Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

'IS là đội quân do chính phủ Mỹ bí mật thành lập'

Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời một nhà sử học Mỹ cáo buộc Nhà nước Hồi giáo (IS) là đội quân mà chính phủ Mỹ bí mật xây dựng để gây bất ổn ở Trung Đông.
Các tay súng của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: AP
Các tay súng của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: AP
Nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, ông Webster Tarpley, cho rằng thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi của IS vốn là người có quan hệ thân cận với thượng nghị sĩ John McCain. 
Ông Tarpley là chuyên gia lịch sử từng gây tranh cãi khi xuất bản một quyển sách về vụ khủng bố 11/9, với nội dung nhấn mạnh những tổ chức khủng bố trên toàn thế giới đều do chính phủ Mỹ đứng sau hỗ trợ.Đây không phải lần đầu tiên ông Tarpley cáo buộc Washington liên quan đến việc thành lập IS. Trước đó, đài Press TV (Iran) cũng từng phỏng vấn ông Tarpley về những lý do mà ông cho rằng chính phủ Mỹ góp phần tạo nên IS.
Theo Tarpley, một trong những nguồn cung tiền chính cho IS và các hoạt động của tổ chức khủng bố này đến từ Saudi Arabia, đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực Trung Đông. Ông cáo buộc người quyên tiền chính cho IS là Hoàng thân Abdul Rahman al-Faisal, người nhà của Ngoại trưởng Saudi Arabia, và Hoàng thân Turki bin Faisal Al Saud từng giữ chức đại sứ ở Mỹ.Do vậy, Tarpley kết luận rằng, nếu Mỹ thực sự muốn loại bỏ IS thì chỉ cần ra tối hậu thư cho Saudi Arabia để yêu cầu vương quốc này chấm dứt tài trợ vũ khí và khủng bố cho IS.

Lý do thứ 2, theo ông Tarpley, nằm ở vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là quân đội lớn trong khối NATO và nằm sát bên Syria lẫn Iraq. Ông Tarpley chất vấn, tại sao quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không đến lập lại trật tự ở những vùng mà IS đang hoành hành và quét sạch phiến quân, trong khi Mỹ và NATO kiên quyết tiêu diệt IS.
Nhà sử học người Mỹ hoài nghi việc Washington dù rất muốn tiêu diệt IS nhưng kiên quyết từ chối liên minh với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Điểm cuối cùng, theo ông Tarpley, liên quan đến việc phiến quân IS sử dụng mạng xã hội và Internet để đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền, chiêu mộ những tay súng mới. Tarpley cho rằng những công ty Internet lớn đều đặt trụ sở ở Mỹ, do vậy Nhà Trắng có thể dễ dàng hạn chế sự hiện diện của IS trên Internet nến các quan chức muốn như vậy.
Trang Sputnik cho rằng quan điểm của ông Tarpley có thể đối lập và gây tranh cãi với nhiều người, nhưng các câu hỏi mà ông đặt ra đều quan trọng. Hãng tin Nga lưu ý sự trỗi dậy của al-Qaeda trong quá khứ có liên quan đến sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại Afghanistan hồi thập niên 1980. Do al-Qaeda là tổ chức khai sinh ra IS nên giữa chính phủ Mỹ và các phiến quân có thể tồn tại sự liên quan.
 

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon

10974212_945727245450960_8086250894284981668_o

Vào ngày này cách đây đúng 43 năm (21/2/1972), Tổng thống Mỹ Nixon bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra sau sự kiện ngoại giao bóng bàn, các cuộc đàm phán ngoại giao bí mật cấp đại sứ giữa đại sứ Mỹ và đại sứ Trung Quốc tại Warsaw (Ba Lan) và chuyển đi bí mật của Ngoại trưởng Henry Kissinger đến Bắc Kinh trước đó. Sự kiện này không chỉ là bước ngoặt, dấu ấn nổi bật của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà còn của cả quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến II nữa. Lý do khiến chuyến thăm trở nên đặc biệt bao gồm:

Một, lần đầu tiên trong lịch sử gần 200 của nước Mỹ, Tổng thống Mỹ đến thăm chính thức một quốc gia trên danh nghĩa vẫn là “kẻ thù” (từ sau cuộc chiến Triều Tiên 6/1950-7/1953) và là nước Mỹ không có quan hệ ngoại giao.

Hai, chuyến thăm mở ra thời kỳ “hòa hoãn mới” (new détente) giữa Trung Quốc và Mỹ, mở đường cho việc Mỹ công nhận và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc ngày 1/1/1979. Điều này tạo ra bước ngoặt mới trong quan hệ tay ba Mỹ-Trung-Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu của mình là được thừa nhận như một “cực” mới (new pole), bên cạnh 2 cực Mỹ, Xô.

Cần nhớ rằng, theo nhận thức “kinh điển” về Chiến tranh Lạnh thì thế giới chia thành hai phe Đông-Tây, với Mỹ và Liên Xô mỗi bên lãnh đạo 1 cực. Tuy nhiên, trên thực tế thì thế giới giai đoạn này không chỉ chứng kiến 1 cuộc Chiến tranh lạnh Xô-Mỹ, mà còn chứng kiến 2 cuộc “chiến tranh lạnh” khác nữa là Chiến tranh lạnh Trung-Nga (kéo dài từ 1959-1989) và Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung (1953-1972). Xét trong bối cảnh quan hệ các nước lớn và quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chuyến thăm đã giúp “phá băng” một cuộc “chiến tranh lạnh”, đồng thời Trung Quốc được thừa nhận như 1 cực, 1 nước lãnh đạo của Thế giới thứ Ba.

Ba, chuyến đi đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ 1/1/1979 sau này, cũng như tạo nền tảng cho thành công của cải cách và mở cửa của Trung Quốc sau đó. Điều nghịch lý là nhờ vào quan hệ với Mỹ, thị trường Mỹ mà Trung Quốc trở thành cường quốc số 2 về kinh tế của thế giới và hiện Trung Quốc đang cạnh tranh quyết liệt với Mỹ để trở thành cường quốc số 1 thế giới.

Bốn, Thông cáo chung Thượng Hải lần thứ nhất (ký ngày 27/2/1972) gồm các điều khoản chính (i) Hai nước chấm dứt tình trạng thù địch; (ii) Mỹ công nhận chính sách một nước Trung Quốc, thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại diện duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, thay thế vị trí của Đài Loan; (iii) Mỹ sẽ thiết lập cơ quan đại diện thương mại Mỹ để thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại Mỹ – Trung; (iv) Mỹ sẽ giảm dần việc rút quân và bán vũ khí cho Đài Loan.

Thông cáo chung Thượng Hải lần thứ nhất này cùng với Thông cáo chung Thượng Hải lần thứ hai và thứ ba (ký năm 1979 và 1982) đã tạo khuôn khổ cho quan hệ Mỹ – Trung, Mỹ – Đài Loan từ 1972 đến nay và cả sau này nữa.

Đoạn viết về quan hệ Mỹ – Trung và Trung Quốc – Đài Loan trong cả 3 thông cáo chung là kết quả của quá trình đàm phán gay go, phức tạp, và được các nhà ngoại giao Mỹ “cài” bằng những câu văn hết sức khéo léo, chặt chẽ nhưng lại ẩn chứa sự “mập mờ về chiến lược” (strategic ambiguity), và ở góc độ nào đó đây có thể xem là những “văn bản mẫu” đối với những người làm đối ngoại, nghiên cứu chiến lược. Dựa vào các thông cáo chung này, Mỹ diễn giải theo cách: (i) ngăn cản Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, nhờ vậy vẫn giữ được quan hệ hai bờ ổn định; (ii) Ngăn Đài Loan độc lập; (iii) Vẫn bán vũ khí và cam kết bảo vệ nền độc lập của Đài Loan.

Năm, Việt Nam, vốn là nước chịu những tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp từ chuyến đi, nên đã theo dõi chặt quá trình xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Mỹ.

Lúc này cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta đang diễn ra vô cùng ác liệt và Trung Quốc khi đó là một trong 2 đồng minh quan trọng nhất của Việt Nam. Do đó việc theo dõi kỹ chuyến đi là hoàn toàn dễ hiểu. Đoạn Thông cáo chung, đoạn được nghiên cứu kỹ nhất là đoạn nói về sự liên hệ giữa cải thiện quan hệ Trung-Mỹ với việc giảm xung đột quân sự quốc tế, vốn được xem là hàm ý về chiến tranh Việt Nam (Nguyên văn: Progress toward the normalization of relations between China and the United States is in the interests of all countries; both wish to reduce the danger of international military conflict – Tiến triển hướng tới việc bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là lợi ích của tất cả các nước; hai bên mong muốn giảm nguy cơ của xung đột vũ trang quốc tế).

Lý do đằng sau là Việt Nam lo ngại sự “thỏa hiệp”, “đi đêm” giữa 2 nước lớn này sẽ phương hại đến lợi ích của nhân dân Việt Nam; Trung Quốc sau đó có thể “tác động” đến cuộc chiến giải phóng miền Nam để “đánh đổi” lấy việc bình thường hóa.

Cách xử lý hết sức bình tĩnh, cương quyết nhưng khôn khéo và bề ngoài coi như không có chuyện gì xảy ra của các lãnh đạo cao nhất Việt Nam là một tấm gương và kinh nghiệm quý báu để lớp con cháu xử lý các vấn đề lớn sau này.

Thực tế cho thấy, bằng việc thực thi một chính sách đối ngoại độc lập, dựa trên lợi ích quốc gia chúng ta vẫn thực hiện được mục tiêu cuối cùng là thống nhất đất nước. Và đây cũng là một trong những lý do chính làm “hỏng” phần quan trọng trong chuyến đi Trung Quốc của Nixon, khiến 2 nước mất 7 năm sau chuyến đi này mới bình thường hóa được quan hệ.

Hoàng Anh Tuấn

TS. Hoàng Anh Tuấn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không phải quan điểm của cơ quan nơi tác giả công tác.

(Nghiên Cứu Quốc Tế)

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính

Andrew Sheng & Xiao Geng<br />
Hà Quỳnh Hương chuyển ngữ

Một thế hệ các nhà kinh tế phát triển nợ Ronald McKinnon, người vừa qua đời hồi đầu tháng này, một khoản nợ tri thức khổng lồ vì quan điểm thấu đáo của ông – được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1973 Tiền và Vốn trong Phát triển Kinh tế (Money and Capital in Economic Development). Quan điểm này nói về việc các chính phủ tham gia vào việc áp chế tài chính (financial repression) [1] làm cản trở phát triển tài chính. Thật vậy, McKinnon cung cấp chìa khóa để hiểu lý do tại sao các khu vực tài chính của các nền kinh tế mới nổi ở tình trạng kém phát triển.
Vào cuối đời, McKinnon tiếp tục nghiên cứu về một khái niệm liên quan – cũng có khả năng đột phá: một bản vị kép USD – Nhân dân tệ. Theo ông, một hệ thống như vậy sẽ làm giảm bớt sự áp chế tài chính và sự phân mảnh đang làm xói mòn sự ổn định và tăng trưởng tài chính toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu các chính quyền – đặc biệt là ở Hoa Kỳ, vốn từ lâu đã được hưởng lợi từ sự thống trị toàn cầu của đồng USD – liệu có bao giờ chấp nhận một hệ thống hợp tác như thế hay không.
Quan điểm cho rằng sự thống trị toàn cầu của đồng USD đang góp phần dẫn tới tình trạng áp chế tài chính đại diện cho một sự chuyển đổi lịch sử quan trọng. Như McKinnon đã chỉ ra, đồng đô la đã trở thành một loại tiền tệ quốc tế chiếm ưu thế sau Thế Chiến II bởi nó giúp làm giảm áp chế tài chính và sự phân mảnh ở châu Âu và châu Á, nơi mà việc lạm phát cao, tỷ lệ lãi suất thực âm, và quá nhiều quy định điều tiết chiếm ưu thế. Bằng cách sử dụng đồng đô la để neo giá và dùng tỷ lệ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang làm tiêu chuẩn tham khảo xác định chi phí vốn, lập hóa đơn, thanh toán, thanh toán bù trừ, thanh khoản, và dự trữ ngân hàng trung ương, tất cả trở nên ổn định và đáng tin cậy hơn.
Chừng nào Mỹ vẫn duy trì được sức cạnh tranh và hiệu quả, các đồng tiền đã được neo vào đồng USD được hưởng lợi đáng kể. Đối với các nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi – như Tây Âu trong những năm 1950-1960, châu Á trong thời kỳ tăng trưởng thần kỳ những năm 1970 – 1990, và Trung Quốc vào những năm 1996 – 2005 – đồng đô la cung cấp một điểm neo cho những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô và kỷ luật tài khóa và tiền tệ mà việc chuyển đổi cấu trúc đòi hỏi.
Nhưng hai sự gián đoạn đã làm suy yếu những lợi ích này. Đầu tiên, vào năm 1971, Mỹ đã chấm dứt chuyển đổi USD sang vàng, mở đường cho sự nổi lên của một chế độ tỷ giá hối đoái mới, dựa trên sự thả nổi tự do tỉ giá tiền giấy.
Sau đó, đến giai đoạn “bong bóng Nhật Bản” trong những năm 1980 và 1990, mà cực điểm là việc Mỹ đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại nếu áp lực cạnh tranh của Nhật Bản đối với các ngành công nghiệp Mỹ không được giảm bớt. Với việc tỷ giá đồng Yên/USD tăng mạnh, từ ¥360: $1 thành ¥80:1, nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới đã trải qua hai thập kỷ giảm phát và đình trệ.
Trong suốt thời gian này, McKinnon lập luận rằng, bằng cách buộc các đối tác thương mại của Mỹ phải chịu gánh nặng của việc điều chỉnh, ưu thế của đồng USD dẫn đến “tác dụng đối lập”: các nước có thặng dư (thương mại) như Nhật Bản, Đức, và Trung Quốc đã phải đối mặt với áp lực phải tăng giá đồng tiền của họ, điều có nguy cơ gây ra tình trạng giảm phát. Nếu họ không làm như vậy, chính sách tỷ giá hối đoái “định giá thấp đồng nội tệ” của họ bị chỉ trích là không công bằng.
Nhưng McKinnon không đồng ý với suy nghĩ thông thường rằng cách tốt nhất để giải quyết cuộc xung đột này sẽ là chuyển đổi sang chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt. Thay vào đó, ông đề nghị rằng các nước châu Á cần phát triển một loại tiền tệ khu vực để tạo ra sự ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh biến động của đồng đô la. Rất lâu trước khi các thể chế Bretton Wood thừa nhận rằng kiểm soát vốn có thể là hữu ích, McKinnon đã khẳng định rằng, trong những hoàn cảnh nhất định, những sự kiểm soát như vậy có thể là cần thiết để bổ sung cho việc điều tiết thận trọng hệ thống ngân hàng.
McKinnon đặc biệt được một nhóm các nhà kinh tế Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ. Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng mạnh nhất khi đồng Nhân dân tệ được cố định tỉ giá theo đồng đô la – một hệ thống yêu cầu các cải cách kiên định và kỷ luật tài khóa nghiêm ngặt.
Sự tăng giá đều đặn của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD – với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 3% từ năm 2005 – đã giảm thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc. Trong một môi trường kinh tế toàn cầu yếu kém, sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc giải quyết sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô, trong khi vẫn duy trì một tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 7%, là một thành tích không nhỏ.
Nhưng sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ cũng thu hút các nhà đầu cơ carry-trade (kinh doanh dựa vào chênh lệch lãi suất – NBT), những người mua tài sản nhân dân tệ để được hưởng lợi từ tỉ lệ lãi suất cao (đặc biệt là sau năm 2008) và lợi nhuận từ việc đồng Nhân dân tệ tăng giá. Đây là một phần lý do tại sao dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng lên rất nhanh, từ 250 tỷ USD năm 2000 lên đến 4 nghìn tỷ USD vào năm nay.
Vấn đề, như McKinnon nhận ra, đó là các dòng tiền nóng đầu cơ này đã và đang làm suy yếu các công cụ kinh tế vĩ mô của Trung Quốc và thúc đẩy tình trạng áp chế tài chính nhiều hơn bao giờ hết. Trước tiên, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, khi nhận thấy tỷ lệ lãi suất cao sẽ thu hút dòng vốn lớn hơn, đang ngày càng cảnh giác với việc tự do hóa lãi suất – và thậm chí cả tự do hóa tài khoản vốn.
Vấn đề càng tồi tệ hơn khi các nhà chức trách Trung Quốc đang thắt chặt tín dụng và điều tiết lượng cung tiền thông qua việc vô hiệu hóa/ dung hòa hóa (sterilization) [2] và đặt ra yêu cầu tỷ lệ dự trữ cao đối với các khoản tiền gửi ngân hàng. Cách tiếp cận này làm suy yếu mức tăng trưởng kinh tế thực một cách đáng kể. Để ngăn chặn sự suy giảm này mà không làm tăng lãi suất quá nhiều, họ đã phải dùng đến việc nới lỏng mục tiêu tín dụng bằng biện pháp hành chính.
Việc “chèn ép Trung Quốc”, với yêu cầu từ phía Mỹ rằng đồng nhân dân tệ phải được định giá cao hơn nữa, rõ ràng không phải là câu trả lời. Thay vào đó, Mỹ nên tập trung vào việc giảm thâm hụt ngân sách của mình, qua đó tạo điều kiện cho những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Nếu tỷ lệ lãi suất chuẩn của Fed có thể được phục hồi theo các mức xu hướng lịch sử, Trung Quốc sẽ có dư địa chính sách nhiều hơn để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với mô hình tăng trưởng của mình và theo đuổi một cách có trình tự việc tự do hóa tài khoản vốn của mình.
Nói một cách đơn giản, thế giới cần hai nền kinh tế lớn nhất này làm việc cùng nhau để thúc đẩy sự ổn định tiền tệ toàn cầu. Cùng với nhau, Trung Quốc và Mỹ có thể làm giảm bớt áp chế tài chính, ngăn chặn các xu hướng bảo hộ, và giúp duy trì một nền tảng vững chắc cho sự ổn định toàn cầu. Thật không may, tư vấn chính sách của McKinnon đã không được phổ biến giữa các nhà kinh tế dòng chính của Mỹ và các nhà hoạch định chính sách, những người ưa thích các lợi thế chính trị ngắn hạn mà họ thu được thông qua việc nêu cao luận điệu về thị trường tự do.
Đã đến lúc các nhà lãnh đạo Mỹ nhận ra rằng những gì cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp Valéry Giscard d’Estaing gọi là “đặc quyền quá mức” mà sự thống trị toàn cầu của đồng đô la mang lại cho Mỹ cũng đi kèm trách nhiệm đáng kể. Rốt cuộc, ổn định tiền tệ toàn cầu là một hàng hóa công (mang lại lợi ích chung).
Andrew Sheng hiện là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Thanh Hoa. Cuốn sách mới nhất của ông là From Asian to Global Financial Crisis. Xiao Geng là Giám đốc Nghiên cứu tại Fung Global Institute.
Biên tập: Lê Hồng Hiệp | Bản gốc tiếng Anh: Project Syndicate
——————-
[1] Áp chế tài chính là những biện pháp được các chính phủ sử dụng để nâng cao ngân quỹ hoặc giảm nợ. Các biện pháp này tập trung vào việc giữ tỉ lệ lãi suất thấp hơn tỉ lệ lạm phát (tức lãi suất thực âm), một hình thức “đánh thuế” lên người tiết kiệm và chuyển lợi ích từ người cho vay sang người đi vay. Việc giữ lãi suất thực âm giúp các chính phủ dễ dàng phát hành trái phiếu, qua đó tạo được nguồn vốn cho ngân sách với chi phí rẻ hơn (do lãi suất thực âm) so với khi không có biện pháp áp chế tài chính (NBT).
[2] Vô hiệu hóa (sterilization) trong tài chính là việc mua hoặc bán ngoại tệ bởi một ngân hàng trung ương nhằm tác động lên tỉ giá hối đoái của đồng nội tệ mà không làm ảnh hưởng đến lượng cung tiền cơ sở.
Ví dụ, khi Fed lo ngại về sự xuống giá của đồng đô la so với đồng Euro thì nó sẽ bán một lượng trái phiếu định giá bằng đồng Euro trị giá 10 tỉ Euro và thu về 14 tỉ đô la từ giao dịch này. Việc 14 tỉ đô la được rút ra khỏi hệ thống ngân hàng vào kho của Fed sẽ ảnh hưởng tới lượng cung đồng đô la trên thị trường và lãi suất qua đêm liên ngân hàng tại Fed. Vì vậy Fed sẽ thực hiện tiếp giao dịch thứ hai qua thị trường mở bằng cách mua vào lượng trái phiếu kho bạc Mỹ giá trị 14 tỉ đô la, qua đó bơm lại 14 tỉ đô la vào hệ thống ngân hàng thương mại. Giao dịch này giúp “vô hiệu hóa” tác động của việc bán số trái phiếu định giá bằng đồng Euro lên lượng cung tiền cơ sở.

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Tổng kết chơi chứng khoán 2014 chưa margin: lời 144%. Kế hoạch 2015 lời 300%



Chứng khoán chỉ là một trò chơi và người thiệt hại luôn là NDT đám đông, còn người mãi mãi lời là nhóm tinh anh – tầng lớp thông thái nhất của loài người.
Cũng gần kết thúc năm 2014 âm lịch, gần tết âm lịch theo truyền thống người Việt. Chơi chứng khoán cả năm cũng phải tổng kết những vấn đề đã qua và xem lại ưu, nhược điểm để rồi vạch ra kế hoạch năm 2015 với mức tăng trưởng nhiều hơn.
Cùng nhóm VIP 1 nhìn lại cả quá trình năm 2014:
Nhóm này đã gắn bó với Kháng từ năm 2009 đến nay, rất ít người và cực kỳ hiệu quả. Họ cùng với I trải qua những thăng trầm của chợ chứng: lúc vui nhất cũng như những lúc buồn nhất. I thích kể kỷ niệm buồn hơn, nhớ lại năm 2009, anh này tên A chơi chứng khoán và I tư vấn anh, năm 2009-2010 tài khoản tăng mạnh, vốn ban đầu có 400 triệu sau đó tăng lên 900 triệu trong 2 năm. Năm 2011 quá tự cao tự mãn nên tài khoản giảm mạnh chỉ còn 100 triệu, tức 3 năm chơi chứng khoán những lỗ 300 triệu, thế rồi anh em ngồi lại với nhau để chia sẽ những ưu nhược điểm và đưa ra plan sắp tới. Vì anh này tin nên mượn thêm 300 triệu nữa từ bên ngoài + 100 triệu vốn gốc. Tham gia chơi chứng khoản vào cuối tháng 12-2011 khi HOSE 350 điểm, đến tháng 4-2012 HOSE lên 478 điểm, tài khoản lời gần 250% kể cả margin, tức là 800 triệu từ vốn gốc 400 triệu ban đầu, anh đó trả nợ 300 triệu còn lại 900 triệu vào tháng 4-2012.
Đến hôm nay, tháng 2.2015 tài khoản anh này đạt giá trị gần 9 tỷ.
Kết luận: năm 2009 bắt đầu vốn 400 triệu. Năm 2011 thua lỗ còn 100 triệu. Đến năm 2015 có trong tay 9 tỷ, tức lời gấp 22 lần vốn ban đầu
Vì sao làm được như thế:
Phải hiểu cuộc chơi rõ ràng, dù xuất phát điểm bạn thua lỗ nặng nề nhưng bạn hiểu bán chất của chứng khoán thì 2-3 năm kiếm lại rất khủng, 5 – 10 năm kiếm khủng hơn nữa
Lúc khó khăn, thua lỗ nặng, mà anh khách hàng này vẫn tin tưởng vào tri thức của tôi, sau 1 quá trình trình bày chi tiết vì sao thị trường tăng điểm, tin tức hỗ,…rất logic và thuyết phục anh ta đi mượn tiền vào cuối năm 2011 lúc ở đáy và trả nợ vào tháng 4-2012 lúc ở đỉnh.
Có tri thức, có mối quan hệ với nhóm tinh anh thì kiểm tiền lại mấy hoài.
Xem lại quá khứ năm 2012 để có độ tin cậy cao hơn:
….
Để vào được room VIP 1 – room của tầng lớp tinh anh phải qua 5 bước tuyển chọn của Kháng:
Bước 1: thời gian 1 tháng
Bước 2: thời gian 4 tháng
Bước 3: thời gian 6 tháng
Bước 4: thời gian 9 tháng
Bước 5: thời gian 12 tháng
Quá trình test: xem người này có suy nghĩ lớn không, hay vẫn là tâm lý cờ bạc, qua cách giao tiếp câu chữ, lời nói,…sẽ hiểu được bản chất của người đó, vì theo tầng lớp tinh anh không phải dễ, đâu ai muốn theo được là theo
Nhìn lại cả quá trình kiếm hơn 200% từ TTCK năm 2014 như sau:
Vn-Index có thể đạt 550 vào khoảng tháng 1.2014 với các giải pháp bước đầu để phục hồi nền kinh tế
Ngày 6-11-2013 và đúng 100%. Nhịp này kiếm 40%

Hệ thống chuẩn dự báo HOSE vượt 600 từ ngày 21-27.3.2014 với xác suất đúng 99%
Ngày 5-3-2014 và đúng 100%. Nhịp này kiếm 45%

PVX tăng lên 6 vào tháng 3 và lên 7 vào tháng 4.2014 với nhiều tin tốt hỗ trợ
Ngày 8-3-2014 và đúng 100%.

HOSE đạt 633,x và HNX đạt 106,x vào tháng 4.2014 với dòng tiền tìm kiếm lợi nhuận
Thuyết âm mưu giải thích tại sao HOSE đạt mức 625,x – 633,x vào ngày 21-25.4.2014
2 nhịp này vào tháng 4 và tháng 5 -2014 đều sai, bán cutloss lỗ 35%

HOSE đạt 615,x – 626,x ngày 30-5 đến 4-6.2014 với xác suất 100%

Sóng thần chứng khoán: tháng 6.2014 vượt 600 tạo nền tảng giữa tháng 8 đạt 700 điểm
2 nhịp này vào cuối tháng 5 đến tháng 7-2014 lời 25%

Sóng thần chứng khoán: HOSE lên 626,x - 633,x vào ngày 23-29.7.2014 và lời 60%
HOSE lên 633,x – 636,x vào ngày 11-15.9.2014 và HNX lên 89,x vào ngày 23-26.9 và lời 80%
HOSE lên 644,x - 650,x and HNX lên 96,x vào ngày 22-24.10. Tuần sau niềm vui dâng tràn đôi mi
3 nhịp này từ tháng 7 đến tháng 10.2014: sóng dầu khí, lời 55%

Thuyết âm mưu giải thích HOSE lên 620-630 và HNX lên 93,x vào tháng 12.2014
Nhịp này từ tháng 11-12.2014. Lời 5%

Thuyết âm mưu giải thích HOSE lên 596,x vào ngày 28.1 đến 3.2.2015 và cái tết vui vẻ
Nhịp này từ tháng 12 đến tháng 1.2014, lời 9%

Tổng kết chơi từ tháng 12-2013 đến tháng 1-2014 lời tổng cộng như sau:
40 + 45 – 35 + 25 + 55 + 5 + 9 = 144%

Tức đầu năm chơi vốn 5 tỷ VND, sau 12 tháng mua và bán một cách bình thường chưa có margin thì lời thêm 12,2 tỷ - 1 tỷ suất ổn định cho vốn lớn