Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Thuyết âm mưu giải thích tại sao HOSE đạt mức 625,x – 633,x vào ngày 21-25.4.2014



Chứng khoán tăng cũng phải hội đủ các yếu tố “thiên thời địa lợi, nhân hòa”. Chứng khoán là nơi để dòng tiền thông mình chạy vào và chạy ra để kiếm tiền. Muốn chứng khoán tăng trong giai đoạn nào đó thì không có bất ổn cả về chính trị lẫn kinh tế trong và ngoài nước. Người viết sử dụng thuyết âm mưu dựa trên trí tuệ của mình để hiểu ý đồ của các nhà chính sách trong tháng 4.2014 đối với chứng khoán. Mời các bạn cùng bước vào thế giới tưởng tượng của thuyết âm mưu.
Start on journey…có nghĩa là bắt đầu một chuyến đi thú vị:
Ga đến: kiếm lợi nhuận và giải quyết những khó khăn về nợ xấu của ngân hàng
Ga khởi hành:
Bến 1: ngày 27-3-3014, Ủy Ban Chứng Khoán tổ chức hội nghị “Doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết 2014”, Chủ tịch UBCK Nhà nước, ông Vũ Bằng nói: Chúng tôi cũng đã trình Thủ tướng để Thủ tướng đi công tác về có thể chính thức ký ban hành việc mở room (tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) cho các công ty niêm yết
Tại sao bác lại nói vào lúc này (cuối tháng 3 và đầu tháng 4)? Bác có ý gì với TTCK nhỉ?
Bến 2: ngày 24-3-2014, trong buổi làm việc với tỉnh An Giang, Thống đốc Bình cho biết lãi suất có thể giảm thêm 1-2%
Khi nào giảm? tại sao phải giảm trong năm 2014 mà không giảm trong năm 2013 hoặc đợi 2015.
Tháng 4 giảm hay tháng 6 nhỉ?
Bến 3: Chiều ngày 25/3, tại TPHCM, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Thiên Thanh Group đã công bố gói tín dụng mới dành cho thị trường bất động sản.
Theo đó, VNCB cùng các ngân hàng BIDV, Agribank, Vietinbank, Lien¬vietPostbank, ACB, VPN, Oceanbank, Sacombank và MB cam kết dành khoản tín dụng 50.000 tỷ đồng cho các nhà kinh doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng và nhà thầu.
Tại sao công bố gói 50.000 tỷ đồng cùng lúc với giảm lãi suất 1-2% chứ? Tiền này sẽ chạy vào bds giá rẻ và cổ phiếu chăng
Bến cuối cùng: tháng 4 là tháng công bố kết quả kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp, thời gian công bố từ ngày 10-25.4.2014. Dự báo các cổ phiếu ngành chứng khoán sẽ có lợi nhuận nhiều, thông tin trúng thầu dự án, chia cổ tức,…
Nhận xét của hành khách trên tòa tàu:
Chúng tôi rất an tâm và hài lòng khi đi trên con tàu này trong suốt tháng 4 vì chúng tôi đi và thưởng thức cảnh đẹp bên đường, lộ trình của chúng tôi không gặp khó khăn ở các miền quê nghèo nào, không hề có xung đột cản trở khi đi giữa hành trình.
Chân thành cảm ơn người lái tàu hiệu quả trong suốt tháng 4.2014 này.
Đi để thưởng thức, đi để giải quyết khó khăn của hệ thống tài chính ngân hàng:
Thị trường chứng khoán tăng mạnh tháng 4, cổ phiếu lại tăng lên mức cao, làm nợ xấu của ngân hàng giảm đáng kể vì tài sản thế chấp bằng cổ phiếu tăng và tồn kho bất động sản giảm vì giá cổ phiếu bds lên làm cho doanh nghiệp có thêm cash để đầu tư dự án khác tiếp.
Thị trường chứng khoán tăng mạnh tháng 4: người chơi thông minh kiếm được tiền, sức tiêu thụ hàng hóa tăng trở lại vì nhu cầu ăn uống, mua sắm mạnh trở lại
Thị trường chứng khoán tăng mạnh tháng 4: sinh viên ngành tài chính lại hi vọng 1 tương lai tươi sáng (theo lý thuyết), có ước mơ tham vọng lớn hơn, hihi (không biết có thành sự thật hay không)….
Nói chung, thị trường chứng khoán tháng 4 đầy đủ thiên thời, địa lợi và nhân hóa để Uptrend trong 1 tháng.
Trên tàu nhặt hàng gì:
Cổ phiếu dẫn đắt thị trường của 2 sàn là cổ phiếu nào?
Cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt?
Cổ phiếu có dòng tiền đầu cơ vào ngắn hạn.
Có 1 hành khách trên tàu đã nhặt các mã cổ phiếu sau: KLS, HUT, VHG, LCG, ITC, FCN, HVG, TCM,… và 1 ít PVX,….
Dương Văn Kháng – một hành khách đi trên tàu tháng 4.2014

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Kinh tế Nga đang xuống dốc

Lúc đầu chỉ có năm “cường quốc kinh tế” G-5 họp với nhau: Anh, Pháp, Tây Ðức, Hoa Kỳ và Nhật. Các nước Âu châu muốn mời Ý tham dự, Hoa Kỳ đòi phải thêm Canada, nước bạn Bắc Mỹ, cho nên thành Nhóm Bảy Nước G-7. Công chuyện họ thường bàn nhau là làm sao điều hợp chính sách tiền tệ và ngoại thương để không làm thiệt hại lẫn nhau. Năm 1998, họ mời thêm nước Nga, không phải vì kinh tế Nga lớn, mà vì Nga có bom nguyên tử, lại đang cần được khích lệ trên đường tư bản hóa. Từ đó Nhóm Tám Nước G-8 bàn thêm chuyện an ninh thế giới. Năm nay, bảy nước G-7 họp khẩn cấp do tổng thống Mỹ yêu cầu, và họ đồng thanh tuyên bố sẽ không tham dự kỳ họp G-8 sắp tới ở Sochi, nước Nga, nơi mới diễn ra Thế Vận Hội Mùa Ðông. Thay vào đó, họ sẽ họp lại nhóm G-7 tại Bruxelles cũng vào Tháng Năm, và không mời Nga dự. Họ còn tuyên bố sẽ không bao giờ mời Nga họp, cho tới khi Nga “xuống thang” trong cuộc khủng hoảng Crimea và Ukraine.

Báo chí thế giới loan tin: Nga bị đuổi khỏi G-8. Nhưng trong thực tế, G-8 không phải là một tổ chức, cũng chẳng có điều lệ về tư cách thành viên. Năm ngoái, Nhóm G-7 cũng từng họp riêng với nhau vào Tháng Năm ở Aylesbury bên nước Anh, mà chẳng mời Nga dự. Bảy nước G-7 hiện nay bao gồm 63% tài sản kinh tế thế giới, tổng cộng 241,000 tỷ mỹ kim; chắc chắn những quyết định chính sách chung của họ sẽ ảnh hưởng trên kinh tế toàn cầu. Ðược tham dự, tức là được góp ý kiến trên các quyết định đó, và còn tăng thêm cho uy tín quốc gia. Tính trên tổng sản lượng thì kinh tế Trung Quốc lớn hơn Nga, lâu nay vẫn muốn góp mặt để thành một Nhóm G-9. Nhưng bây giờ sau khi Nga “bị đuổi” thì Trung Quốc khó có hy vọng được mời trong nhiều năm tới.

Quyết định của G-7 hoàn toàn vì chính trị. Họ lên án Nga đã không tôn trọng những “giá trị và nguyên lý” về bang giao quốc tế khi đem Crimea trở lại lãnh thổ Nga. Các nước Pháp, Ðức, Anh, Ý đã phong tỏa tài sản một số người thân cận với ông Vladimir Putin, Mỹ phong tỏa thêm một số công ty và ngân hàng. Nay bày nước dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt kinh tế khác nếu Nga leo thang đe dọa thế quân bình vùng chung quanh Nga và Ukraine.

Nga đang đe dọa thật. Ông Putin có thể sách động dân gốc Nga ở mấy tỉnh miền Ðông Ukraine nổi lên, đòi theo gót Crimea. Và ngay sát bên còn một vùng đất tình trạng rất giống Crimea; là Transnistria, một dải đất dài nằm theo biên giới giữa Ukraine và Moldova. Transnistria đã ly khai khỏi Moldova vào năm 1992, sau khi xứ này tuyên bố độc lập lúc Liên Bang Xô Viết tan rã. Hiện có 1,200 quân Nga đóng ở đây, sau khi đã tới đóng vai “bảo vệ hòa bình” vì cuộc xung đột giữa Moldova và Transnistria; và đến nay vẫn không chịu rút về dù đã ký kết với Moldova, và được Liên Hiệp Quốc thúc giục! Trong số dân Transnistria gần 600,000 người có 90% mang hai hoặc ba quốc tịch; 300 ngàn nhận quốc tịch Moldova; 150 ngàn quốc tịch Nga và 100 ngàn quốc tịch Ukraine. Trong khi cả thế giới chưa nước nào công nhận Transnistria là một quốc gia cả, người gốc Nga ở đây cũng đang đòi trở về với “Nước Mẹ!”

Chính phủ Nga tỏ ra cứng rắn, coi được tham dự vào G-8 hay không chẳng có gì quan trọng. Ngoại trưởng SergeLavrov nói, “Ðể coi, một năm hay năm rưỡi sau, chúng tôi sẽ ra sao khi không còn tham dự nữa.” Ông biết rằng chỉ có Mỹ sẵn sàng tạo thêm áp lực phong tỏa kinh tế, còn các nước Âu Châu rất khó. Ðồng minh thân nhất của Mỹ là Anh quốc. Nhưng London hiện nay là nơi các đại gia giàu nhất nước Nga gửi tiền, mua nhà, và đầu tư. Trị giá 28 công ty Nga ghi danh ở thị trường chứng khoán London lên tới gần 400 tỷ Mỹ kim. Mỗi năm các công ty Nga trả cho các ngân hàng cố vấn London 300 triệu. Các luật sư cố vấn London đòi các công ty Nga trả mỗi giờ 1,500 bảng Anh (2,500 Mỹ kim). Ðức nhập cảng hơi đốt của Nga cho 40% nhu cầu, và cung cấp máy móc, xe đắt tiền cho Nga. Bà Thủ Tướng Angela Merkel nói rằng muốn phong tỏa kinh tế Nga cần phải tham khảo ý kiến của 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu (EU). Cho nên trong thời gian tới, các nước G-7 sẽ chỉ làm áp lực từng bước nhỏ, tấn công trên từng phần trong các ngành nhiên liệu, dịch vụ tài chánh, ngân hàng, và xuất cảng vũ khí.

Nhưng trong thực tế, khối G-7 không cần làm nhiều, vì trước khi ra khỏi G-8, kinh tế Nga đã đang trên đà xuống dốc rồi.

Trong mười năm từ khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền, năm 2000, kinh tế Nga mạnh nhờ giá dầu lửa trên thế giới lên cao; trung bình mỗi năm lợi tức quốc gia (GDP) tăng 7%. Năm ngoái, GDP chỉ tăng được 1.3%, và ông Andrei Klepach, thứ trưởng kinh tế mới nói với báo chí rằng trong quý đầu năm 2014 chắc tỷ lệ tăng trưởng sẽ xuống số không. Tình trạng kinh tế ngưng trệ diễn ra trong khi giá dầu thô trên thế giới vẫn giữ mức khoảng 110 đô la một thùng, là mức cao nhất xưa nay. Ðiều đó cho thấy kinh tế Nga gặp khó khăn vì những nguyên do lớn trong cơ cấu kinh tế.

Vladimir Putin không tin tưởng ở sức mạnh của thị trường; ông tập trung quyết định kinh tế quốc gia vào trong tay, trao cho một số cận thần, nhiều người là cựu sĩ quan công an KGB như ông. Ông cũng theo thói quen như các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chú trọng đến đầu tư, nhưng đem tiền cho những xí nghiệp vay dùng vào dự án không có hiệu quả. Mặc dù tiền đầu tư chiếm 26% của GDP, nhưng khả năng sản xuất của các xí nghiệp giảm dần, đường sá và đường xe lửa đang hư hỏng. Chính phủ Nga khuyến khích các đại gia, các đại công ty, phần lớn là doanh nghiệp nhà nước. Các nhà kinh doanh và ngân hàng nhỏ khó cạnh tranh với guồng máy quốc doanh. Nạn tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới khiến kinh tế càng khó phát triển.

Nhờ có nhiều dầu khí để bán, Nga không phát triển những ngành công nghiệp nhẹ nhắm vào xuất cảng như ở Trung Quốc. Vì vậy, sản xuất công nghiệp ở Nga không tiến lên theo đúng nhu cầu của một nước đang phát triển. Tại những nước đang hưng thịnh, như Nam Hàn, Cộng Hòa Tiệp, sản xuất công nghiệp đóng góp vào 20% tổng sản lượng nội địa. Công nghiệp Nga hiện nay chỉ chiếm 15% GDP, giảm xuống từ tỷ lệ 18% vào năm 2005.

Trong cuộc họp báo vào Thứ Hai, 24 Tháng Ba, 2014, Thứ Trưởng Kinh Tế Andrei Klepach nói rằng các hành động phong tỏa của Mỹ và Tây Âu không ảnh hưởng đến kinh tế Nga bao nhiêu, nhưng ông công nhận nhiều người Nga đã chuyển tiền ra nước ngoài. Trong mấy năm qua, mỗi năm số vốn chạy khỏi nước Nga trị giá khoảng 60 tỷ đô la; nhưng nay đến lượt các nhà đầu tư ngoại quốc cũng rút tiền đem về. Riêng trong ba tháng đầu năm 2014, ông Klepach cho biết số tiền vốn “vượt biên” khoảng từ 65 đến 70 tỷ, cao hơn tổng số của cả năm ngoái. Mà một nửa số tiền đó mới được chuyển đi trong Tháng Ba này.

Tiền rút khỏi nước Nga sẽ được đổi lấy ngoại tệ, nhất là mua đô la Mỹ. Từ năm 2011 đến nay, đồng rúp của Nga đã mất giá 22% so với đồng đô la; và hối suất xuống mạnh nhất trong tháng qua, từ khi vụ khủng hoảng Ukraine và Crimea bùng nổ. Ngân hàng trung ương Nga đã bỏ đô la dự trữ ra mua đồng rúp, và tăng lãi suất để giữ giá. Nhưng trong tình trạng kinh tế đang xuống việc tăng lãi suất sẽ chỉ khiến việc tiêu thụ và đầu tư giảm sút.

Ông Klepach cho biết ngân hàng trung ương Nga sẽ hạ thấp lãi suất, và trong Tháng Ba giá sinh hoạt sẽ chỉ tăng từ 0.9 đến 1%; ước đoán này cho thấy tỷ lệ lạm phát trong năm 2014 sẽ lên tới gần 7% cao hơn tỷ lệ lạm phát trung bình 3.8% của các nước đang phát triển cùng trình độ với Nga.

Với tình trạng kinh tế suy yếu như vậy, ông Vladimir Putin sẽ chịu hai thứ áp lực kinh tế từ Mỹ và các nước Châu Âu. Thứ nhất, phong tỏa tài sản các cận thần của ông Putin; thứ hai, chính phủ Mỹ đổi chính sách, sống xa hoa xuất cảng dầu lửa và khí đốt.

Ông Alexey Navalnymarch là người đã ra tranh cử thị trưởng thủ đô Matskva vào Tháng Chín năm ngoái, ông được một phần ba phiếu bầu mặc dù không được các báo đài nhắc tới. Ông mới bị quản thúc tại gia sau khi tham dự các cuộc biểu tình phản đối ông Putin. Trong một bài gửi ra nước ngoài vào tuần trước, ông đã nêu đích danh những nhân vật mà các nước Tây phương nên phong tỏa tài sản, vì họ đã kiếm được tiền nhờ tham nhũng, lạm quyền. Nhóm cận thần này không những cung cấp tiền cho đảng của ông Putin mà còn điều khiển cả bộ máy tuyên truyền gồm báo, đài chuyên đi xuyên tạc các đảng chính trị đối lập.

Những cận thần của ông Putin đều có tài sản lớn nằm ở các nước Tây phương, kể cả ở Mỹ. Nếu bị phong tỏa, cuộc sống xa hoa của họ sẽ chịu ảnh hưởng và họ sẽ lo lắng về tương lai. Áp lực đó sẽ khiến chính đám này khuyên ông Putin phải dè dặt.

Ðòn kinh tế thứ hai nước Mỹ có thể thi hành, là thay đổi chính sách năng lượng, khuyến khích việc xuất cảng dầu, khí; vì Mỹ đang trở thành nước sản xuất nhiều nhất thế giới, nhờ áp dụng những phát minh trong kỹ thuật khai thác mới. Mục này đã trình bày vấn đề đó trong một bài trước. Cả nước Nga đang sống khá giả nhờ xuất cảng dầu khí. Mỗi năm Nga thu về 220 tỷ đô la nhờ xuất cảng dầu khí, 160 tỷ bán cho các nước Âu Châu. Ngoài món đó ra, số khiếm hụt trong cán cân thương mại về các món hàng khác sẽ lên tới 10% tổng sản lượng nội địa. Cho tới nay, ông Putin không bao giờ muốn Iran với Mỹ hòa hoãn; vì nếu không bị cấm vận, Iran sẽ là nước xuất cảng dầu lửa và khí đốt đứng hàng thứ tư trên thế giới. Chỉ cần Mỹ tuyên bố xuất cảng dầu khí, giá thị trường thế giới sẽ xuống, ngân sách chính phủ Nga lập tức bị ảnh hưởng.

Chắc hẳn ông Vladimir Putin cũng biết nhược điểm kinh tế của mình, cho nên đã thấy dấu hiệu ông bắt đầu nhường nhịn. Cho đến nay, chính phủ Nga nhất định không coi chính phủ mới ở Ukraine là hợp pháp; vẫn chỉ công nhận Cựu Tổng Thống Yanukovych, tay chân của họ. Nhưng trong ngày Thứ Hai vừa qua, trong khi các nước G-7 họp ở Den Haag, Hòa Lan công khai phản đối Nga, ngoại trưởng Sergei Lavrov đã chịu gặp gỡ ngoại trưởng của chính phủ Ukraine mới, cũng tại thành phố này. Trước đó, ông Lavrov đã nhiều lần từ chối không gặp ở những nơi khác, dù hai người ở cùng một khách sạn!
 
Ngô Nhân Dụng
 
(Người Việt)

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Tại sao hầu hết Trader đều thất bại?!

Bernard Baruch, một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử, có một nguyên tắc vàng: "Đừng đầu cơ nếu bạn không thực hiện nó như một công việc toàn thời gian". 
TÓM TẮT NỘI DUNG
- Một số trader kết thúc sự nghiệp của mình bằng việc trở thành người vô gia cư hay thậm chí là có người đã tự tử. Nét tiêu biểu của họ là đều có tâm lý của một con bạc. Khi thua lỗ, họ nỗ lực tìm kiếm một canh bạc mới nhằm bù lại số tiền đã mất.
- Đây là kinh doanh, là công việc. Hằng ngày, tôi thực hiện hàng trăm giao dịch nhằm tìm kiếm từng ít lợi nhuận.
- Rất nhiều trader suy nghĩ rằng 1 hoặc 2 "bước ngoặc lớn" sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ. Cũng có suy nghĩ cho rằng sau một chuỗi những lần thua lỗ, rồi thì cũng sẽ xuất hiện một vố thắng lớn để bù đắp lại số tiền đã mất của họ.
- Bernard Baruch, một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử, có một nguyên tắc vàng: "Đừng đầu cơ nếu bạn không thực hiện nó như một công việc toàn thời gian".
- Bạn cần nghiên cứu, nghiền ngẫm và nghiêm túc xem nó là một công việc thật sự nếu như muốn trở thành một Trader chuyên nghiệp.
Trong cuốn sách "Quỹ phòng vệ - Phù thủy của thị trường" (Hedge Fund Market Wizards) của Schwager, điều mà tôi thích nhất ở chương "Larry Benedict" là nó được tác giả mở đầu bằng cách kể về sự thất bại được lập đi lập lại nhiều lần của Larry.
Trước khi trở thành Founder thành công của Banyan Capital Management, Benedict đã phải đối mặt với những thất bại lặp đi lặp lại rất nhiều lần, nhưng ông vẫn kiên trì, tuân theo kỷ luật của mình chỉ để đảm bảo rằng những lần giao dịch thất bại sẽ không thể cuốn ông ra khỏi cuộc chơi, và ông cũng không bao giờ tìm kiếm một cách khác nhanh hơn nhằm bù đắp thua lỗ cho những giao dịch thất bại ấy.
Ông giải thích tầm quan trọng của nó.
Tại sao bạn lại có thể nghĩ rằng bạn đã thành công trong khi có rất nhiều trader thất bại trên thị trường?
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp, tôi đã thấy một số trader kết thúc sự nghiệp của mình bằng việc trở thành người vô gia cư hay thậm chí là có người đã tự tử. Một trong những nét tiêu biểu là họ đều có tâm lý của một con bạc. Khi thua lỗ, họ nỗ lực tìm kiếm một canh bạc mới nhằm bù lại số tiền đã mất.
Tôi đã được học rất sớm rằng mình tuyệt đối không được làm việc ấy. Đây là kinh doanh, là công việc. Hằng ngày, tôi thực hiện hàng trăm giao dịch nhằm tìm kiếm từng ít lợi nhuận. Nếu bạn nhìn vào bảng lợi nhuận hằng ngày của tôi, bạn sẽ thấy có rất ít ngày tôi đạt được những khoản lợi lớn.
Đừng bao giờ xem Trading là trò đánh bạc.
Rất nhiều trader (hoặc nhà đầu tư) tiếp cận ngành kinh doanh này với suy nghĩ rằng 1 hoặc 2 "bước ngoặc lớn" sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ. Cũng có suy nghĩ cho rằng sau một chuỗi những lần thua lỗ, rồi thì cũng sẽ xuất hiện một vố thắng lớn để bù đắp lại số tiền đã mất của họ. Điều đó nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng thực tế thì hoàn toàn không, vì biết đâu họ lại tiếp tục những thua lỗ tiếp theo để rồi dẫn đến tán gia bại sản.
Thêm vào đó, bên cạnh những câu chuyện bạn tìm thấy được về sự thành công của những vụ đánh cược lớn, thì bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy vô số câu chuyện khác kể về những nỗi đau khi thất bại của “nhà đánh bạc”.
Những bình luận trên của Larry Benedict đã cho tôi một vài suy nghĩ về Greg Harmon, một người bạn, ông đang làm việc tại Dragonfly Capital và vẫn thường xuyên liên lạc với tôi.
Greg đã nghiên cứu chỉ số S&P500 rất nhiều kể từ khi ông ra mắt dịch vụ blog và bản tin của mình vào năm 2011. Nhưng cũng giống như Benedict, ông cũng không “đánh bạc”, mà kiếm lợi nhuận một cách từ từ và ổn định.
Trong bản báo cáo thành tính gần đây của Dragonfly, Greg đã thực hiện tổng cộng 765 giao dịch trong vòng 2 năm, với 484 lần thắng, và phần còn lại là thua hoặc hòa vốn. Ông luôn sử dụng các điểm vào và điểm thoát giao dịch một cách cụ thể, giao dịch trên thị trường vốn và quyền chọn, sử dụng cả lệnh buy và sell. Đó không phải là một công việc tạm thời hay một trò tiêu khiển, ông là một nhà chuyên nghiệp thật sự.
"Giao dịch là một nghề, bạn thật sự phải tập trung làm việc", Larry Benedict nói với bạn như thế, Greg Harmon cũng sẽ nói như thế với bạn và bất kì ai có thâm niên cũng sẽ nói với bạn như vậy.
Bernard Baruch, một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử, có một nguyên tắc vàng: "Đừng đầu cơ nếu bạn không thực hiện nó như một công việc toàn thời gian". Câu nói này vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó cho đến nhiều thập kỷ sau. Thực tế, thị trường hiện nay là khó khăn hơn cho những người có sở thích làm trader.
Bạn có thể thắng lớn bằng cách vào lệnh ngẫu nhiên, nhưng sau đó thì sao? Bạn có thể làm như vậy 2 lần không? 3 lần thì sao? Dường như là không thể. Vì thế đừng xem Trading là một canh bạc. Bạn cần nghiên cứu, nghiền ngẫm và nghiêm túc xem nó là một công việc thật sự nếu như muốn trở thành một Trader chuyên nghiệp. 

Nguồn: Phố Chứng khoán (Dịch từ Business Insider)
- See more at: http://bfinance.vn/chung-khoan/tai-sao-hau-het-trader-deu-that-bai.aspx#sthash.qjDjQHhx.dpuf

Những bài thơ về lẽ sống của chúng ta

Cuộc đời con người có lúc thăng, lúc trầm, lúc thế này, lúc thế kia nhưng cốt cách của con người lúc nào cũng có, bạn phải có trách nhiệm hoàn thành kiếp nhân sinh của mình, mà người Nga gọi là bạn phải tự cho thấy bạn là loại thép nào, xứng với "Thép đã tôi thế đấy" không.

Những người nỗ lực lao động của họ mang lại nhiều giá trị lớn lao cho xã hội sẽ luôn luôn thấy mãn nguyện về mình, được người đời đề cao, ngưỡng mộ. Để làm được điều lớn lao, những người đó phải chọn được lẽ sống đúng cho mình, và sống phải lẽ theo lẽ sống ấy, không bị những điều vô nghĩa, những cạm bẫy, những điều xã hội không mong muốn làm tha hóa...

Mỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại. Nhưng gần đây, bạn trẻ sống lơ lửng, không mục đích, không chỗ bám vào một lẽ sống rõ ràng. Ai ai cũng nói mình dám nói, dám làm, dám sống, dám chơi... nhưng cụ thể Lẽ sống của họ là gì? Ước mơ, hoài bão, lý tưởng của họ đối với bản thân mình, với lợi ích chung, sự tiến bộ của xã hội, cái tôi trong cái chúng ta của xã hội và hy sinh bản thân vì cái chung để xã hội đi lên... Giản Tư Trung, chuyên gia đào tạo doanh nhân có nói "Lẽ sống giống bánh lái của cuộc đời. Con người không có lẽ sống giống như con thuyền không có bánh lái, chẳng biết đi đâu, về đâu". Sống để làm gì? Nếu xác định được mục đích, bạn sẽ sống khác đi và cuộc sống của bạn cũng sẽ khác.

Anh Trung trong một bài trình bày của mình có diễn giải về lẽ sống như sau: "Một người không có ước mơ sẽ có cuộc sống giống thực vật. Trong xã hội, nhiều người không may phải nằm bất động trong bệnh viện nhưng không sống thực vật vì họ từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây vẫn đang quyết tâm đấu tranh với bệnh tật để cứu lấy sinh mạng của mình. Họ có ước mơ và niềm tin khỏi bệnh.

Nhưng ngược lại, có những người khỏe mạnh lại "bất động" về tâm hồn. Ấy là khi họ không xác định được cho mình phương hướng và mục đích sống. Vì vậy, người trẻ hãy luôn thường trực câu hỏi: Mình phải dùng cuộc sống này vào việc gì?"

Nhưng chọn con đường đi đúng cho một người đâu phải dễ? Khi bạn đã cất bước trên đường rồi, sẽ có lúc bạn phải xem lại và suy nghĩ về đích đến của đời mình. Nhiều khi, con đường đi đúng chỉ ló dạng khi ta dám cất bước.
Lẽ sống
(Thơ Đặng Hải)

Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đời có ích tệ sống chơi
Ai làm trăm sự cho ta sống
Cớ sao tham sống chỉ hại đời

Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đẹp xem ai quyết xây đời
Tự tránh xa hoa nơi đàng điếm
Trần thế không nên sống ham chơi

Vui sao sống đẹp mãi sáng ngời
Ghi dấu sáng danh nghĩa tình đời
Nhân văn ghi chép thiên niên kỷ
Nghĩa tình cao cả với con người.

Bùi Quang Minh

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Thuyết âm mưu giải bài toán phương trình bậc nhất về chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam



Theo thuyết âm mưu, chính sách kinh tế vĩ mô nhằm mục đích phục vụ lợi ích của một nhóm nào đó trong việc kiếm tiền từ các tài sản tài chính. Hiện tại, các tài sản (doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bất động sản, ngân hàng,…) đang rất rẻ. Do đó, kế hoạch của nhóm lợi ích nào đó là thâu tóm tài sản giá rẻ từ tiền vay của các ngân hàng.
Phương trình đem lại lợi nhuận cao cho một nhóm nào đó:
Người viết dùng phương trình toán học bậc 1 để giải bài toán chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam với các biến số sau:
Một nhóm lợi ích nào đó gọi là biến số Y
Ngân hàng nhà nước: gọi là biến số A
Tài sản của người dân gồm có vàng vật chất dự kiến khoảng 400-500 tấn vàng (12-14 tỷ USD), tiền mặt (cash), bất động sản giá rẻ - 2 giá trị này ước khoảng 8-10 tỷ USD: gọi là biến số X
Các ngân hàng là nơi trung gian để luân chuyển dòng vốn từ người dân vào nhóm lợi ích và ngược lại, gọi là biết số Z
Làm thế nào để Y kiếm lợi nhuận cao nhất, người viết giải bài toán như sau:
Y nhờ A in thêm tiền mới mỗi dịp Tết để cho Z thu mua vàng vật chất từ người dân bán ra khi thấy thị trường chứng khoán, bất động sản giao dịch có thanh khoản. Người dân sẽ bán vàng và đổ tiền vào thị trường chứng khoán, bất động sản vào năm 2015-2016 – khi đó đạt mức đỉnh
Z huy động tiền từ X vì X bị động không biết làm gì để kiếm lợi nhuận nên tạm thời gửi vào Z
Y nhờ A in thêm trái phiếu và nói Z mua trái phiếu A phát hành (khoảng 300.000 tỷ VND – tương đương 14,2 tỷ USD năm 2014). Z mua khoảng 80% trái phiếu A phát hành, tiền Z mua là từ tiền huy động của X
Hành động:
Y có tiền từ: Z mua trái phiếu A và Z giảm lãi suất thấp cho Y vay. Vậy Y hiện tại có rất nhiều tiền
Y đi mua nợ xấu giá rẻ (cổ phiếu, bất động sản giá rẻ nhất), thâu tóm ngân hàng giá rẻ. Dự kiến Y mua khoảng 12-14 tỷ USD
Y sẽ kích giá cổ phiếu, bất động sản lên cao, tăng khoảng 50-100% so với giá Y mua và sẽ bán chốt lời vào năm 2015 – 2016 khi X đem vàng vật chất bán ra ở giá đáy của vàng vật chất, X rút tiền gửi vào Z ra để mua cổ phiếu, bất động sản giá đỉnh
Kết luận:
Y rất thông minh trong từng chiến lược, bước đi. Có thể ví dụ như thế này, Y là ông A và X là ông B.
A thấy B có rất nhiều tài sản, A có ý định lấy của ông B, nhưng cách lấy của A rất đẳng cấp, tức là ông B tự nguyện đem tài sản cho không A
A sử dụng các tuyệt chiêu trong các khái niệm kinh tế vĩ mô mà B không giỏi lắm.
Người viết thử tưởng tượng theo kiến thức của mình liên tưởng đến phương trình bậc nhất trong toán học cấp 2 để giải bài toán cho đúng logic.
Đáp án của một bài toán có nhiều cách làm, có thể có nhiều cách giải khác nhau, người viết chỉ đưa ra một cách giải hệ phương trình bậc nhất của riêng mình. Đúng hay sai thì chờ giám khảo duyệt
Dương Văn Kháng, đam mê toán học