Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

HOSE cần vượt qua 497 để củng cố đà tăng

Các trụ VNM, GAS, MSN đã tạo đáy xong


Ngắn hạn: tt tích lũy, đi lên từ từ

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Vn-Index hỗ trợ mạnh EMA 50 ở mức 497,3


Ngắn hạn:Vn-Index điều chỉnh từ mốc 513,34 xuống 497,01 trong 2 phiên vậy là hợp lý theo quy luật cung - cầu

Thanh khoản phiên 21.8 khoảng 50,8 triệu quá đẹp

Các cp được mua giá thấp mạnh và lực bán giá thấp rất ít.

Thị trường còn tích cực trong ngắn hạn tiếp

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Tham khảo tư vấn trong room Vip

đừng nhìn 1 phiên
[8/16/2013 7:20:26 AM] Dương Văn Kháng: vẫn giữ hàng
[8/16/2013 7:20:32 AM] Dương Văn Kháng: chưa đến lúc bán
[8/16/2013 7:20:35 AM] Dương Văn Kháng: ăn lúa non
[8/16/2013 9:26:13 AM] Dương Văn Kháng: vẫn giữ cp chưa bán
[8/16/2013 9:57:22 AM] Dương Văn Kháng: bữa ngày KBC giảm về 6,3
[8/16/2013 9:57:31 AM] Dương Văn Kháng: có công ty ck nào dự báo KBC giảm về 5,7
[8/16/2013 9:57:35 AM] Dương Văn Kháng: bây giờ 7,5

tuần sau lại tăng mạnh tiếp
[8/16/2013 10:29:23 AM] Dương Văn Kháng: thu hút dòng tiền vào

hôm nay thị trường sẽ rung rắc khá
[8/20/2013 6:17:33 AM] Dương Văn Kháng: tức tăng đầu phiên, cuối phiên giảm
[8/20/2013 6:17:53 AM] Dương Văn Kháng: có thể thực hiện chiến lược bán trước - mua sau
[8/20/2013 6:18:08 AM] Dương Văn Kháng: K sẽ tư vấn chi tiết giá bán và giá mua
[8/20/2013 6:18:18 AM] Dương Văn Kháng: vẫn kịp t3 nên không lo
[8/20/2013 6:18:32 AM] Dương Văn Kháng: Kháng dự kiến hôm nay HOSE
[8/20/2013 6:18:37 AM] Dương Văn Kháng: giảm khoảng 4-5 điểm


Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Nội dung tư vấn trong Room Vip Skype từ ngày 8 đến 14/8/2013

Tháng 8 vẫn như kế hoạch
[8/8/2013 2:53:08 PM] Dương Văn Kháng: các lệnh bán cuối phiên
[8/8/2013 2:53:12 PM] Dương Văn Kháng: KL ít
[8/8/2013 2:53:15 PM] Dương Văn Kháng: không nhiều
[8/8/2013 2:53:23 PM] Dương Văn Kháng: GAS được kéo tham chiếu
[8/8/2013 2:53:27 PM] Dương Văn Kháng: để HOSE giảm
[8/8/2013 2:53:36 PM] Dương Văn Kháng: tức là không muốn cho tt giảm sâu
[8/8/2013 2:54:00 PM] Dương Văn Kháng: khi đi lên tt có phiên giảm nhẹ là hợp lý
[8/8/2013 3:13:13 PM] Dương Văn Kháng: Chia sẽ:
[8/8/2013 3:13:20 PM] Dương Văn Kháng: Tháng 8 ck tăng
[8/8/2013 3:13:21 PM] Dương Văn Kháng: vì
[8/8/2013 3:13:28 PM] Dương Văn Kháng: Nhà điều hành
[8/8/2013 3:13:44 PM] Dương Văn Kháng: cần thoái 1 ít vốn đầu tư ngoài ngành vào các DN niêm yết
[8/8/2013 3:13:56 PM] Dương Văn Kháng: nên họ sẽ kéo tt lên để thoái vốn giá cao
[8/8/2013 3:14:05 PM] Dương Văn Kháng: để khỏi thâm hụt ngân sách
[8/8/2013 3:14:17 PM] Dương Văn Kháng: Nên mới ban hành Nghị Định 71
[8/8/2013 3:14:24 PM] Dương Văn Kháng: ngày 11.7
[8/8/2013 3:14:31 PM] Dương Văn Kháng: vì thoái số lượng lớn
[8/8/2013 3:14:42 PM] Dương Văn Kháng: nên kéo thêm thời gian 30 phút buổi chiều
[8/8/2013 3:14:48 PM] Dương Văn Kháng: Ngắn hạn: hôm qua tăng
[8/8/2013 3:14:52 PM] Dương Văn Kháng: hôm nay cho giảm nhẹ
[8/8/2013 3:14:59 PM] Dương Văn Kháng: để NDT lo sợ không mua vào
[8/8/2013 3:15:05 PM] Dương Văn Kháng: nhưng họ sẽ không cho giảm sâu
[8/8/2013 3:15:10 PM] Dương Văn Kháng: điêu chỉnh trong phiên
[8/8/2013 3:15:18 PM] Dương Văn Kháng: cuối phiên họ sẽ đỡ trụ
[8/8/2013 3:15:28 PM] Dương Văn Kháng: hôm nay kéo GAS lên tham chiều
[8/8/2013 3:15:38 PM] Dương Văn Kháng: từ ngày 31.7 đến ngày hôm nay
[8/8/2013 3:15:53 PM] Dương Văn Kháng: đa số tất cả các NDT không mua
[8/8/2013 3:15:57 PM] Dương Văn Kháng: mà họ mua
[8/8/2013 3:16:09 PM] Dương Văn Kháng: có thể phiên mai tt xanh nhẹ cuối phiên
[8/8/2013 3:16:13 PM] Dương Văn Kháng: tao tiền đề
[8/8/2013 3:16:20 PM] Dương Văn Kháng: để tuần sau tăng khá
[8/8/2013 3:16:29 PM] Dương Văn Kháng: Kết luận: tt vẫn tốt
[8/8/2013 3:16:38 PM] Dương Văn Kháng: Tháng 8 sẽ có thông tin nới ROOM
[8/8/2013 3:16:59 PM] Dương Văn Kháng: khoảng ngày 20-25.8 công bố tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
[8/8/2013 3:17:01 PM] Dương Văn Kháng: cao

vào hàng xong rồi
[8/9/2013 10:35:22 AM] Dương Văn Kháng: ngồi xem thôi
[8/9/2013 10:35:25 AM] Dương Văn Kháng: không lo gì hết
[8/9/2013 10:50:21 AM] Dương Văn Kháng: Tuần sau CK tăng mạnh
[8/9/2013 10:50:29 AM] Dương Văn Kháng: Dear all,
[8/9/2013 10:50:34 AM] Dương Văn Kháng: có thể tuần sau

Chiều này VCG
[8/10/2013 11:26:31 PM] Dương Văn Kháng: đã trình Thủ Tướng
[8/10/2013 11:26:35 PM] Dương Văn Kháng: về lợi nhuận
[8/10/2013 11:26:43 PM] Dương Văn Kháng: Lợi nhuận quý 2 và năm 2013
[8/10/2013 11:26:46 PM] Dương Văn Kháng: của VCG ngon

thị trường tích lũy
[8/12/2013 9:17:46 AM] Dương Văn Kháng: chờ ngày bứt phá nhé

dòng tiền đang vào từ từ
[8/12/2013 10:36:59 AM] Dương Văn Kháng: hôm nay hàng t3 về
[8/12/2013 10:37:05 AM] Dương Văn Kháng: nên áp lực bán chút
[8/12/2013 11:18:44 AM] Dương Văn Kháng: Ngắn hạn tt bị ảnh hưởng bởi tin
[8/12/2013 11:18:46 AM] Dương Văn Kháng: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/135110/7-doan-kiem-tra-tham-nhung--phai-bat-duoc--ca-map-.html
[8/12/2013 11:18:52 AM] Dương Văn Kháng: và hành t3 về tk
[8/12/2013 11:19:09 AM] Dương Văn Kháng: lực mua giá thấp vẫn tốt

[8/13/2013 6:22:48 AM] Dương Văn Kháng: Dear all,
Thị trường vẫn ổn và sóng này kéo dài khoảng 1 tháng.
Đỉnh của sóng này rơi vào khoảng 25-30.8.2013
Ngắn han, thị trường rung rắc nhưng khó giảm sâu.
NDT giữ cổ phiếu thì cứ giữ không vội bán ra.
Kiên trì để đón sóng khá trong tháng 8.
Các tin tốt chuẩn bị ra dần.

trong khoảng 1 tuần vừa qua
[8/13/2013 8:25:07 AM] Dương Văn Kháng: Khách hàng cty ck không mua nhiều như hồi tháng 7
[8/13/2013 8:25:12 AM] Dương Văn Kháng: tự doanh không mua
[8/13/2013 8:25:20 AM] Dương Văn Kháng: cty ck dự báo tt còn giảm mạnh
[8/13/2013 8:25:36 AM] Dương Văn Kháng: nhưng KL mua trong 1-1,5 tuần qua khá nhiều
[8/13/2013 8:25:38 AM] Dương Văn Kháng: đến từ
[8/13/2013 8:25:52 AM] Dương Văn Kháng: 1. Lượng hàng cover sau khi ss giữa tháng 7
[8/13/2013 8:26:09 AM] Dương Văn Kháng: 2. Mua hàng vào để đánh TT lên đón sóng tăng 1 tháng
[8/13/2013 8:26:29 AM] Dương Văn Kháng: Người mua là những người chủ động, biết rõ trend tt
[8/13/2013 8:26:44 AM] Dương Văn Kháng: họ sẽ không cho cp và tt giảm mạnh lúc này, chỉ giảm vừa đủ
[8/13/2013 8:26:56 AM] Dương Văn Kháng: hiểu rõ bản chất nên không lo
[8/13/2013 8:27:08 AM] Dương Văn Kháng: cp không giảm sâu
[8/13/2013 8:27:12 AM] Dương Văn Kháng: hơn 10% đâu

http://vietstock.vn/2013/08/lap-7-doan-kiem-tra-cac-vu-tham-nhung-nghiem-trong-1351-309437.htm
[8/13/2013 8:35:58 AM] Dương Văn Kháng: Hôm qua có 2 tác động làm tt giảm nhẹ
[8/13/2013 8:36:14 AM] Dương Văn Kháng: 1. Tin lập 7 đoàn kiểm tra các vụ tham nhũng
[8/13/2013 8:36:29 AM] Dương Văn Kháng: cái này chủ yếu đi thăm và sắp xếp giấy tờ, dàn xếp
[8/13/2013 8:36:42 AM] Dương Văn Kháng: không có gì là tranh giành mạnh
[8/13/2013 8:36:52 AM] Dương Văn Kháng: chủ yếu là phân bố, trật tự lại
[8/13/2013 8:37:03 AM] Dương Văn Kháng: sau đó 2 bên thống nhất
[8/13/2013 8:37:09 AM] Dương Văn Kháng: cả hai đều vui vẻ
[8/13/2013 8:37:19 AM] Dương Văn Kháng: tin này không ảnh hưởng tới tt
[8/13/2013 8:37:35 AM] Dương Văn Kháng: 2. Tận dụng tâm lý bán hàng khi NDT mua hàng thứ 4 về tk
[8/13/2013 8:37:50 AM] Dương Văn Kháng: làm giảm điểm cho họ sợ và bán hết hàng giá không lời or lời ít

nhiều mà cp đang bị ép cho NDT bán ra
[8/13/2013 9:51:07 AM] Dương Văn Kháng: giá đáy
[8/13/2013 9:51:11 AM] Dương Văn Kháng: KBC cũng thế
[8/13/2013 9:51:15 AM] Dương Văn Kháng: hôm qua OGC
[8/13/2013 9:51:18 AM] Dương Văn Kháng: bán giá đáy
[8/13/2013 9:51:23 AM] Dương Văn Kháng: sau đó NDT tiếc
[8/13/2013 9:51:56 AM] Dương Văn Kháng: NDT sợ nên bán cutloss giá đáy nên họ tự tin mua nhiều
[8/13/2013 10:12:49 AM] Dương Văn Kháng: tt vẫn ổn
[8/13/2013 10:12:53 AM] Dương Văn Kháng: không xấu
[8/13/2013 10:12:57 AM] Dương Văn Kháng: kiên trì giữ hàng
[8/13/2013 10:13:04 AM] Dương Văn Kháng: cp đã ở mức đáy

phải hiểu rõ
[8/13/2013 11:25:55 AM] Dương Văn Kháng: bản chất
[8/13/2013 11:25:59 AM] Dương Văn Kháng: tại sao tăng
[8/13/2013 11:26:03 AM] Dương Văn Kháng: mới tự tin a
[8/13/2013 11:26:08 AM] Dương Văn Kháng: còn không hiểu đoán mò
[8/13/2013 11:26:14 AM] Dương Văn Kháng: chết nặng
[8/13/2013 11:26:21 AM] Dương Văn Kháng: 1 năm đánh 3-4 sóng thôi
[8/13/2013 11:26:31 AM] Dương Văn Kháng: sau đó không có sóng là nghỉ ngơi
[8/13/2013 11:26:43 AM] Dương Văn Kháng: em nghỉ ngơi từ 20.6
[8/13/2013 11:26:48 AM] Dương Văn Kháng: tháng 8 quay lại
[8/13/2013 11:26:56 AM] Dương Văn Kháng: sóng này na ná sóng tháng 5.2013

Đỉnh của sóng này
[8/14/2013 10:01:52 AM] Dương Văn Kháng: cuối tháng 8 và đầu tháng 9
[8/14/2013 10:01:57 AM] Dương Văn Kháng: không có gì phải sợ
[8/14/2013 10:02:07 AM] Dương Văn Kháng: đang giảm để cho NDT bán ra hàng nốt




Copy đoạn chat trong room Vip

Tại sao thị trường chưa cho lên liền, bởi vì
[8/13/2013 3:40:13 PM] Dương Văn Kháng: nhà cái muốn mua hết lượng cp của tất cả NDT về 1 kho để dễ dàng kiểm soát và kéo tt lên như ý họ muốn
[8/13/2013 3:40:22 PM] Dương Văn Kháng: họ mua vào nhiều thì sóng kéo dài lâu
[8/13/2013 3:40:55 PM] Dương Văn Kháng: giai đoạn 6/11 đến 6/12
[8/13/2013 3:40:59 PM] Dương Văn Kháng: năm 2012
[8/13/2013 3:41:03 PM] Dương Văn Kháng: sau 1 tháng gom
[8/13/2013 3:41:16 PM] Dương Văn Kháng: họ đánh tt lên từ đầu tháng 12 lên 21.2.2013
[8/13/2013 3:41:39 PM] Dương Văn Kháng: từ cuối tháng 7 đến nay, không có 1 một ai dám mua mạnh cả
[8/13/2013 3:41:49 PM] Dương Văn Kháng: mà thanh khoản cực thấp
[8/13/2013 3:41:55 PM] Dương Văn Kháng: tâm lý ai cũng chán nản
[8/13/2013 3:42:01 PM] Dương Văn Kháng: chẳng hạn như hôm nay
[8/13/2013 3:42:11 PM] Dương Văn Kháng: lệnh bán được mua hết giá rẻ
[8/13/2013 3:42:18 PM] Dương Văn Kháng: tiền họ nhiều
[8/13/2013 3:42:37 PM] Dương Văn Kháng: khi họ mua thì họ chắc ăn sóng này nên mới dám bỏ ra
[8/13/2013 3:42:49 PM] Dương Văn Kháng: 3.000 - 5.000 tỷ để mua
[8/13/2013 3:43:02 PM] Dương Văn Kháng: do đó, không phải là giảm để giảm luôn
[8/13/2013 3:43:30 PM] Dương Văn Kháng: mà chỉ là thủ thuật hù dọa NDT sợ để bán giá cực thấp và họ gom vào kho của họ
[8/13/2013 3:43:42 PM] Dương Văn Kháng: chiến thuật: giữ cp nên kiên trì
[8/13/2013 3:44:03 PM] Dương Văn Kháng: còn NDT nào sợ thì có thể bán bớt, không nên bán hết giá ở vùng này

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Nhìn lại tăng trưởng kinh tế nửa đầu Kế hoạch 2011-2015

 Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu đầu tiên của Đại hội Đảng lần thứ XI và Kế hoạch 5 năm 2011-2015. Trong giai đoạn 2011-2013 tăng trưởng kinh tế có một số điểm tích cực và cần lưu ý.

6 điểm tích cực Thứ nhất, tốc độ tăng GDP nhóm ngành dịch vụ cao nhất trong 3 nhóm ngành, ước đạt 6,34%, trong khi nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản ước tăng 3%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 5,7% và cao hơn so với tốc độ tăng chung (6,34% so với 5,63%). Đạt được kết quả tích cực này nhờ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu tăng khá cao, vượt khá xa so với mục tiêu đề ra.
Thứ hai, mặc dù nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, làm cho tốc độ tăng trong 2 năm gần đây của nhóm ngành này bị giảm mạnh, nhưng tính bình quân 3 năm qua vẫn đạt bằng với mục tiêu đề ra cho 5 năm.
Thứ ba, GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân gần như chắc chắn vượt mục tiêu đề ra.
Thứ tư, nếu tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006-2010 cần nhiều vốn đầu tư, thì từ năm 2011 đến nay cần ít vốn đầu tư hơn. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP bình quân thời kỳ 2006-2010 là 39,2% (trong đó năm 2007 lên đến 42,7%), thì năm 2011 giảm còn 33,3%, năm 2012 còn 30,5%, năm 2013 ước còn 29%, bình quân 3 năm nay là 31,1%, thấp rất xa so với tỷ lệ theo mục tiêu đề ra.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,63%, thì hệ số ICOR bình quân thời kỳ 2011-2013 thấp hơn hệ số ICOR thời kỳ 2006-2013, thấp hơn hệ số ICOR thời kỳ 2006-2010 (5,5 lần so với 6,2 lần). Điều đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư tuy còn thấp (bởi hệ số ICOR của Việt Nam hiện vẫn còn cao gấp rưỡi, gấp đôi các nước), nhưng đã được cải thiện một bước.
Kết quả này do hai nguyên nhân chủ yếu: Tư duy đã có sự đổi mới, tăng trưởng kinh tế không thể dựa quá nhiều vào vốn đầu tư, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu; có sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo hướng nguồn có hiệu quả đầu tư cao thì tăng và ngược lại.
Thứ năm, tăng trưởng kinh tế đạt được khi tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân năm trong thời kỳ 2011-2013 thấp hơn nhiều so với thời kỳ 2006-2010 (ước 11% so với 33,2%).
Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế có sự góp phần quan trọng của xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế.
2 vấn đề cần lưu ý
Bên cạnh những điểm tích cực, thì tăng trưởng kinh tế nửa đầu nhiệm kỳ cũng còn những hạn chế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại từ năm 2011 (năm 2010 tăng 6,42%, năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25%, 6 tháng năm 2013 tăng 4,9% và ước cả năm có thể đạt dưới 5,5%); bình quân thời kỳ 2011-2013 thấp xa so với mục tiêu đề ra và cũng thấp hơn tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2006-2010 (5,63% so với 6,32%). Có hai vấn đề đặt ra.
Vấn đề thứ nhất là chúng ta không chạy theo tăng trưởng nóng, mà phải chuyển mô hình tăng trưởng, do đó, cần mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng cả nhiệm kỳ và mục tiêu tăng trưởng trong 2 năm còn lại (chẳng hạn năm 2014 tăng 6%, năm 2015 tăng 6,5%) và bình quân 5 năm chỉ tăng 5,88%/năm.
Vấn đề thứ hai là cần nỗ lực “thoát đáy vượt dốc đi lên” để vừa tránh được tụt hậu xa hơn, vừa tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng thấp, nên cần quan tâm đặc biệt đối với tăng trưởng của nông, lâm nghiệp - thủy sản, vì đó là bệ đỡ của nền kinh tế, góp phần ứng phó với sự bất ổn, là bước đi đầu tiên để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng vừa bị giảm nhanh, vừa thấp xa so với mục tiêu đề ra. Vì vậy, cần sớm đưa công nghiệp - xây dựng trở lại là động lực, là đầu tầu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
Trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế thì nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết định nhất, quan trọng hơn nhiều so với việc tăng vốn đầu tư, tăng số lượng lao động. Tuy nhiên, không thể giảm quá nhanh tỷ lệ vốn đầu tư/GDP, không thể không thu hút lực lượng lao động, giảm thiểu số người thất nghiệp và thiếu việc làm…
Theo chinhphu.vn

DNNN thoái vốn ngoài ngành: Chấp nhận xử lý hay chịu lỗ?

Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ kế hoạch hoạt động, tháng 8 là huy động toàn lực yêu cầu các doanh nghiệp (DN) thoái vốn ngoài ngành nghề kinh doanh.

 DNNN thoái vốn ngoài ngành: Chấp nhận xử lý hay chịu lỗ?
Yêu cầu thoái vốn vào thời điểm này là rất gấp. Nguồn: internet
Nếu DN nào chậm thoái vốn, bê trễ, sẽ bị xử lý, thậm chí sẽ cách chức lãnh đạo đơn vị đó.
Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều đơn vị sẽ tìm cách trì hoãn vì nếu thoái vốn ngoài ngành vào lúc này, họ sẽ bị lỗ lớn và lãnh đạo DN sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, yêu cầu thoái vốn là rất cần thiết và không quá khó, nhiều doanh nghiệp kêu ca.

Không thể chậm trễ

Trước đó, Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) đã có hướng dẫn thoái vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Theo đó, với các khoản đầu tư ngoài ngành tại công ty cổ phần chưa niêm yết, các tập đoàn, tổng công ty chủ động lựa chọn phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp để chuyển nhượng trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn Nhà nước và không thấp hơn giá thị trường. Các khoản đầu tư tài chính có giá trị trên 10 tỷ đồng phải thực hiện đấu giá qua sở Giao dịch chứng khoán.

Mới đây, nhiều DN Nhà nước (DNNN) cũng đã công bố thông tin về vấn đề thoái vốn. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung thực hiện các phương án thoái vốn tại công ty CP Bất động sản Sài Gòn Vina, Ngân hàng TMCP An Bình, công ty Tài chính CP Điện lực...
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho hay, đến năm 2015, sẽ thoái vốn hoàn toàn khỏi Ngân hàng Đại Dương (khoảng 20% vốn điều lệ hiện nay)... Bên cạnh đó, nhiều DNNN cũng cấp tập thoái vốn để đảm bảo đúng tiến độ mà bộ Tài chính đưa ra.
Tuy nhiên, nhiều DN đã đưa ra những khó khăn nhất định, thậm chí chấp nhận thua lỗ, nhất là khi thoái vốn trong những lĩnh vực như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán trong thời buổi kinh tế suy thoái.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, không thể thấy các doanh nghiệp kêu khó, kêu lỗ mà không tiến hành thoái vốn. Ông phân tích: Không phải là do suy thoái mà mình lại không làm những việc mà mình phải làm từ 10 năm nay rồi. Khi không suy thoái, chúng ta đã không thực hiện, bây giờ mà không làm thì phải chờ đến khi nào nữa. Thế nên, thoái vốn để giải quyết bài toán đầu tư ngoài ngành lúc này là rất cần thiết và cần làm ngay.
Bây giờ, thoái vốn thì chịu lỗ nhưng để đó lại còn mất tiền thêm. Vậy nên phải cắt lỗ đi. Nếu mình cứ tiếp tục đầu tư, tiếp tục “bơm” thêm tiền vào chẳng những mình không cắt được lỗ mà còn gây thất thoát thêm cho nền kinh tế. Việc làm này cũng tương tự như khi ta đi câu cá, có một con cá to móc vào lưỡi câu, ta không đủ sức để kéo lên. Lúc đó, ta cắt dây đi cho con cá nó chạy hay chấp nhận cố kéo lên để lật thuyền rồi chết chìm theo nó?
Vậy nên, vấn đề thoái vốn sẽ đánh giá được hiệu quả và chất lượng của một DN. Nếu cứ để một DN làm ăn không hiệu quả tiếp tục hoạt động và “bơm” thêm tiền cho nó thì sẽ càng tạo thêm những mất mát.

Ông Bùi Kiến Thành cũng cho rằng, Nhà nước đã ra những quyết định như vậy, thì các DN, tổng công ty, phải lo mà thực hiện theo quy trình đã vạch ra, không nên viện cớ này cớ nọ để kéo dài thời gian.
Hiện nay, có những DNNN đã không còn vốn tự có, đã bào mòn hết vốn của Nhà nước rồi. Những đơn vị này nên đặt vị thế của mình như một DN tư nhân, trong hoàn cảnh đó thì nên tự biết làm thế nào? Chính vì thế, cần phải xem xét khả năng của mỗi DN. DN nào sẽ được mua lại và tiếp tục khai thác, DN nào sẽ bị xử lý chứ không thể viện cớ này nọ mà cứ tiếp tục hoạt động.

Đánh giá về thực trạng nhiều DN kêu khó khi thoái vốn trong thời buổi kinh tế khó khăn, ông Thành cho hay, đó là lý lẽ của các DN thôi bởi ngay từ ban đầu, Nhà nước không ép buộc các công ty đi vào lĩnh vực đó.
"Lựa chọn đầu tư ngoài ngành đều là do họ tự nguyện. Thế nên các DN không thể tiếp tục làm những điều sai trái, thiệt hại cho cả cộng đồng. Mình có bổn phận quản lý vốn của Nhà nước, của nhân dân, nên không ăn nên, làm ra thì phải tìm cách mà cắt lỗ", vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Phải có biện pháp kiểm tra, giám sát khi thoái vốn

Các chuyên gia kinh tế nhận định, sẽ rất khó để đạt mục tiêu bảo toàn nguồn vốn khi các DN thoái vốn. TS. Nguyễn Minh Phong nhận định: Bảo toàn nguồn vốn là mục tiêu chung và mang tính chất định hướng lâu dài, còn từng dự án một mà yêu cầu bảo toàn thì thực sự khó. Sở dĩ khó vì khi đưa ra quyết định đầu tư đã là sai rồi, sau đó giá cả hạ thì DN lại càng lỗ.
Những lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản đương nhiên không thể tránh khỏi tình trạng trên. Hiểu cho đúng việc bảo toàn vốn phải là bao gồm giữ được cả về giá trị cũng như khả năng chi phối và hiệu ứng hiệu quả.

Thế nên TS. Phong cho rằng, trong thời điểm hiện nay, đặt mục tiêu bảo toàn vốn và và bắt thoái vốn ngay thì đúng là khó khăn. Ví dụ như những DN đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu, ngân hàng mà bán tháo vào thời điểm này thì chắc chắn là lỗ. Vì vậy phải có kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp thoái vốn. Thoái vốn là cần thiết rồi, nhưng cần xem xét thoái vào thời điểm nào.

Ông Phong nhấn mạnh: "Yêu cầu thoái vốn vào thời điểm này là rất gấp vì các DN hoạt động không hiệu quả, càng để lâu càng lỗ lớn, thất thoát lớn. Thứ hai là ngân sách đang bị mất cân đối, thất thu. Việc thoái vốn này là để lấy một phần tiền bù lại những khoản chi âm, giảm nợ công. Đây là chuyện mà các quốc gia khác trên thế giới đều làm. Chuyện thoái vốn cũng có một hàm ý đó là giảm bớt nguồn lỗ, giảm bớt những lạm dụng và tăng nguồn tiền mà chính phủ có thể điều chỉnh cho ngân sách thay vì phải dùng biện pháp phát hành trái phiếu hoặc vay nợ.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Bùi Kiến Thành lại cho rằng: Lãnh đạo Nhà nước, đặc biệt là bộ Tài chính phải có biện pháp kiểm tra, giám sát để tránh xảy ra tiêu cực khi các DN thoái vốn. Chuyện này không phải là mới, ở lĩnh vực nào, chúng ta cũng có bộ phận giám sát, tuy nhiên phải xem họ làm ăn thế nào? Các tập đoàn Nhà nước, các tổng công ty cứ kêu lỗ hay hoạt động không có hiệu quả thì phải thực sự mổ xẻ ra tìm trách nhiệm nó ở đâu, có giải quyết được không.

Đứng trước ý kiến cho rằng, nên bỏ trách nhiệm hình sự cho lãnh đạo DN nếu thất thoát vốn do khách quan, ông Thành bày tỏ quan điểm: Nếu hoạt động đầu tư do DN đó phát động thì ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm. Còn nếu là đó cơ quan cấp trên chỉ đạo, doanh nghiệp dù không đồng tình nhưng vẫn phải làm thì phải có bằng chứng giấy tờ để chứng minh điều đó. Nếu làm như thế thì sẽ quy đúng trách nhiệm cho từng người, không để xảy ra tình trạng đổ thừa trách nhiệm cho người khác.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyện các DN kêu ca là bán thời điểm này sẽ lỗ thì cũng đúng một phần nhưng phần lớn là viện cớ để họ trì hoãn quá trình này. Chính vì thế là mà bộ Tài chính mới đề xuất Chính phủ là đơn vị nào chậm trễ thì lãnh đạo sẽ bị cách chức.
Nếu các DNNN không muốn lỗ, có thể thương lượng với Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Công ty quản lý tài sản VAMC. Tuy nhiên, nếu đem ra mua bán trên thị trường nợ, các lãnh đạo sẽ bị đánh giá, bị giảm điểm thi đua nên có thể nhiều người sẽ không mạnh dạn giải quyết theo cách này.
Theo nguoiduatin.vn

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Tổng hợp các tin tốt trong tuần qua và sắp tới còn nhiều tin tốt nữa:



Bộ Tài chính triển khai hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ:

Tổng thu cân đối NSNN tháng 7 ước đạt 73.000 tỷ đồng, tăng 41,9% (khoảng 21.550 tỷ đồng) so với mức thực hiện tháng 6; Lũy kế thu 7 tháng ước đạt 429.165 tỷ đồng, bằng 52,6% dự toán, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2012
Bộ Tài chính đã tham gia cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN, trái phiếu chính phủ; tiếp tục tham gia sửa đổi Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Hợp tác công tư; thực hiện rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về phân cấp và quản lý đầu tư công; rà soát danh mục các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia; thực hiện thẩm tra việc phân bổ, giao kế hoạch vốn năm 2013 của các Bộ, cơ quan trung ương.
- Tiếp tục triển khai tái cơ cấu thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm: tăng cường kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có vấn đề về an toàn tài chính, thanh khoản; vi phạm các quy định về giao dịch, bảo vệ tài sản của nhà đầu tư; tăng cường công tác giám sát giao dịch, kịp thời phát hiện các dấu hiệu giao dịch bất thường, thao túng giá chứng khoán.
- Tiếp tục đôn đốc thực hiện theo tiến độ các Đề án tái cơ cấu của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt.


Ngày 07/08/2013, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành. Phiên đấu thầu có tổng khối lượng gọi thầu 3.000 tỷ đồng với 3 loại kỳ hạn 2 năm, 3 năm, và 5 năm, mỗi loại gọi thầu 1.000 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Hải quan, các biện pháp khai thác nguồn thu được triển khai, từ đầu năm đến nay, đã và đang phát huy tác dụng. Ước thu ngân sách 7 tháng của năm 2013 đạt 119.694 tỷ đồng, bằng 50,4% so với dự toán, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2012. Số thu tháng 7 năm 2013 của ngành Hải quan tăng khá, đạt 25.000 tỷ đồng.

Đề xuất lĩnh vực hợp tác mới, hiệu quả và thiết thực giữa Bộ Tài chính Việt Nam và WB

Bộ trưởng cũng đề nghị, trong thời gian tới WB tập trung hỗ trợ Việt Nam nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đối với các nội dung như: quản lý kinh tế vĩ mô, chương trình vay phát triển chính sách, cải cách doanh nghiệp, xây dựng hệ thống thông tin tài chính chính phủ, quản lý nợ công... để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Việt Nam và Chiến lược Tài chính đến 2020.
Về lĩnh vực Tái cấu trúc DNNN, Bộ trưởng đề nghị WB tiếp tục xem xét hỗ trợ đề giúp hoàn thiện khuôn khổ thể chế triển khai Đề án tái cơ cấu DNNN. Bên cạnh đó hỗ trợ nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp giúp các Tập đoàn, Tổng công ty có nguồn lực thực hiện tốt các Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.

WB cam kết hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam

Thủ tướng nhấn mạnh, quá trình tái cơ cấu VNPT cần thực hiện đúng các giải pháp đã được nêu trong Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” kèm theo Quyết định 929/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/7/2012, nhằm tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu kinh tế, bảo đảm cho VNPT sau tái cơ cấu trở thành một tập đoàn viễn thông mạnh của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.
Sáng 8/8, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức hội thảo giới thiệu Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 
Chiến lược hợp tác này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 1/7/2013. Mục tiêu của chiến lược nhằm phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế, bao gồm: điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng; Sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định về nhân sự Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.

 

CK Kim Long đăng ký mua 16,15 triệu cổ phiếu quỹ giá tối đa bằng mệnh giá

Thời gian dự kiến giao dịch: từ ngày 09/08/2013 đến ngày 06/09/2013.


Vốn tự có hệ thống ngân hàng tăng tháng thứ 2 liên tiếp:

Theo báo cáo này, tổng tài sản của hệ thống đến 30/6/2013 đạt gần 5.293,6 nghìn tỷ đồng, tăng 68,3 nghìn tỷ đồng so với cuối tháng 5/2013. So với cuối 2012, tổng tài sản của hệ thống tăng 4,09%.
Như vậy, tổng tài sản của toàn hệ thống vẫn tiếp tục duy trì được mức cao nhất kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước bắt đầu công bố số liệu vào tháng 6/2012 đến nay.
Vốn tự có của hệ thống ngân hàng tăng tháng thứ 2 liên tiếp lên 438,3 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 1.000 tỷ đồng so với cuối tháng 5. Nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục là nhóm có mức tăng vốn tự có mạnh nhất (tăng 11,56%) trong khi công ty tài chính cho thuê sụt giảm mạnh nhất (giảm 7,76%); nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục giảm 3,68%.

Tồn kho bất động sản đang giảm mạnh:

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản sáng 9/8, dẫn báo cáo của 56/63 tỉnh, thành, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, tổng giá trị tồn kho bất động sản khoảng 108.773 tỷ đồng, giảm 15,4% so với quý I/2013.

Báo Hong Kong: Giá bất động sản Việt Nam đang rất hấp dẫn

Giá bất động sản Việt Nam dược cho là hấp dẫn hơn các nước khác trong khu vực như Thái Lan.

Báo The Standard của Hong Kong mới đây đăng một bài bình luận về thị trường bất động sản Việt Nam dựa trên báo cáo của Tập đoàn kinh doanh dịch vụ bất động sản toàn cầu CB Richard Ellis (Mỹ).

IMF: Nhà chức trách Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Các mã cổ phiếu tư vấn mua từ ngày 31.7 đến ngày 7.8.2013 chi tiết như sau

Nhận thấy thị trường chứng khoán, cơ hội tháng 8 khá nhiều với đầy đủ cơ sở, Kháng tự tin tư vấn Khách hàng mua các cổ phiếu ở vùng đáy chi tiết như sau:



HQC mua giá 5,5 – 5,8
KBC mua giá 6,9 -7,1
OGC mua giá 9,4 – 9,6
CSM mua giá 35,1 – 35,2
PET mua giá 20,9 – 21,1
REE mua giá 25,7
SCR mua giá 6,5 - 6,6
KLS mua giá 8,1
VCG mua giá 10,4 – 10,9
LCG mua giá 5,5
HAG mua giá 20,5 – 20,7
ITA mua giá 5,8 - 5,9
SHS mua giá 5,6
Dương Văn Kháng
Trưởng Phòng Môi Giới CK Thành Công
Địa chỉ: Lầu 3-5, Tòa nhà Centec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, HCM

Dùng tài chính hành vị giải thích hành động của thị trường chứng khoán



Mục đích sóng tăng: nhằm thoái vốn một phần của tập đoàn nhà nước ở các doanh nghiệp niêm yết không được khuyến khích đầu tư và chuyển sang vốn những doanh nghiệp được phép đầu tư (ngành sản xuất kinh doanh). Vì thoái một số lượng lớn cổ phiếu trong thời gian gấp (khoảng 1 tháng) nên thời gian không đủ, do đó cần phải kéo dài thời gian giao dịch thêm 30 phút nữa. (Xem kỹ Nghị Định 71 ban hành ngày 11-7-2013)
Bước gom hàng:
Sàn HOSE tính từ ngày 30.7 đến 8.9 khối lượng mua bán khớp 219,8 triệu cổ phiếu (tương đương khoảng 3.960 tỷ đồng)
Sàn HNX tính từ ngày 30.7 đến 8.9, khối lượng khớp theo giá trị tiền khoảng 96,7 tỷ)
Tổng khối lượng khớp 2 sàn: 4.056 tỷ đồng
Khối lượng khớp sàn HOSE gấp nhiều lần sàn HNX vì
Thứ nhất, họ mua vào rất nhiều mã cổ phiếu cơ bản tốt, sản xuất kinh doanh, đầu cơ kẹt giá cao ở sàn HOSE
Thứ hai, sàn HNX có rất ít cổ phiếu cơ bản.
Đã gom hàng xong, bước tiếp theo là kích giá, kích lòng tham của nhà đầu tư bằng:
Thứ nhất, cho cổ phiếu tăng CE or gần CE, mua – bán qua lại để có thanh khoản cao, chứng tỏ bứt phá
Thứ hai, dùng truyền thông để đưa ra nhiều tin tốt như:
Triển vọng kinh tế Việt Nam tốt (tổ chức nước ngoài, trong nước)
Giải quyết nợ xấu bước đầu hiệu quả
Tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm cao
Nâng room cho NDT nước ngoài.
Công ty chứng khoán sẽ nhận định thị trường tốt, các chuyên gia phát biểu ở báo chí nhiều, nhiều công ty chứng khoán sẽ tổ chức hội thảo về triển vọng kinh tế Quý 3 và quý 4
Giao dịch thỏa thuận nhiều.
….
Ngắn hạn: hôm qua giảm điểm là vì còn 1 số NDT chưa chịu bán cutloss hết danh mục nên dùng tin vụ Bầu Kiên để lấy hết hàng.
Rất nhiều NDT mua vào giữa tháng 7 khi HOSE > 500 và phải cutloss, chẳng hạn 1 NDT mua vào giữa tháng 7 khoảng 100 triệu thì cuối tháng 7 và đầu tháng 8 cutloss 70-80 triệu, còn 20-30 triệu ngày 9-8 cũng đã cutloss xong, vì cổ phiếu ít nên họ bán lô cuối và chán nán.
Dương Văn Kháng