Bộ Tài chính triển khai hiệu quả
Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ:
Tổng thu cân đối NSNN tháng
7 ước đạt 73.000 tỷ đồng, tăng 41,9% (khoảng 21.550 tỷ đồng) so với mức thực hiện
tháng 6; Lũy kế thu 7 tháng ước đạt 429.165 tỷ đồng, bằng
52,6% dự toán, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2012
Bộ Tài chính đã tham gia cùng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng
cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN, trái phiếu
chính phủ; tiếp tục tham gia sửa đổi Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010
của Thủ tướng Chính phủ về Hợp tác công tư; thực hiện rà soát, hoàn thiện pháp
luật, cơ chế chính sách về phân cấp và quản lý đầu tư công; rà soát danh mục
các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia; thực hiện thẩm tra việc phân bổ, giao kế
hoạch vốn năm 2013 của các Bộ, cơ quan trung ương.
- Tiếp tục triển khai tái cơ cấu thị trường
chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm: tăng cường kiểm tra đối với các tổ chức
kinh doanh chứng khoán có vấn đề về an toàn tài chính, thanh khoản; vi phạm các
quy định về giao dịch, bảo vệ tài sản của nhà đầu tư; tăng cường công tác giám
sát giao dịch, kịp thời phát hiện các dấu hiệu giao dịch bất thường, thao túng
giá chứng khoán.
- Tiếp tục đôn đốc thực hiện theo tiến độ các
Đề án tái cơ cấu của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt.
Ngày 07/08/2013, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức
phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành. Phiên đấu thầu
có tổng khối lượng gọi thầu 3.000 tỷ đồng với 3 loại kỳ hạn 2 năm, 3 năm, và 5
năm, mỗi loại gọi thầu 1.000 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Hải quan, các biện
pháp khai thác nguồn thu được triển khai, từ đầu năm đến nay, đã và đang phát
huy tác dụng. Ước thu ngân sách 7 tháng của năm 2013 đạt 119.694 tỷ đồng, bằng
50,4% so với dự toán, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2012. Số thu tháng 7 năm
2013 của ngành Hải quan tăng khá, đạt 25.000 tỷ đồng.
Đề xuất lĩnh vực hợp tác mới, hiệu quả và thiết thực giữa Bộ Tài chính Việt Nam và WB
Bộ trưởng cũng đề nghị, trong thời gian tới WB tập
trung hỗ trợ Việt Nam nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đối với các nội dung
như: quản lý kinh tế vĩ mô, chương trình vay phát triển chính sách, cải cách
doanh nghiệp, xây dựng hệ thống thông tin tài chính chính phủ, quản lý nợ
công... để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -
2020 của Việt Nam và Chiến lược Tài chính đến 2020.
Về lĩnh vực Tái cấu trúc DNNN, Bộ trưởng đề nghị
WB tiếp tục xem xét hỗ trợ đề giúp hoàn thiện khuôn khổ thể chế triển khai Đề
án tái cơ cấu DNNN. Bên cạnh đó hỗ trợ nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp giúp
các Tập đoàn, Tổng công ty có nguồn lực thực hiện tốt các Đề án tái cơ cấu đã
được phê duyệt.
WB cam kết hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam
Thủ
tướng nhấn mạnh, quá trình tái cơ cấu VNPT cần thực hiện đúng các giải pháp đã
được nêu trong Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn
kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” kèm theo Quyết
định 929/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/7/2012, nhằm tổ chức
thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu kinh tế, bảo
đảm cho VNPT sau tái cơ cấu trở thành một tập đoàn viễn thông mạnh của đất nước,
góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.
Sáng 8/8, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) tổ chức hội thảo giới thiệu Chiến lược công nghiệp hóa của Việt
Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn
2030.
Chiến
lược hợp tác này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1043/QĐ-TTg ngày 1/7/2013. Mục tiêu của chiến lược nhằm phát triển 6 ngành công
nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế, bao gồm:
điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu, môi trường và tiết
kiệm năng lượng; Sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô.
Thủ tướng Chính phủ
vừa ký quyết định về nhân sự Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Hội đồng
thành viên Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.
CK Kim Long đăng ký mua 16,15 triệu cổ phiếu quỹ giá tối đa bằng mệnh giá
Thời gian dự kiến giao dịch: từ ngày 09/08/2013 đến ngày 06/09/2013.
Vốn tự có hệ thống ngân hàng tăng tháng thứ 2 liên tiếp:
Theo
báo cáo này, tổng tài sản của hệ thống đến 30/6/2013 đạt gần 5.293,6 nghìn tỷ đồng,
tăng 68,3 nghìn tỷ đồng so với cuối tháng 5/2013. So với cuối 2012, tổng tài sản
của hệ thống tăng 4,09%.
Như
vậy, tổng tài sản của toàn hệ thống vẫn tiếp tục duy trì được mức cao nhất kể từ
ngày Ngân hàng Nhà nước bắt đầu công bố số liệu vào tháng 6/2012 đến nay.
Vốn
tự có của hệ thống ngân hàng tăng tháng thứ 2 liên tiếp lên 438,3 nghìn tỷ đồng,
tăng nhẹ 1.000 tỷ đồng so với cuối tháng 5. Nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước
tiếp tục là nhóm có mức tăng vốn tự có mạnh nhất (tăng 11,56%) trong khi công
ty tài chính cho thuê sụt giảm mạnh nhất (giảm 7,76%); nhóm ngân hàng thương mại
cổ phần tiếp tục giảm 3,68%.
Tồn kho bất động sản đang giảm mạnh:
Tại
cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động
sản sáng 9/8, dẫn báo cáo của 56/63 tỉnh, thành, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn
Trần Nam cho biết, tổng giá trị tồn kho bất động sản khoảng 108.773 tỷ đồng, giảm
15,4% so với quý I/2013.
Báo Hong Kong: Giá bất động sản Việt Nam đang rất hấp dẫn
Giá bất động sản Việt Nam dược cho là hấp dẫn hơn các nước khác trong khu vực như Thái Lan.
Báo The Standard của Hong Kong mới đây đăng một
bài bình luận về thị trường bất động sản Việt Nam dựa trên báo cáo của Tập đoàn
kinh doanh dịch vụ bất động sản toàn cầu CB Richard Ellis (Mỹ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét