Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Thuyết âm mưu giải bài toán phương trình bậc nhất về chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam



Theo thuyết âm mưu, chính sách kinh tế vĩ mô nhằm mục đích phục vụ lợi ích của một nhóm nào đó trong việc kiếm tiền từ các tài sản tài chính. Hiện tại, các tài sản (doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bất động sản, ngân hàng,…) đang rất rẻ. Do đó, kế hoạch của nhóm lợi ích nào đó là thâu tóm tài sản giá rẻ từ tiền vay của các ngân hàng.
Phương trình đem lại lợi nhuận cao cho một nhóm nào đó:
Người viết dùng phương trình toán học bậc 1 để giải bài toán chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam với các biến số sau:
Một nhóm lợi ích nào đó gọi là biến số Y
Ngân hàng nhà nước: gọi là biến số A
Tài sản của người dân gồm có vàng vật chất dự kiến khoảng 400-500 tấn vàng (12-14 tỷ USD), tiền mặt (cash), bất động sản giá rẻ - 2 giá trị này ước khoảng 8-10 tỷ USD: gọi là biến số X
Các ngân hàng là nơi trung gian để luân chuyển dòng vốn từ người dân vào nhóm lợi ích và ngược lại, gọi là biết số Z
Làm thế nào để Y kiếm lợi nhuận cao nhất, người viết giải bài toán như sau:
Y nhờ A in thêm tiền mới mỗi dịp Tết để cho Z thu mua vàng vật chất từ người dân bán ra khi thấy thị trường chứng khoán, bất động sản giao dịch có thanh khoản. Người dân sẽ bán vàng và đổ tiền vào thị trường chứng khoán, bất động sản vào năm 2015-2016 – khi đó đạt mức đỉnh
Z huy động tiền từ X vì X bị động không biết làm gì để kiếm lợi nhuận nên tạm thời gửi vào Z
Y nhờ A in thêm trái phiếu và nói Z mua trái phiếu A phát hành (khoảng 300.000 tỷ VND – tương đương 14,2 tỷ USD năm 2014). Z mua khoảng 80% trái phiếu A phát hành, tiền Z mua là từ tiền huy động của X
Hành động:
Y có tiền từ: Z mua trái phiếu A và Z giảm lãi suất thấp cho Y vay. Vậy Y hiện tại có rất nhiều tiền
Y đi mua nợ xấu giá rẻ (cổ phiếu, bất động sản giá rẻ nhất), thâu tóm ngân hàng giá rẻ. Dự kiến Y mua khoảng 12-14 tỷ USD
Y sẽ kích giá cổ phiếu, bất động sản lên cao, tăng khoảng 50-100% so với giá Y mua và sẽ bán chốt lời vào năm 2015 – 2016 khi X đem vàng vật chất bán ra ở giá đáy của vàng vật chất, X rút tiền gửi vào Z ra để mua cổ phiếu, bất động sản giá đỉnh
Kết luận:
Y rất thông minh trong từng chiến lược, bước đi. Có thể ví dụ như thế này, Y là ông A và X là ông B.
A thấy B có rất nhiều tài sản, A có ý định lấy của ông B, nhưng cách lấy của A rất đẳng cấp, tức là ông B tự nguyện đem tài sản cho không A
A sử dụng các tuyệt chiêu trong các khái niệm kinh tế vĩ mô mà B không giỏi lắm.
Người viết thử tưởng tượng theo kiến thức của mình liên tưởng đến phương trình bậc nhất trong toán học cấp 2 để giải bài toán cho đúng logic.
Đáp án của một bài toán có nhiều cách làm, có thể có nhiều cách giải khác nhau, người viết chỉ đưa ra một cách giải hệ phương trình bậc nhất của riêng mình. Đúng hay sai thì chờ giám khảo duyệt
Dương Văn Kháng, đam mê toán học

Không có nhận xét nào: