Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Tài phiệt tạo ra China để phục vụ lợi ích của mình, giống tạo ra Đảng Phát Xít Đức năm 1931 (Phần 1)

Trong 1 cuộc chơi phải có 2 đối thủ A và B, kết quả của trò chơi thường có 1 người thắng và 1 người thua. Đó là game chưa đẳng cấp, game đẳng cấp phải là tham gia trò chơi cả hai cùng thắng. Vậy ai là người thua, chỉ là nhóm người thứ 3 thôi. Đơn giản thế này: trên thế giới có 3 quốc gia: A, B, C. A mạnh, B trung bình, C yếu. A muốn thâm tóm B thông qua C nhưng không cần dùng nhiều vũ lực. Thế là A giúp C vươn lên thành mạnh bằng cách A chuyển giao công nghệ cho C, dùng C để gây chiến với B và thắng B. Sau đó C và B thỏa hiệp và B nhường lãnh thổ cho C và C sau đó chuyển giao hết cho A. Quá đẳng cấp. Thế giới chúng ta 300 năm qua vẫn diễn ra như vậy và hiện nay cũng thế. Người thua luôn là người dân với những suy nghĩ ngây thơ, trong trắng.
Lịch sử nhóm tài phiệt chọn nước nào làm trụ sở chính để cai trị thế giới hơn 10 tỷ người:
Năm 1815, diễn ra trận đánh Waterloo của Napoleon (Pháp) và Wellington (Anh – đế quốc số 1 thế giới lúc đó). Nathan Rothschild đã dùng kỹ năng lừa gạt khôn ngoan của mình để trở thành chủ nợ lớn nhất của Chính Phủ Anh để từ đó chi phối quyền phát hành công trái của nước này, tức là điều khiển mọi hoạt động kinh tế, chính trị, chính sách tất cả các nước trên thế giới vì lúc đó nước Anh là bá chủ thế giới.
Năm 1850, London được coi là vầng thái dương của hệ thống tài chính thế giới, tức nhóm tài phiệt dùng London – Anh Quốc để điều khiển thế giới
Nhưng kể từ sau 1865, nhóm tài phiệt đã phát hiện được 1 vùng đất mới với diện tích rộng, với những con người năng động, sáng tạo, tư duy đột phá lớn để đảm đương vị trí số 1 thế giới, cai quản thế giới sau này. Đất nước đó chính là Hoa Kỳ. Năm 1872, Hoa Kỳ vươn lên vị trí số 1 thế giới, soán ngôi số 1 của đế quốc Anh – cũng chính là quốc gia xâm lược Hoa Kỳ
5 con người làm nên lịch sử nước Mỹ những năm 1870 và giúp nước Mỹ trở thành đại bản doanh của nhóm tài phiệt thống trị thế giới gồm: Cornelius Vanderbilt – sáng tạo ra hệ thống giao thông phân phối vĩ đại ; John Davison Rockefeller -  Sáng tạo ra dầu hỏa; Andrew Carnegie – cha đẻ của ngành công nghiệp Thép ; John Pierpont Morgan – cha đẻ của ngành tài chính – ngân hàng; Henry Ford – cha đẻ của ngành công nghiệp xe hơi.
Năm 1950, New York đã trở thành trung tâm tài chính toàn cầu, người ta còn gọi là Wall Street. Tính đến năm 2015 (143 năm), Hoa Kỳ vẫn là kinh tế số 1 thế giới suốt 143 năm, không có nước nào vượt qua Hoa Kỳ hết vì họ không có những con người làm nên lịch sữ như Hoa Kỳ
Vậy năm 2050, thành phố nào sẽ chiếm ngôi bá chủ của tài chính quốc tế? Trả lời vẫn là New York nhé.
Tóm lại, nhóm tài phiệt chọn Hoa Kỳ để điều khiển thế giới sao cho có lợi cho mình nhất, kiếm nhiều tiền và sỡ hữu nhiều đất đai. Bây giờ, chúng ta cùng đi vào chi tiết kế hoạch của họ thông qua việc tạo ra: nhân vật Adolf Hitler (1889 – 1945) – Đảng Phát Xít Đức và nhân vật Tập Cận Bình (1953 – 62 tuổi) và Trung Quốc hùng mạnh ngày nay
Lấy ký hiệu dễ hiểu trong đoạn đầu như sau: A là quốc gia Hoa Kỳ, B là những quốc gia còn lại, C là quốc giá Đức Phát Xít or Trung Quốc hùng mạnh ở Biển Đông, Châu Á Thái Bình Dương.
Các bước để tạo ra 1 quốc gia hùng mạnh từ 1 quốc giá phát triển kém, bình thường để phục vụ lợi ích của nhóm tài phiệt:
Bước 1: làm cho quốc gia đó lạm phát ở mức cao, tiền tệ mất giá cực nhiều để bóc lột tài sản của những thành phần trong nước đó, chuyển giao cho tài phiệt, tiến hành đổi tiền mới với tỷ lệ cao so với tiền củ
Bước 2: liên hệ với nhân vật có thể lãnh đạo đất nước bằng cách lật đổ những người có chức vụ cao ở hiện tại, thỏa thuận tiền bạc với nhân vật đó, lên kế hoạch giúp đất nước đó thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thứ 2,3 thế giới về GDP
Bước 3: giúp đất nước đó có nền công nghiệp và sản xuất vũ khí tiến bộ bằng cách đạo tạo các kỹ sư ở nước đó thật tốt, giúp họ học hỏi và ứng dụng những công nghệ mới, hiện đại nhất
Bước 4: khi đất nước đó hùng mạnh, có tiếng nói lớn với thế giới thì tài phiệt chỉ đạo nước đó đi gây khó khăn cho các nước trong khu vực và thế giới, kích nổ 1 cuộc chiến tranh quy mô vừa phải or lớn mục đích để chiếm địa bàn của các nước khác or xóa 1 chủ nghĩa nào đó, đem đưa cho tài phiệt, hoặc ép các nước khác phải phục tùng
Bước 5: thu phục đất nước đó bằng 1 cuộc chiến tranh có dàn xếp, ép nước đó vào thỏa thuận đã định sẵn, nước đó quy hàng vô điều kiện, trao hết các lãnh thổ, chiếm lợi phẩm vừa chiếm được cho nhóm tài phiệt
Nhóm tài phiệt tạo ra Adolf Hitler như thế nào, sử dụng Hitler gây chiến tranh thế giới thứ 2:
Vì sao chọn nước Đức làm công cụ để khơi mào cho chiến tranh thế giới thứ 2:
Thứ nhất, con người Đức rất hiếu chiến
Thứ hai, nước Đức là nước thua trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, phải bồi thường chiến phí nên làm vào khủng hoảng kinh tế
Thứ ba, Đức không muốn bồi thường chiến phí cho các quốc gia Pháp, Anh
Do đó, nhóm tài phiệt cần tìm 1 giải pháp để nước Đức thoát khỏi vấn đề trên bằng cách: liên hệ với Adolf Hitler và sáng tạo ra học thuyết chủ nghĩa Phát Xít – kêu gọi chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa tư hữu cá nhân, cũng như đối đầu với chủ nghĩa Marx. Tức là nhóm tài phiệt dùng chủ nghĩa Phát Xít của Đức, Nhật để gây chiến tranh nhằm làm suy yếu or tiệt tiêu chủ nghĩa Mac – Lenin đang thịnh hành thời đó
Áp dụng 5 bước biến 1 nước đang khủng hoảng nhưng có tiềm năng thành 1 nước đế quốc mạnh:
Bước 1:
Ngày 11-11-1918, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thục, Đức đã bị mất đi 13% lãnh thổ, bồi thường một khoảng chiến phí 32 tỷ USD, mỗi năm chịu thêm lãi suất 500 triệu USD, bị trưng thu 26% khoản phí ngoài định mức đối hàng hóa xuất khẩu và mất luôn quyền kiểm soát đối với các xứ thuộc địa
Số tiền bồi thường chiến phí khổng lồ đương nhiên không thể do dòng họ Rothschild và Warburg của nước Đức gánh vác. Hai dòng họ này lên các kế hoạch sau:
Khởi động bộ máy tạo ra nạn lạm phát tiền tệ để từ đó vơ vét tài sản tích lũy của người dân. Từ 1913-1918, tốc độ phát hành tiền tệ của Đức đã tăng gấp 8,5 lần, đồng Mac Đức đã sụt giá đến 50% so với USD Mỹ. Năm 1921, tốc độ phát hành tiền tệ của NH TW Đức đã tăng phi mã, tăng gấp 5 lần so với năm 1918 và về các năm sau tăng càng cao. Tháng 8 – 1923, vật giá leo thang chóng mặt, một chiến bánh mì hay một phong bì thư có giá 1.000 Mac. Mỗi ngày, 1 công nhân Đức được trả tiền công 2 lần nhưng số tiền ấy “bốc hơi” nhanh chóng chỉ sau một giờ đồng hồ.
Chính vì hành vị chén ép tầng lớp trung lưu trong xã hội khiến họ trở nên trắng tay mà các nhà tài phiệt ngân hàng Đức đã gieo vào lòng người dân sự căm phẫn tột độ đồng thời tạo ra cơ sở cho Đảng Phát Xít lên nắm quyền sau nay. Mầm mống của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sau này được giao từ năm 1923
Thông qua nạn lạm phát tiền tệ, các tài phiệt đã dùng đồng USD tăng mạnh hơn đồng Mac để vào nước Đức thâu tóm hết các tài sản của các tầng lớp trung lưu và gieo cho dân Đức 1 niềm tin rằng lỗi là do các nước Đồng Minh or do chủ nghĩa Mac – Lenin, chúng ta phải đứng lên gây 1 cuộc chiến tranh để dành lại sự công bằng
Bước 2:
Sự tài trợ của các nhà tài phiệt ngân hàng Anh – Mỹ trong việc ủng hộ Adolf Hitler lên nắm quyền ở Đức. Năm 1929 thông qua kế hoạch Dawes và kế hoạch Young, giới tài phiệt phó Wall muốn giúp Đức hoàn trả hết các khoản bồi thường chiến tranh. Từ năm 1924 – 1931, phố Wall đã cung cấp cho Đức 1 khoản vay tổng công lên đến 138 tỉ Mác Đức. Tuy nhiên, Đức chỉ chi ra tổng công 86 tỷ Mác cho việc bồi thường chiến tranh, số tiền còn lại Đức đã dùng để khôi phục lại tiềm lực quân sự của mình nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh.
Những khoản cho Đức vay trên thực tế là nhờ vào việc bán trái phiếu chính phủ Mỹ cho các người mua trên thế giới, doanh nghiệp Mỹ,…lấy tiền thuế của người dân Mỹ làm tài sản đảm bảo, tức là in tờ giấy nợ đưa cho người mua, thu tiền USD về, gọi là nợ công, sau này dân Mỹ trả lãi cho người mua trái phiếu. Morgan và dòng họ Warburg ăn tiền hoa hồng, tiền lãi suất cho Đức vay và tiền thu được từ bán trái phiếu nên đã giàu thêm.
Với tấm hộ chiếu ngoại giao Mỹ trong tay cùng bức thư của tổng thống Hoover và Rockefeller, Sidney Warburg nhận lệnh tiến hành tiếp xúc riêng với Adolf Hitler.
Lần gặp đầu tiền, điều kiện mà các nhà ngân hàng Wall Street đưa ra là “áp dụng chính sách ngoại giao tấn công, kích động làn sóng phản đối Pháp”. Mức giá mà Adolf Hitler đưa ra cao, đòi phải có 1 tỷ Mac. Các nhà tài phiệt phố Wall đề xuất giá 10 triệu USD Mỹ (năm 2015, chắc khoảng hơn 1 tỷ USD đó). Lúc này, do chưa có tên tuổi gì trên chính trường nên Adolf Hitler đã gật đầu đồng ý ngay
Khoản tiền được chuyển vào Mendelsohn & Co.Bank – một bank ở Hà Lan, sau đó chia thành nhiều chi phiếu để gửi đến 10 thành phố của Đức. Sidney quay về New York báo cáo với các nhà tài phiệt ngân hàng, Rockefeller tỏ ra rất lấy làm ưng ý với chủ trương Quốc xã của Adolf Hitler. Tờ New York Times trước đây chẳng thèm điếm xỉa gì để Adolf Hitler đột nhiên chuyển sang giới thiệu học thuyết Quốc xã cũng như thân thế con người chưa có gì nổi trội trên chính trường này. Tháng 12 – 1929, DH Harvard cũng bắt đầu nghiên cứu sự vận động chủ nghĩa Quốc xã Đức.
Tháng 10-1931, Hitler gửi thư đến các nhà tài phiệt rằng ông ra có 2 kế hoạch: “dùng bạo lực để đoạt chính quyền thì cần 500 triệu mác Đức hoặc chấp chính một cách hợp pháp thì cần 200 triệu mác”
5 ngày sau, điện báo của phố Wall trả lời: “phương án chấp chính một cách hợp pháp trị giá 15 triệu USD Mỹ cuối cùng đã được các nhà bank phố Wall thông qua. Cách thức chi trả đương nhiên là phải được thực hiện một cách tinh vi. Các nhà ngân hàng đã chuyển 5 triệu đô-la Mỹ qua ngân hàng Mendelsohn & Co. Bank, Hà Lan, 5 triệu qua Ngân hàng Rotterdam, 5 triệu nữa qua Ngân hàng Italiana
Ngày 27 tháng 2 năm 1933, ngay trong đêm xảy ra vụ hoả hoạn tại toà nhà Quốc hội Đức, Sidney và Adolf Hitler đã tiến hành hội đàm lần ba. Adolf Hitler đề xuất thêm ít nhất 100 triệu mác để hoàn thành việc cướp chính quyền.
Phố Wall chỉ đồng ý tối đa 7 triệu USD Mỹ nữa mà thôi và Hitler đồng ý. Kết quả Hitler lật đổ chính quyền cũ và lãnh đạo đảng Phát Xít ở Đức

Bước 3:

Mời các bạn đón đọc phần 2 của của bài viết sớm nhất

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Tại sao Mỹ tiếp tục vai trò dẫn dắt thế giới?

Những đồn thổi về sự tàn lụi của quyền lực nước Mỹ thường bị thổi phồng rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là vượt trội hơn Mỹ trong khi ngày nay Liên Xô không còn tồn tại. Trong những năm 1980, Nhật Bản được nhìn nhận đã gần vượt qua Mỹ thì hiện tại, sau hơn hai thập niên trì trệ của nước Nhật, sẽ không ai tính đến viễn cảnh này nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được xem như đã đưa châu Âu trở thành một chủ thể vượt trội hơn trên trường quốc tế thì ngày nay kinh tế châu Âu thường xuyên là tiêu điểm của thế giới, nhưng không phải theo chiều hướng tốt đẹp.

Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho tới gần đây, trong cách nhìn của nhiều người, Trung Quốc sẽ, nếu không phải là đã, đảm nhiệm vai trò dẫn dắt toàn cầu. Ngày nay, những nghi ngờ về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (bao gồm cả Mỹ) phải lo lắng.

Trung Quốc có vai trò quan trọng, do đó chính sách kinh tế của quốc gia này, bao gồm cả cách tỷ giá hối đoái được kiểm soát, phải được xem xét nghiêm túc. Nhưng Trung Quốc vẫn không phải đang dẫn dắt thế giới và có vẻ sẽ không sớm làm điều đó trong tương lai. Tin hay không thì tùy bạn, nhưng khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo toàn cầu vẫn thuộc về  nước Mỹ.

Lập luận tốt nhất cho việc Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới được đưa ra trong cuốn sách bán chạy nhất của Arvind Subramanian, Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance, được xuất bản năm 2011. (Tác giả cuốn sách, hiện là Cố vấn trưởng về kinh tế tại Bộ Tài chính Ấn Độ, là đồng nghiệp và thỉnh thoảng là đồng tác giả các công trình với tôi tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế.)

Người ta hy vọng rằng chính phủ Ấn Độ sẽ chú ý đến những ghi nhận của Subramanian về cách thức Trung Quốc phát triển thông qua xuất khẩu các hàng hóa chế tạo cũng như việc cải tiến năng suất. Trung Quốc cũng đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu – sản xuất các mặt hàng cho các công ty ở nơi khác – trên một quy mô trước đây không thể tưởng tượng được. Và các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã học cách để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

Tuy nhiên, những kinh nghiệm khác của Trung Quốc không giúp ích nhiều cho quốc gia này trong thời gian qua. Trung Quốc đã có được một thặng dư tài khoản vãng lai rất lớn trong suốt đầu những năm 2000 và đã tích cóp được một lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ – bao gồm số trái phiếu kho bạc Mỹ trị giá vài nghìn tỷ đô la. Mặc dù điều này trông rất ấn tượng trên giấy tờ nhưng khoản dự trữ khổng lồ này cơ bản là vô dụng. Nếu Trung Quốc bán những tài sản của Mỹ (trái phiếu kho bạc Mỹ) đang nắm giữ, đồng đô la sẽ yếu đi và các công ty Mỹ sẽ dễ thuận lợi hơn khi xuất khẩu và dễ cạnh trạnh hơn với hàng nhập khẩu.

Nhưng nỗi lo lắng bị vượt mặt của người Mỹ không phải là mới. Đã từng có một nỗi lo sợ lớn cuối những năm 1980 khi một công ty Nhật Bản mua lại Trung tâm Rockefeller tại Thành phố New York. Nhìn lại lịch sử, đó là một trong những sự kiện lớn trong thế kỷ 20 có kết quả trái với những gì người ta suy đoán. Cũng như vậy, người Mỹ sẽ nhìn khối trái phiếu Mỹ do Trung Quốc nắm giữ chỉ đơn giản bằng một cái nhún vai.

Vấn đề lớn hơn chính là chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Subramanian, trong suốt một thời gian dài, Trung Quốc đã ngăn việc đồng Nhân dân tệ bị định giá quá cao và đó là một chính sách tốt. Nhưng trong đầu những năm 2000, Trung Quốc đã đi quá xa. Với những lý do vẫn còn gây tranh cãi, đồng Nhân dân tệ bị định giá quá thấp, xuất khẩu lớn hơn nhiều so với nhập khẩu và thặng dư tài khoản vãng lai chiếm hơn 10% GDP. Thay vì để đồng Nhân dân tệ tăng giá và giảm dần sự phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu, giới cầm quyền Trung Quốc lại lựa chọn cách tích góp dự trữ ngoại tệ (bằng trái phiếu Mỹ).

Bây giờ Trung Quốc phải tính toán con đường để duy trì tăng trưởng khi nhu cầu của phần còn lại của thế giới đang giảm dần. Một lần nữa quay lại sử dụng tỷ giá hối đoái thấp đáng kể sẽ gần như chắc chắn gây ra phản ứng từ quốc tế, bao gồm phản ứng từ Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, chuyển sang tăng trưởng dựa vào thị trường nội địa một cách tức thì không phải một chuyện dễ dàng. Trung Quốc sẽ không sụp đổ (Trung Quốc không phải Liên Xô) và sự trì trệ theo mô tuýp Nhật Bản cũng có vẻ sẽ không xảy ra. Nhưng Trung Quốc cũng đang già hóa nhanh chóng và có thể sẽ trở thành một quốc gia già trước khi giàu.

Cứ mỗi thập niên trôi qua, các nhân vật đình đám lại dự đoán về hồi kết của quyền lực nước Mỹ. Có lý do để lo ngại về điều này, đặc biệt là khi một số chính trị gia Mỹ cố tình phủ nhận bản chất vai trò toàn cầu của nước Mỹ. Ví dụ, nước Mỹ đã xây dựng hệ thống tiền tệ và thương mại thế giới cách đây 70 năm, nhưng ngày nay phe Cộng hòa trong Quốc hội lại từ chối ủng hộ thay đổi tại IMF, bao gồm cả những cải cách hợp lý mà hầu hết tất cả các quốc gia khác đều tán thành.

Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn đang là quốc gia dẫn dắt việc đẩy mạnh thương mại xuyên Thái Bình Dương tự do hơn cũng như cắt giảm đáng kể các rào cản thương mại với châu Âu. Nếu Mỹ đưa ra được những luật lệ đúng đắn, ưu tiên công dân bình thường hơn là những tập đoàn nay đây mai đó, các sáng kiến thương mại của Mỹ sẽ đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng toàn cầu cũng như sự thịnh vượng của riêng nước Mỹ.

Tương tự như vậy, ở khía cạnh chính sách tiền tệ, vấn đề chính của thế giới trong năm tới là Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất khi nào và tăng bao nhiêu. Khi các quan chức đảm trách vấn đề tiền tệ tụ họp tại buổi họp kín thường niên ở Jackson Hole, họ sẽ xem xét vô số các phương diện khác nhau của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Ủy ban Thị trường mở Liên bang, cơ quan thiết lập các chính sách, sẽ điều chỉnh lãi suất dựa gần như hoàn toàn vào nhìn nhận chung của Ủy ban về tình hình kinh tế Mỹ. Như vậy, một lần nữa, phần còn lại của thế giới sẽ phải phản ứng tùy theo những động thái từ nước Mỹ.

Nguồn: Simon Johnson, “The US Still Runs the World,” Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Simon Johnson, nguyên kinh tế trưởng tại IMF, là giáo sư tại Trường Quản trị Sloan (MIT), nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế, và là đồng sáng lập của blog kinh tế học hàng đầu mang tên The Baseline Scenario. Ông là đồng tác giả với James Kwak cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.

(Nghiên Cứu Quốc Tế)

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Đọc hết 3 phần này hiểu hết 75% mọi việc diễn ra trên thế giới: chính trị, kinh tế, quân sự,…mục đích là kiếm tiền

Phần 1 về FED và in tiền USD
Muốn hiểu rõ về Cục dự trữ liên bang HK Fed: ai sỡ hữu FED, FED ra đời khi nào, mục đích của FED là phục vụ à, in tiền USD của FED thế nào, khi nào FED tăng ls, bơm tiền.... tất cả đều có trong 2 bài viết dễ hiễu này với ngôn ngữ bình dân nhất, ai đọc cũng hiểu, không cần màu mè như mấy vị giáo sư, tiến sĩ mà không biết rõ bản chất của mafia là gì, Chán mấy vị quá:

Thuyết âm mưu: FED chưa tăng lãi suất tháng 9.2015 mà FED tung ra QE4 vào năm 2016


Hiểu rõ vì sao FED tăng lãi suất vào ngày 17-9 là FED tự giết mình. FED không dại gì mà tăng lãi suất lúc này.


Phần 2: gold, oil tăng or giảm liên quan đến việc in USD
Muốn hiểu rõ vì sao giá gold, oil tăng or giảm khi nào, và đồng USD tăng or giảm khi nào do ai quyết định, có liên quan đến việc in USD không?

Giá dầu giảm là chiến tranh bí mật của Mỹ đánh các nước chống Mỹ hay là thế lào….


Vì sao giá oil hồi phục từ 45 lên 56 usd/thùng. Diễn biến giá oil sắp tới thế nào


Giá oil tạo đáy 37-38 usd/thùng và tăng trở lại 48-50 usd/thùng trong 3 tháng tới.

Giá gold sẽ giảm về 850 – 920 USD/ounce, vàng SJC giảm về 28-31 tr/lượng vào quý 4-2015 - 1.2016

Phần 3: Hoa Kỳ tạo ra China và china phục vụ lợi ích kiếm tiền cho Hoa Kỳ
Thuyết âm mưu trong việc dự báo kinh tế-chính trị toàn cầu năm 2014 – 2018 (Phần 3). Đúng với China

Phác họa kế hoạch tạo khủng hoảng kinh tế năm 2017-2018, đất nước được chọn là Trung Quốc

Hội nghị Siêu quyền lực Bilderberg họp ở Áo để quyết định vận mệnh China, Nga và chọn TT Mỹ

Thuyết âm mưu giải thích chi tiết vì sao TPP được thông qua vào tháng 12-2016 or tháng 1-2 năm 2017



Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Hiểu rõ vì sao FED tăng lãi suất vào ngày 17-9 là FED tự giết mình. FED không dại gì mà tăng lãi suất lúc này.

Hiểu rõ về việc FED in tiền USD như thế nào:
Trước năm 1944, theo hiệp định Bretton Woods khi FED in thêm tiền USD mới thì phải căn cứ vào số lượng vàng mà Mỹ đang có, tức in tiền lấy vàng làm tài sản đảm bảo. Khi đó kinh tế ít có lạm phát nhiều như bây giờ, giá cả hàng hóa tăng ít
Sau khi hiệp định Bretton Woods phá vỡ năm 1944, thì FED in thêm tiền USD không căn cứ vào số lượng vàng Mỹ đang có. FED in tiền và lấy tiền thuế của người dân Mỹ làm tài sản đảm bảo. Tính từ 1944 – 2015, FED có rất nhiều đợt in tiền và nợ công của Mỹ tăng từ 2.000 tỷ usd lên đến gần 18.000 tỷ USD. FED càng in tiền thì nợ công của Mỹ càng tăng, dân Mỹ càng đóng thuế nhiều hơn trước.
Khi nào FED in tiền: khi kinh tế Mỹ cực xấu: GDP thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, công ăn việc làm mới tạo ra thấp, lạm phát cực thấp,…và kinh tế thế giới suy thoái vì Mỹ là nước tiêu thụ hàng hóa 1/3 của thế giới
Khi nào FED tăng lãi suất hút tiền về: khi kinh tế Mỹ cực tốt: GDP tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm, công ăn việc làm mới tạo ra nhiều, làm phát cao….kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh.
TTCK Mỹ và thế giới tăng mạnh trong 2 năm
Đứng sau FED là nhóm tài phiệt chỉ đạo:
FED là 1 công ty cổ phần tư nhân của 1 nhóm tài phiệt sỡ hữu hơn 90% cổ phần tại FED nên mọi quyết định, chính sách lãi suất,…đều phục vụ nhóm tài phiệt này kiếm tiền từ phần còn lại của thế giới.
Xem chi tiết tại:
Kịch bản nhóm tinh anh thống trị thế giới đưa ra như sau:
Năm 2008-2012: khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ.
FED hạ lãi suất xuống 0% và bơm ra gần 5.000 tỷ USD để cứu nền kinh tế Mỹ.
Khi FED in thêm tiền mới để cứu các tập đoàn tài chính của mafia bằng cách in thêm tiền USD mới và cho các tập đoàn tài chính này vay với lãi suất 0 %.
Họ sử dụng tiền USD vay với lãi suất thấp để mua cổ phiếu Mỹ, mua trái phiếu Mỹ; cho các nước ngoài nước Mỹ vay với lãi suất cao và chính phủ Mỹ bảo lãnh khoản vay đó, sau đó nếu các con nợ không trả thì lấy tiền thuế của dân Mỹ đắp vào, thế là nợ công lại tăng thêm
Ví dụ: họ cho các doanh nghiệp China vay với lãi suất 3-4%/năm và các doanh nghiệp này hàng năm trả lãi suất, không cần trả vốn gốc.
Từ vấn đề trên, hiện các doanh nghiệp China vay nợ các tập đoàn tài phiệt của Mỹ rất nhiều, nếu FED tăng lãi suất lên thì các tập đoàn mafia này nâng lãi suất cho vay với các doanh nghiệp china lên 5-6% thì là các DN china chết và không có tiền trả nợ cho mafia và bắt người dân Mỹ phải trả bằng cách tăng thuế lên.
Suy ra, FED mà tăng lãi suất lúc này thì dân Mỹ gánh thêm nợ mới nữa. Tức tự giết người Mỹ sau khi giết người China. Lúc này chưa phải thời điểm đó.
Trong khi số việc làm mới tạo ra trong tháng 8 rất thấp, chỉ có 173k đơn mà tăng lãi suất lên nữa thì người dân Mỹ kiếm đâu tiền để đóng thuế trả nợ công chứ.
Kết luận: chắc ăn FED không ngu gì mà tăng lãi suất lúc này:
Năm 2014-2017: FED in thêm tiền mới với lãi suất 0% để thâu tóm tài sản giá rẻ của thế giới
Vì USD lên giá mạnh so với các ngoại tệ như EUR, GPB, JPY,..nhan dan te,…vì các nước khác phá tỷ giá nên mafia dùng đồng USD để qua các nước khác mua tài sản với giá rất rẻ so với 4-5 năm trước.
Dễ hiểu: Năm 2010, dùng 1 triệu usd = 20,5 tỷ vnd để mua được 1 biệt thự thì năm 2015 dùng 1 triệu usd = 22,8 tỷ vnd để mua được 1 biệt thự đó và thêm 1 chiếc xe hơi trị giá 2,3 tỷ vnd nữa
FED chưa tăng lãi suất mà bơm thêm gói QE4 tức in tiền USD mới nữa với lãi suất 0% và đưa cho các tập đoàn tài chính đi qua các nước khác để thâu mua tài sản giá rẻ.
Bản chất của các hiệp định thương mại là công cụ thực hiện việc thâu tóm tài sản giá rẻ từ các nước thành viên.
Ví dụ hiệp định TPP được ký thì đồng USD vay lãi suất 0% sẽ vào các nước thành viên và thâu tóm các ngành nghề ngon của nước đó, hihi.
Tóm lại: FED không tăng lãi suất trong tháng 9 này vì muốn để lãi suất 0% cho các nước nợ tiền của mafia có thời gian trả nợ, gián tiếp chưa thu thuế của người dân Mỹ và muốn dùng đồng USD với lãi suất 0% để đi thâu tóm tài sản giá rẻ của các nước khác.
Do đó, FED không điên và dại gì mà tăng lãi suất vào ngày 17-9 này.

Dương Văn Kháng, đi theo thuyết âm mưu

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Thay đổi tư duy tre làng của người Việt là khó nhất

Sở dĩ nước ta chậm tiến như thế thì phải xét đến nhiều nguyên nhân khác nhau, mà từ trước đến nay nghe nhiều người bàn luận mà thấy họ chỉ xét đến nguyên nhân là do cơ chế quản lý yếu kém của chính quyền nặng tính xin – cho chứ không cho chủ động làm một việc gì, rồi xét đến cả việc hệ thống công quyền tham ô, biển thủ thế này thế kia mà dẫn đến nước nhà nhận biết bao nhiêu hỗ trợ kinh tế để phát triển từ quốc tế mà vẫn chỉ đạt con số tăng trưởng chậm chạp... Tóm lại, người ta chỉ nhằm vào việc phê phán nhà nước, nhưng thực ra nếu nhìn sâu hơn thì vẫn còn vấn đề còn lớn hơn cả mà dẫn đến sự chậm tiến của đất nước chính là do những khiếm khuyết từ nhiều mặt của người Việt chúng ta trong xã hội Việt Nam.
Trước tiên là phải xét đến xã hội Việt Nam từ thời xa xưa ngàn năm trước là theo lối tiểu nông, quần cư thành làng mạc mà giúp nhau trị thủy, đắp đê và cày cấy, điều này tạo ra một sức mạnh vững chãi to lớn cho cái việc bảo vệ cái văn hóa tư duy gói gọn trong mô hình làng xóm, vậy nên người sống trong tập thể làng mạc ấy đi đến đâu cũng thấy người quen của họ cả, mà nói “đi đến đâu” cứ tưởng là xa nhưng thực chất cũng chỉ trong xóm trong làng mà thôi chứ không dám đi ra khỏi cái lũy tre làng. Vì vậy hình thành nên tư tưởng hướng nội rất lớn, chỉ cần biết ta chứ không màng đến người, dẫn đến lối suy nghĩ của người Việt từ xưa là chỉ quanh quẩn, bao quanh cái cố hữu gắn bó quen thuộc với họ mà hiếm khi tiếp thu lấy những yếu tố bên ngoài, nếu có người dám làm thì cũng bị sờ gáy mà quy kết là ngoại lai mà thôi, vậy nên cái mới và cái hay từ bên ngoài rất khó được chấp nhận, vì thế tư duy người Việt chúng ta rất ngắn hạn và tầm nhìn không xa.
Do đó, khi chúng ta tiếp nhận nhiều nguồn viện trợ để phát triển kinh tế mà để xảy ra những vụ việc tham ô những nguồn viện trợ đó, đấy cũng là phần nhiều bị ảnh hưởng bởi cái ngắn hạn trong suy nghĩ của người Việt, chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt, dẫu biết là sai mà cứ thấy béo bở là trục lợi cho thỏa cái cá nhân.

Cần là thay đổi tư duy. Ảnh: Internet
Trong lịch sử của chúng ta cũng có bao nhiêu người tài hiến kế hay để thay đổi dân trí nhằm thay đổi hiện trạng con người trong xã hội lúc bấy giờ nhưng đã thất bại, dẫn chứng như trường hợp Nguyễn Trường Tộ dâng lên các bản điều trần canh tân đổi mới mà vẫn bị triều đình nhà Nguyễn bác bỏ, thế nên cái lối Hán học Khổng Nho đã suy tàn mà vẫn phải để cho làm rường cột tư tưởng của nước nhà thế thì hỏi làm sao mà không bị đánh bại.
Vậy cái khó nhất của người Việt chúng ta bây giờ là thay đổi nếp suy nghĩ tầm nhìn bị phủ một lớp màng hướng nội quá mạnh. Lại nữa là chính vì sống trong một tập thể vững chắc khép kín của xã hội làng mạc từ xưa, cá nhân bị tập thể giám sát và bảo vệ nên người ta làm gì cũng chỉ nhìn tập thể mà làm, căn cớ theo số đông mà thực hiện nên thành ra không có chỗ cho ý kiến riêng tư hay trách nhiệm cá nhân,quyền tự do cá nhân bị bóp chặt và hòa tan vào tập thể, nên dần dần đi mãi vào lối mòn cũ kỹ, ít có những sáng kiến bạo dạn đổi mới,rồi quyết định việc lớn là tập thể quyết định nên thành ra cá nhân cứ vô tư lơ là, có truy xét thì cũng lôi tập thể ra mà xét chứ họ cũng chẳng sợ gì,nên ở Việt Nam mới xảy ra cái nạn cha chung không ai khóc. Hình tượng tập thể này cũng là cái gốc sâu xa của cơ chế xin – cho ngày nay vì cá nhân muốn làm việc thì chỉ có thể xin ngân sách và điều lệnh văn bản từ tập thể thì mới dám làm,vậy mới nảy sinh ra sự quan liêu quyền thế, chậm chạp của bộ máy công quyền.
Phân tích một vài chỗ nữa thì thấy thêm rằng tư duy người Việt chúng ta vốn bị lạc hậu từ thuở nào, so với các nước có trình độ văn minh tiên tiến như Tây phương thì họ có tầm nhìn rất khác chúng ta do họ có một nền tảng học vấn rất đồ sộ, là kết quả của quá trình nghiên cứu ngay từ thời cổ đại của các học giả, triết gia thông thái.
Những khái niệm về thế giới và con người đã được suy ngẫm tìm tòi liên tục và có sự nghiên cứu một cách khoa học và có tính logic cao, có thể thấy các nhà kinh điển toàn là xuất thân từ những nước như là Anh, Pháp, Đức,Hy Lạp… là những nước phương Tây có nhiều thành tựu về các lĩnh vực khác nhau trong tự nhiên và xã hội. Tư duy của phương Tây có đặc điểm là họ tư duy từ thế giới quan đến nhân sinh quan, còn chúng ta thì ngược lại là từ nhân sinh quan sang thế giới quan, nếu xét về mặt rộng hẹp của tư duy thì rõ ràng chúng ta lép vế hơn rất nhiều, nếu chúng ta đi từ những lối suy nghĩ hẹp hòi bị ảnh hưởng bởi cơ chế xã hội khép kín từ xưa mà làm những việc có tính vĩ mô thì thể nào cũng bị những cơ chế cũ kỹ cản đường, thế nên đọc báo mà thấy có những cán bộ Đảng viên tâm huyết muốn làm việc lớn nhưng cứ than thở là bị vướng cơ chế này nọ là vì thế.
Trái với Tây phương thì họ suy nghĩ nhận thức rất đầy đủ, rõ ràng những quy luật, phạm trù về các hiện tượng tự nhiên và xã hội trên thế giới để đi vào hành động cho thực tiễn nên họ có thể tạo nên những hệ thống lý luận tư tưởng có tính khái quát rất lớn mà chúng có ảnh hưởng xuyên biên giới, cả những quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng bởi họ, dẫn chứng như chủ nghĩa Marx cùng với lý luận về giai cấp và xây dựng hình thái kinh tế xã hội cộng sản trở thành một trào lưu hấp dẫn nhiều quốc gia trong một thời kỳ lịch sử, kể cả Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Những vấn đề về tự do, dân chủ, nhân quyền cũng được tư duy thế giới quan của Tây phương nghiền ngẫm rất kỹ nên họ sớm có thành tựu về những vấn đề này, có thể thấy ngay Thụy Điển là nước thông qua luật về Tự do báo chí sớm nhất thế giới ngay từ năm 1766, vậy nên những thành tựu của Tây phương đã sớm thành chuẩn mực, khi đấu tranh cho tự do dân chủ thì người ta cũng lấy luôn những chuẩn mực đó làm thước đo.
Những người đối lập với chính quyền Việt Nam hiện nay đại đa số là từ các quốc gia phương Tây là vì thế.
Một phần nữa là xã hội Đông Á chúng ta bị quy định bởi tư tưởng Khổng Nho quá lâu dài mà trong đó chủ yếu nhắm đến sự tuân phục đối với các vai trò trong xã hội nên không có cơ hội để đi tìm chân lý về thế giới quan như phương Tây khi mà bị vướng phải tính trật tự nghiêm ngặt của giáo lý Khổng Nho, mà điều này còn làm chúng ta mạnh về mặt tư duy nhân sinh quan nhiều hơn khi chỉ cần suy nghĩ làm cách nào để thực hiện tròn bổn phận của người vợ, người con hoặc phận bề tôi với vua là đủ, vì thế vai trò lãnh đạo chỉ thuộc về những tầng lớp đặc quyền chứ không thuộc về những tầng lớp khác trong xã hội.
Vậy việc thay đổi sao cho trình độ văn hóa, tư duy, dân trí… của người Việt được sáng suốt hơn là việc làm khó gấp trăm lần so với việc thay đổi một thể chế chính trị. Một xã hội mà trong đó có sự khiếm khuyết về văn hóa tư duy nhận thức hoặc tầm nhìn chiến lược của con người thì có áp dụng mô hình chế độ chính trị nào thì cũng khó phù hợp, vì hệ thống chính trị cũng lấy những con người từ xã hội ấy để làm việc.
Thay đổi về con người trong xã hội nước ta chính là để xóa đi những yếu tố lỗi trong tâm thức người Việt chúng ta để cho ra đời một hình thái mới về người Việt với tầm vóc tư tưởng lớn hơn và cấp tiến hơn mà gạn bỏ hết những cái xấu và không còn phù hợp. Như vậy, thì chỉ có thể thông qua sự giáo dục và nâng cao sự hiểu biết một cách khoa học đối với các tầng lớp trí thức trong nhân dân, để tạo nên nhiều tầng lớp hiểu biết và phản biện về những vấn đề vĩ mô với cách tiếp cận thế giới quan rộng lớn, từ đó dần dần khơi dậy sự thay đổi tiềm tàng ở trong lòng xã hội và từ từ nhân rộng ra, góp phần tạo nên những tầng lớp tinh hoa trong xã hội và sau này họ sẽ đóng góp rất lớn cho sự chuyển biến mau lẹ của đất nước về mọi mặt, nếu làm được điều này thì sự tham gia vào chính trị sẽ chuyển dịch không còn nằm trong tay những tầng lớp đặc quyền mà nó sẽ nằm trong toàn dân vì lúc này trên mặt bằng xã hội thì nhận thức của các tầng lớp nhân dân đã thay đổi nhiều về trình độ.
Khi con người trong xã hội đã tiên tiến thì mới là tiền đề sẵn sàng cho bất kỳ sự chuyển biến nào trong tương lai của đối với mọi lĩnh vực của đất nước.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Cả thế giới chờ bà Janet Yellen

Rất nhiều người ở Mỹ biết ông Donald Trump; rất ít người biết tên bà Janet Yellen. Nhưng cả thế giới đang chờ coi quyết định của bà Yellen trong 12 ngày nữa; trong đó có các ông Chu Tiểu Xuyênvà cả ông Tập Cận Bình!

Janet Yellen là chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, thường gọi tắt là Fed. Ngày 16 Tháng Chín này Ủy Ban Chính Sách Tiền Tệ của Fed sẽ họp, trong đó bà Yellen có tiếng nói nặng nhất, ngày hôm sau sẽ cho biết lãi suất ở Mỹ có tăng hay không. Nếu Fed tăng lãi suất, kinh tế cả thế giới chịu ảnh hưởng vì kể từ năm 2006 đến giờ lãi suất chỉ giảm, giảm xuống gần số không, chứ chưa tăng lần nào.

Ngân Hàng Trung Ương Mỹ chỉ có bổn phận điều hành khối tiền tệ dân Mỹ đang dùng để giúp giá cả ổn định, chứ không có trách nhiệm nào đối với thế giới. Nhưng trong thực tế, họ gây ảnh hưởng ra bên ngoài, vì các nước khác khi mua bán với nhau đều thanh toán bằng đô la Mỹ.

Nếu bà Yellen nâng lãi suất ở Mỹ lên, đồng đô la Mỹ sẽ lên giá vì thêm nhiều người muốn đổi tiền nước họ lấy Mỹ kim để đưa sang Mỹ kiếm lời. Giới đầu tư khắp thế giới đã đem tiền vào Mỹ mua các trái phiếu, nhất là công trái, vì kinh tế Mỹ tăng trưởng đều đặn suốt sáu năm nay, sau cơn khủng hoảng nặng nề bắt đầu năm 2007. Mỹ cùng với nước Ðức trở thành những nơi gửi tiền an toàn nhất, so với các nước kinh tế lớn khác. Chính dòng tiền “chảy vào chỗ trũng” này là nguyên nhân khiến đô la Mỹ lên giá từ gần hai năm nay. Bây giờ, nếu đưa tiền cho Mỹ vay còn được trả lãi cao hơn trước, thì số tiền di cư sang Mỹ còn tăng nữa. Ðó là mối lo của các nước, đặc biệt là những “nền kinh tế đang lên,” tức là những nước trước đây 30 năm còn nghèo hơn ngày nay rất nhiều.

Muốn hiểu tại sao các nước đang lên lại lo lắng nếu lãi suất ở Mỹ tăng, chúng ta cần nhìn lại xem tại sao kinh tế các nước đó có thể tăng trưởng nhanh chóng trong gần hai chục năm qua, sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ khắp nơi.

Có ba hiện tượng tạo cơ hội cho các nước “kinh tế đang lên.”

Thứ nhất là cả thế giới giầu hơn nhờ gia tăng mua, bán với nhau. Một quy tắc kinh tế đơn giản là trong mọi cuộc trao đổi tự do, cả hai bên đều có lợi. Năm 2003 số hàng hóa trong thương mại quốc tế trị giá dưới 8 ngàn tỷ đô la, mười năm sau tăng lên thành 18 tỷ rưỡi. Trao đổi về dịch vụ cũng tăng từ 2 ngàn tỷ lên gần 5 ngàn tỷ. Trước đây 40 năm, các nước nghèo chỉ đóng góp một phần tư vào khối lượng mậu dịch quốc tế, bây giờ chiếm một phần ba. Hiện tượng “toàn cầu hóa” này nâng cao mức sống những nước nghèo, họ tiến với tỷ lệ cao hơn vì khởi đầu từ chỗ thấp hơn. Các nước Châu Á lợi nhiều nhất, trong đó có Trung Quốc.

Yếu tố thứ hai giúp nhiều nước nghèo phát triển nhanh là món hàng họ xuất cảng nhiều nhất là tài nguyên thiên nhiên, mà khi kinh tế thế giới lên cao thì giá các món quặng mỏ, dầu khí, gỗ, vân vân, cũng tăng.

Lý do lớn thứ ba là trong hai chục năm qua đi vay tiền được lãi suất rất thấp. Tiền vốn đổ vào các nước nghèo tạo cơ hội sản xuất, tạo công ăn việc làm.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khiến cho cả ba hiện tượng trên lên mạnh hơn. Một tỷ người Trung Hoa mua nguyên liệu và nhiên liệu từ khắp nơi về để sản xuất, giúp cho các nước bán dầu khí và quặng mỏ. Trong ba thập niên dân Trung Hoa được cởi trói kinh tế, họ làm việc hùng hục nhưng được trả lương rất thấp, số tiền “cưỡng chế tiết kiệm” này được đem ra ngoài cho vay. Vì vậy lãi suất ở các nước Mỹ và các nước Châu Âu xuống thấp trong 35 năm qua. Năm 1981, lãi suất dài hạn ở Mỹ trung bình là 14.5%, hiện nay xuống chỉ còn 2.2%. Trong cùng thời gian đó, Chỉ số Dow Jones thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng từ 900 lên tới trên 17,500 trong mấy tuần qua. Hàng hóa Trung Quốc bán giá rẻ giúp cho tỷ lệ lạm phát khắp nơi xuống thấp; ngân hàng trung ương các nước lớn không bị áp lực phải tăng lãi suất để ngăn ngừa lạm phát. Chính sách tiền tệ dễ dãi này có lúc tác hại, như đã thấy qua cuộc khủng hoảng địa ốc ở Mỹ trong những năm trước 2007.

Nhưng cả ba hiện tượng hữu ích cho kinh tế cc nước đang lên đang yếu dần, và có khuynh hướng đổi chiều. Hiện tượng lên rồi xuống biểu lộ rõ rệt nhất qua nền kinh tế Trung Quốc.

Thứ nhất, trong kinh tế toàn cầu, trong thời gian từ 1980 đến 2002, số lượng mậu dịch tăng với tốc độ nhanh hơn tỷ lệ gia tăng của số lượng sản xuất, tức GDP của thế giới. Lý do chính là vì chi phí của việc trao đổi hàng hóa càng ngày càng thấp; vì lợi tức trung bình lên cao giúp người ta mua đồ nhập cảng nhiều hơn; và vì việc sản xuất hàng xuất cảng có hiệu quả tăng nhanh hơn. Tình trạng này hiện đang đảo ngược: Trong bốn năm qua, mậu dịch quốc tế tăng lên với tỷ lệ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Các nền kinh tế đang lên đều đặt trọng tâm vào việc sản xuất hàng xuất cảng thay vì hàng tiêu thụ nội địa, chính sách này đang gặp khó khăn. Nỗi khó khăn của một nước lớn như Trung Quốc sẽ lan sang các nước khác.

Vì vậy, giá bán nguyên liệu và nhiên liệu giảm. Năm ngoái giá một thùng dầu có lúc lên tới $110 đô la Mỹ, năm nay đã xuống $50, có lúc xấp xỉ 40 đô la một thùng. Các thứ kim loại từ sắt đến đồng đều xuống giá.

Nếu trong ba chục năm trước kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tạo cơ hội cho kinh tế nhiều nước khác cùng lên, thì ngày nay có tình trạng ngược lại. Trung Quốc không thể tiếp tục chỉ chuyên lo làm hàng xuất cảng; không thể tiếp tục trao tiền cho các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vô ích. Hành động phá giá đồng nguyên và cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán khiến cả thế giới nhìn nước Tàu lo ngại.

Hiện nay kinh tế các nước Châu Âu và Nhật Bản vẫn còn trì trệ, nhưng kinh tế Mỹ đã hồi phục chậm chạp và vững chắc từ sáu năm qua. Khi kinh tế lên, mối lo nẩy sinh là lo lạm phát. Vì vậy, từ đầu năm 2015, trong giới lãnh đạo tiền tệ ở Mỹ nhiều người đã nói đến lúc phải tăng lãi suất. Từ đầu năm nay, cả thế giới tin rằng lãi suất ở Mỹ sẽ tăng lên trong phiên họp của Hội Ðồng Tiền Tệ (Open market committee) ngày 16, 17 Tháng Chín này.

Nếu trong hai tuần nữa bà Janet Yellen báo tin Mỹ tăng lãi suất, cả thế giới sẽ lo. Ðồng đô la sẽ lên giá khi người ta đổi lấy Mỹ kim đem vào Mỹ. Rất nhiều quốc gia đi vay nợ nước ngoài bằng đô la, cũng như nhiều người Việt Nam muốn cho vay bằng “cây vàng.” Khi đô la lên giá, các con nợ phải trả lãi bằng đô la sẽ khốn đốn vì tiền họ kiếm ra được vẫn là tiền bản xứ. Trong số các con nợ này có các công ty lớn và cả các chính phủ. Tiên đoán nỗi rủi ro này, kể từ Tháng Năm, 2015, trái phiếu do các nước đang lên phát hành đã phải trả lãi suất cao hơn.

Khi tiên đoán các nước kinh tế đang lên sắp gặp khó khăn, đồng tiền trong nước họ cũng bỏ chạy. Giữa Tháng Tám 2015, nhật báo The Financial Times cho biết, trong 14 tháng kể từ Tháng Sáu năm 2014, một khối lượng gần một ngàn tỷ đô la (940 tỷ) từ các nước kinh tế đang lên đã di tản! Mỹ sẽ tiếp tục thu hút tiền vốn của thế giới, nghĩa là tiền đầu tư vào các nước khác sẽ hiếm hoi hơn trong lúc họ đang cần nhất.

Vì vậy, kể từ ngày Thứ Hai, 24 Tháng Tám, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giá ào ạt lần thứ nhì trong một tháng, rất nhiều người đã đề nghị bà Janet Yellen khoan khoan, đừng nâng lãi suất Mỹ lên, Ngay trong giới lãnh đạo chính sách tiền tệ ở Mỹ, cũng có người can. Họ nêu ra các lý do chính đáng: Kinh tế Mỹ chưa bị áp lực lạm phát, vì vẫn tăng trưởng ở mức độ vừa phải, chưa quá nóng. Lương bổng công nhân chưa tăng đáng kể. Lạm phát trong Tháng Bảy 2015 còn ở mức 1.2% trong khi chính Ngân Hàng Trung Ương vẫn chọn mục tiêu là giá cả nên tăng 2% một năm. Ðó là tỷ lệ vừa phải để kích thích người sản xuất muốn làm thêm hàng để bán (sẽ được giá cao hơn 2%) còn người tiêu thụ thì muốn mua sớm trước khi giá tăng; cả hai đều kích thích kinh tế!

Ngày Thứ Sáu, 4 Tháng Chín, một tin mừng kinh tế là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm từ 5.3% xuống 5.1%. Một số thống kê mới cũng cho biết chỉ có 173,000 công việc làm mới tạo ra trong Tháng Tám, thấp hơn con số trung bình 212,000 mỗi tháng kể từ đầu năm nay, khiến chỉ số Dow Jones giảm 1.66%. Nhưng theo kinh nghiệm thì con số “jobs” Tháng Tám xưa nay đều quá thấp so với sự thực, trong tương lai có thể sẽ được điều chỉnh lên thêm 79,000 jobs nữa. Như vậy là kinh tế Mỹ đang lên nhanh hơn, nối lo ngăn chặn lạm phát vẫn còn đó, bà Yellen có trách nhiệm “lo trước cái lo của thiên hạ,” bằng các tăng lãi suất. Cả hai “tin mừng” cho kinh tế Mỹ đều là “tin buồn” cho thế giới bên ngoài, nhất là các nền kinh tế đang lên!

Trong hai tuần sắp tới, giới lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sẽ phải theo dõi xem sự thực kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn tới mức nào. Chính quyền Trung Cộng còn khả năng ngăn không cho thị trường chứng khoán xuống nữa hay không, khi chỉ số Thượng Hải tụt mất 3% trong tuần lễ Mừng Chiến Thắng Nhật? Ngày 10 Tháng Chín họ cũng đón coi Ngân Hàng Trung Ương Anh quốc có quyết định tăng lãi suất như mọi người chờ đợi hay không? Trong khi Nhật Bản, Âu Châu và Trung Quốc đang cần phải giữ lãi suất ở mức thấp để kích thích kinh tế, thì Anh và Mỹ là hai nước tính làm ngược lại. Nhưng kinh tế cả hai nước này cũng không thể lên nếu kinh tế toàn thế giới trì trệ hoặc suy thoái!

Bà Janet Yellen có thể chỉ nâng lãi suất căn bản ở Mỹ thêm 0.25%, hậu quả cho thế giới bên ngoài sẽ không đến nỗi quá nặng. Tuy nhiên, dù lãi suất Mỹ lên rất nhẹ, hậu quả tâm lý vẫn quan trọng, vì đây là lần đầu tiên lãi suất ở Mỹ tăng lên sau hàng chục năm. Các ông Chu Tiểu Xuyên và cả ông Tập Cận Bình rất lo. Trong hai tháng vừa qua số tiền vốn từ Trung Quốc chạy ra nước ngoài lên tới hàng trăm tỷ đô la mỗi tháng. Nếu Bắc Kinh phải cắt lãi suất lần nữa để kích thích người ta mua cổ phiếu, trong khi lãi suất ở Mỹ tăng, thì càng nhiều người muốn “gánh vàng đi đổ sông Bô (Potomac)!” 

Ngô Nhân Dụng
Theo Người việt

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Con người hơn nhau ở điểm nào

Con người chỉ hơn nhau ở đức hạnh, ở những phẩm chất tốt đẹp chứ không phải hơn nhau ở vật chất. Thật ra tiền chẳng ở với bạn được lâu đâu, vì một khi nó muốn từ bỏ bạn thì nó sẽ ra đi rất nhanh.
Có tiền là một chuyện, đặt tiền cho đúng chỗ lại là chuyện khác. Đầu tư không đúng nơi thì sẽ “tiền mất tật mang”. Thông minh cần phải đặt đúng chỗ thì mới thành công được.
Con người bây giờ gắn kết mình với quá nhiều thứ vật chất mà quên mất rằng sự gắn kết vĩ đại nhất là gắn kết với lương tâm thánh thiện.
Sự thông thái là món quà lớn nhất mà tự nhiên ban tặng cho loài người mà rất nhiều người đã không biết nhận lấy nó. Muốn có sự thông thái phải chịu khó học tập.
Càng trải nghiệm cuộc sống, ta sẽ càng ngộ ra được nhiều điều quý giá. Rồi bạn sẽ thấy: người được học nhiều khác xa so với người ít học. Chỉ có những người kém hiểu biết thì mới có tính khinh người thôi.
Trong tất cả cái khổ thì khổ nhất là cái khổ vì thiếu hiểu biết. Muốn trở thành người thông thái nhất, trước tiên bạn phải tự nhận mình là kẻ ngu ngơ nhất.
Rồi từ từ khắc phục những cái ngu của mình, bạn sẽ trở thành người thông thái nhất. Hãy nhớ là bạn chỉ khắc phục những cái ngu chứ bạn không bao giờ hết ngu, vì bạn cũng chỉ là một con người.
Khi giận dữ, chính bạn sẽ là người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Tha thứ là một trong những đỉnh cao của sự vĩ đại. Trời cao, biển rộng đến mấy cũng không mênh mông bằng tâm hồn con người.
Thông thường, khi không có tiền thì người ta khổ vì nghèo. Khi có nhiều tiền, người ta lại khổ vì cái khác.
Bây giờ khó phân biệt thật giả lắm vì có những cái giả còn thật hơn cả cái thật. Tỉnh táo lắm thì mới nhận biết được.
Ai cũng có những góc khuất riêng trong tâm hồn mình. Chúng ta chỉ có thể ở hiện tại mà không thể ở quá khứ hay tương lai. Hiện tại là thời điểm thiêng liêng nhất.
Tôi thích sự trong sáng và tinh khiết của trẻ con. Cái vui của trẻ nhỏ rất hồn nhiên, dễ thương. Rất nhiều người đã nói rằng con cái là niềm vui, là hạnh phúc, là món quà lớn nhất mà họ có được.
Hãy nhớ rằng đứa bé chỉ có mặt trên đời khi trước đó có sự giao hợp giữa bố và mẹ. Điều đó cho thấy: niềm vui chỉ xuất hiện khi có từ hai tác nhân trở lên.
Bởi thế hãy biết chia sẻ tình cảm của mình ra xung quanh. Những người khư khư giữ lấy mọi thứ cho riêng mình là những người sai lầm.
Giai đoạn nuôi con thơ là giai đoạn mà ta phải đầu tư rất nhiều về chất dinh dưỡng và tình cảm.
Giống như trong quả trứng vịt lộn phải có cả lòng đỏ và lòng trắng để cung cấp chất dinh dưỡng cho “thai nhi vịt” nằm trong trứng. Vì cả thai nhi vịt, lòng đỏ và lòng trắng đều giàu chất dinh dưỡng nên người ta thích ăn trứng vịt lộn là vậy.
Một quả trứng phải được vịt mẹ ấp ủ thì mới nở thành vịt con. Điều đó chứng tỏ đứa trẻ nào cũng cần tình thương của người đời.
Những người được gọi là thầy đều đáng để ta đặc biệt tôn trọng: thầy thuốc, thầy giáo, thầy tu, đại đức, thượng tọa, hòa thượng, linh mục, giáo hoàng, … Đạo đức của xã hội được vun đắp nên từ đó.
Con người ta hơn nhau ở đức hạnh, và những phẩm chất tốt đẹp.”

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Thuyết âm mưu: FED chưa tăng lãi suất tháng 9.2015 mà FED tung ra QE4 vào năm 2016

Người viết dùng những ngôn từ dễ hiểu nên ai đọc cũng dễ hiểu. Mục đích của tài phiệt thế giới biết những thuật ngữ đơn giản thành phức tạp để các chuyên gia, người tham gia thị trường tài chính bị loạn trưởng.
Khi nào FED hạ lãi suất và bơm tiền USD ra ngoài thế giới:
Thứ nhất, khi khủng hoảng kinh tế thế giới, Mỹ có GDP thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, TTCK Mỹ giảm mạnh
Thứ hai, khi các nền kinh tế thế giới cần tiền USD của Mỹ để phát triển kinh tế, tức cần vốn của Mỹ, thì Mỹ in tiền ra với lãi suất thấp cho các nước thế giới vay với lãi suất cao hơn 1 chút
Thứ ba, Sau 1 cuộc khủng hoảng kinh tế do đảng Cộng hòa làm ra, thì Đảng Dân Chủ nắm quyền và thực hiện chính sách kích thích kinh tế. Obama đã làm từ năm 2009 đến 2013
Khi nào FED tăng lãi suất và rút tiền USD từ bên ngoài nước Mỹ về lại nước Mỹ:
Thứ nhất, khi kinh tế thế giới tăng trưởng tốt như GDP của Mỹ, China, khối EU, Nhật; tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cực thấp, TTCK Mỹ tăng trưởng cực mạnh
Thứ hai, khi Mỹ muốn tạo 1 cuộc khủng hoảng kinh tế từ 1 đất nước nào đó cực lớn để ảnh hưởng tới kinh tế thế giới. Ví dụ, thúc ép China trả nợ cho Mỹ bằng cách tăng lãi suất, rút tiền USD về lại nước Mỹ
Thứ ba, việc tăng lãi suất và rút tiền về thuộc về nhiệm vụ của Tổng thống Đảng Cộng hòa vào nhiệm kỳ đầu tiên.
Hiểu thêm 1 chút về nhiệm vụ các tổng thống Mỹ:
Tổng thống Mỹ là người thực hiện các nhiệm vụ của các nhà tài phiệt giao. Quyền lực mạnh của tổng thống là việc ngoại giao với các nước bên ngoài nước Mỹ. Còn trong nước, thì Tổng thống không có quyền nhiều lắm.
Tổng thống thuộc Đảng Dân Chủ or Cộng Hòa đều luân phiên hoàn thành các công việc được giao trong 1 quá trình kéo dài nhiều năm trong kế hoạch của mafia. Họ giả bộ tranh luận náo nhiệt nhưng vẫn cùng chung 1 mục đích.
Ví dụ dễ hiễu: đoạn đường từ Sài Gòn về Quy Nhơn thì 2 người đó chia những đoạn đường rađể chịu trách nhiệm lái xe: người 1 lái xe từ Sài Gòn về Phan Thiết, người 2 lái xe từ Phan Thiết về Quy Nhơn.
Kết luận tháng 9.2015, FED chưa thể tăng lãi suất vì chưa đủ điều kiện:
Và Yellen sẽ giải thích vì sao FED chưa tăng lãi suất:
Thứ nhất, kinh tế China suy yếu làm cho GDP Mỹ sẽ yếu, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức chưa thấp lắm, tỷ lệ thất nghiệp cần giảm nữa, số công việc mới tạo ra chưa nhiều.
Kinh tế thế giới đang ảm đạm ảnh hưởng tới Mỹ, nếu tăng lãi suất lúc này thì coi đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái 1 lần nữa
Thứ hai, Cuộc bầu cử tổng thống chưa kết thúc, cần có 1 tổng thống thuộc Đảng cộng hòa thì mới tăng lãi suất được. Dự kiến năm 2017 mới tăng lãi suất.
Dự báo FED tiếp tục bơm gói QE4 để cứu nền kinh tế China
Năm 2017-2018, tài phiệt muốn cho China khủng hoảng kinh tế bằng cách cho TTCK, TT BDS bị bong bóng và rơi mạnh nên lúc này phải làm mọi thứ cho GDP china tăng mạnh, TTCK, TT BDS tiếp tục tăng mạnh nữa để chờ Tổng Thống thuộc Đảng Cộng Hòa lên nắm quyền.
Do đó, nhiệm vụ lúc này của FED là khuyến nghị bơm thêm tiền, chưa tăng lãi suất, bơm tiền thông qua gói QE4 để tiền USD này chạy qua China và kích thích GDP tăng mạnh, giúp TTCK China tăng trưởng tiếp

Xem các chuyên gia dự báo sắp có gói nới lỏng định lượng QE4:
Chuyên gia bong bong Marc Faber dự báo: hãy quên việc FED tăng lãi suất đi, gói nới lỏng định lượng QE4 đang tới

Nhà quản lý quỹ nổi tiếng Ray Dalio dự báo gói QE4 chuẩn bị bơm ra

Khuyến nghị FED nên khởi động lại chương trình nới lỏng định lượng

Larry Summers and Ray Dalio flag return of quantitative easing

http://www.ft.com/cms/s/2/8a5cb030-4b38-11e5-9b5d-89a026fda5c9.html#axzz3ke56jKn2

Dương Văn Kháng