Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Vì sao Tây mua nhiều vùng đỉnh và bán nhiều vùng đáy. Những tính cách làm người Việt nghèo mãi



Con người có xu hướng sợ hãi những thứ bản thân họ không hiểu rõ. Do đó, họ không hiểu vì sao khối ngoại bán ròng vùng đáy và mua ròng vùng đỉnh. Một phần vì tính cách của người Việt quá hiền lành, dễ tin người, mau quên, tri thức về thế giới quan còn thấp, chơi chứng khoán sử dụng tiền vay nhiều.
Người viết muốn chia sẽ một vài ý kiến khách quan mong sao người Việt thức tĩnh và sống thực tế, thực dụng hơn nữa tương tự người dân Mỹ để đừng bị lừa nhiều vì thiếu hiểu biết. Vì khi dân trí cao lên thì họ sẽ góp phần làm cho nền văn hóa tri thức đất nước có bước tiến bộ.
Vì sao đồng USD tăng so với các ngoại tệ khác từ năm 2014-2016:
Trong một quốc gia, một gia đình, một công ty, một trường hợp đều có một nhóm người đứng đầu. Thế giới cũng thế.
Tháng 12 – 1944, hơn 70 quốc gia họp nhau ở thành phố Bretton Woods thuộc bang New Hamshire Hoa Kỳ để quyết định chuyển trung tâm quyền lực kinh tế tài chính từ London sang New York, đồng USD sẽ thống soái và thay vì Bảng Anh. Nó buộc các đồng tiền khác phải đi theo USD Mỹ. Lý do phải chuyển đổi quyền lực từ Anh sang Mỹ vì Hoa Kỳ chiếm lĩnh hơn 50% thị trường xuất khẩu toàn cầu. Nước Mỹ tiêu dùng hơn 50% toàn cầu cộng lại. Hoa Kỳ bảo kê an ninh quốc phòng, các quốc gia đi theo Hoa Kỳ chỉ cần làm ăn và đóng phí cho những cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ thấy cần thiết, để bảo vệ các quốc gia cùng phe nhóm với Hoa Kỳ.
Do đó, muốn biết USD tăng hay giảm so với các ngoại tệ khác thì chỉ cần biết lượng cung – cầu  USD so với các ngoại tệ khác.
Đơn giản thế này: vào tháng 5-2014 tỷ lệ chuyển đổi 1 EUR = 1.39602 USD
Tháng 13-3-2015, 1 EUR = 1.04606 USD tức đồng USD đã tăng 33,4% trong vòng gần 1 năm, các ngoại tệ khác cũng tương tự.
Vì sao USD tăng như thế:
Thứ nhất, lượng cung USD trên thế giới đang giảm xuống vì nhu cầu USD trên thế giới tăng khi FED có kế hoạch rút hết gói QE và tăng lãi suất.
Đơn giản thế này: năm 2009-2012, để kích thích kinh tế FED in thêm USD mới nhiều nên giá trị USD giảm, lúc đó USD với lãi suất vay 0% chảy qua các nước khác để đầu tư (các nước khác vay USD với lãi suất 0% để thanh toán thương mại, đầu tư) – lượng cung USD cực nhiều. Năm 2014 – 2016 FED có dấu hiệu tăng lãi suất, các nước khác lo tranh thủ mua lại USD để trả nợ dần dần, nhu cầu mua USD tăng cao, do đó làm USD tăng giá so với các ngoại tệ khác
Thứ hai, lượng cung các ngoại tệ khác (EUR, GBP, JPY, nhân dân tệ, VND,….) rất nhiều vì các nước này in thêm tiền mới để kích thích kinh tế. Tiền càng in ra nhiều thì đồng tiền các nước đó mất giá so với đồng USD
Vì USD tăng nhiều so với các ngoại tệ khác trong hơn 1 năm, nên sẽ có cú bear-trap (giảm kỹ thuật) – tức là các ngoại tệ khác sẽ tăng trở lại trong thời gian ngắn, sau đó USD tăng so với các ngoại tệ khác tiếp tục cho tới năm 2016.
Cú bear-trap đó diễn ra từ ngày 13-3 đến ngày 26-3, khi đó tỷ giá 1 EUR = 1.04606 USD tăng lên 1 EUR = 1.105 USD tức EUR tăng 5% so với USD
Vì sao Tây luôn bán nhiều vùng đáy và mua nhiều vùng đỉnh? Tư duy thực dụng sẽ hiểu ra
Từ ngày 24/3 – 21/4/2014: khối ngoại mua ròng 744 tỷ vnd trên 2 sàn, lúc đó Vn-Index biến động trong 558 – 602 điểm.
Ngày vùng đỉnh khối ngoại mua ròng rất nhiều: 26-3 khối ngoại mua ròng 93,81 tỷ vnd khi HOSE nằm ở mức 588 – 603
Ngày 31-3 khối ngoại mua ròng 111 tỷ vnd khi HOSE nằm ở mức 590,x
Ngày 13-5-2014: xảy ra vụ biển đông, HOSE giảm về 508,x. Tất cả cp giảm hơn 30%

Tháng 7-2014: khối ngoại bán ròng 127 tỷ vnd, chỉ riêng cổ phiếu VIC bị bán ròng lên đến 756 tỷ vnd
Tháng 8-2014: khối ngoại bán ròng 303 tỷ vnd trên sàn HOSE và 10 tỷ vnd trên sàn HNX
Tháng 7 đến 8-2014, HOSE tích lũy quanh 572 – 610 và khối bán ròng gần 450 tỷ và tháng 9 HOSE tăng lên 944 điểm

Ngày 9-9-2014, HOSE ở vùng 622 – 640, khối ngoại mua ròng 118 tỷ
Khối ngoại mua ròng kỷ lục FLC trong phiên 3/9/2014

Trong tháng 9 vùng đỉnh, khối ngoại mạnh dạn mua ròng…

Tháng 11-12-2014, khối ngoại bán ròng khá nhiều:


Những tính cách của người Việt càng làm họ nghèo hơn:
Thứ nhất, dễ tin người không tự động não suy nghĩ, hay hành động theo đám đông. Chẳng hạn thấy khối ngoại mua mạnh thì mua, bán mạnh thì bán, không chút suy nghĩ gì cả
Thứ hai, không hiểu rõ bản chất về tài chính, hiểu mơ hồ. Ví dụ vì sao USD lên giá
Thứ ba, trí nhớ kém, mau quên những chuyện xảy ra 1-3 tháng trước
Thứ tư, không có lập trường riêng, hay thay đổi theo quan điểm của đám đông.
Dương Văn Kháng

Không có nhận xét nào: