Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

10 bài học "tiền tỷ" từ các tỷ phú thế giới

Các tỷ phú đã thay đổi cách thế giới vận hành, cách chúng ta giao tiếp, đi lại và tận hưởng cuộc sống. Dĩ nhiên, họ kiếm được những khoản tiền khổng lồ nhờ đó.
10 bài học về cách kiếm tiền, thành công trong kinh doanh và tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống được các tỷ phú chia sẻ dưới đây không chỉ là ý tưởng tốt giúp bạn quản lý tài chính cá nhân mà còn có ý nghĩa trong việc bạn thực sự muốn công việc đang làm có thể tạo ra sự khác biệt.

1. Oprah Winfrey - Nữ hoàng talkshow Mỹ

Tài sản: 2,7 tỷ USD
Bài học: Bạn sẽ trở thành người mà bạn tin là mình sẽ trở thành. Bạn sẽ ở vị trí như bạn mong muốn dựa trên mọi thứ mà bạn đã tin tưởng.
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, bạn phải tin tưởng vào khả năng đạt được thành tựu to lớn trong đời. Rất nhiều tỷ phú trên thế giới tin rằng, họ hoàn toàn đủ khả năng làm điều gì đó khác biệt. Thay đổi là có thể. Thành công là có thể. Nhưng bạn sẽ không thể làm gì nếu việc đầu tiên bạn không làm là tin tưởng vào bản thân.
10 bài học 'tiền tỷ' từ các tỷ phú thế giới


2. Pierre Omidyar - người sáng lập và là Chủ tịch trang đấu giá trên mạng eBay
Tài sản: 6,7 tỷ USD
Bài học: Điều chúng ta vẫn thường nói với nhau mỗi ngày chính là thành công của chúng ta thực sự dựa trên thành công của các thành viên, thành công của cả cộng đồng.
Điều này có nghĩa là những thành tựu bạn đạt được có mối liên hệ chặt chẽ với những việc bạn đã làm cho người khác. Nó không phụ thuộc hoàn toàn vào những thứ bạn biết, những người bạn quen. Nó chính là những việc bạn có thể làm cho những người bạn biết. Thành công tiếp nối sự rộng lượng.
10 bài học 'tiền tỷ' từ các tỷ phú thế giới


3. Karl Albrecht - doanh nhân Đức - người sáng lập chuỗi siêu thị giảm giá Aldi
Tài sản: 25,4 tỷ USD
Bài học: Cuộc sống điển hình của một con người thường là không được định trước, không được chỉ dẫn, họ không thực sự sống, không thực sự thưởng thức. Chỉ những người ý thức được sống cũng giống như cuộc phiêu lưu và luôn phải đưa ra các lựa chọn giữa những cơ hội mà họ tìm thấy cho chính mình mới thiết lập được khả năng tự kiểm soát bản thân và sống một cách thực sự nhất.
Mọi thứ mà bạn làm hay không làm đều là do lựa chọn của bạn. Phần lớn chúng ta có xu hướng nghĩ rằng cuộc sống tình cờ đem đến cho chúng ta những thứ mà chúng ta gặp phải nhưng trên thực tế, chúng ta có thể lựa chọn, hoặc là tích cực đón nhận cơ hội và tạo ra cơ hội từ hoàn cảnh của mình hay khóa chặt những cơ hội đó và tự giới hạn chúng ta vào những điều không thể.
10 bài học 'tiền tỷ' từ các tỷ phú thế giới


4. Mukesh Ambani - tý phú Ấn Độ đang giữ chức Chủ tịch kiêm CEO Reliance Industries Limited
Tài sản: 22,3 tỷ USD
Bài học: Tôi cho rằng niềm tin cơ bản của chúng ta là: sống là một cách trưởng thành và chúng ta phải luôn trưởng thành.
Thành công không phải là kết quả mà là cả quá trình. Các tỷ phú thực hiện quá trình đó tốt hơn phần lớn chúng ta. Họ luôn trong trạng thái khao khát đổi mới, củng cố và thể hiện nhiều hơn, tốt hơn mức có thể. Đó là nguồn nội lực liên tục giúp mỗi người trưởng thành hơn.
10 bài học 'tiền tỷ' từ các tỷ phú thế giới


5. Michael Bloomberg - người sáng lập công ty tài chính Bloomberg L.P và hiện đang là Thị trưởng thành phố New York
Tài sản: 22 tỷ USD
Bài học: Hoàn thành mọi công việc là cốt lõi của thành công mà công ty chúng tôi đạt được.
Các tỷ phú luôn sở hữu đức tính kiên trì, bền bỉ. Những người thể hiện tốt nhất luôn cố gắng hết sức mình trước những công việc khó khăn. Điều này có nghĩa là những người thành công thường chọn làm việc mà người khác không muốn làm và đó là lý do tại sao họ hoàn tất được công việc.
10 bài học 'tiền tỷ' từ các tỷ phú thế giới


6. Hoàng tử Ả rập Saudi Bin Talal Alsaud
Tài sản: 18 tỷ USD
Bài học: Nếu tôi định làm gì, tôi sẽ làm nó một cách thật ngoạn mục hoặc tôi sẽ không làm gì cả.
Phát triển một kỹ năng tầm cỡ thế giới đồng nghĩa với việc bạn phải có khả năng phát lờ những thứ không quan trọng khác. Bạn phải tập trung làm thật tốt một việc nào đó hoặc bỏ qua nó nếu xác định chỉ làm theo kiểu nửa vời. Sự vĩ đại, thành tựu chỉ đạt được khi bạn dành thời gian và cả tâm sức của mình để giải quyết.
10 bài học 'tiền tỷ' từ các tỷ phú thế giới


7. Michael Dell - CEO của Dell - một trong những công ty bán máy tính để bàn hàng đầu thế giới
Tài sản: 15,9 tỷ USD
Bài học: Thứ giúp chúng tôi lập trình đường đi của mình tại Dell chính là sự tò mò và luôn tìm kiếm cơ hội theo cách mới. Luôn có một cơ hội để tạo ra sự khác biệt.
Hãy nhìn vào bất cứ công ty nào đang dẫn đầu thị trường.Có phải họ đang tự thỏa hiệp, tự hài lòng về chính sản phẩm của mình theo cách này hay cách khác? Không phải! Điều khiến họ luôn phát triển và vững mạnh chính là sự sáng tạo. Bất cứ nhu cầu nào chưa được thỏa mãn, rắc rối nào chưa được giải quyết, vấn đề nào chưa được hoàn thiện đều ẩn chứa cơ hội để thay đổi và làm mới.
10 bài học 'tiền tỷ' từ các tỷ phú thế giới


8. Charles Koch - người đồng sở hữu, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Công nghiệp Koch
Tài sản: 25 tỷ USD
Bài học: Vai trò của kinh doanh là sản xuất hàng hóa và dịch vụ giúp cuộc sống con người tốt đẹp hơn.
Nếu mục tiêu duy nhất của bạn chỉ là trở nên giàu có, bạn sẽ gặp rắc rối trên đường đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào việc giúp cuộc sống người khác cũng tốt đẹp lên, bạn sẽ nhận ra thành công đến với mình nhanh hơn.
10 bài học 'tiền tỷ' từ các tỷ phú thế giới


9. Andrew Carnegie - nhà công nghiệp mang hai dòng máu Mỹ - Scotland, ông trùm trong lĩnh vực thép cuối thế kỷ 19
Tài sản: 293,3 tỷ USD (theo tỷ giá USD năm 2007)
Bài học: Không ai có thể gây dựng một ngành kinh doanh vĩ đại nếu đó là người chỉ muốn làm hết mọi thứ một mình hoặc nhận về mình mọi phần thưởng và sự ghi nhận.
Thành công mà không chia sẻ chẳng khác nào thất bại. Sự kết nối của chúng ta với mọi người xung quanh giúp công việc chúng ta làm trở nên ý nghĩa.
10 bài học 'tiền tỷ' từ các tỷ phú thế giới


10. Tony Hsieh - CEO mang hai dòng máu Mỹ - Đài Loan của trang bán hàng trực tuyến Zappos.com
Tài sản: 840 triệu USD
Bài học: Định nghĩa cuối cùng về thành công chính là: bạn có thể mất mọi thứ bạn có mà vẫn cảm thấy ổn. Hạnh phúc của bạn không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài.
Thông thường, chúng ta đặt hạnh phúc vào những ràng buộc như "Nếu tôi có công ăn việc làm tốt, tôi sẽ hạnh phúc" hay "Nếu tôi được đề bạt vào vị trí đó, mọi thứ đều tốt và tôi sẽ hạnh phúc". Dĩ nhiên, cuộc sống không vận hành đơn giản như thế. Tiền bạc quan trọng nhưng bạn không nên để cuộc sống của mình chỉ xoay quanh nó. Hạnh phúc đến trước chứ không phải đến sau thành công.
10 bài học 'tiền tỷ' từ các tỷ phú thế giới


Theo Khánh Huyền

John Paulson: Biết mình, biết thời thế



Chỉ với một phi vụ đầu cơ, John Paulson đã lập kỷ lục về thu nhập, kiếm được 3,7 tỷ USD trong năm 2007. Như vậy, từ một người gần như vô danh, ông bỗng trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời đêm của thế giới đầu cơ.

john

Low profile – hight profit là những phương châm chi phối toàn bộ công chuyện kinh doanh của Paulson.

Nước lặng là nước sâu

Trước khi có được phi vụ đầu cơ để đời của mình, John Paulson cũng đã hành nghề đầu cơ được hơn chục năm. Sinh năm 1956 tại New York, Paulson theo học tại Trường Đại học Tổng hợp New York và sau đó tốt nghiệp Trường Đại học Haward. Những kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn cần có để sau này tự khẳng định mình trong thế giới đầu cơ được Paulson tích lũy ở trường học và qua quá trình giúp việc cho những nhân vật gội cạo của thế giới tài chính như Leon Levy trong công ty Odyssey Partners, cho ngân hàng Bear Stearns và tập đoàn đầu tư tài chính Gruss Partners.

Giống như rất nhiều cư dân của thế giới đầu cơ khi khởi nghiệp, Paulson nhanh chóng nhận ra rằng, nếu chỉ làm công ăn lương thôi hoặc nếu chỉ trông cậy vào khoản tiền thưởng hay hoa hồng sau mỗi phi vụ kinh doanh thành công thì không thể nhanh chóng trở nên giàu có.Muốn kiếm tiền nhanh thì phải có gan liều và chấp nhận rủi ro.

Trong quan niệm của Paulson, khái niệm "đầu tư" chỉ là mỹ từ đánh lừa nhận thức bởi thực chất của đầu tư là đầu cơ, là bỏ tiền ra nhằm vào cái gì đó hiện chưa chắc có thành hiện thực trong tương lai hay không. Bài học đó Paulson học được khi còn đang làm thuê cho ngân hàng Bear Stearns và gặp nhà đầu tư tài chính Marty Gruss, chủ tập đoàn Gruss Partners. Paulson chuyển sang làm việc cho Gruss để rồi năm 1994 thành lập công ty đầu tư riêng với tên gọi Paulson & Co, với vài nhân viên và 2 triệu USD huy động được. Paulson gõ cửa bước vào thế giới đầu cơ năm đó và có thể nói Marty Gruss là người đã quyến rũ Paulson đến với thế giới đầu cơ.

Paulson cũng học được luôn từ Marty Gruss triết lý đầu cơ: "Hãy để ý đến xu thế giảm, còn xu thế tăng thì tự nó sẽ đến". Có nghĩa là: Hãy đi tìm, hãy phát hiện và thậm chí hãy gây dựng xu thế giảm giá trên thị trường, còn tăng trở lại chỉ là vấn đề thời gian. Vì sử dụng tiền của kẻ khác nên Paulson ở thời kỳ đầu không dám mạo hiểm, không đầu cơ vào bất cứ cái gì liên quan đến bất động sản mà thuần túy chỉ đầu cơ vào thành công hay thất bại của các vụ hợp nhất công ty. Đầu cơ như vậy gặp ít rủi ro, không phải chờ đợi lâu mới có được kết quả.

Công ty của Paulson cứ tà tà như thế và trong vòng gần 10 năm biến Paulson thành triệu phú. Nước lặng là nước sâu, đứng trong bóng tối quan sát sự việc xảy ra ở khu sáng, low profile – hight profit là những phương châm chi phối toàn bộ công chuyện kinh doanh của Paulson. Paulson luôn ý thức được mình là ai và muốn gì. Cũng vì thế mà Paulson như thể chìm nghỉm trong thế giới đầu cơ. Cho tới năm 2005.

Trường kỳ mai phục

Sau 11 năm khám phá thế giới đầu cơ từ bên trong và khi vững vàng về tài chính rồi, Paulson mới mon men đầu cơ mạo hiểm hơn. Giữa năm 2005, Paulson cho rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng không năng động và bền vững như thiên hạ tưởng và vì thế tập trung đầu cơ vào sự giảm giá của cổ phần các doanh nghiệp.

Nhưng tỷ giá chứng khoán ở Mỹ vẫn cứ tiếp tục tăng cho tới cuối năm 2005. Paulson bị mất rất nhiều tiền, nhưng đổi lại được bài học kinh nghiệm quý giá là không thể tin cậy được vào thông tin của kẻ khác, vào đánh giá, nhận định và dự báo của kẻ bên ngoài cũng như lại phải trở lại với bài học sơ đẳng nhất trong nghiệp vụ đầu cơ là "điều chắc chắn nhất là chẳng có gì chắc chắn cả", "quy luật quan trọng nhất là chẳng có quy luật nào cả" và "nguyên tắc tối thượng là cái gì cũng có thể xảy ra"

Paulson lập ra bộ máy nghiên cứu phân tích riêng. Paulson yêu cầu cộng sự trả lời câu hỏi: "có thể đầu cơ vào đâu?". Và Paulson mai phục từ giữa năm 2005.

Chiến lược đầu cơ của Paulson rất phức tạp về kỹ thuật, nhưng lại rất đơn giản về ý tưởng. Paulson cho rằng diễn biến trên thị trường bất động sản ở Mỹ rất không bình thường và sự gia tăng trên thị trường này không thể cứ kéo dài được mãi. Các ngân hàng thương mại cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi để khách hàng mua hoặc xây nhà, bảo lãnh bằng chính bất động sản đó. Paulson nhận thấy ở đấy chính là rủi ro không trả lại được tín dụng hay nói đúng hơn là cấp phát tín dụng không được bảo lãnh tốt. Một khi giá bất động sản sa sút thì sẽ tạo phản ứng dây chuyền khiến rất nhiều ngân hàng liên quan bị ảnh hưởng. Các ngân hàng đầu tư mua lại những chứng chỉ cho vay tín dụng không được bảo lãnh chắc chắn nói trên, gộp chúng lại thành những loại chứng khoán khác nhau và kinh doanh chúng như những hàng hóa bình thường khác trên thị trường chứng khoán. Chúng được gọi chung dưới cái tên "Collateralized Debt Obligations – CDO".

Những ai mua CDO thường phải sử dụng cái gọi là Credit Default Swaps (CDS) giống như một hình thức bảo hiểm cho trường hợp không thể thanh toán được CDO. CDS nhờ thế chiếm vị trí then chốt trong chiến lược đầu cơ của Paulson. Khi mọi chuyện xuôn sẻ thì giá của CDS rất rẻ, nhưng khi rủi ro không thanh toán được tín dụng tăng thì giá của CDS rất đắt. Paulson mua những CDS ấy với giá rẻ và chờ chúng tăng giá vì tin rằng sớm muộn thì thị trường bất động sản ở Mỹ cũng sẽ sụp đổ.

Trong lúc mọi người dồn của nhằm vào tăng giá bất động sản thì Paulson lại đầu cơ ngược lại. Chừng nào giá bất động sản còn tăng thì chừng đó Paulson còn thua lỗ. Nhưng Paulson vẫn kiên trì mai phục. Từng loại chứng khoán và tín dụng được mổ xẻ và phân tích, theo dõi và dự báo kỹ càng. Kết luận của Paulson là rủi ro không thanh toán được tín dụng lớn hơn và thực tế hơn nhiều so với những đánh giá và dự báo của các hãng đánh giá và dự báo lừng danh nhất. Paulson coi đó là "cơ hội mà tôi đã chờ đợi cả cuộc đời".

Tín hiệu báo động đầu tiên xuất hiện vào tháng 1/2006. Ngân hàng Ameriquest phải trả cho 49 bang ở Mỹ 325 triệu USD để tránh bị lôi ra tòa về tội gian dối trong cấp phát tín dụng. Paulson coi đó là sự khẳng định dự báo của mình. Với tất cả tài sản có được và số 150 triệu USD vốn huy động được thêm từ các nhà đầu tư, Paulson lập Paulson Credit Opportunities Fund để đầu cơ vào sự sụp đổ của thị trường bất động sản ở Mỹ. Cho tới giữa tháng 6/2006, Paulson vẫn còn bị mất tiền.

Nhưng những gì xảy ra sau đó thì đúng hệt như suy tính của Paulson. Bear Stearns sụp đổ. Khủng hoảng tài chính bung ra và Paulson thu về 3,7 tỷ USD trong năm 2007, vượt xa kỷ lục do George Soros lập với 2,9 tỷ USD thu nhập trong năm hay James Simons trước đó với 2,8 tỷ USD. Và thế giới đầu cơ lộ diện thêm một ngôi sao mới. Về sau, có lần Paulson khái quát hóa bí quyết thành công của mình là kiên trì, biết mình và biết thời thế. Nghe đơn giản vậy thôi mà đã có mấy kẻ thực hiện thành công như Paulson đâu.

(Theo Diễn đàn kinh tế Việt Nam)

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

GIÚP KIẾM TỶ SUẤT LỢI NHUẬN 15%/THÁNG BẤT CHẤP THỊ TRƯỜNG

KHÓA HỌC "GIÚP KIẾM TỶ SUẤT LỢI NHUẬN 15%/THÁNG
BẤT CHẤP THỊ TRƯỜNG"

DƯƠNG VĂN KHÁNG

Bạn có nhận thấy mình dễ bị mắc bẫy của thị trường, chán nản mất tập trung, sợ hãi, thiếu tự tin giao dịch do cứ mua giá cao và bán giá thấp, không có chiến thuật, hệ thống đầu tư cần thiết để kiếm lợi nhuận tối đa, hạn chế rủi ro thấp nhất trước những cú sốc giảm mạnh trong chứng khoán? Hãy tưởng tượng…nếu bạn có thể biết được đáy và đỉnh của thị trường, cổ phiếu thì cảm giác không bị lừa, chán nản, sợ hãi,…sẽ biết mất.

1. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC
 NDT có 1 hệ thống giao dịch hiệu quả nhất trong việc: xác định đúng xu hướng thị trường, tìm kiếm đúng cổ phiếu và giá mua, giá bán tốt nhất trong những lúc thị trường ở đáy, sideway, sóng ngắn, không bỏ sót bất cứ cổ phiếu nào khi chuẩn bị tăng điểm.
 Sử dụng hiệu quả các ứng dụng cơ bản của MetaStock và AmiBroker.
 Tuân thủ kỷ luật hệ thống giao dịch, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trung bình 15%/tháng.
 Hiểu được đến 85% quy luật vận động của thị trường, diễn biến giá cổ phiếu trong tương lai.

2. MỤC ĐÍCH CỦA KHÓA HỌC
 Chia sẽ những kiến thức phân tích kỹ thuật, kinh nghiệm dự báo, tìm kiếm và mua được cổ phiếu giá rẻ nhất trong phiên, dấu hiệu của những cú sốc giảm mạnh, nhìn thấy cơ hội thị trường sắp tới
 Giúp các bạn tự tin hơn trong việc dự báo, mua-bán và short-sell cổ phiếu.
 “Nếu thành công là làm cho bản thân mình tỏa sáng trên thị trường, thì hạnh phúc là làm cho những người xung quanh mình tỏa sáng trên thị trường”

3. ĐỐI TƯỢNG
Các nhà đầu tư, broker, nhà phân tích các công ty chứng khoán, sinh viên,… có nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận để đầu tư, đầu cơ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

3. NỘI DUNG KHOÁ HỌC
Buổi 1:
1. Cài phần mềm Metastock và Amibroker, thiết lập hệ thống giao dịch với các tiêu chuẩn giao dịch hiệu quả nhất.
2. Xác định rõ mục đích đầu tư của bạn:
 Thỏa mãn đam mê khá phá và biết quy luật thị trường của mình
 Tích lũy tiền cho lúc về hưu, tức sự đảm bảo cho tương lai
 Có tài sản và tiền bạc nhiều để lại cho con cái về sau
 Kiếm tiền để mua nhà, cưới vợ, du lịch,phụ giúp cha mẹ….
 Kiếm tiền để tiến tới tự do tài chính trong tương lai,….
3. Những thói quen tinh thần giúp bạn kiếm tiền ngày càng nhiều qua thời gian:
 Bảo toàn vốn luôn là ưu tiên hàng đầu
 Tránh rủi ro đến mức tối đa
 Xây dựng và phát triển hệ thống giao dịch của riêng bạn với các tiêu chuẩn giao dịch
 Chỉ đầu tư vào lĩnh vực mà bạn am hiểu
 Mạnh dạn bỏ qua những vụ đầu tư không đáp ứng tiêu chuẩn của bạn
 Khi không thể tìm được một vụ đầu tư phù hợp với tiêu chuẩn của mình, bạn nên có đủ kiên nhẫn để chờ đợi cho đến khi nào tìm thấy.
 Trung thành với hệ thống giao dịch
 Tin rằng mình có thể kiếm ra tiền

Buổi 2:
I. SỬ DỤNG CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT RẤT HIỆU QUẢ TRONG GIAO DỊCH XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐÁY THỊ TRƯỜNG, CỔ PHIẾU
1. ADX (n); +DI(n) ; -DI(n): bắt đáy, biết cường độ tăng giá cổ phiếu đến đâu, không bỏ sót 1 cổ phiếu nào sắp tăng điểm như SBT giá 14,x ngày 28/8 tăng lên 17,x
2. RMI: xác định, tìm ra thời điểm, cổ phiếu tăng >80% như CSM, HSG,KSA…(tháng 1/2012)
3. Aroon Up và Aroon Down: dự báo số ngày tăng giá cổ phiếu là bao nhiều ngày, cũng có thêm sác xuất đoán đáy-đỉnh của thị trường, cổ phiếu
4. Stochastic %K và Stochastic %D: cũng cố đà tăng cổ phiếu, dựa vào %K để đoán sác xuất tăng or giảm của cổ phiếu
5. Exit Swing Signal anh MACD (Tema – Smoothed) để dự báo đáy thị trường, cổ phiếu mức độ tăng giá mạnh hay yếu

Buồi 3:
I. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường tạo đáy
Dấu hiệu
2. Thị trường sideway
Dấu hiệu
3. Thị trường tạo đỉnh
Dấu hiệu
4. Thị trường chuẩn bị có cú sốc mạnh (giảm manh hoặc tăng mạnh)
Dấu hiệu

Buổi 4:
II. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN CỔ PHIẾU TRONG CÁC PHIÊN TỚI
1. Thực hành phân tích thị trường, cổ phiếu với nhóm bằng hệ thống giao dịch với các bước:
a. Dự báo xu hướng thị trường sắp tới
b. Chiến lược hợp lý ở mỗi thời điểm (mua, bán, short-sell, nằm im)
c. Lọc ra cổ phiếu có lời khi mua và phân tích
d. Chốt lời cổ phiếu or short-sell khi nhận thấy những đợt giảm mạnh sắp tới
2. Thảo luận với Dương Văn Kháng chia sẽ những kinh nghiệm phân tích, lựa chọn cổ phiếu rất hiệu quả

HỌC PHÍ - THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM - SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN
 Học phí: 4.000.000 đ/học viên.
 Cam đoan sẽ hoàn tiền 100% nếu các bạn không hài lòng với khóa học.
 Giảm 10% học phí dành cho 20 người đăng ký đầu tiên
 Thời gian: 8h30-11h or 14h-16h30 các ngày thứ 7, chủ nhật, các buổi tối từ 19h-21h30 trong tuần. Học 4 buổi, mỗi buổi 2,5h
 Địa điểm học: Quán Café Light & Dark địa chỉ : 257/21 Lý Thường Kiệt, P15, Q11, HCM. Thông tin quán : https://sites.google.com/site/lightdarkcoffee/
 Đối với các học viên không sống ở HCM, có thể liên hệ với Kháng, để Kháng chốt danh sách rồi có kế hoạch đi đến nơi đó để dạy cho NDT. Chẳng hạn, NDT ở HN, Vũng Tàu, Biên Hòa, Miền Tây,…có thể liên hệ Kháng để đăng ký sau đó Kháng sẽ sắp xếp và đến các nơi đó giảng dạy nếu số học viên lớn hơn 20
 Cách đăng ký học: các bạn có thể liên hệ qua:
Điện thoại của Dương Văn Kháng (0937131776)
Mail: khang.ueh@gmail.com
Nick skype: khangvdsc
Nick yahoo: sea_sailor_ct.
Số lượng học viên: 8-10 học viên
Học phí đã bao gồm tài liệu, nước giải khát (trong quán café có máy chiếu).

HÌNH THỨC ĐÓNG HỌC PHÍ
Học viên có thể đóng học phí bằng cách:
- Chuyển khoản qua ngân hàng: Ngân hàng Eximbank (chi nhánh Sài Gòn – HCM)
Số tài khoản: 140.114849.092.961
Tên tài khoản: Dương Văn Kháng
- Hoặc khi đi học buổi đầu tiên

PHƯƠNG PHÁP HỌC
 Học viên sẽ được học theo những kinh nghiệm thua lỗ, thắng lợi, mổ xẻ những nguyên nhân đó ra và thảo luận, thường xuyên trao đổi, thảo luận và tìm ra phương pháp đầu tư hiệu quả cho mỗi cá nhân với số tiền tương ứng.

 Mỗi học viên sẽ mang 1 laptop cá nhân của mình để cho Kháng set-up các chương trình, ứng dụng phân tích, chọn lựa cổ phiếu cho mỗi NDT, hướng dẫn cách sử dụng.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

"Lãnh chúa ẩn mình" đằng sau George Soros

(Nguoiduatin.vn) - Trong giới siêu tài phiệt có khả năng làm "thay đổi thế giới", cái tên Nicholas Roditi (Nick Roditi) ít được nhắc đến. Bởi đơn giản, "ông trùm" này không "gióng trống khua chiêng" như một số "đại gia" khác mà lặng lẽ theo dõi biến động của thị trường để tìm ra khe hở có thể lợi dụng được.
Theo tạp chí Thế giới Tài chính Mỹ, Nicholas Roditi được xem là người giữ tiền cho "Lã Bất Vi quốc tế" George Soros (đã nói đến trong kỳ 1 - PV). Đây chính là nhân vật quyền lực thứ 2 trong "đế chế" Soros, với biệt danh "lãnh chúa ẩn mình".

Vũ khí tối thượng của "đế chế" Soros

Được đánh giá là "ông hoàng đầu tư", nhà tỷ phú lừng danh có khả năng làm khuynh đảo thế giới nhưng những thông tin về Nicholas Roditi lại rất hiếm hoi. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì Roditi có một "cơ chế" chặt chẽ để bảo vệ sự riêng tư của mình. Cho dù phóng viên có "túc trực" hàng giờ bên ngoài văn phòng của ông tại Hampstead (phía Bắc London) để săn đón, ông Roditi vẫn cương quyết từ chối yêu cầu phỏng vấn với một câu duy nhất: "Tôi không nói chuyện với các nhà báo". Ngoài ra, ông còn thường xuyên nhắc nhở bạn bè và người thân của mình không được nói chuyện về ông với giới truyền thông.

"Lãnh chúa ẩn mình" Nicholas Roditi (trái) và "ông chủ" George Soros.

Nicholas gần như sống khép kín ở Hamstead, "cưỡi" một chiếc Volvo cũ, thường dùng bữa trưa với yaourt và bàn chuyện phiếm không liên quan đến đồng tiền. Siêu tài phiệt ẩn danh này còn có sở thích sưu tập đồ cổ, thảm Ba Tư, tủ cẩn xà cừ phong thái Hàn Quốc. Bên ngoài trông ông thong dong tựa một gã chỉ biết "cưỡi ngựa xem hoa" trong lĩnh vực tiền tệ, nhưng thực tế những "canh bạc" của Nick luôn mang về nguồn lợi nhuận gấp nhiều lần cho cả bản thân lẫn SFM. Mới đây, một người bạn giấu tên của ông đã tiết lộ cho báo giới rằng, một vài năm trước, nhà tài phiệt này mắc bệnh lao, một căn bệnh đe dọa đến tính mạng.

"Mai danh ẩn tích" là vậy nhưng thành công của ông vẫn được mọi người và báo giới ca tụng. Thế giới tài chính nhắc đến George Soros như nhà tiên tri, thì "vũ khí" tối thượng của "đế chế" này ở phố Wall không ai khác chính là Nicholas Roditi. Ông đã được tạp chí Finance World bầu làm 1 trong 10 nhà đầu tư, hoạch định tài chính hàng đầu của Mỹ. Nhất cử nhất động của nhân vật này đủ khiến cả thế giới đổ dồn cặp mắt theo dõi. Tuy vậy, ông vẫn làm việc trong một văn phòng giản dị trên con phố Hampstead của London. Có một thời gian, "ông trùm" này "ở ẩn" tại một làng quê yên tĩnh, làm việc chỉ với vài nhân viên và một chiếc máy tính. Từ đây, bộ óc này có thể "điều khiển" mọi đường đi nước bước các "sân sau" của mình.

Nicholas Roditi chính là nhân vật bí ẩn nắm chìa khóa của Soros, trực tiếp quản lý quỹ Quantum do "ông chủ" lập ra. Đây chính là "cỗ máy" kiếm và rửa tiền của siêu tỷ phú này. Nguyên tắc hoạt động của quỹ là nhằm huy động vốn của kẻ khác và sử dụng số vốn đó để đầu tư, trả cho người góp vốn hoặc là lãi suất, hoặc là lợi tức từ các phi vụ đầu tư. Quỹ này được đăng ký tại Curacao, một hòn đảo ở ngoài khơi Venezuela, nơi được coi là một trong những thiên đường thuế thời đó mà các cơ quan kiểm soát tài chính và chứng khoán Mỹ không với tới được. Tại đây, Roditi gần như mặc sức tung hoành, vươn vòi thâu tóm tài chính thế giới. Từ đó, Nick cũng được ủy thác quản lý luôn Bảo tàng tài chính Mỹ ở New York.

Dưới sự điều khiển của Roditi, quỹ Quantum đã đạt hiệu quả 50%/năm và là quỹ duy nhất của Soros cũng như thế giới đạt hiệu suất 900% qua 5 năm. Chiến lược kinh doanh của Roditi là "gió chiều nào xoay chiều ấy". Ông không căn cứ trên bất kỳ chỉ số tham khảo nào của thị trường, mục đích là kiếm tiền bất kể thị trường biến động thế nào. Thậm chí có lúc, thị trường càng biến động, Roditi càng sinh lợi khủng. Thủ thuật này mặc dù làm nên thành công cho "ông trùm" song nó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Chính bản thân Roditi cũng thừa nhận: "Chiến lược này rất mạnh bạo, nó có thể mất 30% vào bất cứ lúc nào"...

Giới quan sát cho rằng chính sự giật dây của Nicholas Roditi là tác nhân làm chao đảo nền tài chính thế giới, đem lại nhiều bất ổn trên chính trường Hoa Kỳ. Biểu hiện rõ nhất là sự thoái thác trách nhiệm của cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa trong cuộc "cách mạng phố wall" diễn ra cách đây hơn một năm.

Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir bin Mohamad cũng từng cáo buộc "chủ tớ" này đầu cơ tiền tệ trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, kiếm lợi hàng tỉ USD từ nền kinh tế Malaysia và làm giảm 15% giá trị đồng ringgit chỉ trong 2 tháng. Tuy nhiên, gần một thập niên sau đó, ông Mahathir đã thừa nhận rằng hai người không liên quan đến cuộc khủng hoảng này.

Siêu kiếm tiền nhờ "cái đầu lạnh"

Từ sau một phi vụ kiếm được 80 triệu bảng Anh năm 1996, Roditi giành vị trí nhân viên được trả lương cao nhất nước Mỹ. Năm 2008, quỹ Quantum của các nhánh khác giảm trung bình 1,5% thì quỹ trong tay Nick Roditi tăng đột biến đến 85%. Chính "cái đầu lạnh" của Nick Roditi đã mang về các món hời cho SFM (Soros Fund Management) công ty quản lý tài chính đóng tại số 7 New York. Ông cũng nằm trong top những tỷ phú giàu nhất thế giới, mọi quyết sách đều khiến giới tài chính phố Wall xám xanh mặt mày.

Trong giới tài phiệt quốc tế, Nicholas Roditi luôn được đánh giá là người đàn ông trung niên tài ba, giàu có, tóc hoa râm với thu nhập 1,5 triệu bảng Anh/tuần. Kín tiếng, biệt lập, luôn tránh ánh mắt săm soi của báo giới, nhân vật siêu năng động sống âm thầm ở London nhưng sẽ có mặt ở bất cứ đâu lúc cần. Con số 5.000 quỹ Hedge Fund trên khắp thế giới, 80% tập trung ở Mỹ và Anh chỉ một tay Nicholas mà vận hành trơn tru.

Siêu tỷ phú này cũng mới gây dựng quỹ đầu tư Belvedere vào mùa thu năm 2011 để tập trung tiềm lực "khai thác" thị trường châu Á. Nhà tài phiệt này rất có duyên với các quốc gia Đông Âu. Ông sở hữu ít nhất 1,5% cổ phần trong hệ thống điện năng lượng khổng lồ của Liên bang Nga, số tiền tương đương 215 triệu bảng Anh. Có lẽ vì sinh ra ở Zimbabwe nên ông "có duyên" khi rót tiền vào Châu Phi, tỷ phú này có khoảng 19 triệu bảng cổ phần trong các công ty đầu tư ở Nam Phi và khoảng 30 triệu bảng trong công ty bán lẻ trực tuyến Ocado nổi tiếng. Ngoài ra, ông còn rất nhiều tài sản "rải rác" khác như sở hữu một nửa công ty kĩ thuật Ripley, một công ty trị giá 4 triệu bảng. Tổng tài sản của nhà đầu cơ này ước tính lên đến 300 triệu bảng Anh. Roditi lặng lẽ kinh doanh và tài sản của ông vì thế mà cũng lặng lẽ tăng lên từng ngày. Thu nhập hàng năm của nhà tài phiệt này dao động từ 20 đến 30 triệu bảng Anh (khoảng 30 đến 40 triệu USD).

Tuy là người giúp việc cho "ông trùm" George Soros nhưng đầu óc của "phù thủy phố Wall" này chẳng đời nào chịu cảnh "chỉ đâu đánh đó". Trái lại, ông còn vươn vòi đầu tư khá nhiều khoản bên ngoài SFM. Nicholas hiện đang là giám đốc của một số công ty ngoài khơi ở Jersey, Bermuda và quần đảo Cayman, kể cả Ripley Engingeering và Plantation & General ở Basingstoke. Giới truyền thông từng nhận định, các nhà quản lý quỹ tài chánh đều có những kỹ năng đặc biệt, từ bất thường đến phi thường. Họ có thể trở thành những ngôi sao chói sáng trên thị trường tài chính chỉ sau 15 phút với khả năng làm khuynh đảo thế giới. Nhưng cũng có thể sau ngần ấy thời gian, con đường và sự nghiệp họ cũng sẽ tắt lịm và tan theo mây khói.

Mạo hiểm nhưng trung thành

Trong mắt đại đa số dân chúng, Nicholas Roditi chỉ là một tay nhà giàu bình thường, nhưng đối với "cư dân" của lãnh địa phố Wall, ông là nhà tài phiệt âm thầm, đầy quyền lực. Cùng với George Soros, Roditi luôn có vai trò chủ chốt trong những biến động đầy sóng gió của thị trường tài chính toàn cầu.

Những ngôi sao phố Wall một thời như Anthony Bolton của Quỹ Fidelity, Philip Gibbs của Jupiter Split Trust, James Barstow của Aurora, Max Ward của Independent Investment Trust nay đã lặng tiếng. Chỉ riêng Nicholas Roditi của SFM vẫn toả sáng một cách lạ lùng với độ chói ấn tượng giữa nền kinh tài đang ảm đạm của thế giới. Mạo hiểm nhưng trung thành, đó là hai bí quyết chủ lực để Roditi làm thuê mà vẫn giàu, lệ thuộc mà vẫn độc lập.

Anh Văn

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Warren Buffett - Con đường dẫn đến sự giàu có

Được mệnh danh là “nhà tiên tri của Omaha” bởi sự tinh thông trong đầu tư của ông, Bufett đã tích lũy được một lượng của cải cá nhân hơn 62 tỷ đôla, đưa ông trở thành một trong những người dẫn đầu danh sách tỷ phú năm 2008 do tạp chí Forbe bình chọn.

Ông đã tạo động lực cho rất nhiều tín đồ trung thành hàng năm đến Omaha để có cơ hội nghe ông nói chuyện tại cuộc họp thường niên ở Beckshire, một sự kiện được gán cho danh hiệu một cách hài hước là "lễ hội âm nhạc của chủ nghĩa tư bản - "Woodstock of Capitalism".

Warren Buffett - Con đường dẫn đến sự giàu có


Thời trai trẻ

Buffett ra đời vào ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, Nebraska, là người con thứ hai trong ba chị em và là con trai một của Howard và Leila Buffett,. Cha ông là người môi giới chứng khoán và đã từng là đại biểu quốc hội Mỹ cả bốn nhiệm kỳ. Howard tham gia các nhiệm kỳ không liên tục vào danh sách ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, nhưng ông lại theo quan điểm tự do chủ nghĩa.

Kiếm tiền là một sở thích có từ rất sớm của Buffett, ông bán nước giải khát và có một chặng đường suôn sẻ. Mới 14 tuổi ông đã đầu tư những thứ kiếm được từ những nỗ lực này vào 40 mẫu đất, sau đó cho thuê lấy lãi. Bị cha thúc giục, ông nộp đơn xin vào học tại đại học Pennsylvania và đã được chấp nhận. Không thấy ấn tượng, Buffett đã rời trường đại học Pennsylvania sau hai năm và chuyển sang đại học Nebraska. Sau khi tốt nghiệp, cha ông một lần nữa thuyết phục về giá trị của việc học, và động viên ông theo đuổi học vị. Harvard đã từ chối Buffett nhưng Colombia thì nhận ông. Buffett học tập dưới sự hướng dẫn của Benjamin Graham, cha đẻ của thuyết đầu tư giá trị, và thời gian ở Colombia đã mang lại cho ông một giai đoạn sự nghiệp huyền thoại mặc dầu nó được khởi sự muộn. (Hãy đọc đầu tư giá trị trong cuốn “3 Nguyên tắc đầu tư bất tận nhất và Phương thức đầu tư của Warrent Buffet là gì?” - “The 3 Most Timeless Investment Principles and What Is Warren Buffett’s Investing Style?”.)

Sau khi tốt nghiệp, Graham đã từ chối thuê Buffett, thậm chí gợi ý ông không nên làm việc ở phố Wall. Cha của Buffett đồng ý với Graham, và thế là Buffett trở lại Omaha làm việc tại công ty chứng khoán của cha mình. Ông đã cưới Susan Thompson và họ bắt đầu cuộc sống gia đình. Một thời gian ngắn sau đó Graham thay đổi quan điểm và đề nghị Buffet đến làm việc ở New York.

Nền tảng của giá trị

Khi ở New York, Buffett có cơ hội xây dựng dựa trên những lý thuyết về đầu tư mà ông đã học được từ Graham ở Colombia. Đầu tư giá trị, theo Graham nghĩa là liên quan đến việc tìm kiếm cổ phần được bán hạ giá khác thường dưới mức giá trị tài sản, và ông gọi đó là “giá trị nội tại”. Buffett đã tiếp thu tinh hoa nhưng đã có sự quan tâm đến việc phát huy nó lên một bước xa hơn nữa. Không giống Graham, ông còn muốn xem xét cả bên ngoài những con số và tập trung vào đội ngũ quản lý của công ty cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường. (Để biết thêm về “Giá trị nội tại – intrinsic value” xem “ Phân tích cơ bản: Đó là gì? - Fundamental Analysis: What is it?”).

Năm 1956, ông trở lại Omaha, mở công ty Buffett Associates và đã mua một căn nhà. Năm 1962, ở tuổi 30, ông đã là một triệu phú khi ông đã hợp lực với Charlie Munger. Sự cộng tác của họ cuối cùng đã có kết quả trong sự phát triển một triết lý đầu tư dựa vào quan điểm của Buffett về tìm kiếm ở đầu tư giá trị như một cái gì đó còn hơn là cố gắng moi móc vài đồng đôla cuối cùng của những thương vụ đang hấp hối.

Với triết lý đó, họ đã mua Berkshire Hathaway, một xưởng dệt đang sắp đóng cửa. Bắt đầu bằng việc vận dụng thuyết giá trị cổ điển của Braham để sau đó khi việc kinh doanh hé mở những tín hiệu hồi sinh thì nó trở thành những khoản đầu tư chiến lược dài hạn. Nguồn vốn sinh ra từ việc kinh doanh dệt may được sử dụng để thực hiện những khoản đầu tư khác. Cuối cùng chính cổ phần từ thương vụ ban đầu lại bị những khoản cổ phần khác làm cho lu mờ. Năm 1985, Buffett ngừng kinh doanh dệt may nhưng ông vẫn tiếp tục giữ tên công ty đó
. Triết lý đầu tư của Buffett dựa trên nguyên tắc chỉ mua cổ phẩn của những công ty mà ông tin chắc rằng chúng được quản lý tốt và đang bị đánh giá thấp hơn giá trị của nó. Khi mua chứng khoán, ông có xu hướng nắm giữ chúng dường như vô thời hạn. Tất cả những công ty như Coca Cola, American Express và Gillette đều đáp ứng những tiêu chí của ông và được giữ lại trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway trong nhiều năm. Trong nhiều trường hợp ông mua lại toàn bộ công ty nhưng vẫn để ban lãnh đạo công ty tiếp tục điều hành công việc kinh doanh hàng ngày. Một vài hãng nổi tiếng thuộc thể loại này trong đó có See’ Candies, Fruit of the Loom, Dairy Queen, The Pampered Chef và GEICO Auto Insurance.

Bí quyết của Buffett vẫn còn giữ nguyên vẹn đến khi cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ trở nên phổ biến. Thuộc tuýp người kiên định không thích công nghệ mới, Buffett đứng ngoài cuộc chơi những cổ phiếu ngành công nghệ suốt cuối thập niên 90. Giữ vững lập trường và khước từ đầu tư vào những công ty không đảm bảo niềm tin để ông ủy thác, Buffett đã nhận được sự coi thường của những chuyên gia phố Wall và bị nhiều người tẩy chay như một người đã hết thời. Dầu hiệu suy nhược trong lĩnh vực công nghệ xuất hiện khi hàng loạt vụ nổ bong bóng trong lĩnh vực kinh doanh mạng đã làm trắng tay nhiều chuyên gia đó. Còn lợi nhuận của Buffett khì tăng gấp đôi. (Để xem những sự kiện này hãy đọc The Greatest Market Craches, Sorting Out Cult Stock and Beavioral Finance: Herd Behavior).

Cuộc sống riêng

Mặc dù có tài sản tính bằng tiền tỷ nhưng Warren Buffett nổi tiếng thanh đạm. Ông vẫn sống trong căn hộ 5 phòng được mua năm 1958 với giá 31,000 đô la., uống Coca Cola và ăn tối ở những nhà hàng trong vùng nơi có những chiếc Hăm-bơ-gơ hay món thịt quay ông ưa thích. Trong thời gian dài ông né tránh ý tưởng mua phi cơ riêng. Cuối cùng thì ông cũng có một chiếc và ông đặt tên nó là “Indefensible – Không thể cưỡng nổi” – thể hiện sự tự phê bình một cách công khai về việc bỏ tiền ra mua chiếc phi cơ đó. (Hãy đọc cuốn Downshift To Simplify Your Life and Save Money The Scottish Way nếu bạn muốn tìm hiểu xem tiết kiệm thế nào để bạn có thể tiết kiệm được những khoản tiền lớn.)

Ông chung sống với Susan Thomson hơn 50 năm kể từ đám cưới năm 1952. Họ có ba người con Susie, Howard và Peter. Buffett và Susan ly thân năm 1977 nhưng vẫn duy trì hôn nhân đến khi bà qua đời năm 2004. Trước khi qua đời, Susan đã làm mối cho ông với Astrid Menks, một người hầu bàn. Buffett và Menks bắt đầu chung sống từ năm 1978 và sau đó chính thức cưới nhau vào tháng 8 năm 2006.

Tài sản thừa kế

Bạn sẽ sử dụng đồng tiền thế nào nếu bạn là nhà đầu tư thành công nhất thế giới? Nếu là Warren Buffett bạn sẽ đem cho đi. Buffett làm sửng sốt cả thế giới khi vào tháng 6 năm 2006 ông thông báo phần lớn tài sản của ông được góp vào quỹ từ thiện Bill & Melida Gates, nơi tập trung vào các vấn đề về sức khỏe nhân loại, hệ thống thư viện nước Mỹ và các trường học trên toàn thế giới. Nó là một quỹ từ thiện trong sáng nhất thế giới. (Hãy tìm hiểu người quyên góp thánh thiện nhất ở phố Wall trong cuốn The Saints Of Wall Street.)

Những khoản từ thiện sẽ được góp bằng cổ phiếu loại B của Berkshire Hathaway. Tổng giá trị quyên góp vào quỹ Gates là 10 triệu cổ phiếu. Nó được trích từ 5% tiền lãi chỉ đến khi Buffett chết hoặc khi quỹ không còn tuân theo những qui định sử dụng tiền hay những qui định mà Bill và Melinda Gates duy trì một cách tích cực cho những hoạt động của quỹ. Khoản từ thiện mà Buffett góp năm 2006 là 500,000 cổ phiếu với trị giá gần tới 1.5 tỷ đô la.

Tính theo giá trị cổ phiếu tháng 6 năm 2008, toàn bộ khoản từ thiện đã được góp vào quỹ Gates có giá trị vào khoảng 37 tỷ đô la. Buffett đánh giá giá trị cổ phần đó sẽ tiếp tục tăng thêm qua thời gian. Một khoản từ thiện bằng cổ phần khác sẽ được chia đều cho ba quỹ do những người con của Buffett điều hành. Thêm một khoản một triệu cổ phiếu sẽ chuyển đến một quỹ được thành lập để tỏ lòng kính trọng người vợ quá cố của ông.

Trong khi quỹ từ thiện Gates đã hẳn là một bất ngờ lớn, thì những nỗ lực từ thiện của Buffett chẳng có gì mới. Ông vẫn đang cống hiến tiền của trong suốt bốn năm qua cho quỹ Buffett, sau này được đổi tên là Susan Thomson Buffett. Quỹ này hỗ trợ quyền tự lựa chọn của người phụ nữ có kế hoạch hành động nhằm giảm bớt việc gia tăng sinh đẻ trong gia đình.

Buffett luôn vạch kế hoạch để dành phần lớn tài sản của mình làm từ thiện sau khi chết. Tinh hoa giá trị trong tâm hồn Buffett là: lý trí, quyết đoán, độc lập chính trị và nó vẫn đang chiếu sáng suốt đường đời của ông. Câu nói nổi tiếng của ông chính là: “Tôi biết những gì tôi làm, và điều đó tạo nên ý nghĩa để tiếp tục.”

Kết luận

Tương lai chứng kiến Buffett vẫn tiếp tục không ngừng quyên góp tiền làm từ thiện. Nói về vấn đề này, ông cho biết: “Tôi không phải là người say mê được giầu có như vua, đặc biệt khi mà sự lựa chọn là sáu tỷ người trên thế giới đang phải làm vật lộn với những công việc nghèo khó hơn nhiều trong cuộc sống còn chúng ta lại đang có cơ hội kiếm lợi từ đồng tiền.” (Theo thống kê của BBC ngày 26 tháng 6 năm 2006 thì Buffett đã quyên góp được 37 tỷ đô la làm từ thiện.)

Cẩm nang việc làm sưu tầm

Cuộc đời và sự nghiệp của tỷ phú Warren Buffett

Theo xếp loại của tạp chí Forbes, Warren Buffett là nhà tỷ phú giàu thứ hai thế giới với tài sản lên tới gần 50 tỷ đôla. Có ai biết thành công của Warren Buffett bắt nguồn từ đam mê và cả…nỗi cay đắng
Theo xếp loại của tạp chí Forbes, Warren Buffett là nhà tỷ phú giàu thứ hai thế giới với tài sản lên tới gần 50 tỷ đôla. Những thành công về đầu tư, đặc biệt về đầu tư chứng khoán của ông đã trở thành huyền thoại và thật khó có thể liệt kê hết. Sách báo viết rất nhiều về con đường làm giàu của tỷ phú tài ba này.
Không phải là những cơ duyên, sự gặp thời, sự nghiệp mà ông gây dựng được là do tài năng, niềm đam mê và những nỗ lực phi thường…
Tài năng bẩm sinh

Warren Edward Buffet sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930, cha là một nhà môi giới cổ phiếu đồng thời là một nghị sỹ. Khi chỉ là một cậu bé con, ông đã thể hiện năng khiếu đáng ngạc nhiên về cả đầu tư tiền và kinh doanh. Những người quen kể lại rằng ông có khả năng kì lạ trong việc nhẩm tính những dãy số trong đầu – một khả năng mà Warren tiếp tục làm ngạc nhiên đồng sự sau này.
Mới ở tuổi lên sáu, Buffett đã biết mua một thùng 6 hộp Coca Cola từ cửa hàng tạp hoá của ông nội với giá 25 cent và bán lại mỗi hộp với giá 5 cent. Phi vụ này khiến cậu bé kiếm được 5 cent trong khi những đứa trẻ khác cùng tuổi chỉ biết chơi lò cò. 6 năm sau, Buffett đã đặt những bước đi đầu tiên vào thế giới tài chính cao cấp- đầu tư chứng khoán.
Năm 12 tuổi, cậu bé Warran đã mua 3 cổ phiếu của Cities Service với giá $38 một cổ phiếu cho bản thân và chị gái Doris. Không lâu sau đó, giá cổ phiếu giảm xuống 27 USD. Hoảng sợ nhưng không nản lòng, Warren giữ cổ phiếu cho đến khi nó tăng bật lại với giá 40$. Ngay lập tức, cậu bé đã bán nó – một sai lầm mà cậu sớm phải hối tiếc: Cities Service đã tăng tới $200. Nhà tỷ phú Warren Buffett đã nhận bài học đầu tiên về đầu tư vốn dài hạn trong đời: kiên nhẫn là một thói quen tốt.
Khi mới 17 tuổi, chưa vào ĐH, Warren đã kiếm được $5,000 tiền phát hành báo ( ngang với $42.610,81 năm 2000). Cha ông có một kế hoạch khác, và cố thuyết phục con trai mình học kinh doanh ở ĐH Pennsylvania. Buffett ở đó 2 năm, than phiền rằng ông còn biết nhiều hơn cả các giáo sư giảng dạy tại đó. Và khi Howard – cha ông bị đánh bại trong một cuộc chạy đua vào quốc hội vào năm 1948, Warren quyết định trở về nhà ở Omaha và chuyển tới ĐH Nebraska-Lincoln. Ông tốt nghiệp chỉ sau 3 năm.
Warren tiếp tục đăng kí xin học tại Harvard Business School. Trường đại học danh tiếng này sau đó đã phải thú nhận có một quyết định sai lầm nhất trong lịch sử : đánh trượt ông với lí do “ quá non trẻ”. Bị xem thường, Warren đã xin vào trường Columbia, nơi hai nhà đầu tư cổ phiếu lừng danh Ben Graham và David Dodd dạy – một bước ngoặt tuyệt vời làm thay đổi cuộc đời ông.
Thành công bắt nguồn từ đam mê và cả…nỗi cay đắng
Ben Graham, giáo sư giảng dạy trường ĐH Columbia nơi Warren học là một nhà đầu tư nổi tiếng trong suốt những năm 1920. Ở vào thời điểm mà hầu như cả thế giới đang tiếp cận với vũ đài đầu tư tài chính như một trò chơi roulette ( một trò may rủi) khổng lồ, Ben Graham đã biết tìm kiếm những loại cổ phiếu giá rẻ và ít rủi ro. Khi 40 tuổi, Ben Graham phát hành cuốn “Security Analysis” ( Phân tích chứng khoán) một trong những cuốn sách nổi tiếng về thị trường cổ phiếu.
Thời gian đó, đầu tư cổ phiếu thất thường và quá nhiều rủi ro giống như một trò đánh bạc. Chỉ trong khoảng 3, 4 năm sau thời kì khủng hoảng 1929, chỉ số Dow Jone giảm từ 381.17 xuống 41.22. Thời điểm này, Graham bước vào với nguyên tắc của giá trị kinh doanh “ thực chất”- một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị thực của doanh nghiệp. Sử dụng nguyên tắc này, những nhà đầu tư có thể quyết định cái nào làm nên giá trị của công ty và có những quyết định đầu tư theo đó. Cuốn sách tiếp theo của ông- The Intelligent Investor ( Nhà đầu tư thông minh) được Warren ca tụng như là “ một cuốn sách vĩ đại nhất về đầu tư từng được viết”.
Thông qua những nguyên tắc đầu tư đơn giản mà sâu sắc, Ben Graham đã trở thành thần tượng của chàng trai trẻ 21 tuổi Warren Buffett.Chơi cổ phiếu từ năm 6 tuổi, nhưng tới lúc này, niềm đam mê chứng khoán mới thực sự hình thành trong con người Warren Buffett.
Khi khám phá ra rằng thầy mình là Chủ tịch của một công ty bảo hiểm nhỏ là GEICO. Chàng thanh niên đã đáp tàu tới Washington D.C vào một buổi sáng để tìm ra trụ sở của công ty này. Khi bước vào đó, các cánh cửa đã bị khoá. Không dừng lại, Buffett đập cửa liên hồi cho đến khi một người bảo vệ xuất hiện. Warren đã hỏi có ai trong nhà không. Như một may mắn ( hay định mệnh ), câu trả lời là có. Anh được dẫn tới gặp một người đàn ông vẫn đang làm việc trên tầng sáu. Ngay lập tức anh hỏi các câu hỏi về công ty và hoạt động của công ty. Người đàn ông đó là Lorimer Davidson, phó giám đốc tài chính. Cuộc đối thoại kéo dài suốt 4 giờ ấy đã đẹm lại cho Buffett những kinh nghiệm quý báu và theo ông đến suốt cuộc đời.
Tuy nhiên, trong thời kì học ở trường ĐH Columbia, Warren Buffett chỉ nhận được một điểm A+ từ Graham. Thất vọng, cả Ben Graham và cha của Warren đều khuyên anh không nên làm việc ở Wall Street sau khi tốt nghiệp. Vẫn kiên nhẫn, Buffett xin được làm việc cho công ty của Graham không công nhưng bị từ chối. Vị trí mà anh xin làm đã được trao cho người khác.
Trở về nhà, Warren nhận một công việc trong văn phòng môi giới chứng khoán của cha mình và bắt đầu ngắm nghía một cô gái có tên là Susie Thompson. Năm 1952, họ cưới nhau và chuyển đến sống trong một căn hộ 3 buồng nhếch nhác với giá thuê 65 USD mỗi tháng. Khi cô con gái ra đời, để tiết kiệm tiền, họ đã phải làm chiếc nôi cho cô bé từ một ngăn kéo chạn.
Suốt những năm đầu, những sự đầu tư của Warren hầu như chỉ giới hạn ở một vài bất động sản và không mấy thành công. Thời kì này, ông phải dạy học ban đêm tại trường ĐH với nỗ lực chiến thắng nỗi sợ hãi nói chuyện trước đám đông. Tuy nhiên, ơn trời, thời kì này nhanh chóng chấm dứt. Ben Graham đã gọi điện tới một ngày, mời nhà môi giới trẻ tuổi tới làm việc cho mình. Warren cuối cùng cũng nhận được cơ hội mà ông chờ đợi đã lâu.
Nỗ lực và khả năng tiên tri

Thời kì làm việc cho Ben Graham, Buffett ngồi cả ngày nghiên cứu những bản tin S&P, tìm kiếm những cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, sự khác nhau về quan điểm đầu tư giữa Graham và Buffett bắt đầu bộc lộ rõ. Warren bắt đầu quan tâm tới việc một công ty hoạt động như thế nào – cái mà khiến công ty đó nổi bật so với những đối thủ cạnh tranh. Ben đơn giản chỉ muốn những con số. Ngược với Warren quan tâm nhiều tới cung cách quản lí của công ty như một nhân tố quan trọng khi quyết định đầu tư, Graham chỉ nhìn vào bản quyết toán và tình hình thu lợi nhuận.
Trong khoảng từ năm 1950 tới 1956, Warren gây dựng được số vốn lên tới $140,000 từ $9,800 ban đầu. Ngày 1 tháng 5 năm 1956, Warren Buffett chung vốn với một số người lập nên công ty cổ phần hữu hạn Buffett Associates, Ltd. Ông đã mua một ngôi nhà giá $31,500 với một biệt hiệu trìu mến Buffett’s Folly (Sự điên rồ của Buffet), quản lí công ty từ giường ngủ và sau đó là một văn phòng nhỏ. Kể từ khi đó, cuộc sống của ông đã có bước khởi sắc, ông có 3 đứa con, một người vợ tuyệt vời và một doanh nghiệp thành công.
Trong khoảng 5 năm tiếp theo, công ty của Buffett đạt được một tỷ lệ lợi nhuận đáng kinh ngạc : 251.0%, trong khi chỉ số Down Jone chỉ tăng 74.3%. Tiếng tăm của Buffet bắt đầu nổi như cồn. Năm 1962, công ty đã có số vốn vượt mức 7,2 triệu USD với mức phí môi giới là 25% của lợi nhuận thu được trên 4%. Ông cũng có hơn 90 cộng sự trên khắp nước Mỹ. Ông biến công ty thành một thực thể đơn giản hơn với tên gọi “ Buffett Partnerships Ltd.’, tăng mức đầu tư tối thiểu tới 100.000 đôla, và mở một văn phòng ở Kiewit Plaza trên phố Farnam.
Mười năm sau khi thành lập, tài sản của Buffett Partnership tăng hơn 1,156% trong khi chỉ số Dow Jone chỉ tăng 122.9%. Năm 1963 ông mua lại 5% tổng số cổ phiếu của American Express khi giá mỗi cổ phiếu chỉ có 35 USD. Năm năm sau mỗi cổ phiếu của công ty này đã tăng lên đến 189 USD. Trong những năm 70, ông đã đầu tư mạnh vào các công ty thông tin đại chúng và ông trở thành một trong những nhà đầu tư giữ các cổ phần lớn của tạp chí Time, công ty quảng cáo hàng đầu nước Mỹ Ogilvy & Mathew, công ty Interpublic. Danh hiệu “ Ngài Buffett” đầy kính nể bắt đầu xuất hiện.
Với sự “nhìn xa trông rộng” Warren đi xa hơn việc ngưng thành lập những trương mục mới; ông giải thể công ty hợp danh. Năm 1969, ông thông báo với các cộng sự rằng ‘ không thể tìm thấy một sự đầu tư có hiệu quả cao nào trên thị trường hiện nay”. Buffett tập trung vào Berkshire Hathaway và vực công ty từ chỗ còn yếu kém thành một tập đoàn đầu tư hàng đầu có tỷ suất lợi nhuận gần như là không tưởng. Biệt tài của ông là nhìn thấy tiềm năng của những công ty chưa được đánh giá đúng mức và đầu tư vào nó.
Trong gần 40 năm qua, Công ty Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đạt lợi nhuận trung bình 22,6%/năm, sở hữu tới hơn 40 công ty con với khoảng 150.000 nhân công. Ngoài Berkshire Hathaway, ông còn có cổ phần ở Coca-Cola, American Express, Walt Disney hay Gillette hoặc những công ty nho nhỏ cỡ Geico hay General Re.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới: George Soros

Những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới: George Soros George Soros đã nổi tiếng trên khắp thế giới sau sự kiện tháng 9/1992, ông đặt 10 tỷ USD vào một vụ đầu cơ tiền tệ, bán khống đồng Bảng Anh. Kết quả là hóa ra ông đã đúng, và chỉ trong vòng một ngày thương vụ đó đã đem lại cho ông lợi nhuận 1 tỷ USD - lợi nhuận của Soros trong vụ này cuối cùng đã lên tới con số 2 tỷ USD

Những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới: George Soros

george.jpeg

George Soros

Sinh năm 1930, tại Budapest, Hungary

=> Thời trang công sở Truly xả toàn bộ hàng hè + hàng thu mới về giá cực sốc

Công ty:

* F.M. Mayer

* Wertheim & Company

* Arnhold & S. Bleichroeder

* Soros Fund Management

Thành tích nổi bật: George Soros đã nổi tiếng trên khắp thế giới sau sự kiện tháng 9/1992, ông đặt 10 tỷ USD vào một vụ đầu cơ tiền tệ, bán khống đồng Bảng Anh. Kết quả là hóa ra ông đã đúng, và chỉ trong vòng một ngày thương vụ đó đã đem lại cho ông lợi nhuận 1 tỷ USD - lợi nhuận của Soros trong vụ này cuối cùng đã lên tới con số 2 tỷ USD. Sau sự kiện này, ông trở nên nổi danh với biệt hiệu "người phá sập ngân hàng Anh quốc."

Soros còn rất nổi tiếng với thành tích điều hành quỹ Quantum Fund với tỷ suất lợi nhuận bình quân lên tới 30% trong thời gian ông nắm quyền. Ngoài vụ "buôn" đồng Bảng Anh nổi tiếng, ông còn được cho là người đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, khi ông đã rất mạnh tay đầu cơ giá xuống đối với đồng Baht Thái Lan. Ngoài ra, người ta còn biết đến Soros qua hoạt động chính trị và từ thiện của ông.

Hồ sơ cá nhân:

Soros là người gốc Do Thái, ông sang Anh năm 1947, nơi ông đã theo học trường Đại học kinh tế Luân Đôn và tốt nghiệp năm 1952. Sau đó, ông vào làm trong một ngân hàng đầu tư tại Luân Đôn. Năm 1956, ông di cư sang Mỹ và giữ vị trí nhà phân tích và quản lý đầu tư tại công ty F.M Mayer (1956-59), Wertheim & Co. (1959-63) và Arnhold & S. Bleichroeder (1963-73).

Năm 1973, Soros tách riêng ra thành lập công ty quản lý quỹ phòng hộ Soros Fund Management, công ty sau này đã lớn mạnh trở thành quỹ Quantum Fund nổi tiếng. Trong gần 2 thập kỷ ông điều hành quỹ đầu tư táo bạo và thành công này, quỹ đã thu về lợi nhuận bình quân năm trên 30% và có hai giai đoạn tỷ suất lợi nhuận thậm chí đã lên tới 100%.

Cuối thập niên 1980, ông thôi không làm quản lý quỹ Quantum Fund nữa, và với tư cách một trong những người giàu nhất thế giới, ông làm từ thiện rất hào phóng, tài trợ những khoản tiền khổng lồ khắp nơi trên thế giới thông qua quỹ Open Society Foundation.

Trong những năm gần đây, các hoạt động chính trị đã trở thành một phần quan trọng với Soros. Với tư cách là đại diện của nước Mỹ, ông đã viết và giảng bài về nhiều vấn đề trên thế giới cũng như những chủ đề liên quan đến nhân quyền, tự do chính trị và giáo dục.

Khi Soros được trao tặng bằng danh dự tại trường đại học Oxford và được hỏi ông muốn được miêu tả về mình như thế nào, trong câu trả lời của ông có đoạn: "Tôi muốn được coi là một nhà đầu cơ tài chính, có lương tâm và có triết lý sống." Câu nói này mô tả rất chính xác cuộc đời của George Soros, đặc biệt nếu thêm vào đó cụm từ "rất thành công."

Phong cách đầu tư

George Soros là bậc thầy trong việc lợi dụng những xu thế kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng để tiến hành những thương vụ mua bán trái phiếu và tiền tệ sát thủ, có hệ số nhân vốn rất cao. Với tư cách nhà đầu tư, Soros là một tay đầu cơ ngắn hạn, sẵn sàng đặt cược lớn vào những xu hướng của thị trường tài chính. Ông tin rằng từ diễn tả đúng nhất về các thị trường tài chính là từ "hỗn loạn". Giá các loại chứng khoán và tiền tệ phụ thuộc vào con người, những nhà đầu tư - cả những người chuyên nghiệp và nghiệp dư - những người mua và bán các loại tài sản tài chính. Những con người này vẫn thường hành xử theo cảm xúc hơn là những cân nhắc có tính logic.

Ông cũng tin rằng những người tham gia thị trường có ảnh hưởng lẫn nhau và hành động theo tâm lý bầy đàn. Ông nói, trong phần lớn thời gian ông hành xử theo cái "bầy đàn" đó, nhưng luôn tìm kiếm cơ hội để rút khỏi "bầy" và đánh những "đòn chí mạng." Làm thế nào ông ta biết được lúc nào là "đúng lúc". Soros từng nói, ông có những phản ứng theo bản năng về thời điểm nào cần mua vào hay bán ra, khiến cho chiến lược của ông rất khó có thể cạnh tranh.

Khi ông về hưu hẳn vào năm 2000, Soros đã trải qua gần 20 năm đầu cơ với hàng tỷ USD tiền của người khác, làm cho ông, cũng như họ trở nên vô cùng giàu có qua quỹ đầu tư cực kỳ thành công của ông, Quantum Fund. Trong quá trình đó, cũng có những lúc ông mắc sai lầm, nhưng những gì còn lại sau cùng cũng đủ biến ông thành một trong những nhà đầu tư giàu có nhất trong lịch sử.

Tác phẩm:

* "The Alchemy Of Finance" (1988)

* "Soros On Soros: Staying Ahead Of The Curve" (1995)

* "Open Society: Reforming Global Capitalism" (2001)

* "The Bubble Of American Supremacy: Correcting The Misuse Of American Power"(2003)

* "Soros: The Life And Times Of A Messianic Billionaire" của Michael Kaufman(2002)

Những câu trích dẫn nổi tiếng:

"Anh đúng hay anh sai, điều đó không quan trọng, cái chính là anh kiếm được bao nhiêu khi anh đúng và mất bao nhiêu khi anh sai."

"Tôi rất tin tưởng vào bản năng của loài thú."

"Tuân thủ theo luật chơi, một người làm cái mà anh ta có thể làm tốt nhất, bất kể hậu quả xã hội là gì. Trong khi đó nếu tạo ra luật, người ta nên quan tâm đến hậu quả xã hội và bỏ qua lợi ích cá nhân mình."

"George đã mở mang suy nghĩ của tất cả chúng ta đối với các lý thuyết kinh tế vĩ mô, và ông ta đã cho chúng ta có cái nhìn toàn cầu bằng việc giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của các sự kiện địa lý chính trị trên khắp thế giới lên nền kinh tế nước Mỹ." (Byron Wien, Morgan Stanley)

(Theo saga)