Các bài phân tích, dự báo xu hướng, tư vấn cổ phiếu, khóa học, suy nghĩ và tư duy làm giàu, thơ của Dương Văn Kháng
Trang
Nhãn
- NGHĨ GIÀU (107)
- NHẬN ĐỊNH (106)
- TƯ VẤN MUA-BÁN (89)
- KHỦNG HOẢNG (74)
- THƠ (49)
- DẠNG CP (15)
- NHẬN XÉT DVK (9)
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009
Nới biên độ tỷ giá và một số tham chiếu…
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009
Lộ diện những “cú sốc” rủi ro tỷ giá
http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-42554.htm
Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2009
News 28-3-09
http://cfo.com.vn/index.php?m=document&a=detail&id=ab1166bd32343cf8443aa1ba68991568
Lật lại những “cú sốc” tỷ giá
http://cafef.vn/2009032810367448CA34/lat-lai-nhung-cu-soc-ty-gia.chn
Thứ Năm, 26 tháng 3, 2009
Tin 27-3-09
http://cafef.vn/2009032507599401CA34/sap-toi-co-dieu-chinh-ty-gia-len-nua-khong.chn
STB: Lợi nhuận trước thuế trước và sau kiểm toán chênh nhau 133 tỷ
http://cafef.vn/2009032604425464CA34/stb-loi-nhuan-truoc-thue-truoc-va-sau-kiem-toan-chenh-nhau-133-ty.chn
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009
Tin 25-3-09
http://cafef.vn/20090325080840286CA31/dpm-co-dong-khong-thong-qua-du-an-dam-ca-mau.chn
Bài học từ SAM
http://cafef.vn/2009032409405339CA31/bai-hoc-tu-sam.chn
Thứ Hai, 23 tháng 3, 2009
Tin 24-3-09
http://vneconomy.vn/2009032411138968P0C6/nhin-tu-bien-do-ty-gia-moi-loi-nhieu-be.htm
Tỷ giá 2009: Tăng trong vòng kiểm soát?
http://vneconomy.vn/20090209103727573P0C6/ty-gia-2009-tang-trong-vong-kiem-soat.htm
Trái phiếu USD sẽ ổn định thị trường
http://www.vietstock.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=109210&ChannelID=37
Phá giá VND vì mục tiêu xuất khẩu: Nên hay không?
http://www.dnhn.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=66&ID=852
Tin vắn
http://www.sgtt.com.vn/Detail42.aspx?ColumnId=42&newsid=48651&fld=HTMG/2009/0322/48651
Nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5%
http://vneconomy.vn/2009032304155144P0C6/noi-rong-bien-do-ty-gia-len-5.htm
U.S. Markets Soar on Treasury's Plan for Banks
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/03/23/AR2009032300473.html?hpid=topnewsChủ Nhật, 22 tháng 3, 2009
News ngày 23-3
http://www.stox.vn/stox/view_news_detail.asp?id=23449&MenuID=1&categoryID=127
Doanh nghiệp nên mở rộng các kênh tiếp cận vốn
http://www.stox.vn/stox/view_news_detail.asp?id=23461&menuID=1&categoryID=176
Tăng biên độ tỷ giá VND/USD lên 5%
Theo lý giải từ Ngân hàng Nhà nước, trong quý I/2009 nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam diễn biến theo chiều hướng tích cực, chỉ số CPI ở mức thấp, cán cân thương mại thặng dư
Ngân hàng Nhà nước cho rằng: Quyết định này sẽ giúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009
http://cafef.vn/20090323040845766CA34/tang-bien-do-ty-gia-vndusd-len-5.chn
Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2009
Lợi nhuận ngân hàng 2009: định hướng mở rộng cơ cấu nguồn thu
Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2009
Tin "hot"
http://cafef.vn/200903071155389CA31/tang-gia-dien-nganh-thep-va-xi-mang-se-bi-anh-huong-lon.chn,
Xuất hiện chu kỳ phục hồi của Vn-Index vào giữa tháng 4/2009?
http://cafef.vn/20090310032812805CA31/xuat-hien-chu-ky-phuc-hoi-cua-vnindex-vao-giua-thang-42009.chn
Không phá giá VND, chỉ nên mở rộng biên độ
Khi kinh tế thế giới suy giảm, các nước giảm nhập khẩu, không thể dùng việc hạ giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu như thông thường được.
Gần đây một số tổ chức trong, ngoài nước cho rằng, phá giá VND so với USD là chính sách Việt Nam có thể áp dụng để điều hành kinh tế năm 2009.
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc ngân hàng Nhà nước, chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam trao đổi về vấn đề này
Lời khuyên đó, tôi cho là đúng với kinh nghiệm trong quá khứ, cũng như trong hiện tại. Với Việt Nam, giải pháp đó khả thi, là cứu cánh hiện nay. Nhưng xử lý tỷ giá cần căn cứ vào ba đặc điểm chính của chúng ta.
Thứ nhất, muốn thúc đẩy xuất khẩu, phải hạ giá VND xuống. Tuy nhiên, khi kinh tế thế giới suy giảm và các nước giảm nhập khẩu hàng của ta, đây là vấn đề không thể dùng tỷ giá để kích thích xuất khẩu như thông thường được.
Thứ hai, khi xử lý tỷ giá cần chú ý đến nhập siêu vốn đang ở mức cao, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và thương mại. Nhưng cũng có yếu tố là giá cả thế giới đang giảm, chúng ta phải xác định tỷ giá để lợi dụng nhập một số hàng thiết yếu phục vụ sản xuất.
Thứ ba, là khối lượng nợ bằng USD của các doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay là gần 20 tỉ USD, là tương đối cao. Các DN sẽ phải trả cho ngân hàng bằng USD, mà nếu điều chỉnh tỷ giá nghiêng về phá giá VND, sẽ tạo nên gánh nợ mới cho các DN. Hiện nay, việc tạo thêm gánh nặng cho họ như vậy, càng đẩy họ đến khó khăn hơn.
Tóm lại, ba đặc điểm của Việt Nam nói trên cần được cân nhắc kỹ càng để điều chỉnh tỷ giá như thế nào. Theo tôi, phương thức chủ yếu là không có phá giá VND, nhưng phải điều chỉnh linh hoạt, nghĩa là mở rộng biên độ ra để cho khả năng áp dụng, giải quyết của các ngân hàng thương mại và các DN tốt hơn, linh hoạt hơn.
Nhưng cứ mỗi lần mở rộng biên độ, thì VND cũng mất giá kịch trần. Gần đây có ý kiến đề xuất biên độ từ 4 – 10%. Ý kiến của ông?
Cái vòng đó là được, chúng ta có thể xê dịch. Cung cầu là một mặt, nhưng căn cứ vào ba yếu tố trên, mà mình muốn tập trung ở mức nào, thì nên điều chỉnh tỷ giá theo hướng đó. Điều quan trọng là tránh gây sốc cho nền kinh tế, và không thiệt hại cho DN. Đó phải là tư tưởng định hướng cho điều chỉnh tỷ giá trong tình hình hiện nay.
Cuối tuần qua thì tỷ giá ở thị trường tự do khoảng gần 19.000 VND/USD là do yếu tố nào?
Tỷ giá lên cao, hay xuống không phải là cung cầu hoàn toàn, mà do tâm lý của người dân. Vừa qua tỷ giá biến động mạnh chủ yếu do yếu tố tâm lý. Tất nhiên, khi do yếu tố cung cầu, thì không giữ được tỷ giá cố định đâu.
Nguồn thu ngoại tệ năm nay, kể cả đầu tư trực tiếp, gián tiếp, kiều hối,… dự kiến suy giảm mạnh ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá?
Nó sẽ gây áp lực, làm giảm giá VND xuống vì USD khan hiếm. Năm nay xuất khẩu dự kiến giảm, kiều hối giảm, FDI,… tạo nên khan hiếm USD, tạo nên cung cầu chênh lệch. Khi tình hình như vậy, lại tạo nên yếu tố tâm lý, làm người dân đổ xô đi mua USD. Điều hành trong bối cảnh này cần tuyên truyền, hỗ trợ của Nhà nước.
Trong ba năm qua, VND đã mất giá nhiều do lạm phát tăng cao, làm tiền đồng đã mất giá tương đối lớn, nhưng tỷ giá chỉ điều chỉnh đến nay là ±3%. Nó có tương thích với nhau hay không?
Lạm phát cao sẽ thay đổi tỷ giá vì lạm phát làm VND mất giá, như vậy ngoại tệ, mà ở đây USD chúng ta sử dụng chính, sẽ lên giá thôi. Đó là công thức có sẵn rồi.
Nhưng phản ứng chính sách, ví dụ như nới biên độ đã phù hợp hay chưa?
Nhìn chung là phù hợp, nhưng cũng có lúc không kịp thời. Nhiều khi không giải thích rõ, can thiệp không kịp thời, nên diễn biến trên thị trường ngoài ý muốn của người làm chính sách.
Gần đây một quan chức của ngân hàng Nhà nước phát biểu rằng, Việt Nam không phá giá VND trong năm nay. Phát biểu như vậy có cứng nhắc không?
Cần hiểu phá giá là làm cho VND mất giá rất nhanh, chứ còn điều chỉnh tỷ giá linh hoạt thì lại khác. Tôi không điều chỉnh nhanh quá thôi, nhưng tôi phải làm uyển chuyển theo thị trường chứ. Nội dung của linh hoạt là nó không chết cứng, không cố định trong thời gian dài.
Quan sát diễn biến tỷ giá trong thời gian đầu năm nay, ông thấy thế nào?
Nói chung là nó phù hợp với khuynh hướng, nhưng phản ứng chính sách cũng không kịp thời, nên có lúc tạo nên khan hiếm, tin đồn thổi ảnh hưởng xấu. Tỷ giá tương đối ổn định, và có nhích lên là hợp với xu hướng thôi.
Thứ Năm, 19 tháng 3, 2009
Topic về tỷ giá
http://cafef.vn/2009031107512243CA34/nam-ly-do-khong-nen-pha-gia-dong-noi-te.chn
3 lý do không phá giá VND
http://cafef.vn/20090308045544821CA34/3-ly-do-khong-pha-gia-vnd.chn
Thứ Tư, 18 tháng 3, 2009
Thấy gì từ sự giảm sút EPS?
http://www.sanotc.com/News/ViewItem.aspx?hl=vi&item=333427
Tỷ giá: Không thể vừa lòng tất cả
Điều hành linh hoạt tỷ giá như thế nào để khuyến khích xuất khẩu, giám sát nhập khẩu, ổn định đồng tiền, ổn định nền kinh tế, ổn định lòng dân và thu hút đầu tư… sẽ có cả một hội đồng bàn bạc phân tích điều hành.
http://www.kimeng.com.vn/kimeng/viewNewsDetail.do?l=1&category=EN&id=17532
Thứ Ba, 17 tháng 3, 2009
3 hệ quả của 300 triệu USD trái phiếu
Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009
Tự tin vào tính thanh khoản của STB
STB: "Chọn giải pháp tránh, trú bão"
http://cafef.vn/20090316023830904CA34/stb-chon-giai-phap-tranh-tru-bao.chn
Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009
Phân tích kỹ thuật của Saga (rất hay)
Giá vàng sắp tới sẽ ra sao?
http://www.saga.vn/Taichinh/Kithuattaichinh/Phantichkithuat/15136.saga
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2009
Tin ngày 12-3-2009
http://cafef.vn/20090216055636477CA36/eps-cua-co-phieu-dtc-la-bao-nhieu.chn
Giá thép “hạ nhiệt”, vì sao?
http://www.stox.vn/stox/view_news_detail.asp?id=22975&menuID=1&categoryID=130
Ngân hàng - viễn cảnh lợi nhuận không sáng sủa
http://www.stox.vn/stox/view_news_detail.asp?id=22980&menuID=1&categoryID=127
Thứ Tư, 11 tháng 3, 2009
Ai hưởng lợi khi VND giảm giá?
Cũng như lãi suất, diễn biến tỷ giá năm 2008 đầy biến động khiến các doanh nghiệp gặp khó. Tuy nhiên, nếu tỷ giá năm 2009 được điều chỉnh theo hướng giảm giá VND, nhiều doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.
Được hưởng lợi nhất trong việc giảm giá VND có lẽ sẽ là ngành dầu khí.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán EuroCapital (ECC), chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần - một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Những biến động của tỷ giá đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Năm 2008, lỗ nhiều do tỷ giá
Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài khi phải chịu ảnh hưởng kép đặc biệt trong thời điểm giữa năm 2008: giá nguyên vật liệu tăng và VND trượt giá.
Công ty Nhựa Bình Minh trong giai đoạn tháng 5- 6/2008 thiệt hại mỗi tháng 5-6 tỷ đồng do biến động tỷ giá; Tập đoàn Dệt may thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng cũng trong giai đoạn này do chênh lệch giữa giá USD thu bán cho ngân hàng thương mại và giá mua USD phục vụ mua nguyên liệu.
Đối với ngành xăng dầu, tại thời điểm cuối tháng 3/2008, tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng nên Petrolimex phải mua USD với giá cao hơn giá thị trường khiến mỗi lít xăng dầu tăng 300-400 đồng do tỷ giá.
Từ tháng 4/2008, tỷ giá đảo chiều mạnh, tỷ giá liên ngân hàng giao dịch ở trần biên độ, chênh lệch tỷ giá từ thời điểm ký hợp đồng đến thời điểm thanh toán từ 40 đồng/lít lên mức 500 đồng/lít ở thời điểm tháng 7 - 8/2008.
Ngành điện, PPC là một trong những trường hợp điển hình nhất trong số các công ty bị thiệt hại do biến động tỷ giá.
Với khoản vay khoảng 37 tỷ Yên Nhật, PPC phải chịu thiệt kép về tỷ giá khi VND trượt giá so với USD, trong khi đồng USD cũng giảm giá so với Yên Nhật. Nếu chỉ tính từ tháng 9 - 11/2008, Yên Nhật đã tăng giá 20%-25% so với USD và 30%-40% so với Euro).
Tác động của tỷ giá tới các ngành trong năm 2009?
Theo ông Ngô Văn Minh, Phó phòng Nghiên cứu và Đầu tư của ECC, xét về ảnh hưởng trực tiếp, nếu giảm giá VND trong năm 2009 sẽ có ảnh hưởng tích cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp nhập khẩu.
Cụ thể, với ngành dược, do phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu từ nước ngoài, tỷ giá USD/VND nếu tăng sẽ ảnh hưởng lớn tới chi phí đầu vào của ngành dược.
Trong khi đó, việc tăng giá thuốc sẽ tương đối khó khăn khi ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của Cục Quản lý dược. Những công ty có nguồn dược liệu trong nước sẽ chịu ảnh hưởng thấp hơn từ tăng tỷ giá.
Đối với ngành sữa, hiện tại, các công ty sữa cũng đang nhập khẩu trên 80% nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài và tỷ giá chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành.
Các công ty có nguồn nguyên liệu trong nước tốt sẽ giảm bớt được tác động từ tỷ giá tăng, nhất là khi lạm phát nhiều khả năng sẽ chỉ duy trì ở một con số trong năm 2009.
Ngành thép đang trong tình trạng dư thừa ngắn hạn trên toàn thế giới khiến nhiều nước phải tìm cách xuất khẩu thép dư thừa trong thời gian qua. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở Việt Nam.
Trên thực tế, trong ngắn hạn, tỷ giá tăng là một lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước trong việc giải quyết hàng tồn kho do giá thép nhập khẩu sẽ kém cạnh tranh hơn.
Tuy nhiên, về dài hạn, do ngành thép vẫn chủ yếu nhập phôi thép từ nước ngoài, tỷ giá tăng sẽ có ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của ngành thép và các doanh nghiệp trên sàn (HPG, HSG, KKC, VGS...).
Năm 2009 được xác định là một năm tương đối khó khăn với ngành thủy sản khi các thị trường chính như Mỹ, Nhật, châu Âu đều có khả năng thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc các đồng tiền của các nước cạnh tranh chính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam đều giảm giá mạnh trong thời gian qua.
Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có ảnh hưởng rất tích cực tới các doanh nghiệp thủy sản trong việc tiếp tục duy trì sức cạnh tranh trong năm 2009 như thủy sản Nam Việt (ANV) và thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC). Hiện ngành thủy sản cũng đang có đề nghị tiếp tục nới rộng biên độ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu.
Cũng như ngành thủy sản, các doanh nghiệp dệt may và giày dép sẽ được hưởng lợi từ việc giảm giá VND trong năm 2009. Trong những tháng cuối năm 2008, kim ngạch ngành dệt may giảm mạnh một phần do VND tăng tương đối so với các đồng tiền của các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...
Nhưng, được hưởng lợi lớn nhất trong việc giảm giá VND có lẽ sẽ là ngành dầu khí.
Với tỷ giá liên ngân hàng hiện nay, ngành dầu khí sẽ thu thêm được khoảng 2.500 tỷ đồng từ tỷ giá trong năm tới, còn nếu tỷ giá được điều chỉnh 5%, tương đương với việc ngành dầu khí sẽ thu được thêm khoảng 4.500 tỷ đồng.
Ông Minh cho rằng các doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giảm giá VND với mức độ khác nhau. Chẳng hạn như PPC với khoản vay khoảng 35-37 tỷ Yên Nhật (gần 400 triệu USD). Bất kỳ sự tăng giá nào của USD so với VND (và của JPY so với USD) và ngược lại sẽ có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận năm 2009 của PPC.
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá khá mạnh tay - xấp xỉ 3% - vào những ngày cuối cùng năm 2008 cho thấy Ngân hàng Nhà nước không còn giữ chủ trương duy trì tỷ giá công bố liên ngân hàng ổn định (xoay quanh mức 16.500 trong các năm trước) mà sẽ chủ động điều chỉnh tỷ giá này tùy theo diễn biến thị trường.
Do vậy, nhóm phân tích của ECC nhận định, có khả năng VND tiếp tục sẽ mất giá khoảng 3%-5%, với tỷ giá giao dịch USD/VND sẽ ở ngưỡng 18.000-18.500 đồng vào cuối năm 2009.
“Trong trường hợp xấu nhất tỷ giá giao dịch USD/VND sẽ ở mức 19.000-19.500 đồng, tương đương VND mất giá 8 - 10%”, ông Minh nói.
vnecono.vn | Dân trí
Thứ Ba, 10 tháng 3, 2009
Điểm tin ngày 11-3-2009
http://cafef.vn/2009031107512243CA34/nam-ly-do-khong-nen-pha-gia-dong-noi-te.chn
Phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ có kích lãi suất USD?
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 13/2/2009, về việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ trên thị trường vốn trong nước để đầu tư cho các dự án trọng điểm và bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước. Đây là một chính sách mới dự báo sẽ có những tác động nhất định đến một số vấn đề vĩ mô. Với người nắm giữ ngoại tệ, một trong những tác động được quan tâm là lãi suất huy động USD có tăng trở lại hay không. Lãi suất huy động USD giảm mạnh Liên tục từ đầu tháng 2 trở lại đây, lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại lần lượt được điều chỉnh giảm. So với tuần đầu tháng 2/2009, mức giảm ghi nhận từ 0,2% - 0,5%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại nhà nước hiện phổ biến từ 2% - 3,09%/năm ở các kỳ hạn từ 3 - 12 tháng; của khối thương mại cổ phần phổ biến từ 2,21% - 2,76% tương ứng ở các kỳ hạn trên. Trên thực tế, lãi suất ở kỳ hạn 3 tháng tại một số ngân hàng cổ phần, là đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu lớn, chỉ còn từ 2% - 2,1%/năm. Trong khi đó, tuần đầu tháng 2/2009, ở các kỳ hạn trên, lãi suất huy động USD phổ biến từ 2,4% - 3,6%/năm ở khối quốc doanh, từ 2,45% - 3%/năm ở khối cổ phần. Đây là diễn biến ngược với xu hướng tăng nhẹ của lãi suất huy động VND trong khoảng một tháng trở lại đây. Về diễn biến trên, một số nhận định cho rằng nguyên nhân chính xuất phát từ nhu cầu vay ngoại tệ đang có xu hướng giảm mạnh, nguồn vốn ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đang dồi dào. Mặt khác, chính sách hỗ trợ lãi suất dành riêng cho các khoản vay bằng VND cũng kích thích doanh nghiệp tập trung vay vốn bằng đồng tiền này; trong khi nhập khẩu đang có xu hướng sụt giảm do khó khăn của nền kinh tế… Bên cạnh đó, việc Việt Những nhận định trên khớp với những báo cáo định kỳ gần đây của Ngân hàng Nhà nước với khẳng định “nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đang được cải thiện”. Và một dẫn chứng cụ thể khác, trong tháng 2, hoạt động cho vay bằng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đã sụt giảm mạnh, giảm 2,69% so với cuối năm 2008. Ở một nguyên nhân khác, theo nhận định của một chuyên gia tài chính, lãi suất huy động USD giảm là sự phản ảnh theo diễn biến trên thị trường thế giới, khi lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm mạnh trong thời gian qua. Trái phiếu bằng ngoại tệ: “Cú hích” mới cho lãi suất? Theo định hướng Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ở quyết định trên, kế hoạch phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ trên thị trường nội địa đang được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phối hợp xây dựng. Điểm đáng chú ý là đối tượng phát hành có cả các cá nhân, thay vì chỉ các tổ chức tham gia như với trái phiếu Chính phủ bằng VND hiện nay. Liên quan đến kế hoạch trên, hiện có một số nhận định trái chiều về khả năng tác động đối với lãi suất USD trên thị trường. Một số chuyên gia cho rằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ khó có thể “kích” lãi suất USD tăng lên, do độ tín nhiệm cao hơn trái phiếu do chính quyền địa phương hay doanh nghiệp phát hành. Theo đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ có thể thấp hơn lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại và không làm thay đổi mặt bằng lãi suất huy động USD. Trong khi đó, ý kiến ngược chiều lại cho rằng khi Chính phủ phát hành trái phiếu bằng VND có lợi suất khoảng 7%, bằng lãi suất cơ bản và khó thành công do lợi suất thấp, việc “chuyển hướng” sang huy động bằng USD là một hướng mới. Tuy nhiên, nếu lợi suất thấp hơn 3% như mặt bằng lãi suất huy động USD ở kỳ hạn 12 tháng phổ biến hiện nay, liệu có hấp dẫn và thành công? Nếu cao hơn 3%, điều này sẽ tác động đến lãi suất huy động trên thị trường. Ngoài ra, các khả năng tác động còn tùy thuộc vào kế hoạch và cách thức triển khai cụ thể của Bộ Tài chính trên thực tế. Trái phiếu bằng ngoại tệ: Lợi và lo Liên quan đến việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ, theo ý kiến của TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc phụ trách nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, đây là cách làm có thể giúp thu hút nguồn ngoại tệ bù đắp dự trữ ngoại hối, hỗ trợ ổn định tỷ giá. Mặt khác, hướng đi này cũng tạo thêm một công cụ tài chính mới cho các tổ chức, cá nhân nắm giữ ngoại tệ tham gia mà không phải quy đổi như trước đây, tạo thêm tính hấp dẫn cho thị trường trái phiếu, đặc biệt là đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khuyến nghị mà chuyên gia này đưa ra là Chính phủ cần cân nhắc một số hệ lụy liên quan. Thứ nhất, đó là sự thận trọng cần thiết với vấn đề đô la hóa. Việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ có thể làm gia tăng mức độ đô la hóa (hiện đã gần 30%), và theo đó mức độ chủ động về chính sách tiền tệ sẽ giảm đi. Thứ hai, theo TS. Vũ Thành Tự Anh, kế hoạch phát hành nói trên cũng cần tính đến gánh nặng trả nợ của Chính phủ trong tương lai, đặc biệt là khi đặt trong những rủi ro của tỷ giá. Thứ ba, như đề cập ở trên, để hấp dẫn và thành công, lợi suất trái phiếu là yếu tố cần được tính toán thận trọng. Nếu lợi suất cao, cộng với khả năng lạm phát gia tăng trở lại, có thể dẫn đến xu hướng chuyển dịch mạnh từ VND sang nắm giữ USD trong dân cư. |
Theo VNE |