Thứ Hai, 10 tháng 11, 2008

Làm thế nào để thành công trên cương vị giám đốc tài chính - CFO

Lời khuyên là đừng tự nhốt mình trong lĩnh vực tài chính mà hãy có một cái nhìn tổng quát về công ty của bạn và bạn sẽ có cơ hội để phát triển nghề nghiệp của mình.

Truyện kể rằng có một người làm công việc CFO (quản trị tài chính) rất chăm chỉ và luôn đáp ứng được kỳ vọng của mọi người trong công ty. Sau đó, ông ta được cất nhắc lên làm trưởng phòng kế hoạch và phân tích tài chính. Khi ông ta vẫn tiếp tục thực hiện xuất sắc những yêu cầu công việc của mình, ông trở thành cánh tay phải và nguồn cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy của ban quản trị. Tuy nhiên, khi đến kỳ thăng chức tiếp theo, ông bị bỏ qua. Ông cảm thấy thất vọng vì bị các đồng nghiệp trẻ vượt mặt, làm việc không còn được tốt như trước nữa và cuối cùng bị sa thải. Đó là một nội dung được đề cập đến trong cuốn sách mới xuất bản của Rick Smith và James Citrin Năm nghề nghiệp khác thường (Nhà xuất bản Crown Business, 2003). Và khi cuốn sách đã được phát hành, các tác giả nói rằng người quản lý nói trên vẫn “không hiểu được vì sao ông lại bị gạt khỏi con đường thăng tiến”.
Theo cố vấn nghề nghiệp Larry Stybel của ban quản trị thuộc Hiệp hội Stybel Peabody đặt trụ sở ở Boston thì nguyên nhân là vị quản lý đó không có khả năng nghĩ ra được điều gì ngoài phạm vi công việc của mình. Tài chính là một ngành khuyến khích có kiểu suy nghĩ thận trọng, bảo thủ nhưng đòi hỏi cách tiếp cận mới để giải thích “những hậu quả mà thậm chí chẳng bao giờ bạn muốn nghĩ tới”.
Song khả năng suy nghĩ theo các phương thức khác nhau – và nhận ra tầm quan trọng của cả các ngành khác nữa chứ không chỉ tài chính – là điểm để phân biệt các giám đốc tài chính với các kế toán viên thạo việc. Trong phần tiếp theo của cuốn sách, Smith và Citrin đã yêu cầu các thành viên hội đồng quản trị chịu trách nhiệm tuyển dụng ở Spencer Stuart nêu ví dụ về những người được gắn với chức danh: quản trị tài chính. Theo Smith, những cái tên có trong danh sách hoá ra là những người được coi là có tính sáng tạo nhất khi thực hiện công việc của mình, những người được cho là “có khả năng áp dụng các công cụ tài chính hiệu quả nhất vào công việc kinh doanh”.
Trong tài chính, người ta rất dễ nhầm rằng thành công có nghĩa là “tránh được những hậu quả xấu không mong muốn”. Thái độ này càng được củng cố thêm bởi nhiều giám đốc điều hành không thuộc ngạch tài chính - những người thường phần nào cho rằng các giám đốc tài chính hay vượt quá trách nhiệm của họ. Nhưng những kỳ vọng thấp đó khiến các giám đốc tài chính “có cơ hội để tạo ra những thành công bất ngờ”.
Theo Dennis Lacey, giám đốc tài chính của Teletech, “kinh doanh” là kinh nghiệm quan trọng nhất. Ông nói: “Bạn sẽ làm nhiệm vụ của một CFO tốt hơn nếu bạn có kinh nghiệm kinh doanh”. (Cuộc đời của chính ông đã xác minh điều này.)
Peter Currie, CFO của Ngân hàng Royal Bank của Canada, cũng có cùng ý kiến: “Bạn phải có kinh nghiệm thực sự về sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình. Bạn phải hiểu được những người đang tạo ra sản phẩm trong công ty”.


Hãy xuất hiện trước công ty
Một khi bạn đồng ý rằng việc chỉ cung cấp các con số là không đủ, thì bạn cần làm gì tiếp theo? Larry Stybel khẳng định rằng việc lập kế hoạch thời gian để ra khỏi phòng tài chính có thể có ảnh hưởng sâu sắc. Bạn sẽ hiểu được nhiều điều - bạn sẽ khiến các giám đốc khác coi bạn là một công sự kinh doanh. Hãy nói với các quản lý khác rằng bạn muốn dành nửa ngày xuống phân xưởng hay đi cùng các nhân viên bán hàng tới nơi khách hàng yêu cầu.
Theo Stybel, những người quản lý tài chính đang đà phát triển sự nghiệp nên có một chút kinh nghiệm bán hàng “dù chỉ trong vài tháng”. Còn ông Currie thuộc Ngân hàng Royal, nơi mà việc hiểu hành vi khách hàng hay khả năng tạo lợi nhuận là ưu tiên số một của công việc, thì cho rằng việc mở rộng tầm nhìn là hết sức quan trọng: “Thế giới đang thay đổi về chất. Các khách hàng của dịch vụ tài chính ngày càng mua sắm nhiều hơn”.
Để có được kinh nghiệm và tầm nhìn xa, bạn cũng không nên tự hạn chế mình trong công ty. Stybel khuyến khích các khách hàng của mình tham gia việc quản lý cả các công ty hay tổ chức khác nữa (mặc dù cần phải lựa chọn công việc thật cẩn thận). Bạn có thể giám áp lực bằng cách tình nguyện làm cho một tổ chức phi lợi nhuận những việc như thủ quỹ hay đi gây quỹ chẳng hạn.
Lửa thử vàng
Một tình huống khó khăn chính là cơ hội vàng. Như được nhắc đến trong cuốn Các nghề nghiệp khác thường, Dennis Lacey từng một thời làm nhân viên kế toán của công ty Coopers & Lybrand. Năm 1989, một công ty khách hàng của Coopers là Capital Associates, tuyển ông làm phó giám đốc kinh doanh rồi giám đốc kinh doanh. Chẳng bao lâu sau, ông lên chức CFO – và xác định rằng công ty hiện đang lún sâu trong tình trạng khó khăn về tài chính và phải đương đầu với khả năng phá sản.
Lacey không lấn bấn lâu trong phạm vi tài chính. Trong khi gánh vác trách nhiệm mới của CFO bằng cách điều chỉnh lại hoạt động tài chính của công ty, ông còn điều khiển công tác kinh doanh. Ngay khi tình trạng tài chính của công ty được phục hồi, hội đồng quản trị đã đưa ông lên chức vụ giám đốc điều hành – CEO - một công việc mà ông gánh vác trong bảy năm sau đó.
Với tư cách là giám đốc điều hành, ông cơ cấu lại công ty, áp dụng cách quản lý mới và đưa ra chiến lược mới cho sự phát triển của công ty. Cổ phiếu công ty ông đã tăng mạnh từ mức giá 3 xu/cổ phiếu tới 5$/cổ phiếu. Từ khi gánh vác công ty đang ở bờ vực phá sản cho tới 21 quý liền đạt lợi nhuận, có thể nói Lacey đã điều hành hoạt động kinh doanh của công ty mình rất thành công. Sau đó ông điều hành công ty CKE Restaurant Inc. trước khi gia nhập vào Teletech.
Lacey nói về những gì ông đã trải qua như sau: “Đó thực sự là một cuộc thử lửa, nhưng cũng là một cơ may”. Ông cho rằng sự thăng chức lên giám đốc điều hành để giải quyết vấn đề của công ty chính là do ông nắm được cả các giải pháp tài chính cũng như quản lý kinh doanh. Thật khó mà tưởng tượng được Lacey có được chức vị gì nếu ông bị sa lầy trong các con số kế toán thuần tuý khi công ty lâm vào khủng hoảng.
Thái độ sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ của Lacey rất được hoan nghênh vì Capital Associates đang cần sự giúp đỡ và lãnh đạo. Tuy nhiên, Rick Smith thì ngược lại cho rằng “cần chắc chắn rằng bạn được phép - hoặc ít nhất thì cũng được ngầm bật đèn xanh - vượt quá trách nhiệm hàng ngày của mình. Bạn không nên thể hiện quyền lực của mình trừ khi cần thiết”.
Theo cfo.com

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2008

TTCK Việt Nam mất điểm do đâu?

Có thể nói trong khoản thời gian từ tháng 9 và tháng 10 TTCK Việt Nam đã có nhiều phiên biến động khó lường, làm cho nhà đầu tư cũng lo lắng, không biết nên tham gia thị trường vào lúc nào, chiến lược đầu tư nào là phù hợp cho họ. Có ý kiến cho rằng thị trường biến động là do yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam, ý kiến khác cho rằng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Các chỉ số vĩ mô:

1. Lạm phát tháng 10 ở mức -0,19%, đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm. Lý do giải thích cho sự giảm giá này là do mặt bằng giá cả trên thế giới giảm đã tác động giảm giá cả đối với các mặt hàng trong rổ tính CPI, chẳng hạn lương thực, thực phẩm (chiếm 43% trong rổ CPI) giảm 0,42%, nhà ở vật liệu xây dựng (chiếm 10% trong rổ CPI) giảm 1,08%, phương tiện đi lại (chiếm 9% trong rổ CPI) giảm 0,94%.

Trước tình hình khó khăn như thế này, lạm phát tháng 10 giảm là một tín hiệu đáng mừng, lạm phát có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm, đây là một thông tin tích cực cho nhà đầu tư. Nhưng lạm phát tháng 10 ở mức âm và những khó khăn của kinh tế toàn cầu, đã làm cho nhà đâu tư quan tâm hơn đến vấn đề giảm phát. Có hay không giảm phát trong thời gian tới? Thường thì những tháng cuối năm là dịp Tết, nên nhu cầu mua sắp của người dân ngày càng cao để phục vụ Tết, việc NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách giảm lãi suất cơ bản, cũng là một tín hiệu rằng mục đích của chính phủ là kích thích tăng trưởng kinh tế. Thường thì vào những tháng 11, 12 nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu trong rổ CPI sẽ tăng lên, sẽ kéo lạm phát tăng lên không nhiều do tình hình hiện nay khó khăn.

2. Tình hình nhập siêu

Trong những tháng đầu năm nhập siêu Việt Nam có nhiều vấn đề cần phải lo, nhưng vào những tháng tiếp theo tình hình tốt hơn. Xuất khẩu sau 10 tháng của Việt Nam đạt 53,77 tỷ USD tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Một sự thật, đáng để nhà đầu tư suy ngẫm là giá trị xuất khẩu tăng không phải do tăng sản lượng mà là do giá cả thế giới tăng, chẳng hạn như xuất khẩu dâu thô giảm 10% về khối lượng nhưng giá trị tăng 43%, xuất khẩu gạo giảm 7% nhưng giá trị tăng 83%, cao su giảm 10% nhưng giá trị tăng 29%

Hiện nay xu hướng giảm giá của nhiều mặt hàng trên thế giới, giá trị xuất khẩu cuối năm sẽ thế nào, theo dự báo xu hướng giảm giá năm 2009 vẫn còn, vậy trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Giá trị nhập siêu tháng 10 tăng 5,2 % so với tháng 9. Xu hướng nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng như ô tô, rượu bia, thuốc lá cuối năm sẽ tăng lên.

3. Chính sách tiền tệ nới lỏng:

TTCK xuống dốc….

Theo báo cáo của HSBC, tính từ đầu năm tới giờ, tính theo USD, thị trường Việt Nam đã giảm 64%, so với mức giảm 52% của toàn thị trường châu Á trừ Nhật. So với mức đỉnh hồi tháng 3/2007, thị trường Việt Nam đã mất 71% giá trị.

Quý 3 vừa rồi có nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lỗ như BBT, BHS, BLF, BVS, VTC, RIC, SRA,..còn các doanh nghiệp khác có kết quả kinh doanh tốt nhưng mảng thu nhập từ mảng hoạt động kinh doanh chính chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với các mảng khác. Với sự sụp giảm như hiện này, các doanh nghiệp niêm yết sẽ còn phải suy nghĩ về khoản trích lập sự phòng tài chính, các doanh nghiệp có thực hiện đúng việc trích lập chưa, câu hỏi này cuối quý 4 chúng ta sẽ rõ, nếu mà khoản trích lập dự phòng lớn thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cả năm của các doanh nghiệp.

Lý giải sự mất điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 10:

Mối liên hệ trên thị trường tài chính: xét trên thị trường tài chính, các khoản nợ quốc gia và doanh nghiệp không nhiều và đa số là các khoản nợ dài hạn, Việt Nam cũng chưa tự do hoá tài chính, các công cụ phát sinh cũng chưa phát triển, những tỷ lệ sỡ hữu của các doanh nghiệp niêm yết trên sản trung bình khoảng 20-30%, một khi luồng vốn này rút khỏi Việt Nam thì sẽ tác động mạnh đến TTCK, Theo HSBC, tháng 9, khối lượng bán ròng của khối ngoại là 21 triệu USD, trong tháng 10, con số này tăng lên tới mức 48 triệu USD. Đây là thời kỳ bán ròng liên tục đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 2 năm qua.

Tâm lý NĐT do biến động thị trường thế giới: có thể nói rằng trong tháng 10 nhiều nhà đầu tư đã quan sát các biến động của thị trường thế giới để ra quyết định đầu tư, họ so sánh chỉ số Vn-Index và Dow Jones, Nikkei, FTSE. Việc Vn-Index phản ứng với TTCK châu Âu, Mỹ là điều bình thường nhưng phản ứng của nhà đầu tư là hơi thái quá. Việc thị trường chứng khoán Mỹ, Châu Âu giảm điểm sâu là do nền kinh tế họ đang lâm vào khủng hoảng kinh tế, còn ở Việt Nam thì ngược lại, tình hình kinh tế tháng 10 có nhiều yếu tố vĩ mô tốt, nền kinh tế Việt Nam có mức độ khủng hoảng kinh tế tương đối thấp so với thế giới. Nếu nhà đầu tư có phản ứng thái quá với thị trường thì vào khoảng tháng 4,5,6 khi đó nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tấn công tiền tệ, thâm hụt thương mại lớn, nhập siêu tăng… Bây giờ các chỉ tiêu vĩ mô đã tốt hơn nhiều, do đó nhà đầu tư cũng không nên phản ứng thái quá với thị trường thế giới.

Dương Văn Kháng _TC8K31_Khoa TCDN