Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trong năm 2013 và đi lên phát triển bền vững


Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng dựa trên thâm dụng vốn đầu tư, dựa trên việc khai thác những nguồn lực sẵn có như tài nguyên, thiên nhiên,.. kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài và trong nước. Trong khi lợi thế lao động trẻ trình độ cao, dồi dào,..lại không đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng GDP. Tại Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khóa XI xác định là một trong những trọng tâm quan trong trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 là việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.
Mô hình tăng trưởng kinh tế nào phù hợp với Việt Nam:
Mô hình tăng trưởng kinh tế cũ: chủ yếu dựa vào vốn đầu để tăng trưởng GDP, tức muốn tăng trưởng cao phải đầu tư vốn nhiều, tăng trưởng tín dụng mạnh, thu hút NDT nước ngoài đổ tiền vào Việt Nam vì tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng tài nguyên thì có hạn, đến một thời gian nào đó sẽ cạn kiệt nên khả năng thu hút vốn nước ngoài khó.
Nền kinh tế còn nghèo, tỷ lệ tiết kiệm tiền thấp nên muốn bơm vốn từ bên trong không có.
Khủng hoảng kinh tế thế giới đang xảy ra, khả năng thu hút FDI, kiều hối sẽ hạn chế.
Do đó, cấp thiết cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015.
Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow, Kaldor và Sung Sang Park phù hợp với Việt Nam: dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn năng lượng dầu khí Việt Nam dồi dào mà chưa khai thác hết.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần phải có đủ 4 nhân tố: lao động, tài nguyên (dầu khí, khoáng sản,…), vốn và công nghệ.
Hành động thực tế thể hiện quyết tâm của Chính phủ sắp tới theo lộ trình 2011-2015
Năm 2013, Chính phủ tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn tới tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
GDP tăng khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 8%.
GDP năm 2014-2015 trung bình khoảng 6-6,5%/năm
Giải quyết nợ xấu theo lộ trình:
Theo Kháng phân tích quy trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam giống mô hình của Hàn Quốc như sau (số liệu nợ xấu có thể chênh lệch so với thực tế):
Người viết sử dụng số liệu ước tính cả về giá trị định giá, thanh lý, cũng như số liệu nợ xấu hiện tại đề làm ví dụ về các bước xử lý nợ xấu sắp tới của NHNN như sau:
Nợ xấu hiện tại (đến khoảng tháng 12.2012 – ước tính của người viết) khoảng 300k tỷ VND – 10% tổng dự nợ cho vay.
Đưa về mức 3% năm 2015 – tức nợ xấu lúc đó khoảng 90k tỷ - tỷ lệ an toàn.

Đánh giá nợ xấu: doanh nghiệp NN chiếm tỷ lệ nhiều nhất 70% nợ xấu. Tổng dư nợ của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 220k tỷ đồng. Dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN -72,3k tỷ đồng), Điện lực (EVN – 62,8k tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Viancomin – 19,6k tỷ đồng)
Thành lập công ty mua bán nợ vốn 100k tỷ.
Thuộc Bộ Tài chính hoặc NH nhà nước
Huy động vốn từ: phát hành trái phiếu, ngân sách, các định chế tài chính khác
Xây dựng tiêu chí xác định giá trị mua vào và thanh lý giá nào hợp lý có lợi nhất.
Cách làm từng bước như sau: (chủ yếu giải quyết nợ xấu của DNNN)
Sau khi thành lập công ty mua – bán nợ xấu khoảng 1-3 tháng có thể tiến hành mua nợ xấu dần dần theo lộ trình.
Định giá khoảng nợ xấu để mua 100k tỷ (80k tỷ nợ xấu DNNN và 20k tỷ nợ xấu các DN còn lại).
Mua lại khoảng nợ xấu của DNNN, sau đó tái cơ cấu hoặc cổ phần hóa những tập đoàn lớn khi thị trường chứng khoán tăng trưởng về giá (dự báo năm 2014-2015)
Tái cơ cấu tập đoàn dầu khí tập trung vào 5 lĩnh vực chính: tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; lọc – hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Bên cạnh đó, PVN thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đặc biệt các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản,… của tập đoàn và công ty con. Đảm bảo thoái vốn giá cao, kế hoạch đến năm 2015 sẽ thoái vốn hết thông qua thị trường chứng khoán và bán cho đối tác nước ngoài.
Giai đoạn cuối năm 2013-2015, nền kinh tế hồi phục và phát triển trở lại, giá cổ phiếu doanh nghiệp tăng, mở room cho NDT, công ty mua bán nợ quốc giá định giá các khoản nợ đã mua và thanh lý cho NDT nước ngoài, đối tác muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Dự kiến năm 2015, thanh lý theo giá trị số sách các khoản nợ xấu 190k tỷ (150 tỷ nợ xấu DNNN và 40k tỷ các doanh nghiệp còn lại). Sau khi thanh lý, công ty mua – bán nợ có lời khoảng 90k tỷ và 70 tỷ các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro.
Do đó đưa nợ xấu từ 300k tỷ (10% tổng dự nợ) năm 2012 về  mức 90k tỷ (3% tổng dư nợ như Quốc hội đặt ra tháng 10.2012) vào năm 2015.
Các giải pháp cần làm để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững sau năm 2015 trở về sau:
Mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Việt Nam: dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn lực lao động chất lượng cao. Tập trung nguồn lực vào ngành năng lượng dầu khí,..
Năm 2012:
Đảng, Nhà nước đã thực tốt việc chống tham nhũng, lừa đảo, hành vi sai trái trong lĩnh vực tài chính.
Tái cấu trúc một phần thị trường chứng khoán: giao dịch buổi chiều, chuyển thời gian thanh toán cổ phiếu từ T4 về T3, hạn chế thủ tục pháp lý dễ dàng cho NDT nước ngoài, xử lý hành vi thao túng giá, gian lận,…
Đánh giá và phân loại nợ xấu, sáp nhập các NH yếu kém, tái cấu trúc các doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch thoái vốn tập đoàn ngoài ngành thông qua thị trường chứng khoán.
Bước đầu tạo sự tin tưởng của thế giới về Việt Nam, kêu gọi tài trợ WB, IMF, Nhật Bản,…
Năm 2013:
Thành lập công ty mua – bán nợ và tiến hành mua nợ xấu và tính toán phương án xử lý
Thị trường chứng khoán: sẽ có thêm sản phẩm chứng quyền,…, nâng cao tiêu chuẩn doanh nghiệp niêm yết, loại bỏ các DN không đủ tiêu chuẩn để cho chứng khoán có lượng hàng chất lượng. Nâng room cho NDT nước ngoài vào quý 3.2013.
Thu hút dòng tiền vào, doanh nghiệp làm ăn tốt, giá cổ phiếu sẽ lên cao giữa năm 2013
Thoái vốn bớt các công ty con tập đoàn ngoài lĩnh vực để tập trung vào ngành chính
Khuyến khích thanh niên làm việc với đam mê, tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, tạo điều kiện để cho thanh niên có được sự giáo dục tốt nhất để phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam theo mô hình tăng trưởng kinh tế mới.
Quý 3.2013, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài sẽ thoái vốn vì đến hạn, có thể đóng quỹ hoặc chuyển sang quỹ mở nếu thấy triển vọng kinh tế Việt Nam tăng tốt tương lai.
Năm 2014-2015:
Kinh tế dần dần đi vào ổn định, GDP tăng trung bình 6,5-7%/ năm, kiểm soát lạm phát thấp dưới 2 con số.
Lượng vàng trong dần rất nhiều, đây là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế sau này. Tạo được sự tin tưởng của người dần vào nền kinh tế, họ sẽ gửi vàng vào NHNN, sau đó NHNN đem lượng vàng làm tài sản đảm bảo để thu ngoại tề về, nếu làm tốt thì năm 2014-2015, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam khoảng 1,5-2 tháng nhập khẩu – tạo niềm tin cực tốt cho NDT nước ngoài.
Tạo niềm tin cho NDT nước ngoài tham gia vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
Room NDT nước ngoài nâng lên, nhiều tổ chức nước ngoài sẽ tham gia sâu hơn vào các vấn đề kinh tế Việt Nam, sẽ sẳn sàng mua nợ xấu và tái cấu trúc lại, giúp doanh nghiệp, ngân hàng Việt Nam phát triển theo kịp với thế giới.
Thị trường chứng khoán bước vào Uptrend trung hạn (6 – 12 – 24 tháng)
Để phát triển kinh tế Việt Nam, giải quyết nợ xấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, tạo niềm tin cho NDT nước ngoài và trong nước, điều kiện cần và đủ là phải vực dậy thị trường chứng khoán – tức thị trường chứng khoán phải bước vào đà tăng trung hạn, vì chỉ có thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt mới giải quyết tất cả các vấn đề nêu trên.
Vì thị trường chứng khoán tăng trưởng thì mới thu hút dòng tiền vào nhằm mục đích thoái vốn của các tập đoàn giá cao, thanh lý nợ xấu giá cao, cổ phần hóa Vietnamairline, Mobifone, BIDV,… giá cao, tạo niềm tin trong dân.
Dương Văn Kháng

Không có nhận xét nào: