Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Tư duy logic: Ta Là Ai

Bây giờ nếu như ai đó đặt ra câu hỏi “Bạn là ai?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Câu hỏi này cũng rất hay có trong các buổi phỏng vấn xin việc, hãy tóm tắt trong vài câu mô tả Bạn là ai?
Đầu tiên bạn sẽ giới thiệu về tên tuổi, nơi ở sau đó bắt đầu mô tả về hình dáng và tính cách của bạn. Bạn là người thông minh hay không thông minh? Đẹp trai hay không đẹp trai? Dễ tính hay không dễ tính? Sáng tạo hay không sáng tạo? Có đam mê hay không có đam mê? Chăm chỉ hay không chăm chỉ? Kiên nhẫn hay không kiên nhẫn?
Chúng ta sẽ ít ngờ rằng những gì chúng ta nghĩ về mình hóa ra là đều từ người khác nói với chúng ta
Mô hình tổng thể ở phía dưới, quy trình diễn giải như sau:
Bạn có một thực tại khách quan gọi là A. Người ngoài nhìn bạn và cảm nhận là B. Người đó mô tả với bạn cái B của họ nhưng bạn lại hiểu rằng C. Cuối cùng thì A được cho là C.
tu duy logic p9- ta la ai
Khi một người gặp bạn, ngay lập tức họ sẽ hình thành một bộ mô tả về bạn. Họ quan sát bạn, so sánh với chuẩn của mình thế nào là đẹp rồi họ đưa ra nhận xét rằng bạn đẹp hay không đẹp. 10 người bạn gặp có người nói bạn đẹp và có người bảo bạn không đẹp, giả sử như có 8 người bảo rằng bạn đẹp thì bạn sẽ tự hình thành lên rằng bạn là người đẹp.
Tương tự, nếu như hầu hết những người chơi với bạn bảo rằng bạn là người thân thiện thì bạn sẽ hình thành suy nghĩ rằng mình là người thân thiện.
Điều quan trọng là 10 người bạn gặp sẽ có cảm nhận rằng bạn đẹp hay không đẹp nhưng không phải ai cũng nói cho bạn biết suy nghĩ của họ. Theo suy nghĩ thì có 7 người cảm nhận rằng bạn đẹp và 3 người cho rằng bạn không đẹp. Nhưng 7 người suy nghĩ rằng bạn đẹp không nói với bạn điều đó, 3 người còn lại thì nói ra suy nghĩ của họ. Theo góc nhìn của bạn thì 100% người nói với bạn đều cho rằng bạn không đẹp -> bạn không phải là người đẹp.
10 người bạn gặp có những chuẩn mực so sánh hoàn toàn khác nhau về mọi thứ, chẳng ai giống ai cả. Chuẩn mực đẹp, thông minh, thân thiện, năng động,….tất tần tật đều khác nhau.

Có chuẩn mực chung cho việc này không? 
Thế nào là đẹp? có phải đẹp là tỷ lệ khuôn mặt theo đúng một con số nào đó. Cơ thể đẹp có phải là có số đo ba vòng 90:60:90. Mà một người đẹp có cần phải toàn bộ đẹp hay là chỉ cần khuôn mặt đẹp là đủ?
Tương tự, thế nào là người thông minh? Thế nào là người năng động? Thế nào là người có tư duy tích cực? Thế nào là người yêu đời? Thế nào là người thân thiện? Thế nào là người tình cảm?
Câu trả lời là không có chuẩn mực chung. Không có một mô tả rõ ràng cho các khái niệm trên. Như mấy bài trước có đề cập tới thì khi các khái niệm đã không đồng nhất thì khó nói được chuyện gì cho ra ngô ra khoai. Anh A bảo cô kia đẹp, anh B thì bảo cô kia xấu; hai anh cãi nhau chẳng có hồi kết.
Giả sử có một chuẩn mực chung về cái đẹp, bạn đáp ứng đầy đủ tiêu chí, bạn đẹp. Giờ nếu như hầu hết người gặp bạn cho rằng bạn xấu thì bạn có thể có tự tin cho rằng mình đẹp không?
Ngược lại, giả sử theo chuẩn mực đẹp thì bạn xấu. Nhưng hầu hết người bạn gặp đều khen bạn đẹp thì chắc chắn bạn sẽ hình thành niềm tin rằng bạn là người đẹp.
Ta cũng biết rằng suy nghĩ sẽ dẫn tới hành vi. Đôi khi một cảm nhận sai mang lại kết quả tốt. Ví dụ như bạn nghĩ rằng mình đẹp vì nhiều người bạn bảo thế. Đẹp thì sẽ dẫn tới tự tin. Tự tin sẽ thể hiện ra từ dáng đi tới cách nói chuyện, tóm lại tới toàn bộ hành vi. Nhờ vậy bạn sẽ tỏa ra một Khí chất lôi cuốn người khác và khiến bạn kiếm được một ông chồng tốt, một công việc tốt, những người bạn tốt.
tu duy logic p9- ngoai canh toi ket qua
Ngược lại, nếu bạn cho rằng bạn xấu (mặc dù bạn đẹp) thì bạn sẽ tự ti. Tự ti trong mọi hành vi. bạn dễ chấp nhận một ông chồng tệ hại vì bạn cho rằng mình không xứng đáng được một ông chồng tốt hơn. Bạn chấp nhận một công việc tệ hại vì xấu thì chỉ được thế. Tự bạn đánh giá mình thấp thì người khác sẽ đánh giá bạn thấp.
Như vậy suy nghĩ sai nhưng theo chiều hướng tích cực có lợi hơn là suy nghĩ đúng theo chiều hướng tiêu cực.
tu duy logic p9- suy nghi dan toii hanh vi
Suy nghĩ dẫn tới hành vi, hành vi tạo thói quen, thói quen quyết định sự thành công của mỗi người.
Không phải trường hợp nào ta cũng thành công với suy nghĩ sai theo hướng tích cực. Vì nghĩ rằng mình là người thông minh, bạn lao vào công việc đòi hỏi sự thông minh. Vì nghĩ rằng mình là người năng động nên bạn xin vào vị trí kinh doanh, vì nghĩ rằng mình phải làm to, lương phải cao bạn từ chối các công việc lương thấp.

Chúng ta nên nhìn nhận mình như thế nào?
Mô hình hình thành nên câu trả lời “Ta là ai?” có nguyên lý đơn giản nhưng hoạt động một cách khách quan bên ngoài bạn. Tôi nghĩ có cách khác để biết mình là ai:
1. Chúng ta biết mình là ai thông qua kết quả thực tế:
Nếu bạn giải quyết công việc nhanh gọn, có nhiều sáng kiến thì tự bạn cảm thấy là mình thông minh mà không cần sếp bạn phải bảo bạn rằng bạn là người thông minh.
Nếu bạn soi gương và tự bạn thấy rằng mình đẹp thì cũng hãy tự nhận rằng mình đẹp vì cái này có sai cũng chẳng chết ai.
Nếu bạn luôn giúp đỡ người khác trong những lúc khó khăn thì chắc bạn là người tử tế.
Nếu mọi người đều thích chơi với bạn thì chắc bạn là người dễ gần.
Càng trải nghiệm nhiều người ta càng có nhiều dữ liệu để chứng tỏ mình là ai. Càng trẻ càng ít trải nghiệm thì càng mù mờ về bản thân.
2. Bạn của bạn, họ là ai?
Thông thường người ta dễ cuốn hút những người có cùng thế giới quan. Hãy nhìn những người bạn hay chơi cùng. Họ như thế nào thì khả năng cao bạn cũng như thế. Người hiền lành không thể chơi chung lâu dài với người cục cằn, người năng động không chơi thân với người hướng nội, kẻ lưu manh không chơi được với người tử tế.
Nếu nhóm chơi của bạn đều là những người có ham muốn làm giàu một cách chính đáng thì đó quả là may mắn. Nếu bạn bè của bạn là những người mỗi chiều, mối tối cà phê, rượu với nhau thì chia buồn với bạn.

3. Từ quá khứ
Quá khứ đã qua không nên tiếc nuối nhưng quá khứ có thể nói cho bạn biết tương lai bạn sẽ đi về đâu.
Có những thất bại do ngoại cảnh nhưng nếu gặp những thất bại mang tính lặp đi lặp lại thì chắc chắn vấn đề là từ chính bạn. Liên tục khởi nghiệp, liên tục thất bại. Liên tục đổi việc với cùng lý do. Liên tục gặp rắc rối,….
Tìm nguyên nhân gốc sẽ giúp bạn phá vỡ vòng lặp.
Còn một điểm nữa cũng quan trọng là người ta ít khi nói ra đúng cái họ nghĩ. Nếu họ nghĩ rằng bạn xấu thì hoặc họ không nói ra hoặc họ sẽ nói bạn dễ thương, hoặc xấu nhưng có duyên 😛
Một người mới gặp bạn vài lần có đủ tư cách nhận xét bạn không? Một người theo trường phái tiêu cực có thể nhận xét bạn tích cực được không? Một người quá lạc quan một cách ngây thơ có thể đặt bạn đúng vị trí không?
Cái gương mà chúng ta soi vào quá nhiều lệch lạc vì vậy chúng ta nên tự cảm nhận về chính mình. Mỗi chúng ta đều có điểm mạnh, điểm yếu; những thứ bên ngoài đều có cơ hội và thách thức. Tìm cơ hội mà phù hợp với điểm mạnh của bạn sẽ mang lại thành công cho bạn.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Quantitative Easing là gì? FED bơm tiền bằng thể thức "bút ghi kế toán"

Về bối cảnh hồ sơ các gói QE. Cụ thể là QE1 (tháng 12/2008 - 6/2010), QE2 (11/2010 - 6/2011), QE3 (9/2012), QE4 (1/2013). Và có lẽ QE3 được nhắc nhiều nhất trong giới phân tích tài chính, ngân hàng trung ương các nước. Nôm na biện pháp "QE3" hay các gói QE khác được hiểu như sau: Khi lãi suất tại Mỹ đã hạ tới tột cùng bằng số không rồi mà lượng tiền vay mượn vẫn bất động chưa nhúc nhích thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải dùng biện pháp giúp cho hệ thống các ngân hàng Mỹ có dư dôi tiền tệ và cho vay dễ dàng hơn. Khi được bơm tiền để cho vay thì thực tế các ngân hàng này đã phát hành tiền tệ trước rồi. Biện pháp này không khác gì là in thêm tiền bơm vào nền kinh tế.
Về bối cảnh thì thực tế, FED có thể mua trái phiếu trên "thị trường mở" và trả bằng thủ tục bút toán với một lời giao kết thỏa thuận sẽ trả bằng hình thức này hay bằng hình thức khác khi đáo hạn nhưng vẫn có thể cho giãn thời gian trả cả vốn lẫn lời. Hoặc FED có thể in thêm tiền mua lại các tài sản đầu tư tài chính. Thực chất vẫn là FED đem tiền ra thị trường mua lại tài sản của các doanh nghiệp tài chính để khai thông ách tắc tín dụng hay nạn cạn kiệt thanh khoản.
Trong tái cấu trúc phân loại các dạng tài sản được mua lại, FED có thể chọn mua những khí cụ tài chính có kết quả kích thích kinh tế cao nhất, như là mua chứng khoán, hay trái phiếu. Chẳng hạn ào ạt mua trái phiếu dài hạn khiến phân lời sút giảm, tức là làm lãi suất dài hạn của nhiều loại tín dụng cũng giảm với kết quả tương tự như hạ lãi suất ngắn hạn. Ngân hàng Trung ương hay FED cũng có thể cho các ngân hàng vay thêm tiền, hoặc mua lại một số tài sản bằng chứng khoán, hay kể cả các rổ ngoại tệ nước khác (như đồng EUR, CNY-Trung Quốc, JPY-Yên Nhật...) của các ngân hàng.
Mà không chỉ có vậy, FED cũng có thể kết hợp bằng ấy ngả pháp lý, mà thuần về kinh tế thì chỉ là bơm tiền bằng thể thức "bút ghi kế toán" chứ không phải in tiền ra rồi chất lên xe tiền chở tới phát cho các ngân hàng tung ra lưu hành. Cho nên mới gọi là "tăng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng", hay Việt Nam quen gọi là "chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ" qua các gói "QE" rất rắc rối này.
Biện pháp QE này không chỉ có công hiệu "dọa nạt", là cho dân chúng biết lãi suất ngắn hạn và dài hạn ấy sẽ được duy trì rất lâu ở mức thấp nhất, để mọi người nghĩ rằng lãi suất thấp sẽ đẩy lạm phát tăng cao khiến mọi người sợ lạm phát làm đồng tiền mất giá nên hết dám cất giữ ở trong nhà mà đem ra xài trước khi lạm phát nhúc nhích tăng cao. Vì cần nhớ rằng, nền kinh tế các nước đã phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU thịnh vượng và có đà tăng trưởng cao là nhờ lực đẩy đến từ sức tiêu thụ của người dân.

Trong cơn khủng hoảng của mình. Nhật đã đầu tiên p dụng biện pháp rất bất thường mà ta có thể dịch là "gia tăng mức lưu hoạt có định lượng".

Khi kinh tế suy trầm, người ta có thể tăng chi ngân sách và hạ lãi suất ngân hàng để bơm thêm tiền vào kinh tế. Khi các biện pháp ấy đều thiếu công hiệu, trường hợp điển hình tại Hoa Kỳ, mà khó đo được tác dụng, người ta có thể chủ động bơm thêm một lượng tiền nhất định (vì vậy, mới có chữ "định lượng",quantitative.)

Một cách khái quát thì việc bơm tiền như vậy có nghĩa là Ngân hàng Trung ương mua vào một số trái phiếu nhất định của nhà nước (công khố phiếu, gọi làTreasuries) hay của doanh nghiệp (Bonds) và trả tiền qua thể thức bút ghi vào trương mục của các ngân hàng. Khi được thêm một lượng thanh khoản (tiền mặt, hiện kim) thì các ngân hàng có thể cho vay ra một tỷ lệ nhất định, nên xả thêm tiền vào kinh tế (ý nghĩa của chữ "easing", hay tăng mức lưu hoạt của thanh khoản.)

Sau Nhật Bản thì Anh và Mỹ đều áp dụng biện pháp bất thường này từ vụ Tổng suy trầm năm 2008-2009. Biện pháp ấy có vẻ công hiệu vì kinh tế Anh và Mỹ đều hồi phục. Nhật thì chưa vì những khó khăn trầm trọng hơn nên cuối Tháng 10 họ lại tiếp tục việc QE (gọi là Quy Y cho vui!) bằng một lượng tiền cực lớn. Khi tiền được bơm nhiều như vậy (của Hoa Kỳ là khoảng bốn ngàn 800 tỷ đô la trong sáu năm) thì đồng đô la mất giá, nhưng vì kinh tế Mỹ đã tạm hồi phục nên so với các ngoại tệ khác thì đô la Mỹ tăng giá và gây thêm khó khăn cho xứ khác.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Những câu triết lý của cuộc đời bạn nên biết

Cuộc sống không nhất thiết chuyện gì cũng phải phân rõ trắng đen

Có câu “nước quá trong thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn.”

Tranh chấp với người nhà, giành được rồi thì tình thân cũng mất đi

Tính toán với người yêu, rõ ràng rồi thì tình cảm cũng phai nhạt

Hơn thua với bạn bè, chiến thắng rồi thì tình nghĩa cũng không còn.

Khi tranh luận, người ta chỉ hướng đến lý lẽ mà quên rằng cái mất đi là tình cảm, còn lại sự tổn thương là chính mình.

Cái gì đã đen thì sẽ đen, trắng là trắng, tốt nhất hãy để thời gian chứng minh.

Rủ bỏ sự cố chấp của bản thân, dùng lòng khoan dung để nhìn người xét việc; thêm một chút nhiệt tình, một chút điềm tĩnh và ấm áp thì cuộc sống sẽ luôn có ánh mặt trời và suốt đời mình sẽ là người thắng cuộc.

Ở đời, sống là để bản thân mình xem, đừng tham vọng mọi người đều hiểu bạn; cũng đừng mong cầu mọi việc đều theo ý mình.

Khi đau buồn hay mỏi mệt, nên biết tự an ủi lấy bản thân

Không có người lo lắng thì càng phải mạnh mẽ

Không có ai cổ vũ cũng phải biết tự bay lên

Không có người chiêm ngưỡng cũng cần thơm tho và tươm tất.

Cuộc sống, không có khuôn mẫu cố định, chỉ cần một trái tim trong sáng và nhiệt huyết

Gặp phiền não thì tự tìm lấy niềm vui riêng, đừng quên đi hạnh phúc

Dù bận rộn cũng nhớ giữ lại chút thanh nhàn, đừng để mất sức khỏe

Mệt mỏi rồi thì tạm dừng lại nghĩ ngơi, đừng đánh mất niềm vui cuộc sống.

Chỉ cần trong lòng luôn nhớ đích đến và biết hiện giờ mình đang làm gì ở đâu thì yên tâm, sẽ không bị lạc đường!

Suối Thông lược dịch

P/S : Cảm ơn bạn đã đọc bài,nếu thấy hay và ý nghĩa thì đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng đọc,và chia sẻ để nhận chia sẻ nhiều hơn bạn nhé...

(FB. Duy Thọ)

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Bán ngân hàng cho "nước lạ", hay đổi tiền?

VN mà sập HỆ THỐNG ngân hàng thì quá lớn nên ngay chính IMF cũng không lo nổi.
VN sẽ PHẢI :
(1) Quốc hữu hóa các ngân hàng sập tiệm (dân mang họa số nợ)
(2) Cho ngoại quốc mua lại, giá chừng 1 USD, với điều kiện họ ôm hết nợ các ngân hàng này không thể trả.

CSV còn chiêu (2) rất độc, khi chưa tới phút cuối cùng họ không đưa ra đâu.
Khi nguy cấp quá, CS V có thể cho phép các ngân hàng nước ngoài mua lại toàn bộ các ngân hàng sập tiệm.
Khi đó, các ngân hàng "nước lạ" sẽ vui vẻ mua lại sạch trơn, trong 1 tháng họ nắm gần hết ngành tài chánh, ngân hàng, của quốc gia VN.
100 tỉ USD là số tiền quá rẻ cho việc mua đứt ngành tài chánh, ngân hàng, từ đó là sự sống còn của 92 triệu dân VN. Họ mua cuộc sống mỗi người VN với giá $1,100.
"Nước lạ" nắm kinh tế, tài chánh, thì khỏi nói cũng biết họ có nắm cuộc sống, chính trị, sự tồn vong của quốc gia, dân tộc VN hay không.

Để tránh sự sụp đỗ có hệ thống của ngành ngân hàng Việt Nam, nhà nước có 2 cách để cứu hệ thống NH:
Cách 1: đang làm từ 2014-2016. Quốc hữu hóa các ngân hàng sập tiệm (dân mang họa số nợ) sau đó IN TIỀN ra trả lại cho người gởi, hoặc cho ĐỔI TIỀN rồi quỵt gần hết số tiền các ngân hàng nợ người gởi.
Cách 2: Cho ngoại quốc mua lại, giá chừng 1 USD, với điều kiện họ ôm hết nợ các ngân hàng này không thể trả. Sẽ thực hiện vào năm 2019-2021 nếu tình hình kinh tế nguy cấp, quá xấu không cứu vãn nỗi.


Cách 2: Cho ngoại quốc mua lại, giá chừng 1 USD, với điều kiện họ ôm hết nợ các ngân hàng này không thể trả. Sẽ thực hiện vào năm 2019-2021 nếu tình hình kinh tế nguy cấp, quá xấu không cứu vãn nỗi.
Ngoại quốc: bán cho bank của Nhật, Hàn Quốc, China, Hong Kong, Dai Loan.



Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Vì sao kinh tế VN giàu nhất trong khoảng 2002-2006. Kể từ 2007 đến nay kinh tế giảm


GDP trong 5 năm qua LIÊN TỤC SỤT GIẢM, kể từ 2007 đến nay.
VN "giàu nhất" là trong khoảng 2002-2006. Sau đó sụt lại.
Điều này không khó nhìn thấy. Thời cực thịnh trong nền KT VN là những năm cuối cùng thời ông Thủ tướng Phan Văn Khải
Do hồi đó còn chưa cho phép quan chức "làm Kinh Tế". Họ có tham nhũng, ăn hối lộ, nhưng do chưa chính thức được làm ăn riêng, nên họ còn giấu giếm, đầu tư qua nhiều trung gian, lại không thể ra mặt chèn ép ai quá lộ liễu, nên Kinh Tế VN còn khá.
Trước 2007, KT VN đa số là do người ngoài đảng làm, với đảng viên cùng lắm chỉ đứng sau giật dây là chính.

Một trong những quan điểm mới của Đảng tại ĐH lần này là Đảng viên làm kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô. Việc Đại hội ra Nghị quyết cho phép Đảng viên của Đảng được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân là bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 20 năm đổi mới, thể hiện bước đột phá trong thay đổi tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam
http://infonet.vn/nhung-net-chinh-ve-dai-hoi-dang-x-nam-200…
Sau đại hội X năm 2006, đảng viên được phép "làm KT", họ liền tung ra rất nhiều tiền trước đó tham nhũng, ăn hối lộ được, khi đó đem ra đầu tư, mở cty sân sau, đầu cơ vào TTCK, BĐS, v.v...
Số tiền "đột nhiên" được tung vào nền KT quá lớn, gây LẠM PHÁT vì đột nhiên sức CẦU > CUNG. Giá hàng hóa tăng vọt do nhu cầu quá lớn, cả về gạch, đá, xi măng, sắt thép, v.v... để xây BĐS.
Nhiều quan chức bung tiền ra mua đất, mua nhà, làm giá BĐS tăng vọt.

Bà Dương Thị Bạch Diệp gốc ở Bình Định (sinh ở Quy Nhơn) và bà đăng ký biển số xe ở quê hương. Biển số độc nhất vô nhị này của chiếc Rolls-Royce Phantom làm dư luận xôn xao một thời gian
http://antgct.cand.com.vn/…/Nguoi-phu-nu-lap-nghiep-tu-ban…/
Quan chức tăng thu nhập rất lớn, nhiều đảng viên trở thành các ông chủ lớn, nhà tài phiệt, ví dụ như giòng họ bà Đặng Thị Hoàng Yến, bà Dương Thị Bạch Diệp, các quan chức trong VINASHIN, v.v...
Họ có tài sản lên tới nhiều trăm triệu USD, với nhiều cơ sở kinh doanh. Dùng thân thế đảng viên, họ ép nhiều người không cùng giai cấp đảng viên phải chịu lép vế, từ đó họ ép lề lối kinh doanh, nhiều doanh gia, trước đó từng đóng góp lớn vào nền KT.
Nếu VN vẫn không cho đảng viên kinh doanh, thì giới không-đảng-viên đã có thể tiếp tục đà làm tăng trưởng KT liên tục từ 2007 đến nay. Nền KT đã không bị sụp đổ quá mạnh kể từ 2007.

Tui có quen biết nhiều doanh gia, doanh nhân VN. Họ bị "ép chết" bởi các cty sân sau của quan chức. Ví dụ khi bỏ thầu, cho dù họ bỏ thầu giá rẻ cách mấy, chất lượng tốt cách mấy, vẫn bị thua các cty sân sau của quan chức.
Các cty sân sau bỏ thầu rất mắc, chất lượng kém, sau đó lại luôn đòi thêm tiền, làm thâm hụt ngân sách CP vô cùng to lớn.
Các doanh gia, doanh nhân không thuộc Đ CS bị ép, 1 số giải nghệ, 1 số thu hẹp làm ăn, đến chừng giữa năm ngoái thì dẹp hết vì thua lỗ.
Tại mọi quốc gia, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ là nơi TẠO ra việc làm nhiều nhất, và số đông các doanh nghiệp này tạo ra khung sườn, xương sống, của nền KT. 

Doanh nghiệp nhỏ góp phần mở rộng nền kinh tế Hoa Kỳ như thế nào
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej0106_i.html
KT Mỹ mạnh phần lớn KHÔNG dựa vào các cty như IBM, Apple, nhưng vào các cty nhỏ làm thầu cho các cty lớn này, vào hàng trăm ngàn doanh nghiệp chuyên chở hàng, đóng gói, sửa máy, v.v...
Nhiều bạn sẽ ngạc nhiên nếu được cho biết, khi IBM cần lập hệ thống computer trong 1 văn phòng mới, họ KHÔNG dùng người của họ, mà ra ngoài thuê cho rẻ. Số nhân công IBM thuê hợp đồng ngay trong ngành vi tính còn đông hơn số nhân công chính thức của họ.
Các cty vừa và nhỏ này làm cho nền KT Mỹ đa dạng vô cùng, người ta làm "linh tinh" cho các cty này rất thoải mái, thu nhập trung bình thôi, nhưng dễ tìm việc, làm giảm thất nghiệp.

Tại VN, đang khi đó, CS Vệ nâng đỡ các cty, tập đoàn quốc doanh, tạo điều kiện cho các nơi này giết chết các cty vừa và nhỏ do tư nhân làm chủ.
Các cty sân sau của quan chức cũng tham gia vào việc triệt tiêu các cty không do đảng viên làm chủ.

Nghị quyết 11 năm 2011, giáng 1 đòn chí mạng vào các doanh nghiệp tư nhân, qua việc cấm họ sử dụng vàng, đô la, hạn chế nhập khẩu hàng hóa, v.v...
Chính việc giết chết nền KT tư nhân đã giết chết nền KT VN, chứ không hẳn là các cty, tập đoàn quốc doanh đã hại chết nền KT VN.
Các cty, tập đoàn quốc doanh chỉ ĐÓNG GÓP vào việc thảm sát nền KT VN, chứ không phải là yếu tố quyết định.
KT tư nhân chết, kéo theo hàng chục triệu việc làm.
Nay thì tiêu tan rồi, không thể nào tái lập. 

Cty nhỏ ông anh tui làm hàng xe Honda đã dẹp năm 2013, máy móc phân tán bán đi hết, 1 số bị hư hại, rỉ sét, nay muốn mở lại thì không thể nào do thiếu tiền đầu tư - đã tẩu tán ra nước ngoài - và do thiếu nhân công, thiếu máy móc. Hàng mấy chục nhân công bị thất nghiệp vĩnh viễn.
Nhân lên toàn quốc cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác, thì thấy ngay rằng số thất nghiệp tại VN nay lên THÊM nhiều triệu người, và tỉ lệ thất nghiệp không thể dưới 25%. Số thiểu nghiệp khoảng 50%.

Trong toàn quốc, hiện không có tới 25% người đang làm đúng việc thích hợp.
http://dantri.com.vn/…/cu-nhan-song-co-cuc-hon-thoi-sinh-vi…
Cuộc tàn sát giai cấp doanh nhân, trung lưu VN kể từ 2007 đến nay mới chính là lý do cốt lõi cho việc sụp đổ KT VN, trong đó NQ11 góp phần quan trọng nhất. Các yếu tố khác chỉ góp phần vào mà thôi.