Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Thuyết âm mưu trong việc dự báo kinh tế-chính trị toàn cầu năm 2014 – 2018 (Phần 2)

Phần 1: xem chi tiết:





Phần 2: Chính trị thế giới 2014-2018


I.       Chính trị thế giới
Hoa Kỳ:
Nhiệm kỳ Tổng Thống Obama (2013 – 2016)
Tổng thống Hoa Kỳ là người làm cho nước Mỹ giữ được cường quốc số 1 dẫn dắt toàn cầu.
Điều kiện để các ông trùm (nhóm tạo ra FED, sáng lập ra các công ty sản xuất vũ khí) chọn Tổng Thống: mang lại lợi nhuận tối ưu nhất cho họ và vì một nước Mỹ siêu cường số 1 toàn cầu.
Vì mục tiêu của các ông trùm trong từng thời điểm mà họ chọn Tổng Thống là thuộc Đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ. Chẳng hạn, khi họ muốn tạo ra khủng hoảng kinh tế, gây chiến tranh để bán vũ khí họ chọn Tổng Thống là Đảng Cộng Hòa (ủng hộ 1% giàu có) hoặc khi họ muốn phát triển kinh tế nước Mỹ sau khủng hoảng, muốn làm êm dịu thế giới bằng sức mạnh mềm họ chọn Tổng Thống là Đang Dân Chủ (vì cộng đồng người nghèo).
Suy ra, năm 2013-2016 các công trùm chọn Obama thuộc Đảng Dân Chủ làm Tổng Thống tức muốn Obama thực hiện chính sách phát triển kinh tế Hòa Kỳ, dùng sức mạnh mềm của Obam để xoa dịu thế giới theo quỹ đạo của Mỹ, hạn chế xung đột vũ trang. Điều này cho chúng ta dự báo trong nhiệm kỳ Obama sẽ không xảy ra chiến tranh giữa các nước ở Châu Á (đặc biệt Nhật – Trung).
Chiến tranh nếu có xảy ra thì vào nhiệm kỳ Tổng Thống thuộc Đảng Cộng Hòa (2017 – 2020)
Trong bản thông điệp gửi Quốc hội Mỹ đầu tháng 2.2014, Tổng thống Obama đã tuyên bố các chiến lược như sau: hướng tập trung những nỗ lực chính vào chính sách kinh tế trong nước và khu vực Trung Đông, ít nói tới chính sách “trở lại Châu Á” của Mỹ.
Tổng thống Obama tuyên bố rằng từ giờ trở đi, Trung Quốc không còn là đất nước số 1 nên được đầu tư. Theo tuyên bố của ông Obama, đất nước đó phải là Hoa Kỳ.
Barack Obama tập trung vào Trung Đông, mà theo ý kiến của ông, là “một chiến thắng ngoại giao” của Mỹ. Ông đề cập đến Syria, đến việc rút quân khỏi Afghanistan...v.v
Nhiều khả năng là những hoạt động trong tương lai của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ mang tính chất tổng hợp về kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp lý quốc tế... Áp dụng chiến tranh tâm lý như thuở đối đầu với Liên Xô nhưng lần này, họ sẽ gieo rắc vào đầu các dân tộc châu Á sự sợ hãi trước nguy cơ đe dọa kinh hoàng của Trung Quốc.
Chi phí quân sự:
Mỹ tiếp tục giảm nhanh các chi phí quân sự - từ 664 tỷ USD trong năm 2012 xuống còn 582 tỷ USD trong năm 2013 và sẽ xuống còn 575 tỷ USD trong năm 2014; 535 tỷ USD trong năm 2015.
Chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới, chiếm 39% tổng chi phí quân sự toàn cầu và tương đương 4,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các lực lượng vũ trang của quân đội Mỹ được chia thành 5 binh chủng gồm Bộ binh, Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến và Cảnh sát biển
Trung Quốc
Nhiệm kỳ Chủ Tịch Tập Cận Bình 5 năm (15-11-2012 đến 15-11-2017)
Tổng bí thư mới của Trung Quốc có một gia thế hoàn hảo, với danh tiếng của cha ông, cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân, người đi đầu trong phong trào cải cách kinh tế ở Trung Quốc, cùng nhiều năm liền tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo và làm kinh tế ở các tỉnh thành lân cận Bắc Kinh.
Chiến lược đối ngoại mới của Trung Quốc sẽ tập trung vào 3 khu vực: một là “Con đường tơ lụa mới” bao gồm các quốc gia Trung Á, hai là con đường tơ lụa trên biển" ở Đông Nam Á và cuối cùng là tạo ra “hành lang kinh tế” kết nối Myanmar, Bangladesh và Ấn Độ với Trung Quốc.
3 thách thức lớn với Tập Cận Bình:
Thách thức lớn đầu tiên là việc thực thi chương trình cải cách kinh tế. Ông Tập phải chuyển đổi những cam kết thành chính sách và những chính sách đưa ra phải cụ thể, tạo ra kết quả mang tính định lượng. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ bắt đầu năm mới với việc thực thi những cải cách mà chỉ đòi hỏi biện pháp mang tính hành chính, như việc cấp giấy phép hoạt động cho lĩnh vực ngân hàng tư nhân, tăng tính cạnh tranh qua việc gỡ bỏ rào cản để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia thị trường ngân hàng, tự do hóa tỷ lệ lãi suất và trao đổi tiền tệ, và mở rộng quyền cư trú cho lao động nhập cư tới các thành phố nhỏ và thị trấn.
Thách thức lớn thứ hai là duy trì được sự ủng hộ cao của quần chúng với cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go. Trong trường hợp không thu hút được sự ủng hộ từ quần chúng với các kế hoạch cải cách, phương tiện duy nhất ép buộc bộ máy chính trị phải thực thi chương trình hành động của ông là cảnh báo về việc sẽ đưa ra điều tra và truy tố về tham nhũng.
Thách thức thứ ba là tránh một cuộc xung đột không cần thiết với Nhật Bản. Trung Quốc vừa mới tuyên bố về Vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) bao trùm lên cả nhóm đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, sau đó là chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới ngôi đền tranh cãi Yasukuni, khiến cho mối quan hệ song phương, hiện đã ở mức thấp nhất trong vòng 40 năm qua, sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.
Chi phí cho quân sự tăng:
Tạp chí IHS Jane’s, chuyên phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng, gần đây công bố số liệu cho thấy, trong năm 2014, Bắc Kinh có thể sẽ chi 148 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng. Báo cáo này cũng dự đoán đến năm 2024, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ lớn hơn toàn bộ các nước Tây Âu cộng lại.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua vũ trang tại châu Á trong năm 2013, với tổng chi tiêu quốc phòng lên tới 112,2 tỷ USD,  nhiều hơn Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Đài Loan và Việt Nam cộng lại.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện chiếm 9,5% tổng chi phí quân sự toàn cầu, tương ứng 2% GDP.
Nhật Bản:
Tháng 9/2012, ông Shinzo Abe một lần nữa trở thành Thủ tướng Nhật Bản, sau nhiệm kỳ ngắn ngủi 2006-2007. Dấu ấn mà ông để lại trong những ngày đầu tái cầm quyền là các chính sách kích thích kinh tế hiệu quả, được giới kinh tế học mệnh danh là Abenomics.
Nhưng trong mắt ông Abe, việc khôi phục thực lực nền kinh tế chỉ là công cụ để thực hiện một mục tiêu khác. Đó là kiến thiết một nước Nhật Bản hùng mạnh hơn, tự tin hơn, sở hữu quân đội hoàn thiện và niềm tự hào quốc gia như thời kỳ Thế chiến thứ hai.
Ông Abe có lập trường cứng rắn đối với tranh chấp quần đảo Senkaku.Abe cho rằng “Trung Quốc đang thách thức một thực tế rằng quần đảo là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản. Mục tiêu của chúng ta là phải ngăn chặn ngay những thách thức ấy”.Ông phủ nhận tội ác chiến tranh của Nhật Bản trong thế chiến 2 và việc tu chính Hiến pháp Nhật Bản để tăng quyền lực cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Về chính sách đối với kinh tế Nhật Bản, ông Abe có chủ trương cố gắng kết thúc sự giảm phát, nâng cao giá trị đồng yên và thúc đẩy kinh tế phát triển. Abe cam kết sẽ nới lỏng một cách "không hạn chế" chính sách tiền tệ, đồng thời tăng chi tiêu công.
Đối với điện hạt nhân, một trong những vấn đề quan trọng được người dân Nhật quan tâm, đảng Dân chủ Tự do sẽ ủng hộ việc phát triển nguồn năng lượng hạt nhân bất chấp thảm họa nhà máy điện Fukushima I năm 2011.
Chi phí quân sự:
Nhật Bản 59,3 tỷ USD chiếm 3,4% tổng chi tiêu quân sự thế giới, tương đương với 1% GDP
Trong giai đoạn từ năm 2014-2019, Nhật Bản sẽ chi cho nhu cầu quân sự tổng cộng 24,7 ngàn tỷ yen (gần 240 tỷ USD). Chính phủ Nhật dự tính tái trang bị cho Lục quân bằng cách thay thế một phần lực lượng xe tăng bằng các xe chiến đấu bánh lốp cơ động hơn. Không quân Phòng vệ Nhật sẽ nhận được 28 tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ F-35 Lightning II, còn số lượng tàu chiến trang bị hệ thống phòng không Aegis sẽ tăng từ 6 lên 8 chiếc.
Khu vực Châu Âu
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 17/12/2013 đã tuyên thệ nhậm chức và có cuộc họp đầu tiên với Nội các mới, bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng thứ 3 trong 4 năm tới của bà. Nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Âu hiện nay, Thủ tướng Đức đương nhiệm Angela Merkel sẽ là tiếng nói trọng lượng trong việc lựa chọn Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Năm 2014 một thế hệ lãnh đạo chính trị châu Âu sẽ rút lui. Hai nhân vật ở cấp cao nhất là Chủ tịch Hội đồng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, sẽ về nghỉ hưu khi kết thúc nhiệm kỳ. Thay vào đó là các nhân vật mới, sẽ được biết đến sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào cuối tháng 5. Nhân sự ở cấp Cao ủy (cấp Bộ trưởng của Ủy ban châu Âu) cũng sẽ có xáo trộn lớn.
Về mặt chính trị thì đây sẽ là một năm thú vị với những người quan sát từ bên ngoài, nhưng cũng là một năm rủi ro với chính trị châu Âu. Chắc chắn sẽ có một giai đoạn không bình thường, khi người cũ bận đóng đồ xách vali về nước còn người mới đến thì chưa quen việc. Giai đoạn đó sẽ đầy rủi ro với châu Âu cả trên bình diện chính trị lẫn ngoại giao”.
Đã xuất hiện một vết rạn nứt giữa Đức, luôn muốn đưa ra các bài học và có xu hướng thu mình, và các nước phía Nam cắn răng chịu đựng các chính sách khắc khổ, chưa thấy tia hy vọng. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu sắp tới sẽ là cơ hội để người dân trút nỗi bực dọc. Theo đánh giá của các chuyên gia Quỹ nghiên cứu châu Âu của chúng ta (Notre Europe), các đảng phản đối sự hội nhập châu Âu có thể giành tới 25% số phiếu. Cho tới nay làn sóng dân túy đã bị đẩy lùi tại nhiều nước, nhưng ở Hy Lạp, Italy , Phần Lan, Anh, Hà Lan hay Pháp, khuynh hướng này lại có bước tiến đáng kể. Khủng hoảng kinh tế đã làm suy yếu các nền dân chủ. Chỉ cần một cuộc nổi dậy của người dân hoặc thành tích bùng nổ của một đảng dân túy cũng đủ gây mất ổn định cho một quốc gia và phát động một cơn sóng thần làm cả Khu vực đồng tiền chung euro chấn động. 
Chi phí quân sự:
Pháp: 58,9 tỷ USD, chiếm 3,4% chi tiêu quân sự toàn thế giới và tương đương với 2,3% GDP.
Đức: 45,8 tỷ USD, chiếm 2,6% tong tổng chi tiêu quân sự toàn cầu và tương đương 1,4% GDP.
Ý: 34 tỷ USD, với số tiền 34 tỷ USD, Ý xếp vị trí thứ 10 trong danh sách các quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới và chiếm 1,9% tổng mức chi tiêu quân sự toàn cầu. Số tiền này tương đương với 1,7% GDP của Ý

Dương Văn Kháng

Dự báo giá gold và chiến lược trade ngày 27.2.2014



Tin tức:
8h30 có các tin Core Durabale Goods Orders dự báo sẽ tốt cho kinh tế nhưng không quá tốt, tốt bình thường
Unemployment Claims, dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao, vượt 333k mà chuyên gia dự báo. Kháng dự báo khoảng 350 – 380k đơn
10h có tin Fed Chair Yellen Testifies phát biểu, có khả năng FED chưa rút thêm QE3 10 tỷ vào tháng 3.2014 mà để sang tháng 4.2014 mới rút tiếp vì cho rằng số người thất nghiệp sẽ còn tăng cao với báo cáo vừa công bố 8h30 – khả năng làm gold tăng lên 1340,x – 1345,x lúc 10h
Về TA:
Hiện mốc hổ trợ 1322,x – 1325,x khả vững.
Nếu trong khoảng 4h30 – 6h chiều Việt Nam, Gold không thủng mốc hỗ trở 1322,x – 1324,x. Khả năng trước phiên Mỹ giá gold sẽ bật lên khoảng 1335,x – 1338,x tạo nền tảng để 10h gold sẽ tăng lên tiếp 1345,x.
Trước khi FED công bố tin giá gold sẽ biến động mạnh: ví dụ giá đang 1336,x thì nó có thể rớt về 1324,x trong 2-3 phút sau đó lên lại 1340,x – 1345,x.
Chiến lược:
Buy 1322,x – 1325,x
Take profit 1: 1333,x – 1335,x
Take profit 2: 1340,x – 1345,x

Dương Văn Kháng

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

HOSE giảm về 548,x và HNX giảm về 74,x


HNX: đa số các chỉ báo đều đạt ở mức đỉnh


Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Thuyết âm mưu trong việc dự báo kinh tế-chính trị toàn cầu năm 2014 – 2018 (Phần 1)



(Phần 1: Lý Thuyết và Thực Tế theo diễn dải của thuyết âm mưu)
I.       THUYẾT ÂM MƯU
1.      Lý Thuyết:
Thuyết âm mưu (conspiracy theories) hay thuyết ngờ vực là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Một giả thuyết âm mưu là một giả thuyết mang tính giải thích theo đó buộc tội một nhóm người hay một tổ chức gây nên hay đứng đằng sau một sự kiện hoặc một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn kinh tế chính trị xã hội.

Thế lực ngầm (các ông trùm): các bạn nghiên cứu sách “Chiến Tranh Tiền Tệ” của Song Hong Bing  và sách “Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll “Của  G. Edward Griffin để hiểu rõ hơn về các thế lực ngầm này trong quá khứ.

Một số người đã bắt đầu nhận ra rằng có những tập đoàn tài chính lớn đang thống trị thế giới. Không kể đến các mưu đồ chính trị, xung đột, các cuộc cách mạng và chiến tranh. Nó không phải là tình cờ. Tất cả mọi thứ đã được lên kế hoạch từ lâu.
Một số gọi nó là “lý thuyết âm mưu” hay New World Order. Dù sao, điều chính yếu để hiểu các sự kiện chính trị và kinh tế hiện nay là một hạt nhân hẹp các gia đình, những kẻ đã tích lũy được nhiều của cải và quyền lực.
Chúng ta sẽ không xa sự thật bằng cách trích dẫn Goldman Sachs, Rockefellers, Loebs Kuh và Lehmans ở New York, Rothschild Paris và London, Warburgs của Hamburg, Paris và Lazards ở Israel, Moses Seifs ở Rome.
Tóm tắt những nhà băng lớn nhất thế giới, và xem ai là cổ đông và ai đưa ra quyết định.
Các nhà băng lớn nhất thế giới hiện nay là: Bank of America, JP Morgan, Citigroup, Wells Fargo, Goldman Sachs và Morgan Stanley
Các tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới: Boeing – chế tạo máy bay dân sự, quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa, thông tin liên lạc vũ trụ ; Northrop Grumman – lĩnh vực công nghệ quốc phòng; Lockheed Martin – chế tạo F-16, máy bay chiến đấu, tên lửa Patriot, vệ tinh,…; Raytheon; General Dynamics – sản xuất xe bọc thép Stryker, xe tăng,…
Tất cả các nhà băng và các tập đoàn sản xuất vũ khí đều do các thế lực ngầm sáng lập ra, cổ đông lớn và được ưu tiên cung cấp tín dụng giá rẻ khi sản xuất vũ khí. Các ông trùm đó là gia tộc sau:
Gia tộc Rothschild: cổ đông lớn công ty Kuhn Leoband Company với đại diện là Paul Warburg (1868 – 1932) – giữ chức chủ tịch FED đầu tiên của Mỹ.
Gia tộc Rockefeller: sáng lập ra Standard Oil – John D.Rockefeller trùm về dầu hóa, sáng lập và chủ Citigroup và cổ đông lớn của Chase Manhanttan Bank
Gia tộc JP Morgan: trùm ngành công nghiệp Mỹ từ sắt thép, truyền thông, cha để của dự án xây dựng hệ thống đường ray toàn nước Mỹ và những hãng bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ, sáng lập là Ngân Hàng JP Morgan Chase và cổ đông lớn Citigroup
Gia tộc Carnegie: ông vua công nghiệp sắt thép, nhà doanh nghiệp, người khai sinh môi giới tài chính,…
Theo ước tính đến hiện nay, mỗi gia tộc trên có tổng tài sản khoảng 4.500-5.000 tỷ USD, trong đó gia tộc Rothschild có tài sản nhiều nhất và đứng đầu trong các gia tộc và có quyền quyết định lớn nhất trong việc gây ra chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, kích thích kinh tế thế giới,…
Các ông trùm này có thế lực quyết định mọi vấn đề quan trọng trên thế giới, người sáng lập ra và là cổ đông lớn của FED, IMF, World Bank, các Bank lớn ở phố Wall, các Tập Đoàn lớn nhất thế giới. Về chính trị, họ có quyền quyết định và đưa người nào lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ để phục vụ lợi ích tối đa của họ.
Các ông trùm này đa số có nguồn gốc là người Do Thái, những người làm việc các vị trí quan trọng cho các ông trùm cũng xuất phát từ người Do Thái.
Mục đích của các thế lực ngầm:
Dài hạn: xây dựng chủ nghĩa xã hội thế giới, sáp nhập tất cả các quốc gia thành chính phủ thế giới, ngân hàng thế giới
Ngắn hạn: kiếm lợi nhuận cho các gia tộc bằng các tạo ra chiến tranh, khủng bố, tăng trưởng, khủng hoảng kinh tế.
Thực hiện như thế nào để kiếm lợi nhuận:
Tạo ra chiến tranh, khủng bố để sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến
Kinh tế: dùng biến động giá chứng khoán, bất động sản, vàng, dầu, tiền tệ để tạo khủng hoảng kinh tế
Với sự hỗ trợ của thế lực ngầm, họ mở hầu bao để thúc đẩy tín dụng phát triển, tạo nên tình trạng thị trường bong bóng, rồi sau khi tài sản của người dân đã đổ dồn vào cơn sóng đầu cơ thì rút mạnh vòng quay lưu chuyển tiền tệ, tạo nên suy thoái kinh tế và sụt giá tài sản. Khi giá tài sản sụt xuống chỉ còn một phần mười thậm chí là một phần trăm giá trị thực thì họ lại ra tay mua vào
2.      Thực tế
Quá khứ: người viết lấy một ví dụ gần nhất về khủng hoảng và chiến tranh để phân tích ai là người được và mất khi các ông trùm tạo ra các trò chơi này.
Bong bóng bất động sản ở Hoa Kỳ năm 2008-2009:
Số liệu GDP thế giới và các từ năm 2001-2007 (%)

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Thế giới
2.2
2.8
3.6
4.9
4.5
5.1
5
Mỹ
0.75
1.6
2.51
3.63
2.94
2.78
2.02
Nhật
0.2
0.3
1.4
2.7
2
2.4
2.1
Trung Quốc
8.3
9.1
10
10.1
10.4
11.6
11.9
Anh
2.46
2.1
2.81
2.76
2.06
2.84
3.02
Đức
1.2
0
-0.2
1.2
0.8
2.9
2.5
Pháp
1.9
1
1.1
2.5
1.9
2.2
2.2
Ấn Độ
3.9
4.6
6.9
7.9
9.1
9.8
9.3
Nga
5.1
4.7
7.3
7.2
6.4
7.4
8.1
Hàn Quốc
3.8
7
3.1
4.7
4.2
5.1
5
Argentina
-4.4
-10.9
8.8
9
9.2
8.5
8.7
Hong Kong
0.5
1.8
3
8.5
7.1
7
6.4
Singapore
-2.44
4.17
3.5
8.99
7.3
8.2
7.7
(Số liệu IMF)
Nhìn vào số liệu, chúng ta thấy kinh tế thế giới có sự tăng trưởng cao trong 2 năm 2005 – 2006, thặng dư thương mại và dự trữ ngoại tệ của các nước tăng, mức sống cao, tiền tiết kiệm và nhu cầu đầu tư tăng lên mạnh trong thời gian này. Đây chính là cơ hội để các ông trùm có thể tạo ra khủng hoảng để cướp tiền của những nước có thặng dư vốn. Họ chuẩn bị một kế hoạch hoàng tráng từ năm 2001 cho cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007, nơi nổ ra chính là Hoa Kỳ bằng cách tạo ra bong bóng bất động sản.
Quá trình tạo ra bùng nổ kinh tế và khủng hoảng:
Bước 1: Mở rộng nguồn cung tín dụng với lãi suất cực thấp cho các hoạt động sản xuất, các ngành công nghiệp,…tiền được bơm ra thị trường ngày càng nhiều, các ông trùm thu mua các tài sản tài chính,
Bước 2: Với nguồn cung tiền nhiều, các ông trùm thiết kế các trò chơi với các tài sản tài chính (chứng khoán, bất động sản) và các hàng hóa như vàng, dầu, tiền tệ. Họ tự tạo ra nhu cầu ảo để đẩy giá tài sản lên cao nhằm thu hút dòng tiền từ các quốc gia có thặng dư vốn, NDT giàu có
Bước 3: Họ chọn thời điểm khi người chơi dồn hết tiền vào các tài sản tài chính, tâm lý toàn cầu lạc quan cực độ, họ dùng IMF, World Bank để dự báo kinh tế thế giới rất tốt. Sau đó họ lặng lẽ bán hết tài sản tài chính ở vùng đỉnh, sử dụng hợp đồng Quyền Chọn Bán (Option or Furture) để bán các tài sản tài chính ở vùng đỉnh
Bước 4: Cho bong bóng tài sản rơi, tung tin khủng hoảng kinh tế thế giới ra truyền thông, tạo ra sự hoảng loạn
Bước cuối cùng: thu lời nhuận lớn từ các chiến thuật:
Mua vùng đáy bán vùng đỉnh
Mua hợp đồng bán khống cổ phiếu ở vùng đỉnh
Thúc ép Quốc Hội cứu nền kinh tế, bằng cách bơm tiền ra giúp các nhà băng lớn, tập đoàn lớn (thuộc sỡ hữu của các ông trùm) khi họ giả vờ công bố lỗ vay được tiền với lãi suất rẻ mạt
Cuối cùng, dùng tiền từ các nhà băng lớn, với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn kinh tế trì tuệ sau khủng hoảng để đi mua các tài sản chính, các công ty với giá siêu rẻ và lên kế hoạch cho đợt tăng trưởng và khủng hoảng tiếp theo.
Những ai là người có lợi trong khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2008-2009:
Thứ nhất, các ông trùm từ các gia tộc giàu có, họ sở hữu các tập đoàn tài chính lớn nhất phố Wall như: Bank of America, JP Morgan, Citigroup, Wells Fargo, Goldman Sachs và Morgan Stanley; các nhà băng lớn của gia tộc Rothschild ở Âu Châu.
Thứ hai, những NDT theo trường phái thuyết âm mưu nhìn thấy cơ hội và hành động theo hướng đi của các gia tộc. Những người này được gọi là những người thông minh và biết theo thời thế. Tỷ lệ này rất ít
Thứ ba là Trung Quốc bị thiệt hại nhẹ vì tham gia chưa sâu vào thị trường tài chính thế giới. Việc không nâng giá đồng nhân dân tệ giúp họ xuất khẩu hàng giá rẻ khắp thế giới trong khủng hoảng, giúp họ phát triển thị trường nội địa, tạo công ăn việc làm cho tầng lớp nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng,…do đó nền kinh tế hồi phục nhanh sau khủng hoảng. Năm 2009 thặng dư thương mại 196 tỷ USD và dự trữ ngoại tệ khoảng 2.404 tỷ USD
Những người mất lớn nhất:
Thứ nhất, các quốc gia đã tin tưởng hoàn toàn vào các tài sản tài chính mà các ông trùm tạo ra trên phố Wall. Khuyến khích tập đoàn tài chính, ngân hàng của nước mình mua tài sản tài chính từ phố Wall
Ví dụ: Theo số liệu Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) năm 2009, khoảng 50.000 tỷ USD “bay hơi” theo khủng hoảng kinh tế, trong đó các quốc gia đang phát triển ở châu Á bị thiệt hại 9.600 tỷ USD. Các hộ gia đình Mỹ “bốc hơi” hơn 16.400 tỷ USD – theo số liệu từ Cục Dự trữ Liên bang (FED)
Thứ hai, người dân của nước Mỹ và các quốc gia khác. Tiền từ quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ lương hưu, tiền thuế của họ bị các ông trùm cướp hết trong khủng hoảng kinh tế thông qua việc Chính phủ nước họ mua trái phiếu, tài sản tài chính ở Phố Wall.
Tạo ra chiến tranh, khủng bổ để kiếm tiền:
Chiến tranh luôn cần đến tiền, quy mô chiến tranh càng lớn thì lượng tiền ra càng nhiều. Do chính phủ Âu – Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ nên nguồn tiền chủ yếu chỉ có thể vay từ ngân hàng lớn ở Phố Wall. Chiến tranh làm cho tốc độ tiêu hao vật tư tăng cực độ, khiến cho các nước tham chiến dù có thất bại cũng phải theo đổi đến cùng. Chiến tranh cũng khiến cho các chính phủ tìm mọi cách để vay tiền ngân hàng.
Các ông trùm hoạch định chiến tranh, kích động chiến tranh, đầu tư cho chiến tranh. Các ngân hàng quốc tế và tập đoàn vũ khí thu lời nhiều từ những xác chết trên chiến trường.
Các ngân hàng phố Wall đứng sau và cung cấp tín dụng ưu đãi cho các tập đoàn sản xuất vũ khí. Northrop Grumman được các ngân hàng sau cung cấp tài chính: Bank of America, JP Morgan Chase, Deutsche Bank, Credit Suisse First Boston và các nhà băng khác,…
Năm 2007, Lockheed Martin đạt thu nhập 41,1 tỷ USD nhờ chiến tránh Afghanistan, Iraq và những cuộc xung đột khắp thế giới.
Chống khủng bố cũng đem đến lợi nhuận lớn cho công ty này. Lockheed Martin – nhà tài trợ chính của cuộc đảo chính Chile năm 1973. Hợp đồng có thời hạn 5 năm với giá trị 135 triệu USD
Ai được lợi khi có chiến tranh:
Vẫn là các ông trùm chủ sỡ hữu của các ngân hàng quốc tế và tập đoàn vũ khí. Ngân hàng tài trợ cho các tập đoàn vũ khí bằng tiền của người gửi tiền, tiền từ Chính Phủ cho vay.
Ngân hàng cho các nước tham chiến vay tiền để mua vũ khí từ các tập đoàn sản xuất vũ khí. Tài sản các nước tham chiến dùng để bảo lãnh khoảng vay là: Chính phủ bảo lãnh tức chính phủ các nước nợ các ngân hàng, bán rẻ tài nguyên thiên nhiên giá rẻ cho các ông trùm, chẳng hạn: dầu mỏ, boxit,than đá,…hoặc trở thành thuộc địa của các ổng trùm nếu không có tiền trả sau chiến tranh.
Ai bị thiệt hại khi có chiến tranh:
Thứ nhất, các nước tham chiến vay tiền với lãi suất cao và người dân của họ
Thứ hai, người nộp thế của nước Mỹ. Tiền nộp thuế thay vì được sử dụng cho các phúc lợi xã hội thì lại đem ra phục vụ chiến tranh. Khoảng 41% hoặc hơn nữa ngân sách chính phủ Mỹ hàng năm dành 650 tỷ USD cho các cuộc chiến tranh.

Dương Văn Kháng
Phù Cát - Bình Định