Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Vì sao Tây mua nhiều vùng đỉnh và bán nhiều vùng đáy. Những tính cách làm người Việt nghèo mãi



Con người có xu hướng sợ hãi những thứ bản thân họ không hiểu rõ. Do đó, họ không hiểu vì sao khối ngoại bán ròng vùng đáy và mua ròng vùng đỉnh. Một phần vì tính cách của người Việt quá hiền lành, dễ tin người, mau quên, tri thức về thế giới quan còn thấp, chơi chứng khoán sử dụng tiền vay nhiều.
Người viết muốn chia sẽ một vài ý kiến khách quan mong sao người Việt thức tĩnh và sống thực tế, thực dụng hơn nữa tương tự người dân Mỹ để đừng bị lừa nhiều vì thiếu hiểu biết. Vì khi dân trí cao lên thì họ sẽ góp phần làm cho nền văn hóa tri thức đất nước có bước tiến bộ.
Vì sao đồng USD tăng so với các ngoại tệ khác từ năm 2014-2016:
Trong một quốc gia, một gia đình, một công ty, một trường hợp đều có một nhóm người đứng đầu. Thế giới cũng thế.
Tháng 12 – 1944, hơn 70 quốc gia họp nhau ở thành phố Bretton Woods thuộc bang New Hamshire Hoa Kỳ để quyết định chuyển trung tâm quyền lực kinh tế tài chính từ London sang New York, đồng USD sẽ thống soái và thay vì Bảng Anh. Nó buộc các đồng tiền khác phải đi theo USD Mỹ. Lý do phải chuyển đổi quyền lực từ Anh sang Mỹ vì Hoa Kỳ chiếm lĩnh hơn 50% thị trường xuất khẩu toàn cầu. Nước Mỹ tiêu dùng hơn 50% toàn cầu cộng lại. Hoa Kỳ bảo kê an ninh quốc phòng, các quốc gia đi theo Hoa Kỳ chỉ cần làm ăn và đóng phí cho những cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ thấy cần thiết, để bảo vệ các quốc gia cùng phe nhóm với Hoa Kỳ.
Do đó, muốn biết USD tăng hay giảm so với các ngoại tệ khác thì chỉ cần biết lượng cung – cầu  USD so với các ngoại tệ khác.
Đơn giản thế này: vào tháng 5-2014 tỷ lệ chuyển đổi 1 EUR = 1.39602 USD
Tháng 13-3-2015, 1 EUR = 1.04606 USD tức đồng USD đã tăng 33,4% trong vòng gần 1 năm, các ngoại tệ khác cũng tương tự.
Vì sao USD tăng như thế:
Thứ nhất, lượng cung USD trên thế giới đang giảm xuống vì nhu cầu USD trên thế giới tăng khi FED có kế hoạch rút hết gói QE và tăng lãi suất.
Đơn giản thế này: năm 2009-2012, để kích thích kinh tế FED in thêm USD mới nhiều nên giá trị USD giảm, lúc đó USD với lãi suất vay 0% chảy qua các nước khác để đầu tư (các nước khác vay USD với lãi suất 0% để thanh toán thương mại, đầu tư) – lượng cung USD cực nhiều. Năm 2014 – 2016 FED có dấu hiệu tăng lãi suất, các nước khác lo tranh thủ mua lại USD để trả nợ dần dần, nhu cầu mua USD tăng cao, do đó làm USD tăng giá so với các ngoại tệ khác
Thứ hai, lượng cung các ngoại tệ khác (EUR, GBP, JPY, nhân dân tệ, VND,….) rất nhiều vì các nước này in thêm tiền mới để kích thích kinh tế. Tiền càng in ra nhiều thì đồng tiền các nước đó mất giá so với đồng USD
Vì USD tăng nhiều so với các ngoại tệ khác trong hơn 1 năm, nên sẽ có cú bear-trap (giảm kỹ thuật) – tức là các ngoại tệ khác sẽ tăng trở lại trong thời gian ngắn, sau đó USD tăng so với các ngoại tệ khác tiếp tục cho tới năm 2016.
Cú bear-trap đó diễn ra từ ngày 13-3 đến ngày 26-3, khi đó tỷ giá 1 EUR = 1.04606 USD tăng lên 1 EUR = 1.105 USD tức EUR tăng 5% so với USD
Vì sao Tây luôn bán nhiều vùng đáy và mua nhiều vùng đỉnh? Tư duy thực dụng sẽ hiểu ra
Từ ngày 24/3 – 21/4/2014: khối ngoại mua ròng 744 tỷ vnd trên 2 sàn, lúc đó Vn-Index biến động trong 558 – 602 điểm.
Ngày vùng đỉnh khối ngoại mua ròng rất nhiều: 26-3 khối ngoại mua ròng 93,81 tỷ vnd khi HOSE nằm ở mức 588 – 603
Ngày 31-3 khối ngoại mua ròng 111 tỷ vnd khi HOSE nằm ở mức 590,x
Ngày 13-5-2014: xảy ra vụ biển đông, HOSE giảm về 508,x. Tất cả cp giảm hơn 30%

Tháng 7-2014: khối ngoại bán ròng 127 tỷ vnd, chỉ riêng cổ phiếu VIC bị bán ròng lên đến 756 tỷ vnd
Tháng 8-2014: khối ngoại bán ròng 303 tỷ vnd trên sàn HOSE và 10 tỷ vnd trên sàn HNX
Tháng 7 đến 8-2014, HOSE tích lũy quanh 572 – 610 và khối bán ròng gần 450 tỷ và tháng 9 HOSE tăng lên 944 điểm

Ngày 9-9-2014, HOSE ở vùng 622 – 640, khối ngoại mua ròng 118 tỷ
Khối ngoại mua ròng kỷ lục FLC trong phiên 3/9/2014

Trong tháng 9 vùng đỉnh, khối ngoại mạnh dạn mua ròng…

Tháng 11-12-2014, khối ngoại bán ròng khá nhiều:


Những tính cách của người Việt càng làm họ nghèo hơn:
Thứ nhất, dễ tin người không tự động não suy nghĩ, hay hành động theo đám đông. Chẳng hạn thấy khối ngoại mua mạnh thì mua, bán mạnh thì bán, không chút suy nghĩ gì cả
Thứ hai, không hiểu rõ bản chất về tài chính, hiểu mơ hồ. Ví dụ vì sao USD lên giá
Thứ ba, trí nhớ kém, mau quên những chuyện xảy ra 1-3 tháng trước
Thứ tư, không có lập trường riêng, hay thay đổi theo quan điểm của đám đông.
Dương Văn Kháng

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Trung Quốc muốn đào kênh xuyên Thái Lan để tránh Mỹ ở eo biển Malacca

Trong những tháng gần đây, dự án đào một con kênh nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông xuyên ngang bán đảo phía nam của Thái Lan đã xuất hiện trở lại. Kênh đào Kra, như tên gọi của dự án này, sẽ giúp cho tàu buôn từ Ấn Độ Dương muốn lên vùng Đông Bắc Á không phải đi vòng qua eo biển Malacca ngoài khơi bờ biển phía nam của Malaysia. Các công ty Trung Quốc, được chính quyền Bắc Kinh chống lưng, là thành phần đang cố gắng thúc đẩy dự án này.

Theo các nhà quan sát, trong bối cảnh một sự xích lại gần nhau rõ nét giữa Trung Quốc và Thái Lan kể từ khi xẩy ra cuộc đảo chính đưa giới tướng lĩnh lên cầm quyền ở Bangkok vào tháng Năm năm 2014, ý đồ đào kênh xẻ ngang miền Nam Thái Lan, ngoài mục tiêu kinh tế, còn đậm nét động cơ chính trị. Từ Bangkok, Thông tín viên RFI tại Thái Lan Arnaud Dubus cho biết thêm một số thông tin về dự án đào con kênh xuyên miền Nam Thái Lan đang được Trung Quốc thúc đẩy.
RFI: Arnaud, đầu tiên anh có thể phác họa những nét chính về dự án kênh đào Kra?
Arnaud Dubus: Dự án kênh đào Kra đã có từ nhiều thế kỷ nay. Ngay từ thời vương quốc Ayuthaya, ý tưởng đào một con kênh xẻ ngang bán đảo nam Thái Lan tránh khỏi phải đi vòng qua eo biển Malacca đã từng được thảo luận. Cách đây 10 năm, các công ty Trung Quốc đã từng nghiên cứu kỹ vấn đề này, nhưng không đưa ra được một kết quả cụ thể nào.
Ý tưởng đơn giản. Đào một con kênh dài chừng 100km đi ngang qua eo đất Kra cho phép rút ngắn được khoảng 48 giờ so với hành trình bình thường là các thương thuyền hay tàu dầu phải đi qua eo biển Malacca. Một vài nghiên cứu cho thấy điều đó cho phép tiết kiệm mỗi năm khoảng 50 tỷ đô-la, nhưng trên thực tế mọi thứ không rõ ràng lắm, vì nhiều nghiên cứu khác đặt vấn đề khả năng sinh lợi của dự án.
Ngược lại, có điều chắc chắn là eo biển Malacca đã quá tải, và mặt khác, các hoạt động hải tặc ngoài khơi eo biển cũng khá nhiều. Như vậy, kênh đào Kra giảm bớt gánh nặng cho eo biển. Nhưng nhất là, sự hiện diện của một eo biển xuyên qua vùng cực nam Thái Lan sẽ là một con đường thay thế cho lộ trình ban đầu qua eo biển Malacca. Do đó, Trung Quốc quan tâm rất nhiều đến điều này, do bởi các căng thẳng mạnh mẽ giữa quốc gia này với nhiều nước Đông Nam Á liên quan đến các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng đồng thời cũng do sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực. Trong trường hợp eo biển Malacca phải bị đóng do căng thẳng gia tăng, kênh đào Kra sẽ là mạch giao thông sống còn cho việc vận chuyển dầu khí nhập khẩu về Trung Quốc.

RFI: Dự án mới đây đã được khơi dậy lại. Như vậy vụ việc đã đi đến đâu?
Arnaud Dubus: Trong bối cảnh Trung Quốc và Thái Lan xích lại gần nhau kể từ sau vụ đảo chính hồi năm rồi, rất nhiều dự án hạ tầng về giao thông do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận tại Thái Lan, nhất là các tuyến đường sắt mới Bắc-Nam. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc ngay từ đầu năm đã khởi động lại dự án kênh Kra với tiến hành một nghiên cứu về tính khả thi kéo dài trong một năm. Theo quan điểm của Bắc KInh, dự án nằm trong khuôn khổ khái niệm « Con đường tơ lụa hàng hải » do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng.
Lộ trình được dự trù trong dự án ày sẽ đi qua vùng xa nhất ở phía nam bán đảo Thái Lan ngang tầm với thành phố Songkhla. Điều quan trọng cần lưu ý là lộ trình được vẽ rất gần với vùng mà phe nổi dậy ly khai Hồi giáo Mã Lai đang hoành hành tại miền nam Thái Lan. Một điều chắc chắn là một khi công trình được bắt đầu tại vùng này,  vấn đề an ninh sẽ được đặt ra trong khi xây dựng và sau khi kết thúc công trình. Chúng ta hãy nhớ là trong vòng 10 năm, cuộc nổi dậy của phe ly khai đã gây ra cái chết cho hơn 6000 người.
RFI: Nếu được thực hiện , dự án có thể sẽ có những hậu quả nào có thể có cho các quốc gia Đông Nam Á khác?
Arnaud Dubus: Cho dù sẽ phải đầu tư khoảng 20 tỷ đô-la vào dự án, Thái Lan đương nhiên sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất trong khối ASEAN. Không chỉ là do quyền sử dụng kênh đào mà Thái Lan sẽ được hưởng, mà còn do tác động kích thích tăng trưởng kinh tế mà dự án này sẽ đem lại ngay từ lúc khởi động công trình. Hơn nữa, Thái Lan còn dự tính mở các đặc khu kinh tế và các khu công nghiệp ngay chính lối vào và lối ra con kênh, đặt trọng tâm vào công nghiệp dầu khí.
Một quốc gia khác cũng được hưởng lợi đó là Miến Điện, vì hiện nay nước này, cho tới nay, để xuất khẩu hàng hoá, buộc phải đi một đường vòng dài xuống phía nam qua eo biển Malacca, trong khi Miến Điện lại nằm rất rất gần với kênh Kra. Ngược lại, có thể Malaysia, Singapore và ngay cả Indonesia sẽ bị mất quyền lợi, nếu kênh Kra được hình thành, bởi vì lưu thông hàng hải trên vùng lãnh hải của họ chắc chắn sẽ bị giảm xuống.
Một quốc gia hưởng lợi lớn khác nữa có lẽ sẽ là Trung Quốc. Nước này sẽ có nhiều đường vận chuyển nhiên liệu thuộc quyền sử dụng của họ. Cho nên các tập đoàn Trung Quốc rất quan tâm đến dự án. Nhưng Thái Lan cũng đã nhận thấy là với các dự án đường sắt, việc xích lại gần với Bắc Kinh về mặt kinh tế cũng có những bất lợi. Bởi những khoản tín dụng do các ngân hàng Trung Quốc tài trợ cho các dự án đường sắt tại Thái Lan có lãi suất là 4%/ năm, cao hơn lãi suất chung của các quốc gia như Nhật Bản dành cho những dự án tương tự. Đó là chưa kể đại bộ phận nhân công tại các công trường có chủ đầu tư Trung Quốc tại Thái Lan sẽ là người Trung Quốc. Chính vì vậy mà Bangkok đã từ chối vay tiền của Trung Quốc cho các dự án đường sắt.
 


 
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20150324-tq-thai-lan-my-malacca/

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Màn kịch chứng khoán tháng 3 khó chịu hé mở nhiều niềm vui hưng phấn tháng 4



Tiền từ thị trường chứng khoán không tự sinh ra mà chuyển từ người này sang người khác. Hiểu theo cách đó thì có người lời nhiều thì có người lỗ nhiều chứ không phải ai cũng lời mà không lỗ. Người mua vùng đáy bán vùng đỉnh thì lời và ngược lại. Đây là bản chất của chứng khoán.
Bài viết này giải thích tại sao thị trường chứng khoán tháng 3 không chịu giảm mạnh mà đi ngang, giảm nhẹ thanh khoản thấp – làm NDT khó chịu, đau khổ, stress, ban đầu lạc quan sau đó lại bi quan,…Nói chung là người chơi bị loạn trường.
Trên thị trường chứng khoán có 2 nhóm: nhóm tinh anh (tầng lớp tinh khôn nhân của xã hội loài người) – điều khiển thị trường lên, xuống or đi ngang. Gọi tắc là nhóm LỜI
Nhóm người chơi – dự báo khoảng gần 5 triệu người – nhóm này chuyên đi mua vùng đỉnh và bán vùng đáy. Nhóm này thường xuyên update tin tức từ nhiều báo chí Việt Nam, lộ diện trực tiếp. Gọi tắc là nhóm LỖ.
Hé lộ kịch bản tháng 3 đưa ra:
Ngày 24-2-2015, nhóm LỜI nhận thấy các đặc điểm của thị trường tháng 3 như sau:
Thứ nhất, ăn tết xong, nhóm LỖ rất hưng phấn và có niềm tin lớn, nên họ tranh thủ đi vay tiền mới để sau tết làm ăn lớn, tức mua mạnh vào các ngày đầu tháng 3-2015
Thứ hai, ngày 20-3 có kỳ review ETF
Thứ ba, tối ngày 18-3, FED có tin chưa nâng lãi suất
Thứ tư, nhóm LỜI phải bán 40-50% hàng giá cao ra có lời cho nhóm LỖ, tức kéo thị trường lên từ 24-2 đến ngày 5-3
Phương án tác chiến:
Nhóm LỜI đã bán cho nhóm LỖ giá đỉnh nên muốn đè giá lấy lại nhưng cổ phiếu chỉ giảm vừa, không giảm mạnh vì giảm mạnh thì tháng 4 kéo lên mất thời gian
Nhưng làm sao không cần đè cổ phiếu đó giảm mạnh mà nhóm LỖ vẫn cutloss, có 2 cách: đè trụ GAS, MSN, PVS, BVH, PVD, VIC và cho thị trường giảm nhẹ thanh khoản thấp để làm cho nhóm LỖ nản phải bỏ chạy
Kết quả kiểm nghiệm chiều ngày 20-3: đã thành công hoàn toàn 100%, Nhóm LỜI đã thu mua hết cổ phiếu giá rẻ từ nhóm LỖ
Phác họa màn kịch tháng 4-2015:
Nhóm LỜI thu gom hàng xong sẽ đẩy tt lên mạnh, vượt 600 để bán chốt lời cho nhóm LỖ, nhưng làm cách nào, đưa tin gì.
Cách làm như thế này và sác xuất thành công 100%, cùng đọc và tư duy
qua tháng 3 tích lũy khó chịu
[10:16:23 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: để tháng 4 tăng cực mạnh
[10:16:28 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: vì rất nhiều tin tốt
[10:16:57 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: 1. lợi nhuận năm 2014 lời đột biến sau kiểm toán
[10:17:07 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: 2. lợi nhuận quý 1 - 2015 cao
[10:17:40 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: 3. Cuối tháng 3, chính phủ họp thường kỳ cuối năm có chỉ đạo mạnh về chính sách kinh tế vĩ mô
[10:17:52 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: 4. Khả năng đầu tháng 4, NHNN giảm lãi suất cho vay
[10:18:13 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: đầu tháng 4 báo chí đưa tin tốt cực nhiều trên các trang báo cafef, ndhmoney

Ngày 28-29 tháng 3, chính phủ họp thường kỳ cuối tháng
[10:32:14 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: sẽ thông báo thời gian giảm lãi suất



Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Hiểu rõ bản chất của FED – Federal Reserve



FED là một công ty độc lập của tư nhân do các gia tộc tài phiệt chiếm cổ phần lớn. Gồm có 12 cái FED bank địa phương.
Fed Bank của New York có đa số cổ phần (53% cổ phần FED). Mà trong Fed bank của New York, Citibank và J.P.Morgan Chase Co nắm đa số cổ phần. Citibank là của gia-đình Rockefeller và J.P. Morgan Chase Co là của gia-đình Morgan. Hai gia đình này và gia đình Carnegie với gia đình Rothschild là thành phần quan trọng nhất của một nhóm người mà học giả Mỹ gọi là “the Robber Barons” (những Nam-tước Trộm Cắp).
Chỉ có FED mới có quyền phát hành giấy xanh USD chứ không phải Bộ Tài Chính của Chính phủ liên bang.
Số tiền chính phủ liên bang (CPLB) cần chi tiêu luôn luôn nhiều hơn số tiền thuế của dân đóng góp, nên CPLB phải mượn tiền từ FED vì FED là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền USD.
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ mượn tiền FED bằng cách: cho phép Bộ Tài Chính in giấy nợ dưới hình thức “Federal Bonds” trong đó chính phủ cam kết sẽ trả lại với tiền lãi (tỷ lệ lãi suất do FED chủ nợ quyết định). Trên tờ USD nào cũng là một tờ giấy nợ, có in hàng chữ “Federal Reserve Note” mà chữ Note tức là giấy chứng nợ và hứa sẽ trả nợ
Ví dụ: FED in 1 tỷ USD đưa cho Chính Phủ, thế là Chính Phủ (quốc gia, dân Mỹ) nợ FED 1 tỷ USD với tiền lãi. Rồi mỗi năm tiền nợ đó chồng chất lên, đến 7-2-2013 số tiền nợ công 17.300 tỷ USD (nợ nước ngoài chiếm gần 4%, phần lớn nợ Trung Quốc, Nhật Bản; phần còn lại chiếm 96% là nợ FED, tức nợ các gia tộc tài phiệt)
Tổng số tiền của Mỹ đang lưu hành gồm: 10% tổng số tiền sờ thấy được (tiền coin tức tiền xu cộng với tổng số tiền USD do FED phát hành) và 90% tiền còn lại là tiền không khí, tức là tiền được tạo ra từ chỗ không có gì hết, do cái trò ảo thuật cho vay (gọi là “loan”) tạo ra.
Trò ảo thuật tạo ra tiền từ con số không (create money out of nothing) dựa trên cái gọi là “fractional reserve banking” do đạo-luật tạo ra FED (Federal Reserve Act) cho phép. Theo đó thì khi mà nhà bank có trong kho của nó một số tiền X là tiền thật (hồi xưa là vàng, bây giờ là giấy xanh) được coi như là để dự-trữ (reserve), thì nó có quyền phát ra 10 X (tức là có 9 X tiền ma, không có bảo đảm reserve).
Ví dụ: một người gửi vào ngân hàng số tiến 10.000 USD thì ngân hàng để sổ tiền đó trong kho của nó như Reserve, và nó có quyền phát hành ra 100.000 USD (tức là trong đó có 90.000 USD là tiền không khí, vì không có reserve bảo đảm). Sau đó một người đi vay đến ngân hàng vay 100.000 USD (để mua nhà, sửa nhà hay làm việc gì khác) thì ngân hàng cho mượn số tiền 100.000 USD đó. Người vay trả cho ngân hàng số tiền gốc cộng với tiền lời hàng tháng trong 10 hoặc 20 năm bằng tiền USD thật mà anh có được nhờ lương của anh. Tức là ngân hàng, nhờ ảo thuật của việc cho vay đã tạo ra tiền từ không khí.
Tổng số tiền cung cấp cho nền kinh tế Mỹ (American money supply) đến tháng 1.2014 là 3.728.498 tỷ USD trong đó tiền thật (tangible currency) chỉ có 538.061 tỷ USD, còn 3.190.437 tỷ USD là tiền không khí. Và hiện nay nguyên tắc đó cũng được áp dụng cho việc dùng credit card (Visa, Master Card, American Express v.v.) với một lãi xụất (% interest) còn cao hơn gấp bội.