Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Có ai nhớ tới Thủ tướng Phan Văn Khải?

Phan Văn Khải (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1933) là Thủ tướng Việt Nam từ ngày 25 tháng 9 năm 1997 đến ngày 27 tháng 6 năm 2006.
Ông là người lãnh đạo Việt Nam ở cương vị Thủ tướng đầu tiên đã thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 5 năm 2005. Chuyến đi này đã đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, nhiều hợp đồng lớn đã được ký kết.

Trong giai đoạn 1998-2007, Việt Nam tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh. Mặc dù giai đoạn 1997-1998 nền kinh tế tăng trưởng chậm lai do ảnh hưởng của Khủng hoảng tài chính Châu Á. …
Vấn để nổi bật nhất trong thời kỳ này là Vụ PMU 18, là một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006. Vụ này đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam cũng như các nước và tổ chức cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, đã khiến Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức và Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ nhậm chức phát biểu: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay." là cũng liên quan tới vụ việc này. Ông Khải khi từ chức cũng xin lỗi nhân dân vì đã để tình trạng tham nhũng nghiêm trọng diễn ra[2].
http://haydanhthoigian.net/2012/10/14/kinh-te-viet-nam-duoi-thoi-hai-thu-tuong-phan-van-khai-nguyen-tan-dung/
Kinh tế Việt Nam dưới thời hai thủ tướng Phan Văn Khải- Nguyễn Tấn Dũng

Biểu đồ về tăng trưởng GDP và lạm phát được vẽ dưới đây cho thấy rõ sự khác biệt về hiệu quả trong chính sách điều hành của hai thủ tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng đối với nền kinh tế thể hiện qua hai thông số kinh tế: tỷ lệ tăng trưởng GDP và lạm phát.
Dấu ấn Phan Văn Khải
Ông Phan Văn Khải nhậm chức thủ tướng trong một bối cảnh kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi nhanh chóng lan rộng ra khắp châu Á và thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam đã giảm xuống còn 4,8% vào năm 1999.
Thế nhưng, đến năm 2000, tốc độ trưởng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng trở lại con số 6,8% và giữ nguyên đà tăng tốc đó đến năm 2006-2007, lạm phát trong suốt giai đoạn đó luôn ổn định và ở dưới mức 10%/năm. Khi mà tăng trưởng kinh tế trên 6% là ước mơ của nội các chính phủ đương nhiệm thì tăng trưởng GDP 7-8%/năm liên tục trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của thủ tướng Phan Văn Khải hết sức ấn tượng, bất chấp việc ông không để lại ấn tượng sâu sắc trong điều hành chính phủ như cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Dấu ấn Nguyễn Tấn Dũng
Vào thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng lên thay thế ông Phan Văn Khải trong cương vị người đứng đầu chính phủ, giữa tháng 6 năm 2006, một làn sóng tin tưởng và lạc quan vào sự cất cánh của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Sự lạc quan đó có cơ sở khi tăng trưởng GDP của Việt Nam trong hai năm liên tục 2005, 2006 đạt mức trên 8%/nămĐến năm 2007, tăng trưởng GDP đạt mức cao kỷ lục 8,5%. Sự lạc quan đó thể hiện rất rõ trong phát biểu của nguyên phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi nói về mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008: “Đặt tăng trưởng 9% là trong thế… khiêm tốn”.
Kể từ năm 2008, chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu chưa bao giờ đưa được tăng trưởng GDP Việt Nam lên mức 7%/năm, chứ chưa nói đến tăng trưởng hai con số. Bất ổn kinh tế vĩ mô là vấn đề mà chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phải giải quyết kể từ năm 2008 trong cương vị là người đứng đầu chính phủ, ngoại trừ hai năm đầu yên ổn với tốc độ tăng trưởng trên 8%/năm.
Lạm phát tăng tốc trở lại trên hai con số vào năm 2007 với 12,6% và đạt tới đỉnh điểm vào năm 2008 với gần 20%/năm. Người dân Việt Nam vừa mới tạm quên đi ấn tượng đồng tiền mất giá trong suốt thời kỳ ông Phan Văn Khải làm thủ tướng thì đến thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng, ấn tượng tiền bị mất giá lại quay trở lại. Lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô, thắt chặt chính sách tiền tệ, khủng hoảng tín dụng… là những thuật ngữ kinh tế được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian ông Nguyễn Tấn Dũng điều hành chính sách kinh tế.
15h chiều 16/6 (2006), khép lại phần chất vấn 12 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải từ tốn bước lên bục rành rõ: "Có thể đây là lần cuối cùng tôi phát biểu trước QH với cương vị là người đứng đầu Chính phủ. Những điều tôi sẽ trình bày không chỉ xuất phát từ tình hình hiện nay mà còn dựa trên sự trải nghiệm của 15 năm tham gia điều hành Chính phủ", ông nói.
"Điều tôi trăn trở là vì sao một số mặt yếu kém về kinh tế xã hội và bộ máy công quyền đã được nhận thức từ lâu, đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp khắc phục nhưng sự chuyển biến rất chậm, thậm chí có mặt còn diễn biến xấu hơn"
"Tôi muốn, sau này Chính phủ phải phân cấp mạnh mẽ hơn" ông nhấn mạnh.
"Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công. Về những vụ đuc khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu. Với chức trách được giao mà không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng, kéo dài, tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và QH".
"Tôi mong đồng chí kế nhiệm sẽ rút ra được bài học từ những cái được và những cái yếu kém của tôi. Tôi cũng xin phép Quốc hội cho tôi được nghỉ trong thời gian sắp tới"
http://phuongquy.vnweblogs.com/post/10192/278000
BÁC PHAN VĂN KHẢI: "TÔI BI QUAN QUÁ !!! XẤU HỔ CHO ĐẢNG LẮM"

Đó là lời thốt lên tự đáy lòng của bác Sáu Phan Văn Khải nguyên Thủ tướng Chính phủ, tại buổi họp mặt với các cán bộ lão thành TƯ Cục miền Nam, tổ chức ngày 22/1/2011… Xin trích đăng một đoạn ghi âm trong buổi nói chuyện tại C78, thành phố HCM.
Bác Sáu PVK:
“Tết Tân Mão sắp đến, xin chúc các đồng chí và gia đình nhiều sức khỏe, hạnh phúc. Nhất là các đồng chí già như tôi. Chúng ta phải chịu khó tập thể dục. Phải gặp gỡ các chiến hữu thường xuyên, mỗi tuần một lần, ăn bữa cơm, uống ly rượu, nhưng nhớ đừng có say sỉn mà hại sức khỏe.
Bây giờ chắc các đồng chí muốn nghe tôi kể chuyện về Đại hội đảng vừa rồiTôi ra dự từ bữa khai mạc tới bữa bế mạc. Bây giờ Đảng cần tạo lấy lại lòng tin của dân, những gì dân không bằng lòng thì ta cần phải sửa. ví dụ như hiện nay giá cả leo thang ù ù, dân cảm thấy như bị móc túi. Ra tới chợ là người ta kêu la. Vậy là dân mất lòng tin, chứ chẳng cần phải bọn đế quốc phản động nào cả. Chúng ta phải làm sao cho dân tin vào Đảng. Phấn đấu lên CNXH thì cuộc sống của dân phải ngày càng giàu lên chứ! Trường học, bệnh viện phải tốt lên, nhiều người nghèo được chữa trị bịnh tốt hơn, thì mới là CNXH.
Chứ bây giờ tôi bi quan quáCái xã hội của chúng ta hiện nay có quá nhiều vấn đề, có thể nói là suy đồi. Khi tôi còn bé đi học trường làng, trường Tây, đâu có chuyện cướp giật đánh nhau, xì ke ma túy, cha con giết nhau, vợ chồng giết nhau. Hồi xưa hiếm lắm. Rất hiếm. cha nói thì con nghe, theo lễ giáo xưa nó hơi phong kiến tí nhưng mà con không được cãi, có gì nói lại với cha sau. Chứ bây giờ cha nói con cãi, thậm chí đánh lại cha nữa, thôi rồi còn gì. Thế thì lễ giáo của chúng ta, gia phong của chúng ta như thế nào? Từ một xã hội như vậy, nên rất dễxuất hiện nhiều lực lượng xã hội đen, nó làm đen tối, lệch lạc xã hộiNgười ngay sợ kẻ gian, riết rồi công an cũng sợ kẻ gian, sợ xã hội đen nữa, thì ai gìn giữ chế độ này???
Đó là những điều ngời già chúng ta cần phải làm phải đóng góp ý kiến cho Đảng, cho xã hội. Cần phải giáo dục con cháu sống cho tốt. Còn chuyện Đại hội Đảng thì thông tin báo chí, đài nói hết rồi. Còn ba cái thứ này có chuyện không thể nói được ở hội trường, ở chỗ đông người, chỉ có thể nói rỉ rả chỗ 5-3 người thì được. Nhưng có điều tôi muốn nói với các đồng chí là ít khi, từ xưa tới nay chưa có trường hợp Ủy viên TƯ mất chức khi còn đương nhiệm, còn trong độ tuổi công tác. Ủy viên TƯ mất chức vì không có đạo đức, không có năng lực. Tôi rất tán thành việc đó, mà thấy cần phải làm nhiều hơn nữa với những người lãnh đạo không có đức, không có tài, hư hỏng. Chúng ta để người xấu trong đảng, đảng không thể mạnh. Chính là chúng ta phải làm mạnh hơn. Đối với trường hợp đ/c Hồ Đức Việt, tôi cho là xứng đáng. BCH TƯ đảng với đại hội rất sang suốt. chúng ta không thể chấp nhận những người đã là Ủy viên TƯ , cơ quan cao nhất của Đảng giữa hai nhiệm kỳ Đại hội mà tỏ ra không có đức, có tài. Xấu hổ cho Đảng lắm."

Không có nhận xét nào: