Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Huyền thoại Kenneth Griffin

Trẻ trung nhưng trong thế giới tài chính Kenneth Griffin đã là huyền thoại. Vào năm 1986, ở tuổi 18, đang là sinh viên năm thứ nhất Đại học Harvard, Griffin đã tham gia thị trường chứng khoán. Sau đó 17 năm – năm 2003, lần đầu tiên Griffin xuất hiện trong danh sách những người giàu của Mỹ của tạp chí Forbes với khối tài sản 650 triệu USD. Đến năm 2006, tài sản của Griffin được đánh giá là 1,7 tỉ USD, còn năm 2008 là 3 tỉ USD. 
1 triệu USD đầu tiên  
Kenneth Griffin sinh ngày 15.10.1968 tại Florida, Mỹ. Ngay từ nhỏ Griffin đã mê say máy vi tính và toán học. Người mẹ của nhà tỉ phú tương lai nhớ lại, khi Ken (tên thân mật của Kenneth) còn nhỏ, cậu hay đòi mẹ dẫn đến cửa hàng Computerland. Tại đây Ken “tra tấn” những người bán hàng bằng nhiều câu hỏi về chiếc máy vi tính. Khi học phổ thông trung học Ken luôn mày mò với chiếc máy vi tính IBM và nếu tìm ra những khiếm khuyết của nó thì đối với cậu bé đây là thắng lợi. Một người bạn học nhớ lại: “Ken thường thích tiếp xúc với những người lớn tuổi hơn mình và luôn biết mình cần gì trong cuộc sống. Cậu ta luôn phát kiến ra những ý tưởng mới”. Một trong những ý tưởng được hiện thực hóa là việc Ken thành lập hãng Diskovery Educational Systems, chuyên bán phần mềm trong lĩnh vực giáo dục. Khi đó Ken mới 17 tuổi và đến nay hãng này vẫn hoạt động tốt. 
Hoạt động đầu cơ được Griffin thực hiện giữa những kỳ nghỉ từ khi còn học ở Harvard (Griffin chỉ học 3 năm là xong chương trình đại học). Khởi đầu, Griffin hỏi vay của mẹ, bà ngoại và “hai nhà đầu tư” quen biết tổng cộng 265 ngàn USD rồi thành lập hai quỹ đầu cơ. Ngồi trong gian phòng tại ký túc xá Cabot House để điều hành các quỹ, chàng sinh viên còn mắc cả chảo vệ tinh bên cửa sổ phòng mình để thu thập những tin tức mới nhất về TTCK. Sau đó một tháng, thị trường bị chao đảo vì khủng hoảng (1987), cũng là lúc Griffin kiếm được những khoản tiền lớn. Đến khi tốt nghiệp, Griffin đã có 1 triệu USD đầu tiên trong tay.
Cùng với tấm bằng kinh tế, Griffin còn được tặng món quà khác: Công việc của nhà kinh tế trẻ tuổi thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư (NĐT) danh tiếng người Chicago là Frank Meyer – lãnh đạo Quỹ Glenwood Capital. Meyer đưa cho Griffin 1 triệu USD và đề nghị thử xem có lặp lại thành tích kinh doanh khi còn là sinh viên bằng cách nhân số vốn này lên gấp đôi. Griffin đã thực hiện nhanh chóng khi có phần mềm vi tính dành cho kinh doanh tại TTCK.
Người xây dựng thành trì
Sau những thành công sáng chói của Griffin được nhiều người biết đến, hàng chục NĐT đã đưa tiền cho Griffin với hy vọng con người tài ba này sẽ làm cho số vốn của họ sinh lời. Kết quả là vào ngày 1.11.1990, Griffin thành lập Quỹ Citadel với số vốn 4,2 triệu USD. Cái tên Citadel (Thành lũy) mà Griffin chọn không phải là sự ngẫu nhiên mà đó là sự khẳng định sức mạnh của hãng trong giai đoạn khủng hoảng.
Trong 2 năm đầu tiên quỹ hoàn toàn đáp ứng với kỳ vọng của các NĐT. Năm 1991 lợi nhuận đạt 43%, năm 1992 – 40,7% và năm 1993 – 23,5%. Tuy nhiên đến năm 1994 do thị trường tín phiếu khủng hoảng nên  Citadel thua thiệt 4,3%. Các NĐT lo lắng bắt đầu lấy lại tiền và đây là giai đoạn khó khăn nhất của Griffin. “Ken khi đó nói với tôi là không thể để tình trạng tương tự lặp lại” – Meyer nhớ lại. 
Thất bại chỉ hun đúc thêm ý chí của Griffin. Một trong những cộng sự của nhà tỉ phú kể lại: Griffin khi đó thường ngồi lì trong phòng, đọc cuốn Nhà nước của Niccolo Machiavelli (1469 - 1527) và đọc nhiều sách quản trị kinh doanh để tránh những sai sót cho Quỹ Citadel. Đặc biệt, ông rất thích đọc các tác phẩm của bậc thầy về lý thuyết kinh doanh Jim Collins. Bất kỳ sự mạo hiểm nào, Griffin đều thuê các nhà tư vấn để họ cho ý kiến. Ông xây dựng cơ cấu cho Citadel với nguyên tắc “không thể không thay thế”. Tại Citadel có rất nhiều chuyên gia làm việc với cùng một chức năng, vì thế nếu ai đó ra đi thì cũng không ảnh hưởng đến công cuộc kinh doanh. Citadel đã trở thành một thành lũy khó có thể đánh bại khi cách đây vài năm sở hữu tòa nhà 37 tầng tại Chicago.
Một phiên giao dịch tại TTCK - Ảnh: Reuters
 
Một phiên giao dịch tại TTCK - Ảnh: Reuters
Trong điều hành Citadel, Griffin ứng dụng toán học và công nghệ thông tin cực kỳ hiệu quả. Quỹ Kensington Global thuộc Tập đoàn Citadel trong vòng 9 năm trở lại đây trung bình mang lại lợi nhuận cho các NĐT 22%/năm. Ngoài Kensington Global, Citadel còn một quỹ lớn khác là Wellington hoạt động cũng rất hiệu quả. Hiện các chuyên gia ước tính, Citadel chiếm 2 – 3% tổng lượng giao dịch của TTCK ở New York, London và Tokyo, 10% thị trường trái phiếu chính phủ…
Sống theo cách của mình
Thông minh, giàu có, nhưng Griffin lại bị đồng nghiệp đánh giá là không có tình cảm và là người độc tôn. Ông sẵn sàng trả cho những người quản lý tài ba của mình mức lương 5 triệu USD/năm, nhưng nhất định không chịu chia sẻ quyền lực bằng cách nhượng quyền cổ phiếu của quỹ. Thậm chí, khi hết hạn hợp đồng thì Griffin chia tay với họ không hề thương tiếc. Người ta nói rằng, trong phòng của mình Griffin dành một chỗ cho trợ lý là Jodi Deichmiller, nhưng cô này lại giao tiếp với ông bằng
e-mail để không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của sếp. Tựu trung những người độc miệng nói Griffin là người ích kỷ, lạnh lùng, luôn khép kín và không có trái tim.
Công bằng mà nói thì Griffin không hẳn là người như vậy. Mới đây nhất ông trở thành thành viên Ban tổ chức Olympic 2016 tại Chicago. Người ta đồn rằng chẳng qua là ông muốn nhân sự kiện này để đánh bóng hình ảnh của Citadel. Song nguyên nhân sâu xa lại đơn giản hơn người ta tưởng: Vào năm 2004, Griffin làm lễ thành hôn với Anne Dias – người sáng lập Quỹ đầu tư Aragon Global Management với số vốn 100 triệu USD (đây là một trong những quỹ tư nhân lớn nhất Mỹ do phụ nữ điều hành). Tại lễ đám cưới, Griffin đã khóc vì quá hạnh phúc. Điều này không phù hợp với tính cách của ông, làm nhiều người tham dự không thể nào tin nổi vào mắt mình. Những người thân của Griffin nói rằng, chính Anne Dias đã buộc ông phải thường xuyên xuất hiện nơi công chúng hơn và xử sự có nhân tính hơn.
Griffin là người khá chịu chơi. Đám cưới của ông với Anne Dias được tổ chức tại Lâu đài Versailles ở Pháp. Để làm vui lòng quan khách, ông mời đoàn xiếc danh tiếng Cirque du Soleil và nữ ca sĩ nhạc pop danh tiếng Donna Summer đến biểu diễn. Griffin rất yêu thích các xe hơi thể thao đắt giá. Ông mua biệt thự ở North Michigan Avenue, Chicago vào năm 2000 với giá 6,9 triệu USD. Bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật của Griffin khó mà định giá. Ông hào phóng bỏ ra 60,5 triệu USD để mua bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Pháp Paul Cézanne, hay 80 triệu USD để mua tác phẩm của họa sĩ Mỹ Jasper Johns. Số tiền mà Griffin bỏ ra mua tranh của Paul Cézanne đạt kỷ lục từ trước đến nay đối với danh họa này. Bên cạnh những thú vui xa hoa, Griffin cũng thích các trò chơi đơn giản. Đặc biệt ông rất thích chơi bóng đá. Tuy nhiên trong vòng 7 năm gần đây, chiếc đầu gối của nhà tỉ phú này đã phải giải phẫu đến 5 lần vì chấn thương, buộc Griffin phải giã từ bóng đá.
Không chỉ hào phóng với cá nhân mình, Kenneth Griffin còn tích cực giúp đỡ cộng đồng. Ông là thành viên của vài tổ chức từ thiện và là Giám đốc Quỹ giáo dục cộng đồng Chicago. Vào năm 2006, Quỹ Griffin đã xây dựng trường trung học ở Chicago, tài trợ cho bệnh viện nhi, Dàn nhạc giao hưởng Chicago cùng nhiều hoạt động khác...
Trẻ trung và thành đạt, rộng lượng và độc đoán, khắt khe và hào phóng, lạnh lùng và nồng ấm… dường như Griffin là người chứa đựng những tính cách mâu thuẫn. Ông sống giữa sự thán phục thầm lặng và sự công kích ầm ĩ của nhiều người. Phải chăng chuẩn mực của cuộc sống là “chiếc áo quá khổ” với nhà tỉ phú tài ba? Suy cho cùng ông sống theo cách của mình và chỉ làm điều tốt cho xã hội. Đó mới là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người.
Hoàng Hoài Sơn

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Sử dụng tiền tệ tăng giá để làm kinh tế China khủng hoảng 2017-2018

Trong các công cụ để làm cho nền kinh tế China sụp đổ, các tài phiệt sử dụng biện pháp TIỀN TỆ tăng giá sau đó gây thiệt hại nặng nệ cho tt tài chính China.
Ngày 22-4-2016, 1 USD = 6,48 CNY (Nhân dân tệ).
Các bậc thầy Tài chính ép đồng CNY tăng nhanh trong thời gian ngắn 2-3 tháng, chẳng khác nào ép nền kinh tế China uống thuốc kích thích và sụp đổ nhanh
Khi CNY tăng giá cuối năm 2017 - 2018 lên mức 1 USD = 5,18 CNY (tức CNY tăng giá 20%) thì tác động như sau:
1. Các nhà đầu cơ tài chính bán các tài sản niêm yết bằng đồng CNY chốt lời ra các tài sản khác kiếm lời, họ chuyển đổi tiền CNY qua USD, EUR, từ việc kéo tiền trên thị trường chứng khoán lẫn thị trường tài chính, thì bất kể khi nào việc thiếu hụt USD, EUR chuyển ra thanh khoản cho họ. Dự trữ ngoại tệ không đủ, hết sạch dữ trữ ngoại tệ. Sau đó NDT bỏ chạy khỏi China, giá CNY sụt giảm mạnh trở lại, có thể 1 USD = 7 CNY nhưng dữ trữ ngoại tệ hết sạch
2. TTCK, TT BDS sụt giảm mạnh, làm giá các cổ phiếu bank, bds giảm mạnh theo nên tài sản đảm bảo ở Bank giảm mạnh.
Các nhà tài phiệt cho China - thoả thuận Basel - với yêu cầu tỉ lệ vốn tự có của các ngân hàng có nghiệp vụ quốc tế phải tăng lên từ 8% trở lên mởi cho mở chi nhanh ở Mỹ, Anh,.... và China đã ký vào.
Bank China có vốn tự có thấp, nên chỉ còn cách dựa vào sự gia tăng vốn ngoài sổ sách, tức là vốn được hình thành từ sự tăng giá cổ phiếu ngân hàng, thì mới có thể đáp ứng được tiêu chuẩn.
Vốn dựa dẫm quá nhiều vào sự tăng giá cả cổ phiếu và thị trường bất động sản, nên hệ thống ngân hàng China đã để hở sườn non dưới lưỡi kiếm sắc bén của cuộc chiến tài chính do Mỹ phát động.
3. Thông qua TTCK Hong Kong, Wall Street, các nhà tài phiệt đã bán khống cổ phiếu China mạnh vào năm 2016 - 2017. Sau đó giá cp china sụp giảm 50 - 100%
kết nói các nguồn tham khảo hay:
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng nếu kinh tế Trung Quốc gặp khủng hoảng thì sẽ gây ra hậu quả nặng nề tới kinh tế thế giới. http://vneconomy.vn/doanh-nhan/toi-so-nhat-khung-hoang-kinh-te-trung-quoc-20160201024053902.htm


Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Thụy Sĩ : Nước nhỏ mà không nhỏ

Thụy Sĩ là một đất nước nhỏ nằm bên cạnh dãy núi Alps với diện tích 41.290 km2 (chỉ bằng 1/8 diện tích Việt Nam), chỉ có 10% đất canh tác còn lại là rừng, núi có nhiều suối nước nóng và hồ nước.
Dân Thụy Sĩ gồm 65% dân tộc Đức, 18% Pháp, 10% Itali, 7% các dân tộc khác. Ba dân tộc chính sống chung với nhau có những nét văn hoá đặc thù và luôn bảo vệ những độc đáo đó của mỗi dân tộc gốc, nhưng khi đến quyền lợi quốc gia thì họ luôn đặt quốc gia lên trên hết, dẹp quyền lợi dân tộc gốc qua một bên. Năm 2007 tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của 7,6 triệu dân Thụy Sĩ đạt 264 tỉ USD, lớn hơn GDP của 85,5 triệu dân Việt Nam. Thu nhập bình quân mỗi người Thụy Sĩ đạt 35.300 USD so với 3.100 USD của mỗi người Việt Nam. Sang Thụy Sĩ thỉnh giảng tại Đại học Genève lần này, tôi dành thì giờ đi thăm nhiều tỉnh thấy rõ những người chủ của đất nước nhỏ bé rất nghèo tài nguyên này toàn là những người giàu và mạnh. Một đất nước không hề có chiến tranh, và hầu như tất cả các tổ chức quốc tế đều đặt trụ sở ở đây. Đàm đạo với nhiều giáo sư ở đây và cùng với nhiều chuyên gia người Việt đang sinh sống ở đây nhiều năm tôi nhận ra chính hệ thống giáo dục độc đáo của họ đã ươm mầm nhân tài ở mọi tầng lớp người dân, tạo ra những lãnh đạo tài giỏi cho đất nước Thụy Sĩ với chiến lược phát triển kinh tế độc đáo, chiếm vị trí cao trong nền kinh tế và chính trị thế giới.

Tài nguyên con người của Thụy Sĩ được đào tạo ngay từ tấm bé để lớn lên nắm vững kiến thức khoa học sâu rộng để có thể quyết định chính xác những hướng phát triển kinh tế, phát huy sở trường của mỗi dân tộc sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp độc đáo (tính chính xác tỉ mỉ đưa đến những công nghiệp sản xuất đồng hồ, các máy móc tinh vi; tính thích hoà bìnhcùng mọi dân tộc khác tạo môi trường hoà bình ổn định đưa đến sở trường tài chính, mở những ngân hàng lớn), đặc thù thiên nhiên (núi cao tuyết phủ đưa đến công nghệ trượt tuyết; sườn núi đá sạn đưa đến nghề trồng nho làm rượu vang; suối nước nóng tạo nên những khu du lịch, nghỉ dưỡng độc đáo; vùng thung lũng nhỏ đưa đến nghề trồng cỏ nuôi bò sữa và bò thịt - sản xuất các sản phẩm từ sữa như pho mát đặc biệt hương vị Thụy Sĩ).


Chính phủ Thụy Sĩ chú ý đặc biệt nhất đến cái nền của giáo dục: đó là giáo dục phổ thông (GDPT). Thụy Sĩ không có Bộ Giáo dục, mà chính sách giáo dục là do mỗi tỉnh, huyện và cộng đồng cùng quyết định tuỳ thuộc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái đặc thù ở mỗi địa phương. Một hội đồng giáo dục liên bang được chính phủ thành lập để nắm được các hoạt động giáo dục trên toàn quốc. Sau giai đoạn mẫu giáo, GDPT có tất cả 13 năm. Bắt đầu lên lớp 3 các cháu phải học thêm một ngôn ngữ dân tộc ngoài tiếng mẹ đẻ (thí dụ ở trường vùng nói tiếng Pháp thì học thêm tiếng Đức hoặc Ý; trường vùng Đức thì học thêm tiếng Pháp hoặc Ý). Lên lớp 5 thì học thêm ngôn ngữ dân tộc thứ hai. Lên trung học đệ nhất cấp tiếp tục học hai ngôn ngữ dân tộc và học thêm một ngoại ngữ, thường là tiếng Anh. Sang trung học đệ nhị cấp học sinh tiếp tục học các ngôn ngữ dân tộc và ngoại ngữ như đã học ở đệ nhất cấp. Chương trình học ở các cấp là do địa phương thiết kế (chứ không phải theo một khuôn duy nhất do Bộ GD&ĐT bắt buộc như ở ta). Chương trình chủ yếu dạy học sinh biết cách sống trong xã hội, trong thiên nhiên nơi mình cư trú, vì thế học sinh bắt đầu mới vào lớp 1 mà đã được cho đi dã ngoại nơi gần nhà nhất; lên lớp 3 đi lên vùng trượt tuyết... Đây là cách giảng dạy cách sống cho những công dân tương lai, mà giáo dục phổ thông của Việt Nam không dám nghĩ tới, chỉ tập trung thời gian cho học sinh học vẹt. Các môn lịch sử, địa lý, khoa học được dạy với nội dung nhẹ nhàng, chứ không phải dạy nhồi nhét để cho mỗi học sinh đều phải trở nên thần đồng toán, thần đồng lý, thần đồng hóa, văn sĩ có tài cao… như chương trình GDPT nhồi nhét rất nặng của ta. Từ trung học đệ nhị cấp học sinh nào không thích học hàn lâm thì có thể theo học tại chương trình hướng nghiệp, khi tốt nghiệp trung học là có thể đi làm việc ở các doanh nghiệp ngay, hoặc có thể liên thông học tiếp nghề đó tại một trường cao đẳng nghề gần nhà. Cũng như học sinh ở các nước châu Âu láng giềng như Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Bỉ…, khuynh hướng học sinh đi theo hướng nghiệp nhiều hơn vào đại học vì có tay nghề làm việc ngay, lương có thể bằng hoặc lớn hơn lương của đại học. GDPT của Thụy Sĩ bắt buộc ở mẫu giáo, tiểu học, và trung học đệ nhất cấp nên học sinh hoàn toàn được miễn phí. Trung học đệ nhị cấp không bắt buộc, nhưng cũng miễn phí. Phụ huynh học sinh chỉ phải trả tiền tàu xe cho con em mình khi các cháu đi dã ngoại.

• Năm 2006-2007 có 6063 sv Việt Nam du học ở Mỹ.
• Số visa sinh viên du học đã được sứ quán Hoa kỳ cấp đã tăng 80% trong năm 2007.
• Việt Nam là thị trường sinh viên ngoại quốc tăng nhanh thứ hai trong nước Mỹ.
• Việt Nam có nhiều sinh viên nhất trong khu vực Đông Á hướng sang Hoa kỳ.
• Sinh viên Việt Nam ở Mỹ thuộc nhóm trẻ tuổi đứng hàng thứ nhì Á châu.
Theo Phòng Thương Mại,Tổng lãnh sự Mỹ tại TPHCM
Được Nhà nước trang bị cho mình kiến thức phổ thông cơ bản rất sát thực tế như thế, mỗi người dân Thụy Sĩ biết tư duy, tìm hướng đi của mình sao cho gắn kết với phát triển kinh tế của đất nước. Từ đó, họ chọn đúng nghề để học, chớ không phải chọn theo “tỉ lệ chọi” các ngành học dễ thi đậu nhất dù không thích ngành đó.


Tài nguyên thiên nhiên của Thụy Sĩ thua xa của Việt Nam. Họ chỉ có rừng (tiềm năng khai thác gỗ), thác nước, và nước muối khoáng. Tiền nhân người Thụy Sĩ không nghĩ đến việc khai phá rừng để sản xuất lương thực như ta, mà chỉ khai phá những đường băng lên các đỉnh núi cao phục vụ môn thể thao trượt tuyết. Vào mùa đông, không những dân Thụy Sĩ đi trượt tuyết mà dân ở các nước khác cũng kéo nhau về Thụy Sĩ du lịch sông hồ, tắm suối khoáng nước nóng và trượt tuyết. Hằng trăm ngành công nghiệp và dịch vụ đã được sinh ra để phục vụ cho công nghệ du lịch và trượt tuyết này. Đất đồng bằng nhỏ bé ở các thung lũng là của những hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trồng rau cải và đồng cỏ của các HTX nuôi bò thịt và bò sữa. Dọc các vách đá theo triền núi vùng tỉnh Valais (tương tự như vùng đá lổm chổm của Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) là những vườn nho bạt ngàn của khoảng 5.000 nông dân xã viên của HTX rượu vang Valais. Tuyệt nhiên không ai chọn trồng cây lương thực trên núi làm chi cho lâm vào cảnh khốn cùng!

Chuyện Thụy Sĩ là thế, họ đi lên giàu mạnh nhờ mỗi người dân đều bắt buộc phải có căn bản giáo dục ở cấp phổ thông để tự mình nhận định cần được đào tạo thêm nghề gì nữa ở bậc đại học hoặc cao đẳng nghề để tham gia đắc lực trong cộng đồng dân tộc. Trở về nước ta thấy dân nhà giàu của mình đang “di tản giáo dục” sang các nước khác nhất là đi Hoa Kỳ mới tội nghiệp cho hàng chục triệu dân thường của ta phải chịu tiếp nhận một hệ thống giáo dục phổ thông quá lạc hậu, không chuẩn bị được cho thanh niên ra đời với kiến thức và kỹ năng có thể tham gia vào đội ngũ lao động đắc lực của nước ta. Hệ thống Nhà nước của chúng ta khi đề cập đến vấn đề giáo dục là chỉ chú trọng đến đại học, trong khi đó cái ưu tiên số một cần được cải tiến là giáo dục phổ thông thì không được quan tâm bao nhiêu.


Với trình độ lực lượng lao động được giáo dục căn bản và đào tạo tay nghề như hiện nay, liệu chúng ta có thể tiến lên thành quốc gia công nghiệp từ năm 2020?

Võ Tòng Xuân

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Có ai nhớ tới Thủ tướng Phan Văn Khải?

Phan Văn Khải (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1933) là Thủ tướng Việt Nam từ ngày 25 tháng 9 năm 1997 đến ngày 27 tháng 6 năm 2006.
Ông là người lãnh đạo Việt Nam ở cương vị Thủ tướng đầu tiên đã thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 5 năm 2005. Chuyến đi này đã đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, nhiều hợp đồng lớn đã được ký kết.

Trong giai đoạn 1998-2007, Việt Nam tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh. Mặc dù giai đoạn 1997-1998 nền kinh tế tăng trưởng chậm lai do ảnh hưởng của Khủng hoảng tài chính Châu Á. …
Vấn để nổi bật nhất trong thời kỳ này là Vụ PMU 18, là một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006. Vụ này đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam cũng như các nước và tổ chức cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, đã khiến Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức và Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ nhậm chức phát biểu: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay." là cũng liên quan tới vụ việc này. Ông Khải khi từ chức cũng xin lỗi nhân dân vì đã để tình trạng tham nhũng nghiêm trọng diễn ra[2].
http://haydanhthoigian.net/2012/10/14/kinh-te-viet-nam-duoi-thoi-hai-thu-tuong-phan-van-khai-nguyen-tan-dung/
Kinh tế Việt Nam dưới thời hai thủ tướng Phan Văn Khải- Nguyễn Tấn Dũng

Biểu đồ về tăng trưởng GDP và lạm phát được vẽ dưới đây cho thấy rõ sự khác biệt về hiệu quả trong chính sách điều hành của hai thủ tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng đối với nền kinh tế thể hiện qua hai thông số kinh tế: tỷ lệ tăng trưởng GDP và lạm phát.
Dấu ấn Phan Văn Khải
Ông Phan Văn Khải nhậm chức thủ tướng trong một bối cảnh kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi nhanh chóng lan rộng ra khắp châu Á và thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam đã giảm xuống còn 4,8% vào năm 1999.
Thế nhưng, đến năm 2000, tốc độ trưởng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng trở lại con số 6,8% và giữ nguyên đà tăng tốc đó đến năm 2006-2007, lạm phát trong suốt giai đoạn đó luôn ổn định và ở dưới mức 10%/năm. Khi mà tăng trưởng kinh tế trên 6% là ước mơ của nội các chính phủ đương nhiệm thì tăng trưởng GDP 7-8%/năm liên tục trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của thủ tướng Phan Văn Khải hết sức ấn tượng, bất chấp việc ông không để lại ấn tượng sâu sắc trong điều hành chính phủ như cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Dấu ấn Nguyễn Tấn Dũng
Vào thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng lên thay thế ông Phan Văn Khải trong cương vị người đứng đầu chính phủ, giữa tháng 6 năm 2006, một làn sóng tin tưởng và lạc quan vào sự cất cánh của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Sự lạc quan đó có cơ sở khi tăng trưởng GDP của Việt Nam trong hai năm liên tục 2005, 2006 đạt mức trên 8%/nămĐến năm 2007, tăng trưởng GDP đạt mức cao kỷ lục 8,5%. Sự lạc quan đó thể hiện rất rõ trong phát biểu của nguyên phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi nói về mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008: “Đặt tăng trưởng 9% là trong thế… khiêm tốn”.
Kể từ năm 2008, chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu chưa bao giờ đưa được tăng trưởng GDP Việt Nam lên mức 7%/năm, chứ chưa nói đến tăng trưởng hai con số. Bất ổn kinh tế vĩ mô là vấn đề mà chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phải giải quyết kể từ năm 2008 trong cương vị là người đứng đầu chính phủ, ngoại trừ hai năm đầu yên ổn với tốc độ tăng trưởng trên 8%/năm.
Lạm phát tăng tốc trở lại trên hai con số vào năm 2007 với 12,6% và đạt tới đỉnh điểm vào năm 2008 với gần 20%/năm. Người dân Việt Nam vừa mới tạm quên đi ấn tượng đồng tiền mất giá trong suốt thời kỳ ông Phan Văn Khải làm thủ tướng thì đến thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng, ấn tượng tiền bị mất giá lại quay trở lại. Lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô, thắt chặt chính sách tiền tệ, khủng hoảng tín dụng… là những thuật ngữ kinh tế được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian ông Nguyễn Tấn Dũng điều hành chính sách kinh tế.
15h chiều 16/6 (2006), khép lại phần chất vấn 12 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải từ tốn bước lên bục rành rõ: "Có thể đây là lần cuối cùng tôi phát biểu trước QH với cương vị là người đứng đầu Chính phủ. Những điều tôi sẽ trình bày không chỉ xuất phát từ tình hình hiện nay mà còn dựa trên sự trải nghiệm của 15 năm tham gia điều hành Chính phủ", ông nói.
"Điều tôi trăn trở là vì sao một số mặt yếu kém về kinh tế xã hội và bộ máy công quyền đã được nhận thức từ lâu, đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp khắc phục nhưng sự chuyển biến rất chậm, thậm chí có mặt còn diễn biến xấu hơn"
"Tôi muốn, sau này Chính phủ phải phân cấp mạnh mẽ hơn" ông nhấn mạnh.
"Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công. Về những vụ đuc khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu. Với chức trách được giao mà không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng, kéo dài, tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và QH".
"Tôi mong đồng chí kế nhiệm sẽ rút ra được bài học từ những cái được và những cái yếu kém của tôi. Tôi cũng xin phép Quốc hội cho tôi được nghỉ trong thời gian sắp tới"
http://phuongquy.vnweblogs.com/post/10192/278000
BÁC PHAN VĂN KHẢI: "TÔI BI QUAN QUÁ !!! XẤU HỔ CHO ĐẢNG LẮM"

Đó là lời thốt lên tự đáy lòng của bác Sáu Phan Văn Khải nguyên Thủ tướng Chính phủ, tại buổi họp mặt với các cán bộ lão thành TƯ Cục miền Nam, tổ chức ngày 22/1/2011… Xin trích đăng một đoạn ghi âm trong buổi nói chuyện tại C78, thành phố HCM.
Bác Sáu PVK:
“Tết Tân Mão sắp đến, xin chúc các đồng chí và gia đình nhiều sức khỏe, hạnh phúc. Nhất là các đồng chí già như tôi. Chúng ta phải chịu khó tập thể dục. Phải gặp gỡ các chiến hữu thường xuyên, mỗi tuần một lần, ăn bữa cơm, uống ly rượu, nhưng nhớ đừng có say sỉn mà hại sức khỏe.
Bây giờ chắc các đồng chí muốn nghe tôi kể chuyện về Đại hội đảng vừa rồiTôi ra dự từ bữa khai mạc tới bữa bế mạc. Bây giờ Đảng cần tạo lấy lại lòng tin của dân, những gì dân không bằng lòng thì ta cần phải sửa. ví dụ như hiện nay giá cả leo thang ù ù, dân cảm thấy như bị móc túi. Ra tới chợ là người ta kêu la. Vậy là dân mất lòng tin, chứ chẳng cần phải bọn đế quốc phản động nào cả. Chúng ta phải làm sao cho dân tin vào Đảng. Phấn đấu lên CNXH thì cuộc sống của dân phải ngày càng giàu lên chứ! Trường học, bệnh viện phải tốt lên, nhiều người nghèo được chữa trị bịnh tốt hơn, thì mới là CNXH.
Chứ bây giờ tôi bi quan quáCái xã hội của chúng ta hiện nay có quá nhiều vấn đề, có thể nói là suy đồi. Khi tôi còn bé đi học trường làng, trường Tây, đâu có chuyện cướp giật đánh nhau, xì ke ma túy, cha con giết nhau, vợ chồng giết nhau. Hồi xưa hiếm lắm. Rất hiếm. cha nói thì con nghe, theo lễ giáo xưa nó hơi phong kiến tí nhưng mà con không được cãi, có gì nói lại với cha sau. Chứ bây giờ cha nói con cãi, thậm chí đánh lại cha nữa, thôi rồi còn gì. Thế thì lễ giáo của chúng ta, gia phong của chúng ta như thế nào? Từ một xã hội như vậy, nên rất dễxuất hiện nhiều lực lượng xã hội đen, nó làm đen tối, lệch lạc xã hộiNgười ngay sợ kẻ gian, riết rồi công an cũng sợ kẻ gian, sợ xã hội đen nữa, thì ai gìn giữ chế độ này???
Đó là những điều ngời già chúng ta cần phải làm phải đóng góp ý kiến cho Đảng, cho xã hội. Cần phải giáo dục con cháu sống cho tốt. Còn chuyện Đại hội Đảng thì thông tin báo chí, đài nói hết rồi. Còn ba cái thứ này có chuyện không thể nói được ở hội trường, ở chỗ đông người, chỉ có thể nói rỉ rả chỗ 5-3 người thì được. Nhưng có điều tôi muốn nói với các đồng chí là ít khi, từ xưa tới nay chưa có trường hợp Ủy viên TƯ mất chức khi còn đương nhiệm, còn trong độ tuổi công tác. Ủy viên TƯ mất chức vì không có đạo đức, không có năng lực. Tôi rất tán thành việc đó, mà thấy cần phải làm nhiều hơn nữa với những người lãnh đạo không có đức, không có tài, hư hỏng. Chúng ta để người xấu trong đảng, đảng không thể mạnh. Chính là chúng ta phải làm mạnh hơn. Đối với trường hợp đ/c Hồ Đức Việt, tôi cho là xứng đáng. BCH TƯ đảng với đại hội rất sang suốt. chúng ta không thể chấp nhận những người đã là Ủy viên TƯ , cơ quan cao nhất của Đảng giữa hai nhiệm kỳ Đại hội mà tỏ ra không có đức, có tài. Xấu hổ cho Đảng lắm."

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

TPP là hành động CHÍNH TRỊ của Mỹ nhằm phá hoại WTO

TPP là 1 tổ chức chính trị chứ không phải Kinh Tế , hay nói chính xác hơn là 1 liên minh Kinh Tế sặc màu sắc chính trị: ai ngoan ngoãn nghe lời Mỹ thì có thể có vài điều lợi, ai không nghe thì sẽ bị "trừng phạt" Kinh Tế .
Nhưng đi vào chi tiết thì không đơn giản, do còn cái WTO.
Ví dụ 1 quốc gia nào đó không nghe lời Mỹ, Mỹ tìm cách viện cớ quốc gia đó có luật lao động không phù hợp, nhân quyền không tốt, v.v... nên giảm nhập hàng theo TPP.
Nhưng quốc gia đó lại có thể chạy lên tòa WTO, cho rằng Mỹ vi phạm luật WTO, do 1 khi quốc gia đó gia nhập WTO thì phải được quyền xuất khẩu hàng vào 1 quốc gia khác trong WTO miễn đạt tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, chứ không cần phải theo ý quốc gia kia về nhân quyền, luật lao động, v.v...
TPP là hành động CHÍNH TRỊ của Mỹ nhằm phá hoại WTO, do gần đây Mỹ bị thưa kiện rất nhiều tại tòa WTO.
WTO được lập ra, lẽ ra là cái "chợ chung" cho toàn thế giới, ai có hàng tốt, bán rẻ, là bán được, không cần phải theo ý muốn CHÍNH TRỊ của bất cứ quốc gia nào.
Nhưng như vậy thì Mỹ không còn có thể bẻ tay, siết cổ các quốc gia khác đang xuất khẩu hàng vào Mỹ. Do đó Mỹ lập ra hàng loạt các Hiệp định kinh tế song phương, rồi nay lập ra cái gọi là TPP để hòng kiểm soát, ngồi trên đầu, các quốc gia vùng Thái bình dương.
Hàn quốc rất khôn ngoan khi KHÔNG thèm xin gia nhập TPP. Nhật rất gần đây do KT thất bại, trong 10 năm có thể bị Hàn quốc đè bẹp, phá sản quốc gia do nợ quá lớn, nên mới xin vào.
Hàn quốc làm hàng tốt, giá rẻ, chỉ cần dùng luật WTO là đủ.
VN vào WTO chẳng những không khá mà còn bị bẹp dí KT, vì lẽ không có hàng gì để bán, trong khi ngoại quốc xuất hàng vào VN quá nhiều, đè bẹp nền công, nông nghiệp còn quá phôi thai.
Nay cho dù VN vào TPP rồi thì sao, đâu phải "đột nhiên" VN có hàng tốt, giá rẻ để bán.
Có chăng, khi vào TPP, VN lại bị các nước trong khối này đem hàng qua bán thêm ào ạt, trong khi xuất khẩu không có gì, lại thêm chảy máu ngoại tệ, công nông ngư nghiệp lại bị cạnh tranh quá mạnh, phải phá sản hàng loạt.
Ngay tại VN, người ta thấy rõ: trước khi vào WTO thì còn có nhiều hàng VN hơn bây giờ, còn thấy chút hàng điện tử lắp ráp trong nước.
Nay thì nhiều loại hàng VN biến mất, do cạnh tranh không lại nước ngoài.
WTO không xấu, NẾU VN cải cách GIÁO DỤC, cho tự do ngôn luận, cải cách hành chánh, luật pháp, không cho ra NQ11, v.v... để dân chúng tăng dân trí, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, tự do làm ăn buôn bán, đẩy khối quốc doanh phải dẹp tiệm, từ đó làm hàng xuất khẩu khắp thế giới.
Đằng này VN mở cửa giao thương nhưng lại đóng đầu óc dân chúng, làm hàng hóa chạy vào hơn chạy ra, thành ra thất thoát ngoại tệ quá nặng, phải tung ra NQ11 cứu tạm thời, bít lỗ, nhưng từ đó gây ra tê liệt KT, hàng chục triệu người thất nghiệp, quốc gia thêm nghèo đói còn nhiều hơn, sâu rộng hơn, hồi chưa vào WTO.
VN vào TPP sẽ không có lợi chút nào cả về KT, mà có khi lại phải ra thêm NQ siết chặt KT hơn để tránh thất thoát ngoại tệ là khác, và lại càng gây co cụm KT hơn nữa.
Trừ khi do Mỹ ép nên cho cải cách GIÁO DỤC, luật pháp, v.v... nhưng các điều này quá viễn vong, vì như vậy là MẤT Đ, mà Đ thì thà ôm dân chết chung chứ không đời nào chịu chết 1 mình để dân chúng no ấm, giàu mạnh.