quan quản lý nhân lực (OPM) đang cất giữ. Dư luận lo ngại, với hàng tá các bất đồng và khác biệt như vậy liệu hai nước có còn duy trì được quan hệ hợp tác nữa hay không?
Đối thoại Mỹ - Trung, An ninh biển, Quan hệ Trung - Mỹ, TS. Hoàng Anh Tuấn

Đối thoại Mỹ - Trung, An ninh biển, Quan hệ Trung - Mỹ, TS. Hoàng Anh Tuấn
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông tại hội đàm. Ảnh: Reuters
Hai, khả năng đạt được thỏa thuận về biến đổi khí hậu và Hiệp định đầu tư song phương (BIT). Chẳng hạn, liên quan đến biến đổi khí hậu, các động thái của Trung Quốc - nước đang phát triển lớn nhất, và Mỹ-nước phát triển lớn nhất thế giới, đồng thời là cả hai nước có lượng khí thải Carbon lớn nhất thế giới, sẽ có tác động sâu sắc đến lập trường của hàng loạt nước tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Paris vào tháng 12/2015.

Ba, việc chuẩn bị của hai nước cho chuyến thăm Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến đi hết sức quan trọng đối với Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung. Nhiều khả năng ông Tập sẽ trở thành nhà lãnh đạo của Trung Quốc lần đầu tiên được phát biểu trước cả hai viện của Quốc hội Mỹ. Do đó, Trung Quốc rất muốn mọi chuyện liên quan đến chuyến đi suôn sẻ.

Bước đi đầu tiên của Trung Quốc là tạm dừng bồi đắp đảo và kết quả của đòn tấn công ngợi giao là “không ngờ”!

Kết quả “không ngờ”

Nội dung của Đối thoại chiến lược khá rộng, bao trùm hàng loạt các chủ đề, từ an ninh hàng hải, an ninh mạng đến biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, thương mại, rồi hợp tác kinh tế. Quan trọng nhất, hai bên đã đạt được 127 kết quả cụ thể, giải tỏa các căng thẳng trong quan hệ hai nước để chuẩn bị cho chuyển đi Washington của ông Tập. Các thỏa thuận chính đạt được gồm:

Thứ nhất, hai bên cam kết hợp tác để đem lại kết quả thành công của Hội nghị chống biến đổi khí hậu toàn cầu họp tại Paris vào tháng 12/2015. Riêng trong việc chống biến đổi khí hậu và môi trường, hai nước đã đạt được gần 40 kết quả. Các kết quả này là sự triển khai Tuyên bố chung Trung-Mỹ về thay đổi khí hậu trái đất được ông Obama và Tập ký năm 2014.

Thứ hai, bảo vệ và bảo tồn các đại dương, trong đó có việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp, mở rộng các lực lượng cưỡng chế trên biển, thiết lập khu bảo vệ biển ở Nam cực.

Ba là, củng cố an ninh y tế toàn cầu, trong đó có việc Trung Quốc giúp các nước Tây Phi xây dựng lại hệ thống y tế, đối phó chống lại các bệnh dịch truyền nhiễm.

Thứ tư, các hợp tác khác bao gồm: hai nước Trung-Mỹ ủng hộ một quốc gia Afghanistan hòa bình, ổn định và thống nhất; ủng hộ việc phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và việc sớm đạt được thỏa thuận về Kế hoạch hành động chung toàn diện trên cơ sở thỏa thuận khung được nhóm P5+1, Iran và EU; hợp tác sâu rộng hơn trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Hai nội dung được trông chờ nhiều nhất là căng thẳng trên Biển Đông và an ninh mạng–vốn được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu khá thẳng thắn trong phiên khai mạc–lại hoàn toàn “biến mất” trong Tuyên bố chung sau đó. Chẳng hạn, thay vì nhắc đến vấn đề Biển Đông, thì vấn đề hợp tác dân sự ở các đại dương lại được đưa vào thông cáo chung.

Phải chăng gió đã “đảo chiều”?

Những ai mong chờ các trận “khẩu chiến” kịch liệt giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái cứng rắn từ phía Mỹ hẳn sẽ thất vọng. Các sắc thái đánh giá cũng khá khác nhau. Trước hết là việc cho rằng Trung Quốc đã “cao tay” khi tuyên bố dừng đắp đảo để đổi lấy “yên ổn” tạm thời, rồi sau đó “đâu lại đóng đấy” sau cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung được tổ chức vào tháng 9/2015. Có ý kiến khác lại cho rằng đã đến lúc Trung-Mỹ “bắt tay thỏa hiệp” và Biển Đông không phải là vấn đề lớn mà thực sự hai nước còn có các quan hệ lớn hơn. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?

Trước hết, diễn đàn Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Mỹ không phải là nơi để giải quyết các khác biệt, các tranh chấp. Đây là nơi mà hai bên chủ yếu bày tỏ quan điểm của mình với mục đích tăng cường lòng tin, thu hẹp các bất đồng. Do đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng gác lại các tranh chấp, các khác biệt, nhấn mạnh đến các điểm đồng làm nền tảng thúc đẩy hợp tác. Họ biết rằng các bất đồng, khác biệt hiện nay là quá lớn và càng tìm cách giải quyết thì lại càng đưa đến đến các tranh cãi không lối thoát. Thực chất đây là sự “thừa nhận các bất đồng, khác biệt” (agree to disagree).

Bên cạnh đó, xét trong bối cảnh hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang phải dồn sức đối phó cho hàng loạt các vấn đề đối nội, đối ngoại lớn và chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu toàn diện. Đặc biệt, đối với Trung Quốc, nếu đối đầu càng leo thang thì Trung Quốc sẽ càng ở thế bất lợi khi không có chỗ dựa là mạng lưới các đồng minh và hệ thống căn cứ quân sự hải ngoại liên hoàn như Mỹ. Chưa kể sức mạnh và kinh nghiệm tác chiến trên biển của Trung Quốc còn thua xa Mỹ hàng thập kỷ.

Cuối cùng, về phía mình, Trung Quốc thấy giai đoạn đầu “lấn hải” có thể tạm ổn, cần tập trung củng cố các “thành quả” vừa giành được để dồn sức cho các “trận chiến” dài hơi hơn phía sau. Hơn nữa, việc tiếp tục xây đảo nhân tạo có thể phá hỏng chuyến đi Mỹ vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Tập Cận Bình, đưa Trung Quốc vào “tầm ngắm” của tâm điểm chính trị nội bộ Mỹ trong mùa bầu cử Tổng thống năm 2016.

Còn bản thân Mỹ cũng cảm thấy “hài lòng” khi ít nhất các yêu cầu đòi phía Trung Quốc dừng hoạt động bồi đắp, cải tạo đã có kết quả và cần tiếp tục dùng các biện pháp, sức ép khác để Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Sau cuộc Đối thoại này, hai nước Trung-Mỹ đã nhất trí sẽ có cuộc họp về an ninh biển vào tuần tới.

Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.

Hoàng Anh Tuấn
(Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao)

 

 

Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại

Nguồn: “The Secret Corporate Takeover,” Joseph E. Stiglitz, Project Syndicate, 13/05/2015.
Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hoa Kỳ và cả thế giới đang tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về các thỏa thuận thương mại mới. Các hiệp định như vậy thường được gọi là “hiệp định thương mại tự do”; trên thực tế, chúng là các hiệp định thương mại được quản trị, được thiết kế cho phù hợp với lợi ích của các công ty, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Ngày nay, các thỏa thuận như vậy thường được gọi là “quan hệ đối tác,” như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)” . Nhưng chúng không phải là quan hệ đối tác bình đẳng: Hoa Kỳ trên thực tế là bên định ra các điều khoản. May mắn là “các đối tác” của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên không muốn chỉ là bên chấp nhận.
Không quá khó để thấy lý do vì sao. Các thỏa thuận này vượt xa ra ngoài phạm vi thương mại, chi phối cả đầu tư và tài sản trí tuệ, áp đặt những thay đổi nền tảng lên các khuôn khổ pháp lý, tư pháp và quản lý của các quốc gia, mà không có nội dung đóng góp hoặc trách nhiệm giải trình thông qua các tổ chức dân chủ.
Có lẽ phần đáng phản đối nhất – và không trung thực nhất – của các thỏa thuận như vậy liên quan đến việc bảo vệ nhà đầu tư. Tất nhiên, nhà đầu tư phải được bảo vệ trước các chính phủ bất hảo chiếm đoạt tài sản của họ. Nhưng đó không phải là điều mà những quy định này điều chỉnh. Đã có rất ít trường hợp sung công tài sản của nhà đầu tư trong những thập niên gần đây, và các nhà đầu tư muốn bảo vệ chính bản thân mình có thể mua bảo hiểm từ Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA), một thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), và chính phủ Hoa Kỳ cũng như các chính phủ khác cũng cung cấp bảo hiểm tương tự. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang yêu cầu những quy định như vậy trong TPP, mặc dù nhiều trong số “các đối tác” của Hoa Kỳ đã có quy định về bảo vệ tài sản và có hệ thống tư pháp tốt như của chính Hoa Kỳ.
Mục đích thực sự của các quy định này là để cản trở các quy định về sức khỏe, môi trường, an toàn, và, vâng, thậm chí là cả tài chính, nhằm bảo vệ nền kinh tế và công dân của chính Hoa Kỳ. Các công ty có thể kiện các chính phủ để được bồi thường đầy đủ cho bất kỳ sự sụt giảm lợi nhuận dự kiến nào của họ trong tương lai do những thay đổi về điều tiết.
Đây không chỉ là một khả năng thuần lý thuyết. Philip Morris đang kiện Uruguay và Australia về vấn đề yêu cầu nhãn cảnh báo lên bao thuốc lá. Phải thừa nhận rằng, cả hai nước đã đi xa hơn một chút so với Hoa Kỳ, bắt buộc phải bao gồm các hình ảnh đồ họa cho thấy hậu quả của việc hút thuốc lá.
Việc ghi nhãn có hiệu quả. Nó không khuyến khích người ta hút thuốc lá. Vì vậy, Philip Morris đang đòi được bồi thường cho khoản lợi nhuận bị mất.
Trong tương lai, nếu chúng ta phát hiện một số sản phẩm khác gây ra vấn đề về sức khỏe (ví dụ như chất asbestos [amiăng]), thay vì đối mặt với các vụ kiện vì đã gây ra phí tổn đối với chúng ta, nhà sản xuất có thể kiện các chính phủ bởi đã kiềm chế họ không giết nhiều người hơn. Điều tương tự cũng có thể xảy ra nếu các chính phủ của chúng ta áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn nhằm bảo vệ chúng ta khỏi tác động của khí thải nhà kính.
Khi tôi chủ trì Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton, những người chống bảo vệ môi trường đã cố gắng ban hành một quy định tương tự, được gọi là “khoản tiền bồi thường do điều tiết” (“regulatory takings”). Họ biết rằng một khi được ban hành, các quy định này sẽ bị ngưng thực thi, đơn giản vì chính phủ không đủ khả năng bồi thường. May mắn là chúng ta đã thành công trong việc phản bác sáng kiến này ở cả các tòa án và Quốc hội Mỹ.
Nhưng bây giờ các nhóm tương tự đang cố gắng vận động để né tránh các quá trình dân chủ bằng cách chèn các quy định đó vào trong các dự thảo hiệp định thương mại, các nội dung vốn thường được giữ bí mật trước công chúng (nhưng không được giữ bí mật trước các công ty đang theo đuổi chúng). Qua rò rỉ và các cuộc nói chuyện với các quan chức chính phủ – những người dường như cam kết nhiều hơn đối với các quá trình dân chủ – mà chúng ta biết những gì đang xảy ra.
Nền tảng của hệ thống chính phủ Mỹ là nền tư pháp công công bằng, với các tiêu chuẩn pháp lý được xây dựng qua nhiều thập niên, dựa trên nguyên tắc minh bạch, các tiền lệ, và cơ hội khiếu nại các quyết định không thuận lợi. Tất cả điều này đang được đặt sang một bên, khi các thỏa thuận mới kêu gọi áp dụng trọng tài tư nhân, không minh bạch, và rất tốn kém. Hơn nữa, sự sắp xếp này thường đầy rẫy những xung đột lợi ích; ví dụ, các trọng tài viên có thể là “quan tòa” trong một vụ kiện và là người vận động chính sách trong một vụ kiện có liên quan.
Việc kiện tụng rất tốn kém khiến Uruguay đã phải chuyển sang nhờ cậy Michael Bloomberg và những người Mỹ giàu có khác có cam kết bảo vệ sức khỏe người dân để chống lại Philip Morris. Và, mặc dù các công ty có thể kiện tụng, những người khác lại không. Nếu có vi phạm các cam kết khác – ví dụ như về tiêu chuẩn lao động và môi trường – thì các công dân, công đoàn và các nhóm xã hội dân sự không có biện pháp nào để áp dụng cả (vì kiện tụng rất tốn kém).
Nếu như tồn tại cơ chế giải quyết tranh chấp một chiều nào mà vi phạm các nguyên tắc cơ bản thì đây chính là nó. Đó là lý do vì sao tôi đã tham gia cùng nhóm chuyên gia pháp lý hàng đầu của Mỹ, bao gồm các chuyên gia từ Harvard, Yale, và Berkeley, trong bức thư gửi Tổng thống Barack Obama giải thích những thỏa thuận này gây tổn hại cho hệ thống tư pháp của chúng ta như thế nào.
Những người Mỹ ủng hộ các hiệp định như vậy chỉ ra rằng Mỹ cho tới nay mới bị kiện rất ít lần, và chưa bao giờ thua kiện. Tuy nhiên, các công ty đang học được cách làm thế nào để sử dụng các hiệp định này nhằm mang lại lợi thế cho mình.
Và các luật sư của công ty tại Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản với mức lương cao sẽ có khả năng áp đảo các luật sư của chính phủ với mức lương thấp đang cố gắng để bảo vệ lợi ích công. Tệ hơn nữa, các công ty ở các nước phát triển có thể lập công ty con ở các nước thành viên thông qua đó để đầu tư trở về nước nhà, và sau đó khởi kiện, mang đến cho họ một kênh mới để ngăn chặn các quy định.
Nếu có nhu cầu bảo vệ tài sản tốt hơn, và nếu cơ chế giải quyết tranh chấp tư và tốn kém mà tốt hơn so với cơ quan tư pháp, chúng ta nên thay đổi luật pháp không chỉ dành cho các công ty nước ngoài giàu có mà còn dành cho công dân và các doanh nghiệp nhỏ của chính chúng ta. Nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy thực tế đúng là như vậy.
Luật lệ và các quy định xác định kiểu kinh tế và xã hội mà trong đó mọi người sinh sống. Chúng ảnh hưởng đến quyền lực thương lượng tương đối, với các tác động quan trọng tới sự bất bình đẳng, một vấn đề ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nên cho phép các công ty giàu có sử dụng các quy định ẩn trong cái gọi là các hiệp định thương mại nhằm chi phối cách chúng ta sẽ sống như thế nào trong thế kỷ 21 hay không? Tôi hy vọng người dân ở Mỹ, châu Âu, và Thái Bình Dương trả lời với một tiếng “không” vang dội.
Joseph E. Stiglitz, đoạt giải Nobel Kinh tế và giáo sư tại Đại học Columbia, là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton và từng là Phó Chủ tịch Cao cấp và Kinh tế Trưởng của Ngân hàng Thế giới. Quyển sách gần đây nhất của ông, đồng tác giả với Bruce Greenwald, là quyển Xây dựng Xã hội Học tập: Phương pháp Mới để Tăng trưởng, Phát triển và Tiến bộ Xã hội.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Đã vào hàng cổ phiếu bank ngày 10-12 tháng 6 năm 2015 vì VCB giúp kéo HOSE vượt 595



Khi mua 1 dòng cổ phiếu nào, thời điểm mua, giá phải hiểu quy luật của nó, vì sao dòng cp đó tăng vào thời gian đó,….
Vì sao ngày 10-12 tháng 6 mua dòng bank:
Thứ nhất, vì nhà cái muốn HOSE vượt 600 mà nhiệm vụ vượt 600 lúc này không ai làm tốt hơn chính là VCB và nhóm cổ phiếu ngân hàng, GAS làm nhiệm vụ vượt lúc này chưa hợp lý, nhiệm vụ của GAS giúp HOSE vượt 620-630 vào tháng 7,8
Thứ hai, nhóm cổ phiếu bank đã điều chỉnh xong 10% - tỷ lệ hợp lý
Thứ ba, các nhóm dầu khí, cổ phiếu ck đã đạt giá đỉnh và hơn 4 triệu NDT đã mua vào giá đỉnh từ ngày 1-15 tháng 6 nên không thể các cp này lên nữa mà cho nó điều chỉnh giảm. Thay vào đó kéo dòng bank lên để điểm số HOSE không thủng 570
Thứ tư, lúc này đang là UPTREND lớn trong 3 tháng nên phải luân phiên từng dòng cổ phiếu sao cho hợp lý: dòng ngân hàng – dòng dầu khí – dòng chứng khoán – dòng đầu cư – dòng cổ phiếu bất động sản.
Thứ năm, kéo cổ phiếu bank lên thì giá trị tài sản của hệ thống ngân hàng tăng, tài sản đảm bảo tăng, nợ xấu sẽ giảm xuống từ từ
3-4 tuần nữa sẽ công bố tỷ lệ nợ xấu giảm 1 cách bất ngờ, hàng tồn kho bds giảm
Với rất nhiều lý luận chính xác nên nhóm VIP mạnh dạn mua các cp bank ngày 10 – 12 tháng 6 và bán các cổ phiếu CK, dầu khí sau khi mua vùng đáy 530:
các mã bank
[6/15/2015 1:20:16 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: đã điều chỉnh xong
[6/15/2015 1:20:20 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: nên tăng trở lại
[6/15/2015 1:20:29 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: bank tăng kéo điểm số tăng theo
[6/15/2015 1:20:37 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: CTG, BID, VCB, SHB
[6/15/2015 1:20:38 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: ACB

lúc này chỉ có các cp dòng bank
[6/15/2015 2:02:48 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tăng từ từ
[6/15/2015 2:02:58 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: các cp khác đã tăng mạnh thì điều chỉnh giảm

tuần này chủ yếu sóng bank
[6/15/2015 2:56:21 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: và 1 vài cp nhỏ
[6/15/2015 2:56:23 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tăng nhẹ

cổ phiếu bank
[6/16/2015 9:05:01 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: kéo HOSe lên 600
[6/16/2015 9:05:03 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tuần này

tuần này dòng bank chạy mạnh
[6/16/2015 9:17:10 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: OGC cứ yên tâm
[6/16/2015 9:17:18 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: kế hoạch kéo lên 3,5 - 4 ngắn hạn

tuần này các mã bank
[6/16/2015 10:03:23 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tăng ấn tượng

dòng bank kéo điểm số
[6/16/2015 10:11:43 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: 2 sàn xanh điểm

tt luân phiên từng dòng cổ phiếu
[6/16/2015 10:37:12 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: cp dầu khí, ck tăng sẽ điều chỉnh
[6/16/2015 10:37:19 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: cp bank, cp nhỏ điều chỉnh xong thi tăng
[6/16/2015 10:37:33 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: cp nhỏ: PVX, OGC
[6/16/2015 10:37:47 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: cp bank thì mua 2 - 3 bữa trước rồi
[6/16/2015 10:37:50 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: lúc này không mua

lát các mã bank
[6/16/2015 10:57:17 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: xanh nhẹ
[6/16/2015 10:57:24 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: kéo điểm số lên nhẹ
[6/16/2015 10:57:35 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mã nào tăng mạnh nhịp vừa rồi thì điều chỉnh giảm
[6/16/2015 10:57:43 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mã điều chỉnh xong thì tăng
[6/16/2015 10:57:48 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: OGC cứ giữ, chưa bán

chiều 2 sàn
[6/16/2015 1:25:53 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: xanh nhẹ lại
[6/16/2015 1:25:59 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: nhờ cp bank tăng điểm

Như kế hoạch
[6/17/2015 1:47:30 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: sau 1h50
[6/17/2015 1:47:34 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: kéo dòng bank lên
[6/17/2015 1:47:37 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: làm điểm số 2 sàn lên
[6/17/2015 1:47:44 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: các mã bank tăng như
[6/17/2015 1:47:46 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: ACB, CTG
[6/17/2015 1:47:48 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: BID, VCB
[6/17/2015 1:47:49 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: SHB
[6/17/2015 1:47:51 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: EIB