Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Giá gold biến động 1298,x – 1322,x và chiến lược trade phiên 30-7-2014



Ngày 30-7-2014 có tin phi nông nghiệp và nhiều hot news; Kháng dự báo
8h15 (19h15) ADP Non – Farm Employment Change: chuyên gia dự báo 234K; tháng trước 281K.
Kháng dự báo số liệu này khoảng 205 – 215K
8h30 (19h30) GDP Quý 2 của Mỹ theo chuyên gia dư báo 3,1% ; quý trước -2,9%.
Kháng dự báo GDP quý 2 của Mỹ khoảng 2,8 – 2,9%
2h (1h khuya VN) FED họp FOMC, khả năng giảm QE3 thêm 10 tỷ còn 25 tỷ/tháng.
Giá vàng sẽ biến động mạnh trong khoảng 1303,x -1321,x
Trước khi ra tin gold tăng mạnh, sau ra tin gold giảm
Chi tiết phiên 30-7-2014:
Biến động 25 USD (1297,x – 1222,x)
9h – 9h15 (13h – 13h15) : bull 1298,x to 1301,x
9h15 – 9h45: (13h15 – 13h45) down 1301,x xuống 1299,x ( 1 usd)
9h45 – 10h15: (13h45 – 14h15)  bull 1299,x lên 1303,x (3-4USD)
10h15 – 12h45: (14h15 – 16h45)  biên độ 1300,x – 1303,x : không thủng dải giữa M15
12h45 – 14h30: (16h45 – 18h30)  bull 1301,x to 1306,x
14h30 – 14h45: (18h30 – 18h45) down 1306,x xuống 1302,x (3-4 usd)
14h45 – 15h15: (18h45 – 19h15) bull 1302,x lên 1317,x - 1322,x (15 – 20 USD)

15h15 – 17h:  (19h15 – 21h): down 1317,x - 1322,x xuống 1298,x (20 USD) chi tiết như sau:
15h15 – 16h15: (19h15 – 20h15) down 1317,x - 1322,x xuống 1308,x -1309,x ; sau đó 5 phút bull lên 1311,x
16h15 – 16h30: (20h15 – 20h30) down 1311,x xuống 1303,x; sau đó bull lên 1306,x
16h45 – 17h: (20h45 – 21h) down từ 1306,x xuống 1298,x

17h – 17h15: (21h – 21h15) bull 1298,x lên 1309,x -1311,x
17h15 – 19h: (21h15 – 22h) down 1309,x - 1311,x xuống 1305,x – 1306,x
Đóng cửa 1308,x – 1309,x

Chiến lược ngày 30-7-2014:
Buy phiên Á, Âu 1298,x – 1300,x
Take profit phiên Mỹ 1316,x – 1322,x
Sau đó:
Sell 1316,x – 1322,x
Take profit: 1303,x – 1306,x
Dương Văn Kháng

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Trung Quốc muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ

Tình trạng "Mỹ thuộc" của nền kinh tế Trung Quốc là một nghịch lý mà chúng ta nên nhìn ra. Diễn đàn Kinh tế giải thích điều ấy hầu quý độc giả qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa...
Vấn đề sinh tử của Bắc Kinh

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, thống kê từ bộ Ngân khố Hoa Kỳ ngày Thứ Tư 16 tuần qua cho thấy Trung Quốc mua Công khố phiếu Mỹ tới mức dồn dập chưa từng thấy kể từ năm 1977 là khi Hoa Kỳ bắt đầu bút ghi loại nghiệp vụ này. Theo dõi thị trường tín dụng Mỹ, ông giải thích thế nào về hiện tượng ấy khi người ta cứ cho rằng Bắc Kinh nắm dao đằng chuôi và có thể gây khó cho Hoa Kỳ khi giảm dần số lượng Công khố phiếu họ vẫn mua của Mỹ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ đây là cơ hội cho chúng ta nhìn ra quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thấy là ngược với nhận thức của nhiều người, kể cả các chính trị gia Mỹ, kinh tế Trung Quốc quá lệ thuộc vào nước Mỹ! Và đây là vấn đề sinh tử của Bắc Kinh.

Trước hết, xin nói về bối cảnh thì từ vụ khủng hoảng rồi Tổng suy trầm năm 2008, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có biện pháp kích thích kinh tế bất thường là hạ lãi suất tới sàn rồi mua vào trái phiếu và trả bằng tiền được tá ghi trong sổ sách kế toán của ngân hàng để các ngân hàng có thêm thanh khoản nên cho vay ra dễ dàng. Từ Tháng Năm của năm ngoái, khi kinh tế Mỹ có chiều hướng khả quan hơn thì Ngân hàng Trung ương Mỹ làm thế giới chấn động qua dự tính "vuốt nhọn" chính sách tiền tệ, tức là giảm dần mức độ bơm tiền và còn có thể nâng lãi suất.

  Khi thu vào Mỹ kim thì họ làm gì để tiền đó đó khỏi mất giá? Họ mua tài sản tại Mỹ, mà loại tài sản có mức an toàn nhất vì coi như được Chính quyền Mỹ đảm bảo chính là Công khố phiếu.

-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khi đó, các thị trường dự đoán là phân lời trái phiếu cùng lãi suất tại Mỹ sẽ tăng. Điều ấy chưa xảy ra, phân lời trái phiếu Mỹ lại giảm và giá công khố phiếu lại tăng. Tức là có chủ nợ sẵn sàng cho Mỹ vay tiền bằng cách mua vào Công khố phiếu vì thế giá mới tăng và phân lời mới hạ. Lúc đó, người ta mới thấy vai trò của Trung Quốc là năm nay họ mua thêm Công khố phiếu Mỹ với mức chưa từng thấy và tính đến cuối Tháng Năm vừa qua thì làm chủ một khoản nợ gồm Công khố phiếu và cả trái phiếu ngắn hạn lên tới một ngàn 271 tỷ Mỹ kim, bằng 10,6% tổng số Công khố phiếu Mỹ.

Vũ Hoàng: Ông vừa cho biết Trung Quốc làm chủ hơn 10% tổng số nợ dưới dạng Công khố phiếu của Mỹ mà lại nói rằng kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì nhiều thính giả của chúng ta tất nhiên là không hiểu. Vì vậy, để khởi đầu, xin ông giải thích cho nghịch lý đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong chuyện này, ta tìm hiểu hai lĩnh vực là tài chính và thương mại, hay ngoại hối và ngoại thương, thì may ra sẽ thấy được nghịch lý ấy.

Trước hết, ta bay qua bên kia đại dương để xem giới hữu trách kinh tế tại Bắc Kinh suy tính gì. Từ Đại hội 18, họ cứ nói đến tái cân bằng cơ chế kinh tế, cụ thể là nâng sức tiêu thụ nội địa và giảm dần sự lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu. Họ chưa làm được chuyện ấy mà vẫn cố bán hàng nhiều hơn với giá rẻ hơn. Một cách kích thích xuất khẩu là can thiệp vào thị trường ngoại hối, là mua vào Mỹ kim và bán ra đồng nội tệ, tức là đồng Nguyên mà họ cứ gọi là "Nhân dân tệ" trong tinh thần mị dân. Khi thu vào Mỹ kim thì họ làm gì để tiền đó đó khỏi mất giá? Họ mua tài sản tại Mỹ, mà loại tài sản có mức an toàn nhất vì coi như được Chính quyền Mỹ đảm bảo chính là Công khố phiếu. Nôm na là Bắc Kinh bóp cổ người dân để bán hàng rẻ, và thu về một dự trữ ngoại tệ cứ được ca tụng là kỷ lục của thế giới, vì lên tới gần bốn ngàn tỷ đô la, rồi suy đi tính lại thì vẫn lại cho Mỹ vay tới hơn một phân tư chỉ vì đấy là nơi chọn mặt gửi vàng an toàn nhất!

“Bụt chùa nhà không thiêng”

Một nông dân Trung Quốc tận dụng những mảnh đất để trồng rau, phía sau là dự án nhà cao từng ở An Huy, Trung quốc. AFP
Vũ Hoàng: Ông trình bày từ giác độ của Trung Quốc, nhưng nhiều người ở tại Hoa Kỳ lại cứ lo Trung Quốc có thể tẩy chay thị trường trái phiếu Mỹ tức là không cho Hoa Kỳ vay tiền nữa. Ông giải thích thế nào về chuyện đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng nhiều khi báo chí và các chính trị gia không hiểu hoặc muốn tác động vào dư luận theo chủ ý riêng của họ nên cứ hăm dọa chuyện khôi hài đó.

Trên diễn đàn này, cách đây mấy năm chúng ta có nhắc đến lời than của một viên chức cao cấp tại Bắc Kinh, rằng "ghét Mỹ lắm mà vẫn phải mua Công khố phiếu của Mỹ"! Thật ra, trị trường trái phiếu Mỹ có hai ưu điểm là sâu rộng và an toàn hơn hẳn mọi thị trường khác trên thế giới. Sâu vì lớn hơn tổng số thị trường của năm nước lớn nhất sau Mỹ và an toàn vì có thanh khoản cao, tức là khi cần rút ra để lấy về tiền mặt thì rất nhanh và dễ. Nhìn cách khác, nếu có tài sản mà muốn lưu giữ dưới dạng ngoại tệ, ta có thể chọn đồng Euro, đồng Yen Nhật, đồng Anh kim hay Phật lăng Thụy Sĩ, v.v.... Trong số này, nhiều đồng bạc có khi vững giá hơn Mỹ kim, nhưng thị trường lại quá nông và hẹp, thí dụ như nếu rút ra 100 tỷ là gây chấn động và có khi bị lỗ nặng.

Sau cùng cũng cần nói thêm chuyện "bụt chùa nhà không thiêng". Người ta cứ ca tụng kinh tế Trung Quốc, nhưng nếu đầu tư vào thị trường ấy mà an toàn và có lời thì tại sao Bắc Kinh phải gửi tiền qua biển cho Mỹ vay?

Vũ Hoàng: Từ lĩnh vực tài chính ta bước qua lĩnh vực ngoại thương. Thưa ông, nếu kinh tế của Trung Quốc lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì tại sao nước Mỹ cứ bị nhập siêu, tức là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, khi mua bán với Trung Quốc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả thật là nước Mỹ có gặp vấn đề ấy, nhưng nó được khuếch đại và gây ấn tượng sai lạc, có khi là với chủ đích chính trị mà truyền thông không hiểu rõ. Một lối nhìn khác là ta nên thấy ra mối lo của Bắc Kinh khi kinh tế mắc bệnh nghiện xuất khẩu!

Hoa Kỳ có một nhược điểm kinh tế mà lại là ưu điểm xã hội là có mức tiêu thụ quá cao, tới 70% Tổng sản lượng GDP. Tôi nói là ưu điểm xã hội vì cho thấy tư thế và khả năng chọn lựa của người dân, là điều Trung Quốc không có vì tiêu thụ bị đè nén và giảm dần từ nhiều năm qua.

Thế dân Mỹ tiêu thụ những gì? Họ chủ yếu mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, xin tính tròn cho dễ nhớ là tới 88% tổng số tiêu thụ là của nội địa, chỉ có 12% là nhập từ ngoài, trong số này nhiều sản phẩm lại do doanh nghiệp Mỹ góp phần làm ra và xuất ngược về Mỹ. Nghĩa là chỉ có 12% thị trường tiêu thụ của Mỹ mà lại là nguồn sống cho rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Vũ Hoàng: Ông vừa nói trong số hàng nhập vào Mỹ lại có nhiều sản phẩm do doanh nghiệp Mỹ chế tạo từ bên ngoài, thí dụ như tại Trung Quốc, nên có thể kiếm lời ngay từ gốc. Phải chăng, con số gọi là nhập siêu của Mỹ với Trung Quốc thật ra lại không nặng như vậy.

  Người ta cứ ca tụng kinh tế Trung Quốc, nhưng nếu đầu tư vào thị trường ấy mà an toàn và có lời thì tại sao Bắc Kinh phải gửi tiền qua biển cho Mỹ vay?

-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Cho dễ nhớ thì tôi xin nêu vài thí dụ.
Thứ nhất là trong số hàng tiêu thụ nhập vào Mỹ, chỉ có gần 3% là đến từ Trung Quốc, bên trong thì hơn phân nửa là do công ty Mỹ nắm lấy từ khi hàng cập bến bên Tầu, chở qua đây bán cho nhà tiêu thụ cuối cùng ở Mỹ. Nói nôm na thì khi mua một đô là hàng "Made in China", dân Mỹ chi 55 xu cho người Mỹ tại Mỹ đã. Mà 45 xu kia cũng chẳng lọt hết vào tay Trung Quốc. Thí dụ kia từ một kinh tế gia của Ngân hàng Dự trữ Mỹ tại Dallas sẽ làm rõ ra điều ấy.

Giả dụ như tôi bỏ ra 500 đô la để mua tại Cali một cái iPhone ráp chế bên Tầu. Về nhà tìm hiểu thêm mới biết là để có món hàng loại sang gọi là "Made in China" thì Trung Quốc phải mua bộ nhớ và âm thanh của Mỹ mất 11 đồng, mua linh kiện xử lý và thu hình từ các xứ khác mất 162 đô la, tổng cộng là mất 173 đô la. Rồi tốn thêm bảy đồng ráp chế trước khi bán qua Mỹ được 180 đồng. Các doanh nghiệp Mỹ tốn 180 đồng để mua một sản phẩm ráp chế bên Tầu rồi tính thêm chi phí này nọ trước khi bán cho tôi lấy 500 đồng.

Từ nghiệp vụ ấy, bà nhân viên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thì bấm máy ghi rằng Mỹ bán hàng vặt cho Tầu được có 11 đồng mà mua của Tầu 180 đồng nên bị nhập siêu mất 169 đồng! Đó là 162 đồng do Trung Quốc bỏ ra để mua linh kiện từ xứ khác, cộng thêm bảy đồng ráp chế. Trong khi ấy, cô bí thư tại Bắc Kinh lè lưỡi ghi bằng bút chì phần đóng góp của Trung Quốc cho dự án iPhone đó là vỏn vẹn có bảy đồng!

Vũ Hoàng: Qua mấy con số rất vui đó thì có lẽ ta thấy sức nặng ngoại thương của Trung Quốc với Mỹ thật ra không nặng như người ta thường nghĩ! Thưa ông, có phải vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi tin là lãnh đạo Bắc Kinh ý thức được nhược điểm bên trong mà chưa thể cải sửa hay cải tiến được. Họ tự khoe là công xưởng toàn cầu, thực ra thì bán hai chục triệu cái áo hay chục triệu đôi giầy mới đủ tiền mua một máy bay Boeing. Mà loại sản phẩm ráp chế như giày dép áo quần, hay cả máy điện thoại loại khôn thì doanh nghiệp Mỹ có thể làm hoặc mua của xứ khác, chứ Trung Quốc không có nhiều chọn lựa khi phải mua máy bay.

Ta thấy ra sự khác biệt của nền kinh tế khi Hoa Kỳ, hay Âu Châu, Nhật Bản và cả Nam Hàn đã tiến tới hình tháí hậu công nghiệp với trị giá gia tăng rất cao của dịch vụ và trí tuệ mà Trung Quốc mới chỉ đi vào lĩnh vực chế biến ở ngọn chứ không có gốc. Cũng vì vậy nên Bắc Kinh cố đi tắt bằng thủ đoạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ và bí mật kỹ thuật của xứ khác, mà vẫn không xong.

Vũ Hoàng: Bây giờ thì có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra nghịch lý mà ông nói là kinh tế Trung Quốc ở vào tình trạng "Mỹ thuộc". Kết luận của ông là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kinh tế Hoa Kỳ và cả Âu Châu nữa có nội lực riêng nên ít lệ thuộc vào xuất nhập cảng, tức là ít lệ thuộc vào xứ khác. Kinh tế Trung Quốc thì lệ thuộc vào xuất cảng đến gần phân nửa, tức là gấp đôi Hoa Kỳ và thực tế thì nằm trong vòng kiềm tỏa của Mỹ. Chuyện phũ phàng ấy, lãnh đạo Bắc Kinh có biết và cũng muốn thoát mà không xong. Với khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ, họ được cái danh hão để hù dân là trở thành chủ nợ của nước Mỹ với một ngàn hai trăm tỷ Công khố phiếu Hoa Kỳ ở trong tay. Thật ra, họ cứ nơm nớp lo là khoản tài sản đó mất giá. Bây giờ còn lo thêm là vì nội tình bất ổn, và nhân công có tay nghề thì ít nên cứ đòi tăng lương làm cho giới đầu tư sẽ tìm xứ khác làm ăn. Tôi nghĩ lãnh đạo Bắc Kinh muốn "Thoát Mỹ" mà không nổi!

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi hữu ích này.

Vũ Hoàng
Nguyễn Xuân Nghĩa

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Ivan Boesky - "Bạo chúa" của giới đầu cơ

Trong thế giới đầu cơ có một nhà đầu cơ trứ danh bị rất nhiều người thù ghét và ganh tỵ nhưng số người ngưỡng mộ và bắt chước ông còn đông hơn. Con người này nổi tiếng không chỉ bởi thành công đến mức được coi như một thần tượng mà còn bởi tính tàn bạo trong đầu cơ đến mức bị gắn cho biệt danh là “Bạo chúa”. Nhà đầu cơ trứ danh này là Ivan Boesky.
Trong thế giới đầu cơ có một nhà đầu cơ trứ danh bị rất nhiều người thù ghét và ganh tỵ nhưng số người ngưỡng mộ và bắt chước ông còn đông hơn. Con người này nổi tiếng không chỉ bởi thành công đến mức được coi như một thần tượng mà còn bởi tính tàn bạo trong đầu cơ đến mức bị gắn cho biệt danh là “Bạo chúa”. Nhà đầu cơ trứ danh này là Ivan Boesky.

Ivan Boesky từ nhà đầu cơ trứ danh trong giây phút đã trở thành kẻ tội đồ
Ivan Boesky lừng danh đến mức Hollywood phải tìm đến để tái hiện và khai thác cho nghệ thuật thứ Bảy. Ông giàu sang nhờ đầu cơ nhưng rồi lâm vào vòng lao lý cũng bởi đầu cơ. Ivan Boesky tận hưởng và phô trương hết mức có thể được thành quả đầu cơ của mình, và cũng không ngần ngại suy tôn tính tham lam của con người thành động lực đầu cơ và lý tưởng sống cho chính mình.

Tham là tốt và lành mạnh

“Ivan Bạo chúa” vốn là biệt danh dành cho vị Nga hoàng đăng quang đầu tiên của nước Nga (1530 - 1584). Ivan Boesky được gắn cho biệt danh ấy bởi tính tàn bạo, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích bằng mọi giá trong hoạt động đầu cơ. Những tính cách ấy của Boesky có gốc rễ ở quan niệm rất khác thường của ông về tính tham lam của con người. Boesky cho rằng tham lam hoàn toàn không phải là xấu, tham lam chi phối hành động của con người, vì thế điều quan trọng nhất là kết quả cuối cùng chứ không phải đạt kết quả ấy bằng cách nào.

Chuyện còn kể lại rằng - và được tái hiện trung thực trong bộ phim “Wall Street” rất ăn khách của Hollywood: năm 1985, Boesky được mời đến dự và phát biểu tại lễ trao bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Bài phát biểu của ông được các nhà quản trị kinh doanh tương lai hoan nghênh nhiệt liệt, đặc biệt câu nói đã trở nên bất hủ trong thế giới đầu cơ của Boesky: “Tham lam là tốt. Thậm chí tôi còn cho rằng tham lam là lành mạnh. Các bạn có thể thèm khát có tiền mà không sợ bị cắn rứt lương tâm”. Cũng chính vì thế mà mọi suy tính và hành động của Boesky chỉ luôn xoay quanh chuyện mua và bán: có thể mua được cái gì và bán được cái gì để có lợi. Chính Boesky thường kể lại câu chuyện về một lần cả hai vợ chồng ông đi dạo chơi đêm trăng trên đại lộ Champs Elysees giữa thủ đô Paris của nước Pháp. Trong khi người vợ trầm trồ về vẻ đẹp của mặt trăng thì Boesky phán tỉnh khô: “Có mặt trăng để làm gì nếu không thể mua hoặc bán được nó”.

Mỗi khi kể về cuộc đời và sự nghiệp đầu cơ của mình, Boesky thường đặc biệt nhấn mạnh điểm xuất phát ban đầu là số không, từ gia cảnh nghèo nàn của một gia đình di cư từ Nga sang Mỹ mà chỉ trong vòng có 10 năm đã trở thành một huyền thoại sống ở Phố Wall. Đúng là Boesky có năng khiếu và đam mê đầu cơ bẩm sinh. Đúng là Boesky có đủ tố chất của một nhà đầu cơ chuyên nghiệp là mạo hiểm đến liều lĩnh và mẫn cảm với biến động của thị trường đến mức có thể đoán biết được thị trường ngày mai sẽ biến động thế nào. Nhưng Boesky đâu phải diện nhà đầu cơ “không bột mà gột nên hồ”. Boesky luôn giấu diếm thời kỳ “tay không bắt giặc” trong tiểu sử hay tự sự của mình. Trước khi xâm nhập vào thị trường chứng khoán, Boesky đã cưới ái nữ của một trùm xây dựng ở Mỹ mặc dù ông bố vợ không chấp nhận cuộc hôn nhân của con gái vì cho rằng nhà trai không môn đăng hậu đối. Boesky không chỉ cưới được vợ mà còn được vay 700.000 USD của bà mẹ vợ để đầu cơ. Thử hỏi trong số cư dân của thế giới đầu cơ đã có mấy người tự dưng có được số vốn liếng ban đầu như vậy.

Thời kỳ đầu, Boesky chỉ làm ăn cò con, cụ thể là đầu cơ vào chênh lệch giá cổ phiếu giữa các thị trường chứng khoán khác nhau trên thế giới. Công việc ấy giúp Boesky không thiếu tiền tiêu, nhưng chưa trở thành giàu và lại càng chưa được nổi tiếng. Cứ như vậy cho tới cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Vào thời điểm đó trong giới kinh doanh bùng lên làn sóng các tập đoàn và công ty lớn nhỏ thâu tóm lẫn nhau. Trong bối cảnh cá lớn săn lùng và tìm cách nuốt chửng cá bé, bè đảng liên kết để triệt hạ đối thủ giành địa vị thống trị trên thị trường, Boesky nhận ra cơ hội đầu cơ có một không hai. Khi một hãng đứng bên bờ phá sản phải tìm cách bán thân cho hãng khác để tránh bị xóa sổ hoặc khi một hãng trở thành mục tiêu tấn công của các hãng khác thì giá cổ phiếu của nó giảm mạnh, nhưng sẽ lại tăng lên rất nhanh khi được cứu thoát hoặc khi những phương án thâu tóm được tiết lộ. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm đó là cơ hội cho các nhà đầu cơ và sự chênh lệch giá cổ phiếu đó là cơ hội kiếm tiền của các nhà đầu cơ. Chỉ 10 năm trong khoảng thời gian ấy đủ để Boesky đi vào lịch sử thế giới đầu cơ với số tiền kiếm về được là hơn 200 triệu USD.

Bí quyết đầu cơ của Boesky rất khác so với nhiều nhà đầu cơ trứ danh khác. Boesky không hành động theo bất cứ phân tích hay tính toán khoa học nào, cũng chẳng theo số liệu thống kê hay bắt chước ai đó khác. Boesky hành động hoàn toàn theo bản năng và cảm tính, theo kinh nghiệm và bị thôi thúc bởi tính tham lam mà Boesky đã “văn hóa” nó thành triết lý cuộc đời. Không biết có phải nhờ thế hay chỉ bởi may mà Boesky đầu cơ lần nào cũng thắng, trù tính chuyện gì cũng thành công. Trong những tháng năm ấy, Boesky được coi như sát thủ của các hãng yếu thế. Boesky thâu tóm công ty rồi lại bán chúng đi, bất kể việc đó ảnh hưởng xấu như thế nào tới đời sống của người lao động. Số phận của những con người liên quan không có ý nghĩa gì đối với các quyết định của Boesky. Và biệt danh “Ivan Bạo chúa” có nguồn gốc từ đó.

Tham thì thâm

Nếu tham lam giúp cho Boesky giàu có thì trên thế gian này lại còn có câu “tham thì thâm”. Cũng chính động lực đó đã đưa Boesky đến với Dennis Levine, một cư dân của thế giới đầu cơ mà có thể coi như là tri kỷ của Boesky với cùng chí hướng và nhân sinh quan, với cùng tham vọng và quyết tâm thực hiện tham vọng. Sự tương đồng đó đã dẫn dắt hai con người này đến với một kiểu liên minh ma quỷ, lúc đầu đem lại tiền của cho họ và cuối cùng đẩy họ vào nhà giam. Trong khi Boesky dựa vào khả năng dự báo của chính mình thì Levine dựa vào thông tin nội gián - vốn bị coi là bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán. Levine xây dựng cả một mạng lưới nguồn tin đủ để ông ta có thể đi trước đối thủ cạnh tranh một bước. Sự thành đạt của Levine bị đồng nghiệp bắt chước và bị chính quyền theo dõi. Hợp tác với Boesky, Levine có được vỏ bọc hợp pháp và an toàn vì đầu cơ chứng khoán là chuyên môn của Boesky. Đồng thời, những thông tin nội gián lại giúp Boesky có được những phi vụ đầu cơ béo bẫm. Trong vòng có 14 tháng, Levine kiếm về được 12 triệu USD, còn Boesky được tận 50 triệu USD. Chính quyền theo dõi, nghi ngờ nhưng không có được bằng chứng gì bất lợi đối với cả hai người.

Vụ việc đổ bể khi có thư nặc danh từ thủ đô Caracas của Venezuela - nơi Levine có tài khoản bí mật - gửi cho hãng Merrill Lynch tố cáo ông này. Công ty này cho điều tra và phát hiện ra tài khoản bí mật của Levine, rồi chuyển thông tin tới Cơ quan kiểm soát chứng khoán Mỹ (SEC). Thế rồi chuyện lần ra mê cung của Levine và mối liên hệ làm ăn giữa Levine với Boesky trên cơ sở thông tin nội gián đã bị phát giác. Đó là vào giữa năm 1985.

Thị trường chứng khoán Mỹ lâm vào vụ bê bối lớn nhất từ trước tới đó. Levine và Boesky bị bắt. Cả hai chấp nhận khai báo để đổi lại hình phạt nhẹ. Levine bị kết án 2 năm tù và bị phạt 362.000 USD, Boesky phải bóc lịch 3 năm trong nhà giam và bị phạt 100 triệu USD. Trước đó, SEC đã để cho Boesky bán đi tất cả số cổ phiếu của mình trị giá tới 400 triệu USD, trước khi vụ việc được công khai - đủ để Boesky thắng lớn trong phi vụ đầu cơ lớn cuối cùng. Có người nói đi đêm lắm ắt phải có ngày gặp ma, có người mỉa mai rằng đã tham thì sẽ thâm. Nhưng dù nói thế nào thì vụ bê bối càng làm Boesky thêm nổi tiếng. Mà cái “tiếng” này vẫn khẳng định Boesky chiếm giữ địa vị chỉ rất ít kẻ khác bì kịp trong thế giới đầu cơ.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Sóng thần chứng khoán: HOSE lên 815,x – 833,x vào tháng 12.2014 đến tháng 4.2015 để hoàn thành quá trình tái cơ cấu kinh tế



Ngày 3.1.2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên bài toán tái cấu trúc nền kinh tế trong bài viết “Những nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011 – 2020” với mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Có thể chia quá trình tái cơ cấu kinh tế làm 2 giai đoạn: thực hiện từ năm 2011-2015 và hoàn thành từ năm 2015-2020. Người viết sẽ dùng trí tuệ về kinh tế để cho bạn đọc một cách nhìn thực tế của quá trình tái cơ cấu kinh tế có liên quan đến TTCK.

1.      Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam:
Tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam tức là dịch chuyển tỷ lệ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; đồng thời dịch chuyển tỷ lệ sở hữu từ nhà nước sáng tư nhân và nước ngoài (tái cơ cấu về sở hữu sản xuất) sẽ có tác dụng tích cực lên nền kinh tế vì các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động không có hiệu quả cáo. Do đó, chính sách cổ phần hóa DNNN là một chính sách đúng và cần phải làm càng nhanh càng tốt.
Ngoài ra, tái cơ cấu kinh tế có thể hiểu sâu hơn là chuyển vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Với Việt Nam, tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm thâm hụt thương mại, ưu tiên phát triển các ngành xuất khẩu đem lại nhiều ngoại tệ cho Việt Nam như dầu khí, dệt may, nông lâm, thủy sản,…
TTCK là nơi để thực hiện tái cơ cấu kinh tế, tức TTCK phải có thanh khoản cao, công nghệ tốt, thời gian giao dịch dài, biên độ lớn, doanh nghiệp chất lượng… để quá trình chuyển tỷ lệ sở hữu được tiện lợi. Tháng 3.2014, Thủ tướng đã có Nghị quyết về đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DNNN phải hoàn thành trước ngày 31.12.2015.
Do đó, muốn tái cơ cấu kinh tế thành công sớm thì TTCK phải tăng mạnh và sớm
2.      Quá trình thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chính sách vĩ mô giúp tăng GDP cao, thời gian 2011 – 2015
Các vấn đề nội tại kinh tế Việt Nam từ 2000 – 2011 như sau:
Thứ nhất, DNNN đóng góp phần lớn vào tỷ trọng tăng trưởng GDP hàng năm. Ví dụ: năm 2009 tỷ trọng GDP của khối DNNN ở mức 34,72% và năm 2013 khoảng 32,4%, tức 57 tỷ USD (GDP năm 2013 gần 176 tỷ USD. Phần lớn nhóm lợi ích đang nắm cổ phần lớn trong các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, gây khó khăn trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích nhóm.
Thứ hai, hệ thống tài chính ngân hàng chịu sự chi phối của các DNNN rất nhiều, trong tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống thì các DNNN chiếm tỷ lệ vay rất lớn, gây khó khăn trong việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước về độ minh bạch và số liệu nợ xấu
Thứ ba, TTCK Việt Nam có thanh khoản kém, quy mô vốn hóa chưa lớn, công nghệ kém, biên độ và thời gian chưa thực sự kích thích khối ngoài với vốn lớn để họ tham gia vào TTCK, các CTCK hoạt động chưa thực sự chuyên nghiệp.
Thứ tư, lượng tiền nhàn rỗi, tiền bị động (không biết đầu tư vào đâu) trong nền kinh tế rất nhiều, tồn tại dưới dạng tài sản như bất động sản, vàng vật chất. Ước tính khoảng 40-50 tỷ USD
Thứ năm, điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô không đạt được mục tiêu đề ra, mất cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp,…
Đứng trước những khó khắn đó, các nhà điều hành đã vạch lại kế hoạch phát triển kinh tế tốt hơn với những chính sách vĩ mô đưa ra hợp lý với trình tự từng bước để không bị sốc và hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, chi tiết như sau:
Thứ nhất, tái cấu trúc lại TTCK theo hướng bảo đảm duy trì sự ổn định và bền vững của thị trường. Cụ thế như sau: tái cấu trúc cơ sở hàng hóa, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán, biện pháp xử lý đối với các công ty chứng khoán,…Mục đích là làm cho TTCK Việt Nam chuyên nghiệp hơn, tăng quy mô vốn hóa, thu hút dòng tiền nhàn rỗi vào thị trường từ khối ngoại và khối nội, thúc đấy TTCK tăng nhiều hơn, thoát khỏi sự ảm đạm quá khứ.
Thứ hai, tăng trưởng GDP cao để hoàn thành quá trình tái cơ cấu kinh tế thành công. Do đó chính sách vĩ mô phải logic nhằm mục đích đạt được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao, có thể GDP năm 2014 khoảng 6% và năm 2015 khoảng 6,5% - 7%.
Nhược điểm của nền kinh tế VN là chạy theo thành tích tăng trưởng bất chấp thực tế “sức khỏe” của nền kinh tế. Hàng năm Quốc hội và Chính phủ luôn đưa ra mục tiêu GDP rất cao mà không tính đến khả năng của nền kinh tế (khả năng hấp thu vốn nước ngoài chảy vào, mức độ phát triển của thị trường tài chính, trình độ của lực lượng lao động, của doanh nghiệp sản xuất,….)
Một nền kinh tế khi chạy đúng khả năng của mình thì tố độ tăng trưởng GDP được gọi là tỷ lệ tự nhiên, tỷ lệ này liên hệ với tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất, phản ánh sản phẩm lao động biên và chi phí biên đạt ở mức tối ưu. Trong điều kiện khả năng của nền kinh tế Việt Nam yếu mà cố thúc đẩy nền kinh tế chạy quá mức tỷ lệ tự nhiện sẽ gây ra 2 hậu quả: sản lượng giảm và tăng sự thiếu cân bằng. Điều này xảy ra từ năm 2002 đến 2013 khi nhiều doanh nghiệp phá sản hàng loạt, dẫn đến sản lượng theo thời gian không tăng
Khi sản lượng không tăng hoặc tăng chậm hơn các nước khác trong mậu dịch toàn cầu, hàng hóa của Việt Nam làm ra sẽ trở nên đắt đỏ hơn khi tính theo đơn vị ngày công lao động so với các nước khác. Ví dụ: để mua một hàng hóa nước ngoài có 1 đơn vị ngày công của họ, người VN phải mất 6 ngày công thay vì mất 5 ngày công trước đây, tức là làm tăng hơn so với nước ngoài 1 ngày. Như vậy, cán cân thương mại của VN sẽ càng ngày càng bị thâm hụt (đã xảy ra từ năm 2002-2013). Do đó, Chính phủ và Quốc hội muốn tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm thâm hụt cán cân thương mại và hướng tới cán cân thương mại dương thì người lao động VN chấp nhận làm thêm tăng thêm giờ (giảm lương) để bù vào sự yếu kém về sản lượng hoặc VND bị mất giá (phá giá) so với các đồng tiền khác để bù sự lên giá (tính theo lao động)
Bình luận: vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế nên trong năm 2008-2013 chưa có sự phá giá mạnh VND mà chỉ phá giá ở mức vừa phải vì sợ lạm phát tăng trở lại, VND phá giá nhiều ảnh hưởng đến NDT nước ngoài.
NHNN VN phá giá ± 3% từ ngày 26/11/2009 (tăng từ 17.034 VND lên 17.961 VND/USD). Phá giá 3% làm GDP năm 2009 tăng 5,32% và đến năm 2010 tăng ở mức cao 6,78% (tính theo giá trị thực tế, GDP đạt 104,6 tỷ USD vượt mốc 100 tỷ USD). Điều này cho thấy, trong điều kiện lạm phát thấp, NHNN đã mạnh tay phá giá VND 3% mục đích muốn GDP đạt mức cao
Năm 2014 – 2015 cũng tương tự như thế: ngày 19.6.2014, NHNN lại tiếp tục phá giá VND thêm 1%, đưa mức trần của VND từ 21.036 lên 21.246 VND/USD với mục đích đưa GDP năm 2014-2015 tăng ở mức cao để thu hút dòng vốn ngoại, nội để thực hiện quá trình tái cơ cấu thành công.
3.      Phân tích kỹ thuật trend TTCK Việt Nam: có thể gọi là sóng thần
Tại sao người viết gọi là sóng thần vì năm 2014-2015 đầy đủ thiên thời, địa lợi để TTCK tăng mạnh, cổ phiếu tăng 200-400% từ đây đến tháng 4.2015 – điều này hoàn toàn khả thi
Người viết phân tích chart tháng chi tiết như sau:
Năm 2009 có thể gọi là cú bull-trap (7 tháng) lên sau khi giảm mạnh từ 2007-2008 chứ chứ phải là bull lên một cách bền vững (kéo dài 1-2 năm). Tức là cổ phiếu giảm mạnh sẽ có bull-trap lên để thoát tiếp cổ phiếu và sau đó cho thị trường “ngủ đông” 3 năm từ 2010-2012 – thời gian này cũng có những đợt tăng 3-4 tháng vào đầu năm nhưng chưa phải là tăng mạnh như 2005-2006.
Lúc này, năm 2014-2015 được so sánh gần đúng với 2005-2006
Người viết lấy ví dụ như máy bay cất cánh ở đường băng như TTCK VN và các đường băng là các khoảng thời gian
Năm 2002-2004: máy bay (TTCK) chạy một đoạn dài trên đường băng để lấy đà và để lấy đà chuẩn bị cất cánh lên bầu trời cao
Năm 2005 đến tháng 2.2007: máy bay (TTCK) cất cánh thẳng đứng mạnh, cổ phiếu tăng thẳng đứng, tức lời 600% - 1000%
Tháng 3.2007 – 10.2007: máy bay (TTCK) bắt đầu có dấu hiệu gặp sự cố về nhiên liệu, khủng bố, thời tiết xấu (khủng hoảng kinh tế)
Từ tháng 10.2007 – 2.2009: máy bay (TTCK) rơi tự do từ bầu trời xuống đáy biển or mặt đất
Hiện tại, sau khi so sánh tương quan giữa các thời điểm người viết kết luận như sau: năm 2010-2012 giống năm 2002-2014 và năm 2014 – 2015 (giai đoạn cất cánh thẳng đứng) giống năm 2005 đến tháng 2.2007
Quan điểm Phân tích kỹ thuật (TA)
Từ năm 2010-2012, chart Vn-Index chưa bao giờ vượt EMA 50 và tồn tại ở trên mức này lâu hơn 3 tháng, đa số chỉ tăng lên tới mức này rồi giảm sau đó – báo hiệu chỉ là hồi phục nhẹ
Tháng 1.2013, Vn-Index chính thức vượt EMA 50 khoảng 449,x điểm với khối lượng cực cao 1.707,4 triệu cổ phiếu/tháng và duy trì trên mức EMA 50 cho đến tháng 7.2014, có điều chỉnh mạnh vào tháng 5.2014 nhưng không thủng EMA 50 mà mốc này là hỗ trợ dài hạn (508,x – đáy của năm 2014). Tất cả các cổ phiếu đã tạo đáy của năm 2014 vào tháng 5 vừa rồi.

Đường MACD và Signal sau nhiều năm không vượt được giá trị 0 thì vào tháng 3.2013 đã vượt và vẫn nằm trên 0, đang hướng tới mốc cao trong các tháng tới

Tất cả các chỉ báo TA do Kháng xây dựng nên chuẩn nhất cũng cho tín hiệu Uptrend mạnh.
Dự báo trend sắp tới kết hợp với tâm lý của nhà tạo lập thị trường như sau
Thị trường chứng khoán sẽ còn kéo dài đà tăng đến cuối tháng 7 và có thể kéo dài qua đầu tháng 8 ít ngày sau đó bước vào giai đoạn điều chỉnh cuối cùng 2,5 – 3,5 tuần sau đó
Tháng 9,10,11,12.2014 thị trường chứng khoán lại phi thẳng đứng và rất mạnh, có nhiều cổ phiếu sẽ tăng 200-400% là chuyện bình thường, thanh khoản sàn HOSE đạt 4.000-5.000 tỷ
Trong năm 2014 các tin tốt hỗ trợ thị trường sẽ được đưa ra như sau
Thứ nhất, các DN nhà nước lớn sẽ được niêm yết trên 2 sàn vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12.2014
Thứ hai, NHNN sẽ giảm lãi suất cho vay nữa
Thứ ba, cuối năm sẽ có tin chính thức về nới room cho NDT nước ngoài
Điều quan trọng mà người viết nói thiên thời địa lời là: chứng khoán thế giới, đặc biệt là chứng khoán Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh năm 2014-2015, không có xảy ra khủng hoảng kinh tế vào thời gian này. Cụ thể, hiện nay chỉ số Dow Jones Industrial Averge đạt mức 17.064,35. Người viết dự báo chỉ số DJIA sẽ lên mức đỉnh khoảng 20.000 vào cuối năm 2015 và đầu 2016
Dương Văn Kháng