Năm 2008 vừa đi qua với bao nhiêu là khó khăn từ nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam, trong đó tỷ giá biến động nhanh, chính sách của chính phủ chưa theo kịp trong việc quản lý tỷ giá, do đó đã làm cho hệ thông ngân hàng luôn nằm trong tình thế báo động. Quý 2, có lúc tỷ giá USD/VND lên tới mức gần 19.000. Sau đó tỷ giá giảm nhanh còn 15.500. Với tình hình USD đang suy yếu, vậy chính sách tỷ giá Việt Nam sẽ như thế nào là một câu hỏi cho các nhà hoạch định chính sách: phá giá VND hay vẫn cố định theo USD?
Tỷ giá và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Theo lý thuyết, tỷ giá tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các nhân tố của sản xuất (vốn và lao động), đầu tư và tình xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi giá hàng hóa và dịch vụ tính bằng đồng nội tệ và ngoại tệ. Vì vậy, tỷ giá có tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu và sự lựa chọn chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia. Việt Nam lựa chọn chính sách tỷ giá ưu tiên xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2000-2007, kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc, GDP liên tục tăng ở mực cao trung bình khoản 7,5-8 % mỗi năm, là một hiện tượng của Châu Á, sau Trung Quốc. Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế do đâu mà cao vậy và có bền vững hay không là một câu hỏi lớn cho mọi người.
Năm 2005-2006, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều vào Việt Nam vì môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế thuận lợi. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng năm trung bình được giải ngân khoản 2-2,4 tỷ USD, ngoài ra còn nhận được sự viện trợ của nước ngoài, kiều hối hàng năm khoản 2-4 tỷ USD, do đó làm cho các cân thanh toán vốn (capital account) thặng dư mỗi năm 2-2,5 tỷ USD.
Theo Ông Nguyễn Văn A, tăng trưởng của Việt Nam cao qua các giai đoạn 2000-2007 không phải từ việc tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm mà là do yếu tố tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. Như thế tăng trưởng này sẽ không bền trong tương lai.
Có thể nói rằng, vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng cao qua các năm từ đó cũng có những tác động đến tỷ giá USD/VND. Cũng như các nước mới phát triển (emerging countries) khi gia nhập vào sân chơi thế giới Việt Nam cũng đối diện với hiện tượng “Bộ Ba Bất Khả thi” – (impossible trinity). Đó là khi dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam nhiều, NHNN tiến hành mua ngoại tệ để ổn định tỷ giá, tăng tín dụng trong nước, gây ra áp lực lạm phát, vì vậy mà những tháng đầu năm lạm phát bùng nổ.
Theo Pháp luật ngoại hối, Việt Nam đã tự do hóa giao dịch vãng lai, còn giao dịch vốn chưa được tự do hoàn toàn. Theo lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, với một thị trường vốn mở, không thể đồng thời thực hiện được 2 mục tiêu: ổn định tỷ giá và ổn định lạm phát. Với tình hình Việt Nam trong thời gian qua, đã đạt được mục tiêu cố định tỷ giá theo USD, nên phải chấp nhận mức lạm phát cao.
Với tình hình kinh tế thế giới 2009 vẫn còn trong bóng tối, năm 2008 nhập siêu khoảng 17 tỷ USD, nên theo chúng tôi năm tới tăng trưởng kinh tế nên hướng đến tăng xuất khẩu để giảm thâm hụt thương mai, vì thế chính sách tỷ giá nên nới lỏng rộng hơn nữa, chúng tôi dự báo khoảng ± 10%.
Tỷ giá 2009 : chính sách nào?
Theo IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 sẽ chậm lại từ 3,6% năm 2008 xuống 2,2%. Nhiều quốc gia phát triển sẽ tăng trưởng ở mức âm. Cuộc khủng hoảng tài chính dẫn tới tính thanh khoản kém trên thị trừơng tài chính, hạn chế cho vay để thực hiện “carry trade” thu lợi nhuận từ chênh lệch giá và lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và JPY nên nhu cầu cao về USD, JPY để trả nợ các khoản vay đẩy USD, JPY lên giá. Nhu cầu tín phiếu kho bạc Mỹ tăng cao do nhu cầu thanh khoản tăng sẽ đẩy USD tăng giá. Dự báo USD, JPY sẽ tăng so với các dòng tiền khác cho tới hết quý II/2009.
Hàng giá rẻ Trung Quốc không xuất được sang Mỹ và Châu Âu sẽ có khuynh hướng vào Việt Nam sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay, nhiều nhà hoạch định chính sách đang xem xét chính sách tỷ giá nào phù hợp cho Việt Nam năm 2009. Có quan điểm cho rằng, dòng vốn nước ngoài vào nhiều nên để cho VND lên giá kiềm chế lạm phát, ý kiến khác cho rằng nên can thiệp bằng cách phá giá VND để giảm thâm hụt thương mại hiện nay đang ở mức đang lo. Chúng tôi xin phân tích 2 ý kiến này như sau:
Thứ nhất, tăng giá VND năm 2009 theo chúng tôi là không phù hợp. Năm 2005, Mỹ và EU áp đặt Trung Quốc tăng giá NDT lên 10-15% nhưng NHTW Trung Quốc chỉ tăng NDT có 2,1%. Vì theo Trung Quốc thì tăng giá NDT nhiều sẽ làm tăng giá các sản phẩm xuất khẩu, giảm tính cạnh tranh, giảm thặng dư thương mại. Nếu Việt Nam tăng VND thì cũng sẽ làm cho hàng xuất khẩu ra nước ngoài có xu hướng giảm vì giá cao, có lợi cho nhập khẩu.
Thứ hai, phá giá VND tức làm giảm giá trị VND xuống mức -10%, tác dụng làm cho hàng xuất khẩu Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn. Hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc giá rẽ là lợi thế để xuất khẩu sang các nước khác, góp phần lớn vào thặng dư cán cân thương mại của họ trong các năm vừa qua. Hiện nay, chính phủ đang hướng tới xuất khẩu nhiều để thu ngoại tệ về, nhằm giảm thậm hụt thương mại năm 2008.
Việc điều hành chính sách tỷ giá tốt có vai trò quan trọng trong việc bình ổn thị trường tài chính, giảm những cú sốc đối với kinh tế đến mức thấp nhất. Các nhà hoạch định chính sách nên điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, quản lý ngoại hối linh hoạt để bình ổn tỷ giá, theo hướng xác định tỷ giá mục tiêu, từ đó dựa vào tỷ giá mục tiêu để điều hành tỷ giá hợp lý. Theo dõi diễn biến tỷ giá của các nước có mặt hàng xuất khẩn cạnh tranh với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan… để điều hành tỷ giá hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Dương Văn Kháng – Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
Tỷ giá và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Theo lý thuyết, tỷ giá tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các nhân tố của sản xuất (vốn và lao động), đầu tư và tình xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi giá hàng hóa và dịch vụ tính bằng đồng nội tệ và ngoại tệ. Vì vậy, tỷ giá có tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu và sự lựa chọn chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia. Việt Nam lựa chọn chính sách tỷ giá ưu tiên xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2000-2007, kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc, GDP liên tục tăng ở mực cao trung bình khoản 7,5-8 % mỗi năm, là một hiện tượng của Châu Á, sau Trung Quốc. Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế do đâu mà cao vậy và có bền vững hay không là một câu hỏi lớn cho mọi người.
Năm 2005-2006, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều vào Việt Nam vì môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế thuận lợi. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng năm trung bình được giải ngân khoản 2-2,4 tỷ USD, ngoài ra còn nhận được sự viện trợ của nước ngoài, kiều hối hàng năm khoản 2-4 tỷ USD, do đó làm cho các cân thanh toán vốn (capital account) thặng dư mỗi năm 2-2,5 tỷ USD.
Theo Ông Nguyễn Văn A, tăng trưởng của Việt Nam cao qua các giai đoạn 2000-2007 không phải từ việc tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm mà là do yếu tố tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. Như thế tăng trưởng này sẽ không bền trong tương lai.
Có thể nói rằng, vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng cao qua các năm từ đó cũng có những tác động đến tỷ giá USD/VND. Cũng như các nước mới phát triển (emerging countries) khi gia nhập vào sân chơi thế giới Việt Nam cũng đối diện với hiện tượng “Bộ Ba Bất Khả thi” – (impossible trinity). Đó là khi dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam nhiều, NHNN tiến hành mua ngoại tệ để ổn định tỷ giá, tăng tín dụng trong nước, gây ra áp lực lạm phát, vì vậy mà những tháng đầu năm lạm phát bùng nổ.
Theo Pháp luật ngoại hối, Việt Nam đã tự do hóa giao dịch vãng lai, còn giao dịch vốn chưa được tự do hoàn toàn. Theo lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, với một thị trường vốn mở, không thể đồng thời thực hiện được 2 mục tiêu: ổn định tỷ giá và ổn định lạm phát. Với tình hình Việt Nam trong thời gian qua, đã đạt được mục tiêu cố định tỷ giá theo USD, nên phải chấp nhận mức lạm phát cao.
Với tình hình kinh tế thế giới 2009 vẫn còn trong bóng tối, năm 2008 nhập siêu khoảng 17 tỷ USD, nên theo chúng tôi năm tới tăng trưởng kinh tế nên hướng đến tăng xuất khẩu để giảm thâm hụt thương mai, vì thế chính sách tỷ giá nên nới lỏng rộng hơn nữa, chúng tôi dự báo khoảng ± 10%.
Tỷ giá 2009 : chính sách nào?
Theo IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 sẽ chậm lại từ 3,6% năm 2008 xuống 2,2%. Nhiều quốc gia phát triển sẽ tăng trưởng ở mức âm. Cuộc khủng hoảng tài chính dẫn tới tính thanh khoản kém trên thị trừơng tài chính, hạn chế cho vay để thực hiện “carry trade” thu lợi nhuận từ chênh lệch giá và lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và JPY nên nhu cầu cao về USD, JPY để trả nợ các khoản vay đẩy USD, JPY lên giá. Nhu cầu tín phiếu kho bạc Mỹ tăng cao do nhu cầu thanh khoản tăng sẽ đẩy USD tăng giá. Dự báo USD, JPY sẽ tăng so với các dòng tiền khác cho tới hết quý II/2009.
Hàng giá rẻ Trung Quốc không xuất được sang Mỹ và Châu Âu sẽ có khuynh hướng vào Việt Nam sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay, nhiều nhà hoạch định chính sách đang xem xét chính sách tỷ giá nào phù hợp cho Việt Nam năm 2009. Có quan điểm cho rằng, dòng vốn nước ngoài vào nhiều nên để cho VND lên giá kiềm chế lạm phát, ý kiến khác cho rằng nên can thiệp bằng cách phá giá VND để giảm thâm hụt thương mại hiện nay đang ở mức đang lo. Chúng tôi xin phân tích 2 ý kiến này như sau:
Thứ nhất, tăng giá VND năm 2009 theo chúng tôi là không phù hợp. Năm 2005, Mỹ và EU áp đặt Trung Quốc tăng giá NDT lên 10-15% nhưng NHTW Trung Quốc chỉ tăng NDT có 2,1%. Vì theo Trung Quốc thì tăng giá NDT nhiều sẽ làm tăng giá các sản phẩm xuất khẩu, giảm tính cạnh tranh, giảm thặng dư thương mại. Nếu Việt Nam tăng VND thì cũng sẽ làm cho hàng xuất khẩu ra nước ngoài có xu hướng giảm vì giá cao, có lợi cho nhập khẩu.
Thứ hai, phá giá VND tức làm giảm giá trị VND xuống mức -10%, tác dụng làm cho hàng xuất khẩu Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn. Hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc giá rẽ là lợi thế để xuất khẩu sang các nước khác, góp phần lớn vào thặng dư cán cân thương mại của họ trong các năm vừa qua. Hiện nay, chính phủ đang hướng tới xuất khẩu nhiều để thu ngoại tệ về, nhằm giảm thậm hụt thương mại năm 2008.
Việc điều hành chính sách tỷ giá tốt có vai trò quan trọng trong việc bình ổn thị trường tài chính, giảm những cú sốc đối với kinh tế đến mức thấp nhất. Các nhà hoạch định chính sách nên điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, quản lý ngoại hối linh hoạt để bình ổn tỷ giá, theo hướng xác định tỷ giá mục tiêu, từ đó dựa vào tỷ giá mục tiêu để điều hành tỷ giá hợp lý. Theo dõi diễn biến tỷ giá của các nước có mặt hàng xuất khẩn cạnh tranh với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan… để điều hành tỷ giá hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Dương Văn Kháng – Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét