Có thể nói trong khoản thời gian từ tháng 9 và tháng 10 TTCK Việt Nam đã có nhiều phiên biến động khó lường, làm cho nhà đầu tư cũng lo lắng, không biết nên tham gia thị trường vào lúc nào, chiến lược đầu tư nào là phù hợp cho họ. Có ý kiến cho rằng thị trường biến động là do yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam, ý kiến khác cho rằng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Các chỉ số vĩ mô:
1. Lạm phát tháng 10 ở mức -0,19%, đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm. Lý do giải thích cho sự giảm giá này là do mặt bằng giá cả trên thế giới giảm đã tác động giảm giá cả đối với các mặt hàng trong rổ tính CPI, chẳng hạn lương thực, thực phẩm (chiếm 43% trong rổ CPI) giảm 0,42%, nhà ở vật liệu xây dựng (chiếm 10% trong rổ CPI) giảm 1,08%, phương tiện đi lại (chiếm 9% trong rổ CPI) giảm 0,94%.
Trước tình hình khó khăn như thế này, lạm phát tháng 10 giảm là một tín hiệu đáng mừng, lạm phát có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm, đây là một thông tin tích cực cho nhà đầu tư. Nhưng lạm phát tháng 10 ở mức âm và những khó khăn của kinh tế toàn cầu, đã làm cho nhà đâu tư quan tâm hơn đến vấn đề giảm phát. Có hay không giảm phát trong thời gian tới? Thường thì những tháng cuối năm là dịp Tết, nên nhu cầu mua sắp của người dân ngày càng cao để phục vụ Tết, việc NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách giảm lãi suất cơ bản, cũng là một tín hiệu rằng mục đích của chính phủ là kích thích tăng trưởng kinh tế. Thường thì vào những tháng 11, 12 nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu trong rổ CPI sẽ tăng lên, sẽ kéo lạm phát tăng lên không nhiều do tình hình hiện nay khó khăn.
2. Tình hình nhập siêu
Trong những tháng đầu năm nhập siêu Việt
Hiện nay xu hướng giảm giá của nhiều mặt hàng trên thế giới, giá trị xuất khẩu cuối năm sẽ thế nào, theo dự báo xu hướng giảm giá năm 2009 vẫn còn, vậy trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Giá trị nhập siêu tháng 10 tăng 5,2 % so với tháng 9. Xu hướng nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng như ô tô, rượu bia, thuốc lá cuối năm sẽ tăng lên.
3. Chính sách tiền tệ nới lỏng:
TTCK xuống dốc….
Theo báo cáo của HSBC, tính từ đầu năm tới giờ, tính theo USD, thị trường Việt Nam đã giảm 64%, so với mức giảm 52% của toàn thị trường châu Á trừ Nhật. So với mức đỉnh hồi tháng 3/2007, thị trường Việt
Quý 3 vừa rồi có nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lỗ như BBT, BHS, BLF, BVS, VTC, RIC, SRA,..còn các doanh nghiệp khác có kết quả kinh doanh tốt nhưng mảng thu nhập từ mảng hoạt động kinh doanh chính chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với các mảng khác. Với sự sụp giảm như hiện này, các doanh nghiệp niêm yết sẽ còn phải suy nghĩ về khoản trích lập sự phòng tài chính, các doanh nghiệp có thực hiện đúng việc trích lập chưa, câu hỏi này cuối quý 4 chúng ta sẽ rõ, nếu mà khoản trích lập dự phòng lớn thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cả năm của các doanh nghiệp.
Lý giải sự mất điểm của thị trường chứng khoán Việt
Mối liên hệ trên thị trường tài chính: xét trên thị trường tài chính, các khoản nợ quốc gia và doanh nghiệp không nhiều và đa số là các khoản nợ dài hạn, Việt Nam cũng chưa tự do hoá tài chính, các công cụ phát sinh cũng chưa phát triển, những tỷ lệ sỡ hữu của các doanh nghiệp niêm yết trên sản trung bình khoảng 20-30%, một khi luồng vốn này rút khỏi Việt Nam thì sẽ tác động mạnh đến TTCK, Theo HSBC, tháng 9, khối lượng bán ròng của khối ngoại là 21 triệu USD, trong tháng 10, con số này tăng lên tới mức 48 triệu USD. Đây là thời kỳ bán ròng liên tục đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt
Tâm lý NĐT do biến động thị trường thế giới: có thể nói rằng trong tháng 10 nhiều nhà đầu tư đã quan sát các biến động của thị trường thế giới để ra quyết định đầu tư, họ so sánh chỉ số Vn-Index và Dow Jones, Nikkei, FTSE. Việc Vn-Index phản ứng với TTCK châu Âu, Mỹ là điều bình thường nhưng phản ứng của nhà đầu tư là hơi thái quá. Việc thị trường chứng khoán Mỹ, Châu Âu giảm điểm sâu là do nền kinh tế họ đang lâm vào khủng hoảng kinh tế, còn ở Việt Nam thì ngược lại, tình hình kinh tế tháng 10 có nhiều yếu tố vĩ mô tốt, nền kinh tế Việt Nam có mức độ khủng hoảng kinh tế tương đối thấp so với thế giới. Nếu nhà đầu tư có phản ứng thái quá với thị trường thì vào khoảng tháng 4,5,6 khi đó nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tấn công tiền tệ, thâm hụt thương mại lớn, nhập siêu tăng… Bây giờ các chỉ tiêu vĩ mô đã tốt hơn nhiều, do đó nhà đầu tư cũng không nên phản ứng thái quá với thị trường thế giới.
2 nhận xét:
moi cac ban vao cm cho Khang nhen
Xem comment trên yahoo blog
Đăng nhận xét