Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Sóng thần chứng khoán: HOSE lên 815,x – 833,x vào tháng 12.2014 đến tháng 4.2015 để hoàn thành quá trình tái cơ cấu kinh tế



Ngày 3.1.2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên bài toán tái cấu trúc nền kinh tế trong bài viết “Những nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011 – 2020” với mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Có thể chia quá trình tái cơ cấu kinh tế làm 2 giai đoạn: thực hiện từ năm 2011-2015 và hoàn thành từ năm 2015-2020. Người viết sẽ dùng trí tuệ về kinh tế để cho bạn đọc một cách nhìn thực tế của quá trình tái cơ cấu kinh tế có liên quan đến TTCK.

1.      Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam:
Tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam tức là dịch chuyển tỷ lệ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; đồng thời dịch chuyển tỷ lệ sở hữu từ nhà nước sáng tư nhân và nước ngoài (tái cơ cấu về sở hữu sản xuất) sẽ có tác dụng tích cực lên nền kinh tế vì các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động không có hiệu quả cáo. Do đó, chính sách cổ phần hóa DNNN là một chính sách đúng và cần phải làm càng nhanh càng tốt.
Ngoài ra, tái cơ cấu kinh tế có thể hiểu sâu hơn là chuyển vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Với Việt Nam, tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm thâm hụt thương mại, ưu tiên phát triển các ngành xuất khẩu đem lại nhiều ngoại tệ cho Việt Nam như dầu khí, dệt may, nông lâm, thủy sản,…
TTCK là nơi để thực hiện tái cơ cấu kinh tế, tức TTCK phải có thanh khoản cao, công nghệ tốt, thời gian giao dịch dài, biên độ lớn, doanh nghiệp chất lượng… để quá trình chuyển tỷ lệ sở hữu được tiện lợi. Tháng 3.2014, Thủ tướng đã có Nghị quyết về đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DNNN phải hoàn thành trước ngày 31.12.2015.
Do đó, muốn tái cơ cấu kinh tế thành công sớm thì TTCK phải tăng mạnh và sớm
2.      Quá trình thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chính sách vĩ mô giúp tăng GDP cao, thời gian 2011 – 2015
Các vấn đề nội tại kinh tế Việt Nam từ 2000 – 2011 như sau:
Thứ nhất, DNNN đóng góp phần lớn vào tỷ trọng tăng trưởng GDP hàng năm. Ví dụ: năm 2009 tỷ trọng GDP của khối DNNN ở mức 34,72% và năm 2013 khoảng 32,4%, tức 57 tỷ USD (GDP năm 2013 gần 176 tỷ USD. Phần lớn nhóm lợi ích đang nắm cổ phần lớn trong các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, gây khó khăn trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích nhóm.
Thứ hai, hệ thống tài chính ngân hàng chịu sự chi phối của các DNNN rất nhiều, trong tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống thì các DNNN chiếm tỷ lệ vay rất lớn, gây khó khăn trong việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước về độ minh bạch và số liệu nợ xấu
Thứ ba, TTCK Việt Nam có thanh khoản kém, quy mô vốn hóa chưa lớn, công nghệ kém, biên độ và thời gian chưa thực sự kích thích khối ngoài với vốn lớn để họ tham gia vào TTCK, các CTCK hoạt động chưa thực sự chuyên nghiệp.
Thứ tư, lượng tiền nhàn rỗi, tiền bị động (không biết đầu tư vào đâu) trong nền kinh tế rất nhiều, tồn tại dưới dạng tài sản như bất động sản, vàng vật chất. Ước tính khoảng 40-50 tỷ USD
Thứ năm, điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô không đạt được mục tiêu đề ra, mất cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp,…
Đứng trước những khó khắn đó, các nhà điều hành đã vạch lại kế hoạch phát triển kinh tế tốt hơn với những chính sách vĩ mô đưa ra hợp lý với trình tự từng bước để không bị sốc và hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, chi tiết như sau:
Thứ nhất, tái cấu trúc lại TTCK theo hướng bảo đảm duy trì sự ổn định và bền vững của thị trường. Cụ thế như sau: tái cấu trúc cơ sở hàng hóa, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán, biện pháp xử lý đối với các công ty chứng khoán,…Mục đích là làm cho TTCK Việt Nam chuyên nghiệp hơn, tăng quy mô vốn hóa, thu hút dòng tiền nhàn rỗi vào thị trường từ khối ngoại và khối nội, thúc đấy TTCK tăng nhiều hơn, thoát khỏi sự ảm đạm quá khứ.
Thứ hai, tăng trưởng GDP cao để hoàn thành quá trình tái cơ cấu kinh tế thành công. Do đó chính sách vĩ mô phải logic nhằm mục đích đạt được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao, có thể GDP năm 2014 khoảng 6% và năm 2015 khoảng 6,5% - 7%.
Nhược điểm của nền kinh tế VN là chạy theo thành tích tăng trưởng bất chấp thực tế “sức khỏe” của nền kinh tế. Hàng năm Quốc hội và Chính phủ luôn đưa ra mục tiêu GDP rất cao mà không tính đến khả năng của nền kinh tế (khả năng hấp thu vốn nước ngoài chảy vào, mức độ phát triển của thị trường tài chính, trình độ của lực lượng lao động, của doanh nghiệp sản xuất,….)
Một nền kinh tế khi chạy đúng khả năng của mình thì tố độ tăng trưởng GDP được gọi là tỷ lệ tự nhiên, tỷ lệ này liên hệ với tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất, phản ánh sản phẩm lao động biên và chi phí biên đạt ở mức tối ưu. Trong điều kiện khả năng của nền kinh tế Việt Nam yếu mà cố thúc đẩy nền kinh tế chạy quá mức tỷ lệ tự nhiện sẽ gây ra 2 hậu quả: sản lượng giảm và tăng sự thiếu cân bằng. Điều này xảy ra từ năm 2002 đến 2013 khi nhiều doanh nghiệp phá sản hàng loạt, dẫn đến sản lượng theo thời gian không tăng
Khi sản lượng không tăng hoặc tăng chậm hơn các nước khác trong mậu dịch toàn cầu, hàng hóa của Việt Nam làm ra sẽ trở nên đắt đỏ hơn khi tính theo đơn vị ngày công lao động so với các nước khác. Ví dụ: để mua một hàng hóa nước ngoài có 1 đơn vị ngày công của họ, người VN phải mất 6 ngày công thay vì mất 5 ngày công trước đây, tức là làm tăng hơn so với nước ngoài 1 ngày. Như vậy, cán cân thương mại của VN sẽ càng ngày càng bị thâm hụt (đã xảy ra từ năm 2002-2013). Do đó, Chính phủ và Quốc hội muốn tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm thâm hụt cán cân thương mại và hướng tới cán cân thương mại dương thì người lao động VN chấp nhận làm thêm tăng thêm giờ (giảm lương) để bù vào sự yếu kém về sản lượng hoặc VND bị mất giá (phá giá) so với các đồng tiền khác để bù sự lên giá (tính theo lao động)
Bình luận: vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế nên trong năm 2008-2013 chưa có sự phá giá mạnh VND mà chỉ phá giá ở mức vừa phải vì sợ lạm phát tăng trở lại, VND phá giá nhiều ảnh hưởng đến NDT nước ngoài.
NHNN VN phá giá ± 3% từ ngày 26/11/2009 (tăng từ 17.034 VND lên 17.961 VND/USD). Phá giá 3% làm GDP năm 2009 tăng 5,32% và đến năm 2010 tăng ở mức cao 6,78% (tính theo giá trị thực tế, GDP đạt 104,6 tỷ USD vượt mốc 100 tỷ USD). Điều này cho thấy, trong điều kiện lạm phát thấp, NHNN đã mạnh tay phá giá VND 3% mục đích muốn GDP đạt mức cao
Năm 2014 – 2015 cũng tương tự như thế: ngày 19.6.2014, NHNN lại tiếp tục phá giá VND thêm 1%, đưa mức trần của VND từ 21.036 lên 21.246 VND/USD với mục đích đưa GDP năm 2014-2015 tăng ở mức cao để thu hút dòng vốn ngoại, nội để thực hiện quá trình tái cơ cấu thành công.
3.      Phân tích kỹ thuật trend TTCK Việt Nam: có thể gọi là sóng thần
Tại sao người viết gọi là sóng thần vì năm 2014-2015 đầy đủ thiên thời, địa lợi để TTCK tăng mạnh, cổ phiếu tăng 200-400% từ đây đến tháng 4.2015 – điều này hoàn toàn khả thi
Người viết phân tích chart tháng chi tiết như sau:
Năm 2009 có thể gọi là cú bull-trap (7 tháng) lên sau khi giảm mạnh từ 2007-2008 chứ chứ phải là bull lên một cách bền vững (kéo dài 1-2 năm). Tức là cổ phiếu giảm mạnh sẽ có bull-trap lên để thoát tiếp cổ phiếu và sau đó cho thị trường “ngủ đông” 3 năm từ 2010-2012 – thời gian này cũng có những đợt tăng 3-4 tháng vào đầu năm nhưng chưa phải là tăng mạnh như 2005-2006.
Lúc này, năm 2014-2015 được so sánh gần đúng với 2005-2006
Người viết lấy ví dụ như máy bay cất cánh ở đường băng như TTCK VN và các đường băng là các khoảng thời gian
Năm 2002-2004: máy bay (TTCK) chạy một đoạn dài trên đường băng để lấy đà và để lấy đà chuẩn bị cất cánh lên bầu trời cao
Năm 2005 đến tháng 2.2007: máy bay (TTCK) cất cánh thẳng đứng mạnh, cổ phiếu tăng thẳng đứng, tức lời 600% - 1000%
Tháng 3.2007 – 10.2007: máy bay (TTCK) bắt đầu có dấu hiệu gặp sự cố về nhiên liệu, khủng bố, thời tiết xấu (khủng hoảng kinh tế)
Từ tháng 10.2007 – 2.2009: máy bay (TTCK) rơi tự do từ bầu trời xuống đáy biển or mặt đất
Hiện tại, sau khi so sánh tương quan giữa các thời điểm người viết kết luận như sau: năm 2010-2012 giống năm 2002-2014 và năm 2014 – 2015 (giai đoạn cất cánh thẳng đứng) giống năm 2005 đến tháng 2.2007
Quan điểm Phân tích kỹ thuật (TA)
Từ năm 2010-2012, chart Vn-Index chưa bao giờ vượt EMA 50 và tồn tại ở trên mức này lâu hơn 3 tháng, đa số chỉ tăng lên tới mức này rồi giảm sau đó – báo hiệu chỉ là hồi phục nhẹ
Tháng 1.2013, Vn-Index chính thức vượt EMA 50 khoảng 449,x điểm với khối lượng cực cao 1.707,4 triệu cổ phiếu/tháng và duy trì trên mức EMA 50 cho đến tháng 7.2014, có điều chỉnh mạnh vào tháng 5.2014 nhưng không thủng EMA 50 mà mốc này là hỗ trợ dài hạn (508,x – đáy của năm 2014). Tất cả các cổ phiếu đã tạo đáy của năm 2014 vào tháng 5 vừa rồi.

Đường MACD và Signal sau nhiều năm không vượt được giá trị 0 thì vào tháng 3.2013 đã vượt và vẫn nằm trên 0, đang hướng tới mốc cao trong các tháng tới

Tất cả các chỉ báo TA do Kháng xây dựng nên chuẩn nhất cũng cho tín hiệu Uptrend mạnh.
Dự báo trend sắp tới kết hợp với tâm lý của nhà tạo lập thị trường như sau
Thị trường chứng khoán sẽ còn kéo dài đà tăng đến cuối tháng 7 và có thể kéo dài qua đầu tháng 8 ít ngày sau đó bước vào giai đoạn điều chỉnh cuối cùng 2,5 – 3,5 tuần sau đó
Tháng 9,10,11,12.2014 thị trường chứng khoán lại phi thẳng đứng và rất mạnh, có nhiều cổ phiếu sẽ tăng 200-400% là chuyện bình thường, thanh khoản sàn HOSE đạt 4.000-5.000 tỷ
Trong năm 2014 các tin tốt hỗ trợ thị trường sẽ được đưa ra như sau
Thứ nhất, các DN nhà nước lớn sẽ được niêm yết trên 2 sàn vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12.2014
Thứ hai, NHNN sẽ giảm lãi suất cho vay nữa
Thứ ba, cuối năm sẽ có tin chính thức về nới room cho NDT nước ngoài
Điều quan trọng mà người viết nói thiên thời địa lời là: chứng khoán thế giới, đặc biệt là chứng khoán Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh năm 2014-2015, không có xảy ra khủng hoảng kinh tế vào thời gian này. Cụ thể, hiện nay chỉ số Dow Jones Industrial Averge đạt mức 17.064,35. Người viết dự báo chỉ số DJIA sẽ lên mức đỉnh khoảng 20.000 vào cuối năm 2015 và đầu 2016
Dương Văn Kháng

Không có nhận xét nào: