Các bài phân tích, dự báo xu hướng, tư vấn cổ phiếu, khóa học, suy nghĩ và tư duy làm giàu, thơ của Dương Văn Kháng
Trang
Nhãn
- NGHĨ GIÀU (107)
- NHẬN ĐỊNH (106)
- TƯ VẤN MUA-BÁN (89)
- KHỦNG HOẢNG (74)
- THƠ (49)
- DẠNG CP (15)
- NHẬN XÉT DVK (9)
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013
M&A tại Việt Nam đối mặt nhiều thách thức
Giá tài sản cao, thiếu thông tin, chưa hoàn thiện pháp lý, quy định thay
đổi thường xuyên, khác biệt về văn hóa quản lý... là những rào cản
khiến thị trường M&A tại Việt Nam nửa đầu năm 2013 gặp không ít khó
khăn.
Ngày 8/8, tại diễn đàn M&A Việt Nam 2013, vấn đề được các diễn giả
mổ xẻ nhiều nhất là thách thức từ những thương vụ M&A trong năm qua.
Nhiều chuyên gia cho rằng nửa đầu năm 2013, thị trường M&A hơi
chững lại vì Việt Nam chưa đẩy mạnh cải cách, tháo gỡ những khó khăn.
Giám đốc Khối tư vấn M&A thuộc KPMG Vietnam, Carl Gordon nhận định,
nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các thương vụ là do bên bán
có sự kỳ vọng quá mức về giá bán hoặc hai bên có những quan điểm khác
nhau về mục tiêu cần đạt được.
Ông Carl Gordon kể thêm, ngay cả khi ý chí bên mua và bên bán gặp nhau thì lại vướng vào bế tắc khác là pháp lý. Các quy định chi phối trực tiếp hoạt động M&A rất nhiều và rải rác trong vô số văn bản khác nhau. Chúng nằm trong các bộ luật và quy định khác nhau, chẳng hạn như Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán...
Ông Carl Gordon kể thêm, ngay cả khi ý chí bên mua và bên bán gặp nhau thì lại vướng vào bế tắc khác là pháp lý. Các quy định chi phối trực tiếp hoạt động M&A rất nhiều và rải rác trong vô số văn bản khác nhau. Chúng nằm trong các bộ luật và quy định khác nhau, chẳng hạn như Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán...
Có kinh nghiệm hơn 40 lần tham gia vào các thương vụ M&A tại Việt
Nam, Giám đốc Đầu tư Recof Corporation, Sam Yoshida chia sẻ: "Thiếu
thông tin của công ty mục tiêu, nếu có thì đa phần không chính xác là
trở ngại đầu tiên. Kế đến các thương vụ còn vấp phải khác biệt về cách
quản lý, quy trình ra quyết định cũng khiến các thương vụ đi vào bế
tắc".
Nhiều diễn giả cho rằng nguyên nhân chính khiến thị trường M&A chưa sôi động nửa đầu năm 2013 là do tài sản bị định giá quá cao và thủ tục còn nhiều thay đổi, pháp lý chưa hoàn chỉnh. Ảnh: Vũ Lê |
Ông Sam Yoshida nhấn mạnh, nút thắt khiến các thương vụ bế tắc phần lớn
do tài sản được định quá cao hoặc thiếu thuyết phục. Đa phần doanh
nghiệp Việt Nam kỳ vọng bán ở mức giá mà doanh nghiệp Nhật không với tới
được. Thêm vào đó, thủ tục phê duyệt, cấp giấy phép gặp nhiều vướng mắc
do các quy định thay đổi thường xuyên. Sự khác biệt trong hoạt động
quản lý, kinh doanh cũng như quy trình ra quyết định cũng là trở ngại
không nhỏ.
Trong khi đó, Giám đốc Khối bất động sản của Vinacapital David
Blackhall nhận xét, nền kinh tế vĩ mô chưa hoàn toàn ổn định là rào cản
lớn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài. Chuyên gia này cho rằng, tâm lý
chờ đợi có thể sẽ tiếp diễn cho đến khi khối ngoại nhận thấy các dấu
hiệu hồi phục kinh tế như: tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu
bắt đầu ổn định trở lại.
Giám đốc dự án - Ngân hàng đầu tư Công ty chứng khoán Bản Việt, Volker Becker trich dẫn số liệu từ CNBC cho
thấy 60-90% các thương vụ M&A thường thất bại và phải mất 2 năm để
đo lường các giao dịch có thành công thành công hay không.
Ông Volker Becker còn cho biết thêm, 70% đối tượng được điều tra trong
cuộc khảo sát về M&A cho rằng kỳ vọng của bên bán quá cao là trở
ngại lớn nhất. Các vấn đề liên quan đến việc thẩm định cũng có thể khiến
cho giao dịch thất bại. Chuyên gia này nhận thấy, thẩm định thương mại
và pháp lý nguy cơ dẫn đến thất bại của thương vụ M&A nhiều hơn là
định giá và tài trợ vốn.
Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng
Huy Đông thừa nhận, cho đến nay Việt Nam chưa nghiên cứu một cách bài
bản về khung pháp lý cho việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp.
Ông Đông phân tích, M&A cũng là một
hình thức đầu tư nhưng lại bị chi phối bởi rất nhiều quy định của nhiều
ngành nghề khác nhau. Nhu cầu mua bán sáp nhập của doanh nghiệp rất lớn
và diễn biến ngày càng nhanh nên rất cần một thể chế tạo môi trường
công bằng để thúc đẩy thị trường này phát triển.
"Tôi đề nghị các doanh nghiệp tham gia diễn đàn tập hợp tất cả vướng
mắc trong quá trình xúc tiến các thương vụ M&A, sau đó sắp đặt một
cuộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có cơ sở tháo gỡ những khó
khăn này”, ông Đông nói.
Vũ Lê
Những tác động của nới lỏng định lượng ở Mỹ
TS. TRẦN THỊ VÂN ANH
(Tài chính) Nới lỏng định lượng thuộc về nhóm chính sách tiền tệ phi truyền thống được các ngân hàng trung ương sử dụng để bơm tiền nhằm kích thích nền kinh tế khi các chính sách tiền tệ truyền thống đã bị vô hiệu hóa. Bài viết phân tích tác động của các gói nới lỏng định lượng đối với nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế thế giới.
Việc triển khai các gói QE khổng lồ không thực sự đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho nền kinh tế Mỹ. Nguồn: internet
Nới lỏng định lượng ở Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu kéo dài từ năm 2008 đến nay, đã đẩy nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng trì trệ kéo dài, khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải liên tiếp hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0 - 0,25% và liên tục tung ra các gói QE khổng lồ để"giải cứu" nền kinh tế. Tháng 11/2008, Mỹ đã tung ra gói QE1 khi cuộc khủng hoảng tài chính đang trong giai đoạn căng thẳng nhất. FED đã hạ lãi suất đồng USD về 0 - 0,25% và chi ra khoảng 1.700 tỷ USD để mua các chứng khoán nợ có tài sản thế chấp đảm bảo (MBS) và trái phiếu kho bạc để thúc đẩy nền kinh tế.
Dưới tác động của QE1, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi trong một giai đoạn ngắn nhưng sau đó lại có dấu hiệu suy giảm. Do đó, từngày 3/11/2010 đến hết tháng 6/2011, FED quyết định bơm thêm 600 tỷ USD cho chương trình QE2 để mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 2 - 10 năm.
Dưới tác động của QE1, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi trong một giai đoạn ngắn nhưng sau đó lại có dấu hiệu suy giảm. Do đó, từngày 3/11/2010 đến hết tháng 6/2011, FED quyết định bơm thêm 600 tỷ USD cho chương trình QE2 để mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 2 - 10 năm.
BẢNG 1: QE: NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT
| |
Định nghĩa
|
Nới lỏng định lượng thuộc về nhóm chính sách tiền tệ phi truyền thống được NHTW sử dụng để bơm tiền nhằm kích thích nền kinh tế khi các chính sách tiền tệ truyền thống đã bị vô hiệu
|
Mục đích
|
Chống giảm phát, tăng lượng tiền lưu thông
|
Kích thích đầu tư, chi tiêu và đối phó khủng hoảng
| |
Cân đối ngân sách
| |
Giải quyết tạm thời vấn đề nợ công
| |
Cách thức tiến hành
|
NHTW tiến hành in tiền (theo hình thức điện tử) và ghi nợ vào tài khoản của mình
|
NHTW mua tài sản tài chính hoặc trái phiếu dài hạn qua đó làm tăng dự trữ vượt quá tại NHTM và tăng giá tài sản tài chính qua đó làm giảm lợi suất các tài sản này
| |
NHTW kỳ vọng NHTM sẽ sử dụng số tiền này cho các doanh nghiệp và người dân vay để đầu tư hoặc chi tiêu để qua đó kích thích nền kinh tế
| |
Kỳ vọng tác động đến nền kinh tế
|
Tạo ra và duy trì sự ổn định của các thị trường tài chính
|
Giảm thiểu phát sinh chi phí bảo hiểm rủi ro khi các tổ chức tài chính gây quỹ tại thị trường tài chính
| |
Tăng lượng cung tiền góp phần giảm bớt lo ngại về rủi ro tín dụng
| |
Cải thiện tình trạng suy thoái sâu hơn của nền kinh tế.
|
Để “giải cứu” và tiếp tục kích thích nền kinh tế Mỹ, FED đã triển khai chương trình “Operation Twist” hay còn gọi là QE 2,5, bao gồm hai gói có trị giá 400 tỷ USD và 267 tỷ USD. Nội dung chính của chương trình này là hoán đổi trái phiếu mà cụ thể là bán trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn ngắn (đáo hạn dưới 3 năm) và mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dài (đáo hạn từ 6-30 năm).
Như vậy, khác với QE thông thường, với chương trình này FED không làm tăng cung tiền và mở rộng bảng cân đối tài sản của mình mà chỉ thay đổi các thành phần trong bảng cân đối sử dụng nguồn vốn có sẵn.
Như vậy, khác với QE thông thường, với chương trình này FED không làm tăng cung tiền và mở rộng bảng cân đối tài sản của mình mà chỉ thay đổi các thành phần trong bảng cân đối sử dụng nguồn vốn có sẵn.
Tuy nhiên, sau 2 gói QE1 và QE2, nền kinh tế Mỹ vẫn không có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Chính phủ Mỹ quyết định tung ra gói QE3 vào tháng 9/2012, đồng thời cam kết tiếp tục giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0% ít nhất đến giữa năm 2015. FED tiến hành mua số lượng MBS trị giá 40 tỷ USD/tháng bằng cách phát hành tiền và mua lại tài sản của các ngân hàng.
QE3 là gói chính sách tiền tệ mà FED đưa ra tạo điều kiện cho vay với lãi suất thấp nhất để doanh nghiệp (DN) Mỹ phát triển, phục hồi kinh tế. QE3 được thực hiện song song với chương trình “Operation Twist”. Như vậy, ước tính tổng cộng mỗi tháng FED sẽ nắm giữ khoảng 85 tỷ USD trái phiếu dài hạn.
QE3 là gói chính sách tiền tệ mà FED đưa ra tạo điều kiện cho vay với lãi suất thấp nhất để doanh nghiệp (DN) Mỹ phát triển, phục hồi kinh tế. QE3 được thực hiện song song với chương trình “Operation Twist”. Như vậy, ước tính tổng cộng mỗi tháng FED sẽ nắm giữ khoảng 85 tỷ USD trái phiếu dài hạn.
Tuy nhiên, QE3 không giải quyết được bếtắc nội tại của nền kinh tếMỹ, do đó, người dân sẽtiếp tục thắt chặt chi tiêu. Hiện nay, FED đang cân nhắc cắt giảm quy mô QE3 xuống mức 65 tỷUSD/tháng vào cuối năm 2013.
Những tác động
Đối với nền kinh tế Mỹ
Việc triển khai các gói QE đối với nền kinh tế Mỹ là điều cần thiết để phục hồi đà tăng trưởng cũng như cải thiện thị trường việc làm khi các chính sách cũ không phát huy tác dụng. Tiến hành gói QE, một mặt FED mua lại MBS từ hệ thống ngân hàng, hỗ trợ tăng vốn khả dụng cho nền kinh tế để qua đó có khả năng kích thích thị trường việc làm; Mặt khác, khi FED mua MBS, giá các công cụ này sẽ bị đẩy lên cao đồng nghĩa với lợi suất trái phiếu giảm xuống, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những tài sản khác như trái phiếu công ty.
Về phần mình, nhà đầu tư mua trái phiếu công ty sẽ làm lợi suất trái phiếu công ty giảm xuống, như vậy DN có thể vay mượn với chi phí rẻ hơn. Chi phí vay rẻ hơn có thể khuyến khích DN mở rộng sản xuất kinh doanh làm tăng số lượng công việc cho nền kinh tế và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập tăng đồng nghĩa với chi tiêu tang, doanh số bán hàng tăng lên và giá nhà sẽ có thể tăng trở lại. Điểm cuối của chu trình này là thị trường hàng hóa và bất động sản có thể được phục hồi.
Về phần mình, nhà đầu tư mua trái phiếu công ty sẽ làm lợi suất trái phiếu công ty giảm xuống, như vậy DN có thể vay mượn với chi phí rẻ hơn. Chi phí vay rẻ hơn có thể khuyến khích DN mở rộng sản xuất kinh doanh làm tăng số lượng công việc cho nền kinh tế và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập tăng đồng nghĩa với chi tiêu tang, doanh số bán hàng tăng lên và giá nhà sẽ có thể tăng trở lại. Điểm cuối của chu trình này là thị trường hàng hóa và bất động sản có thể được phục hồi.
Đến nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được tác động cụ thể của gói QE1 cũng như ích lợi mang lại cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, theo đánh giá của FED, gói QE1 đãgóp phần ngăn chặn nền kinh tế lớn nhất thế giới này rơi vào một cuộc suy thoái sâu rộng. Nói cách khác, QE1 có tác dụng như một “gói kích thích niềm tin” khổng lồ. Nền kinh tế không còn lao dốc và lạm phát dần dần tăng lên. Tuy nhiên, giống như bất kỳ chính sách kinh tế nào, hiệu quả của QE1 cũng bị giảm dần theo thời gian và đó là tiền đề cho QE2 khi Mỹ cần có thêm động lực.
Không giống như gói QE1 và QE2, điểm khác biệt của gói QE 3 là không giới hạn thời gian và quy mô gói cứu trợ. Như vậy, một chương trình mua trái phiếu đã trở thành lời cam kết cho những hành động của FED trong tương lai. FED không mua vào một lượng tài sản cố định và mong đợi sau đó nền kinh tế sẽ hồi phục. FED tuyên bố sẽ tiếp tục mua cho đến khi nền kinh tế tốt lên và thị trường lao động được cải thiện rõ rệt.
Trên thực tế, gói QE3 đã đem lại những tác động tích cực đến nền kinh tế Mỹ. Cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng GDP quý IV/2012 đạt mức 3,1%. Dù trong quý II/2013, kinh tế Mỹ có tăng trưởng chậm hơn (ước tính khoảng 1,3%) do những biện pháp thắt chặt chi tiêu của Chính phủ Liên bang giảm mạnh tới 4,9% so với mức dự kiến ban đầu là 4,1%. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ - yếu tố đóng góp tới hơn 70% vào các hoạt động của nền kinh tế lại liên tục gia tăng. Theo số liệu của tổ chức nghiên cứu Conference Board, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ tháng 6/2013 tăng lên 82,1 điểm, cao nhất kể từ tháng 02/2008.
Các nhà lãnh đạo DN lạc quan hơn về nền kinh tế, khi người tiêu dùng đã bỏ nhiều tiền hơn cho việc mua ôtô và các loại hàng hóa khác. Thị trường nhà đất tiếp tục là động lực chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ, khi giá nhà liên tục tăng và đạt mức tăng mạnh nhất trong 7 năm qua. Giá nhà đất dự kiến tiếp tục tăng khi lãi suất cho vay thấp và người tiêu dùng cũng đã lấy lại niềm tin vào nền kinh tế trong khi nguồn cung nhà ở trên thị trường vẫn đang ở mức thấp nhất trong 1 thập kỷ.
Về thị trường việc làm, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đến cuối năm 2013 sẽ giảm xuống mức 7,2% và đến năm 2014 có thể giảm xuống mức 6,5% - 6,8%. Số việc làm mới trung bình được tạo ra mỗi tháng ước chừng khoảng 163.000 trong quý II/2013 và dự kiến tăng dần lên 200.000 trong quý II/2014.
Như vậy, với 3 gói QE được FED tung ra trong những năm vừa qua đã giúp Mỹ tăng lượng tiền trong lưu thông, giảm lãi suất thấp gần mức 0%, từ đó giúp các tập đoàn và DN tiếp cận được với nguồn vốn một cách dễ dàng. Trên thực tế, gói cứu trợ này đã chứng minh tính hiệu quả của nó khi nền kinh tế Mỹ phục hồi nhanh chóng ngoài dự kiến. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm trái chiều về tác động của QE đối với nền kinh tế Mỹ. Có nhiều ý kiến cho rằng, FED không nên thực hiện quá nhiều QE bởi các gói QE mới sẽ không hiệu quả và có thể còn gây ra những rủi ro cho nền kinh tế.
Về phía FED, việc cơ quan này liên tục tung ra các gói QE khổng lồ đã làm tăng tài sản nợ trong Bảng cân đối tài sản, do một lượng lớn tiền được “bơm vào” nền kinh tế không được trung hòa, tạo áp lực lạm phát. Hơn nữa, việc hoán đổi trái phiếu dài hạn bằng trái phiếu ngắn hạn mặc dù không làm thay đổi tổng tài sản của FED nhưng đã làm giảm chất lượng tài sản của FED, nghĩa là làm đồng USD yếu đi.
Đối với hệ thống ngân hàng, một trong những mục tiêu của QE là tăng vốn khả dụng cho ngân hàng thương mại (NHTM) để cho các tổ chức, DN và cá nhân vay vốn. Hai gói QE đầu tiên đã giúp giảm lãi suất và thúc đẩy thị trường cổ phiếu nhưng các ngân hàng lại không sẵn sàng trong việc cho vay tiền. Hệ thống ngân hàng hiện nay vẫn còn tồn lượng tiền dự trữ khổng lồ (ước tính khoảng 1.600 tỷ USD) không cho vay và bản thân các ngân hàng cũng vẫn chưa sẵn sàng nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng vốn còn đang trong tình trạng thắt chặt sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Đối với nền kinh tế Mỹ nói chung thì ngay bản thân FED cũng nhận định là việc lượng hóa tác động của QE đối với lợi suất trái phiếu sẽ dễ hơn so với “đo đếm” hiệu quả QE đối với kinh tế vĩ mô. Như vậy, việc triển khai các gói QE khổng lồ không thực sự đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho nền kinh tế Mỹ mà ngược lại đã trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ nợ công của nước này (tỷ lệ này đã tăng đáng kể trong giai đoạn tiến hành các gói QE, cụ thể từ mức 87,1% năm 2010 lên tới mức 101,6% cho năm 2013).
Đối với kinh tế thế giới
Ở châu Âu đang phải vật lộn với “bài toán” nợ công, thì việc đồng USD giảm giá làm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ sang khu vực này đã buộc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) phải liên tục hạ thấp lãi suất và bắt đầu chương trình mua tài sản. Nghĩa là, ECB cũng phải sử dụng biện pháp QE tương tự. Việc này một mặt tạo đà cho nền kinh tế toàn châu Âu tăng trưởng, nhưng mặt khác cũng không cải thiện được tình trạng nợ công trong khu vực.
Đối với châu Á, các gói QE của FED không có tác động tiêu cực tới nền kinh tế của các nước trong khu vực này. Điển hình nhất làNhật Bản, vì đồng Yên mạnh, Nhật Bản có thể kỳ vọng đồng Yên trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế phổ biến hơn khi các nền kinh tế như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan tìm cách giảm dần phụ thuộc vào kinh tế Mỹ. Ngoài ra, bằng cách duy trì đồng Yên mạnh so với Euro và USD, Nhật Bản có thể tăng cường đầu tư và tập trung hơn vào hoạt động thương mại khu vực.
Gói QE3 đã tác động tích cực đến nền kinh tế Mỹ: tỷ lệ tăng trưởng GDP quý IV/2012 đạt mức 3,1%. Tuy nhiên, trong quý II/2013, kinh tế Mỹ có tăng trưởng chậm hơn (ước tính khoảng 1,3%) do những biện pháp thắt chặt chi tiêu của Chính phủ Liên bang (giảm mạnh tới 4,9% so với mức dự kiến ban đầu là 4,1%).
Tuy nhiên, việc hạ thấp lãi suất và bơm tiền của FED đã dẫn tới việc một lượng tiền lớn của Mỹ đã “chảy vào” châu Á tạo ra nguy cơ "bong bóng" tài sản trong khu vực này. Lo ngại vềvấn đềnày, Ngân hàng trung ương các nước trong khu vực phải thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm đà tăng trưởng của khu vực trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ.
Cóthểnói, Hong Kong và Singapore có thể chịu tác động mạnh nhất từ các chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ. Đồng đô la Hong Kong trên danh nghĩa neo tỷ giá theo USD nên khi FED tiếp tục triển khai chính sách nới lỏng tiền tệ, Hong Kong buộc phải đánh giá lại chính sách neo tỷ giá này. Giá nhà tại Hong Kong đã tăng 20% trong năm 2012 dẫn tới nguy cơ bong bóng bất động sản “phình to” hơn và thậm chí có thể “vỡ”. Điều này sẽ khiến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Hong Kong tăng cao như tình trạng ở Mỹ, châu Âu, Trung Quốc.
Tương tự, kinh tế Singapore dễ bị tổn thương bởi bong bóng bất động sản do chính sách neo lãi suất theo FED. Các chương trình nới lỏng định lượng của FED thực tế đang gây sức ép lạm phát cho Singapore. Các gói QE chưa mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế Mỹ như mong đợi của Chính phủ nước này, mà còn gây tổn hại đến nền kinh tế một số nước khác, do phụ thuộc vào nền kinh tế số 1 thế giới.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 9 - 2013
Chiến lược trade Gold tối ngày 30.10.2013
Buy 1347,x - 1350,x
Take profit 1354,x - 1358,x
Tối nay lên dải trên H1 1356,x - 1357,x khá cao
Take profit 1354,x - 1358,x
Tối nay lên dải trên H1 1356,x - 1357,x khá cao
Dương Văn Kháng
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013
Dám thất bại để thành công.
Ngày
trước, tôi luôn có suy nghĩ rằng thất bại và thành công là hai thứ đối
lập nhau, cũng như đúng và sai không thể nào cùng gán cho một điều gì
đó. Đã thất bại nghĩa là không thể nào chạm được đến thành công, và đã
sai sót nghĩa là đâu thể làm điều gì đúng đắn.***
Những ai đã thành công đều phải trải qua một lần thất bại, những con người trưởng thành đều có những sai lầm trong quá khứ và những bài học của thuở ấu thơ. Ngày trước, tôi luôn có suy nghĩ rằng thất bại và thành công là hai thứ đối lập nhau, cũng như đúng và sai không thể nào cùng gán cho một điều gì đó. Đã thất bại nghĩa là không thể nào chạm được đến thành công, và đã sai sót nghĩa là đâu thể làm điều gì đúng đắn.
Nhưng hình như tôi đã lầm, hai mặt cứ ngỡ đối lập lại là một bộ đôi gắn kết nhau. Những ai đã thành công đều phải trải qua một lần thất bại, những con người trưởng thành đều có những sai lầm trong quá khứ và những bài học của thuở ấu thơ. Trên cùng một con đường đi đến thành công thì thất bại là một bước đệm cần phải có.
tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện, về hai anh chàng tên là Nhút Nhát và Liều Lĩnh. Có một ngày, Nhút Nhát đã hỏi Liều Lĩnh rằng:
- Cậu sẽ lao đầu vào thất bại để tự rút cho mình một bài học hay sẽ học tập những bài học mà người đã từng thất bại trước đó truyền đạt lại cho cậu?
- Có lẽ tớ sẽ tự trải nghiệm - Liều Lĩnh trả lời - Bởi vì dù có truyền đạt hay đến mấy mà chưa từng trải nghiệm thì tớ không tin sẽ nhớ mãi bài học đó được.
- Thế à? - Nhút Nhát thở dài - Nhưng thất bại thì sẽ đánh mất nhiều thứ lắm. Tớ sẽ học hỏi từ những người đi trước để không bao giờ có sai sót trong đời.
Nhút Nhát trở thành một cỗ máy được lập trình mỗi ngày, cậu ta học cực giỏi, nhưng lại né tránh các mối quan hệ vì sợ đổ vỡ, cậu ta không dám tham gia bất kỳ trò chơi nào của tập thể vì sợ mình sẽ là người thua cuộc. Nhút Nhát thích vẽ, nhưng lại từ bỏ ước mơ vì sợ thất bại. Cậu ấy vào đại học Y, chuỗi ngày nhàm chán bắt đầu và cậu ta tìm đến Liều Lĩnh.
- Tại sao cậu có nhiều bạn thế? - Nhút Nhát hỏi
- Vì tớ chủ động kết bạn với mọi người .
- Nhưng cậu sẽ gặp những người bạn xấu ?
- Đúng! Nhờ những người bạn xấu mà tớ mới biết quý những người bạn tốt thật sự.
- Tại sao cậu dám mở một shop kinh doanh mà không sợ rằng mình sẽ lỗ vốn
- Vì nếu điều đó xảy ra thì tớ vẫn sẽ lời to khi thu về những kinh nghiệm cho mình.
- Tại sao cậu lại yêu thương một người hết lòng khi biết rằng sẽ chẳng có gì là mãi mãi?
- Vì tớ là con người, chứ không phải một cỗ máy, như cậu!
Nhút Nhát im bặt, chưa bao giờ cậu thất bại trong kinh doanh - vì cậu đâu dám nghĩ đến ý tưởng táo bạo đó, chưa bao giờ cậu bị những người bạn xấu lừa lọc mình - vì cậu đâu có một người bạn nào bên cạnh, chưa bao giờ cậu phải đau khổ trong tình yêu - vì Nhút Nhát ơi, cậu đâu dám mở trái tim mình ra vì sợ nó trầy xước.
Bạn có muốn sống như Nhút Nhát không? Thất bại lớn nhất của Nhút Nhát đó là : cậu ấy sợ phải thất bại.
Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công...
Những ai đã thành công đều phải trải qua một lần thất bại, những con người trưởng thành đều có những sai lầm trong quá khứ và những bài học của thuở ấu thơ. Ngày trước, tôi luôn có suy nghĩ rằng thất bại và thành công là hai thứ đối lập nhau, cũng như đúng và sai không thể nào cùng gán cho một điều gì đó. Đã thất bại nghĩa là không thể nào chạm được đến thành công, và đã sai sót nghĩa là đâu thể làm điều gì đúng đắn.
Nhưng hình như tôi đã lầm, hai mặt cứ ngỡ đối lập lại là một bộ đôi gắn kết nhau. Những ai đã thành công đều phải trải qua một lần thất bại, những con người trưởng thành đều có những sai lầm trong quá khứ và những bài học của thuở ấu thơ. Trên cùng một con đường đi đến thành công thì thất bại là một bước đệm cần phải có.
tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện, về hai anh chàng tên là Nhút Nhát và Liều Lĩnh. Có một ngày, Nhút Nhát đã hỏi Liều Lĩnh rằng:
- Cậu sẽ lao đầu vào thất bại để tự rút cho mình một bài học hay sẽ học tập những bài học mà người đã từng thất bại trước đó truyền đạt lại cho cậu?
- Có lẽ tớ sẽ tự trải nghiệm - Liều Lĩnh trả lời - Bởi vì dù có truyền đạt hay đến mấy mà chưa từng trải nghiệm thì tớ không tin sẽ nhớ mãi bài học đó được.
- Thế à? - Nhút Nhát thở dài - Nhưng thất bại thì sẽ đánh mất nhiều thứ lắm. Tớ sẽ học hỏi từ những người đi trước để không bao giờ có sai sót trong đời.
Nhút Nhát trở thành một cỗ máy được lập trình mỗi ngày, cậu ta học cực giỏi, nhưng lại né tránh các mối quan hệ vì sợ đổ vỡ, cậu ta không dám tham gia bất kỳ trò chơi nào của tập thể vì sợ mình sẽ là người thua cuộc. Nhút Nhát thích vẽ, nhưng lại từ bỏ ước mơ vì sợ thất bại. Cậu ấy vào đại học Y, chuỗi ngày nhàm chán bắt đầu và cậu ta tìm đến Liều Lĩnh.
- Tại sao cậu có nhiều bạn thế? - Nhút Nhát hỏi
- Vì tớ chủ động kết bạn với mọi người .
- Nhưng cậu sẽ gặp những người bạn xấu ?
- Đúng! Nhờ những người bạn xấu mà tớ mới biết quý những người bạn tốt thật sự.
- Tại sao cậu dám mở một shop kinh doanh mà không sợ rằng mình sẽ lỗ vốn
- Vì nếu điều đó xảy ra thì tớ vẫn sẽ lời to khi thu về những kinh nghiệm cho mình.
- Tại sao cậu lại yêu thương một người hết lòng khi biết rằng sẽ chẳng có gì là mãi mãi?
- Vì tớ là con người, chứ không phải một cỗ máy, như cậu!
Nhút Nhát im bặt, chưa bao giờ cậu thất bại trong kinh doanh - vì cậu đâu dám nghĩ đến ý tưởng táo bạo đó, chưa bao giờ cậu bị những người bạn xấu lừa lọc mình - vì cậu đâu có một người bạn nào bên cạnh, chưa bao giờ cậu phải đau khổ trong tình yêu - vì Nhút Nhát ơi, cậu đâu dám mở trái tim mình ra vì sợ nó trầy xước.
Bạn có muốn sống như Nhút Nhát không? Thất bại lớn nhất của Nhút Nhát đó là : cậu ấy sợ phải thất bại.
Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công...
Con đường và bí mật đứng dậy sau 7 lần phá sản.
Sinh năm 1960, khởi nghiệp thầu xây dựng từ năm 21 tuổi, năm 1996, ông
Đoan thành lập Cty Bất động sản – Tư vấn Xây dựng Đông Á (Đông Á). Sau
11 năm, trải qua 7 lần phá sản ông Đoan đã xây dựng thành công doanh
nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Mới đây Doanh nhân Cao Tiến Đoan đã
đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới thông qua việc nhập khẩu 4 chiếc
máy bay trực thăng về VN. Trên con đường thoát nghèo, không những từ giã
thành công con trâu – cái cày, ông Đoan đã bắt đầu tiến vào lĩnh vực
kinh doanh hàng không. Dưới đây là những chia sẻ của ông về con đường và
bí mật đứng dậy sau 7 lần phá sản.
Nhìn
cơ ngơi mà doanh nhân Cao Tiến Đoan gây dựng được ngày hôm nay ít ai
biết ông đã kinh qua 7 lần tay trắng. Những gì còn giữ lại được, theo
ông Đoan, đó là uy tín. Uy tín giúp người ta đứng dậy.
Sinh ra ở Quảng Châu, Quảng Xương – cái làng nghèo nhất xứ Thanh còn gia đình ông được phong nghèo nhì. Năm 21 tuổi, ông Đoan quyết định thoát cảnh con trâu cái cày, từ chàng nông dân lên anh công nhân bằng con đường thợ xây. Tính khí mạnh mẽ, thích hứng trách nhiệm và không muốn làm chân sai vặt cho cánh thợ “ma cũ” nên chàng trai Cao Tiến Đoan khi ấy tập hợp một đội mấy chục thanh niên và được trai làng phong làm “ông cai thầu”. Gọi là “cai” cho oai chứ khi ấy bổ trụ, xây viên gạch ngang, gạch dọc ra sao, bê tông trộn mấy cát, mấy sỏi vẫn còn là điều nằm rất xa sự hiểu biết, ông Đoan thú thật. Có lẽ cũng bởi cái sốc nổi, cái sự hành đi quá nhanh so với sự học nên năm 1981 bắt đầu khởi nghiệp thì năm 1983 ông “cai thầu” Cao Tiến Đoan đã lâm vào vỡ nợ.
Năm 1984, ông Đoan khởi nghiệp lại bằng nghề sửa chữa ô tô, định đổi đời bằng “công nghiệp hoá”. Đội thợ kéo quân đi đại tu sửa chữa xe tới tận nhà cho khách. Xe sửa xong, chưa vận hành được bao lâu lại hỏng, thu được đồng nào đổ vào bảo hành đồng ấy. Cuối 1985, “ông chủ” Cao Tiến Đoan chính thức vỡ nợ lần thứ 2. Đã thiếu càng thiếu hơn, đã nợ lại nợ nhiều hơn. Ông Đoan cho biết, ngày đó sau khi dự án sửa chữa xe phá sản, ôm một đống nợ, ông lại theo bạn bè quay lại với nghề xây dựng và lại lên làm chủ lần thứ 3.
Đến tận bây giờ, khi ở tuổi ngoài 50, cái khí chất thanh niên tính ở Doanh nhân Cao Tiến Đoan vẫn còn rất mạnh. Nước da công trường rám nắng và giọng nói nhỏ nhưng chắc nịch khiến người ta dễ hiểu tại sao chàng thanh niên Cao Tiến Đoan ngày trước lại không hề nhụt trí sau những lần trắng tay liên tiếp như vậy.
Năm 1988, ông Đoan bắt tay thi công công trình nền đường từ ngã 3 Lễ Môn đến TP Thanh Hoá. Không biết do số phận hay do trời thử thách nhưng khởi công 1988 thì 1989, đợt trượt giá vật liệu khiến ông Đoan trở tay không kịp. Ông Đoan cho biết, để thi công đoạn đường đó, ông đã phải vay vốn bằng vàng của rất nhiều người trong khi đó vàng đang từ 170.000 đồng/ 1 chỉ vọt lên 540.000 đồng/chỉ. Tình thế trên cộng với bên A chậm thanh toán đã đẩy Cao Tiến Đoan xuống vực phá sản lần thứ 3.
Cố công gắng sức để thoát nghèo, gần 10 năm, 3 lần tay trắng, nghèo chưa thoát mà còn nghèo hơn. Ngôi nhà, nơi cả gia đình sinh sống bị chủ nợ san phẳng trong 2 ngày, một bãi đất phẳng không còn dấu tích. Đó chỉ là 3 trong 7 lần Doanh nhân Cao Tiến Đoan rơi xuống vực thẳm của tiền bạc nhưng điều đáng nói là ước mơ làm giàu vẫn không hề nhụt.
Nhà bị san phẳng, tiền hết và nợ chồng chất, ông còn lại gì sau những lần thất bại ấy?
Lúc đó tôi nghĩ không thể khuất phục, phải làm lại, phải thành công cho bằng được. Lúc làm nghề sửa chữa, đại tu ô tô, dép thì ngấm xăng cong như bánh đa, quần áo có lẽ chỉ cần bật lửa là cháy như đuốc, khó khăn không ngại nhưng nói lời phải giữ lời, làm thì phải chịu. Tôi nghĩ nhiều tới việc làm, kiếm tiền và trả nợ. Chỉ có trả hết nợ mới giữ được niềm tin ở mọi người và mới còn cơ hội để làm lại. Có lẽ cái còn lại duy nhất khi ấy là lý trí mình làm mình chịu và không để thiệt tới mọi người. Cũng nhờ làm được việc đó nên lúc trắng tay tôi vẫn không bị bạn hàng quay lưng, vẫn còn uy tín và đã dựng lại được tất cả từ đổ nát.
Vậy ông đã “làm lại” như thế nào?
Vì muốn thoát nghèo, tôi đã khiến người thân của mình nghèo hơn. Dỡ tan nhà nhưng nợ vẫn không trả được. Lúc ấy tôi nợ khoảng 40 cây vàng, tình trạng bi đát tưởng như không còn lối thoát. Trong nhà đến chiếc ấm pha trà cũng không có, bố tôi lại là người nghiện trà, hai bố con thường dùng chiếc bát, hãm trà vào đó rồi chia ra bát con để uống. Tôi đã nghĩ rất nhiều, tại sao mình làm gì cũng thất bại? Tôi đã bỏ rất nhiều tâm sức để cố công tìm cho được câu trả lời, tìm cho ra nguyên nhân.
Tôi thất bại là do khi ấy không đủ sức để quản lý công việc mình làm. Sau khi nhận ra điều này, nhiều năm sau đó tôi đã tìm các loại sách kinh tế, sách về quản lý, đào tạo nhân lực và đọc rất nhiều. Tôi dành tất cả thời gian có thể được cho việc ấy và càng thấy sự thất bại trước đây của mình là không thể tránh khỏi. Năm 1996, tôi chính thức thành lập doanh nghiệp với bộ máy và hoạt động bài bản, có định hướng chiến lược rõ ràng. Khi ấy tôi mới hiểu được, muốn phát triển phải có tri thức, làm kinh doanh cũng như người lái xe, đừng đi khi chưa thấy rõ đường.
Sau khi đã tự trang bị kiến thức quản trị DN, hiện nay ông đang quản lý DN như thế nào?
Mọi quy trình đều phải đảm bảo bài bản và khoa học. Tôi đã và đang tin học hoá toàn bộ hệt thống quản lý Cty. Bất kỳ lúc nào các lãnh đạo điều hành cũng có thể kiểm tra, kiểm soát và nắm bắt toàn bộ các hoạt động của Cty ở từng vị trí hạng mục một cách chi tiết.
Đông Á mang tiếng là làm nhiều dự án “xương”. Những dự án gọi là “làm sống lại vùng đất chết” bí quyết thành công là gì vậy thưa ông?
Dự án cải tạo môi trường và quy hoạch dân cư ven sông Hạc mà chúng tôi đang thực hiện sắp xong là một trong các dự án táo bạo mà nhiều người gọi là “xương”. Sông Hạc có từ thời Tiền Lê. Sau khi đào kênh nối sông Mã với sông Lam (Nghệ An) để tạo thành đường vận chuyển quân lương, Lê Hoàn cho đào tiếp sông Hạc, nối các huyện Đông Sơn – Triệu Sơn, vừa phục vụ giao thông vừa tiêu thuỷ cho vùng này. Sông Hạc bị lấp dần sau chiến tranh, nước thải, ngập úng và ô nhiễm ở vùng này rất nặng. Chúng tôi đã nghiên cứu và lên phương án cải tạo, xây dựng thành khu đô thị. Tôi muốn biến nơi ô nhiễm này thành nơi dân cư sầm uất, muốn cải tạo môi trường và cuộc sống của dân cư ở đây. Nhìn dự án toàn khó khăn như vậy nên nhiều người bảo chúng tôi làm dự án xương là đúng.
Nhưng dự án này đã tạo một diện mạo mới cho Thành phố. Tôi chỉ nghĩ trong kinh doanh đừng bao giờ nghĩ “đất lành chim đậu”, Phải dám vào chỗ khó, làm cho chỗ khó cũng biết sinh lợi, biến đất ô nhiễm thành đất lành. Tôi muốn tạo ra trên mảnh đất mà người ta đang cho là cằn cỗi, đang chết ấy một sự màu mỡ để kéo mọi người đến. Nơi đó sẽ là điểm sáng, là Thành phố mới. Đó là hướng mà chúng tôi đang đi, không có gì bí mật cả. Hiện nay chúng tôi cũng đang triển khai hàng loạt các dự án mới như khu đô thị Quảng Tân, Dự án Nam Sầm Sơn – khu du lịch nghỉ mát Đông Á … Khi những dự án này hoàn thành, Thanh Hóa – Sầm Sơn sẽ có một diện mạo mới.
Nói về khó khăn, nói về “xương” có lẽ không bao giờ hết, mỗi thời điểm, mỗi công việc đều ấn chứa những khó khăn cần vượt qua. Ông có thể cho biết một kỷ niệm về sự chia sẻ khi bản thân ông lâm cảnh trắng tay không?
Trong lúc khó khăn nhất, ngoài người thân, gia đình, tôi còn nhớ nhất một người, đó là ông Trịnh Huy Luân – Nguyên Giám đốc sở Giao Thông Thanh Hoá. Lúc chia tay tôi ở công trường, ông Luân đã tháo chiếc đồng hồ đeo tay tặng tôi. Đó là chiếc Citizen vàng chanh, loại đồng hồ xịn thời bấy giờ. Tôi không còn 1 xu và ông ấy bảo: “Cầm lấy, sẽ có lúc nó giúp cậu được nhiều việc”. Trong lúc hoạn nạn vẫn có những người xẻ chia, tôi không bao giờ quên. Còn tiền thi công công trình, 6 năm sau bên A vẫn còn nợ, nợ đọng như vậy đã khó càng khó gấp bội.
Cũng phải nói rằng có rất nhiều người tham gia dỡ nhà ngày ấy bây giờ họ vẫn rất khó khăn. Những người này bây giờ tôi vẫn giúp đỡ họ khi họ ốm đau, khi họ khó khăn về kinh tế. Ai cũng có những khó khăn riêng, họ không có gì đáng trách, cái đáng trách lớn nhất là sự thiếu kiến thức và tôi đã cố gắng để mình không còn thiếu điều đó nữa. Đây cũng là điều tôi muốn chia sẻ với những ai có khát vọng tiến lên.
Được biết năm nào Cty của ông cũng giành vài giải thưởng, có lẽ bộ sưu tập của Đông Á giờ đây có đư các giải thưởng trong nước và cũng rất nhiều giải thưởng quốc tế, vậy theo ông, điều giá trị nhất đối với một doanh nghiệp là gì và cụ thể cái gì là giá trị nhất đối với doanh nghiệp của ông?
Tôi nghĩ giá trị lớn nhất đối với doanh nghiệp là uy tín. Điều này rất đúng với công ty chúng tôi. Uy tín mà chúng tôi xây dựng trong nhiều năm qua đã giúp chúng tôi đạt được nhiều kết quả không ngờ trong kinh doanh. Năm 1996 tôi lập doanh nghiệp, khi ấy chỉ có hơn 1 tỷ đồng vốn thì bây giờ con số ấy đã gấp lên rất nhiều lần. Đó cũng là do uy tín mang lại.
Công ty Cổ phần Công nghệ Hành Tinh Xanh (Green Planet) và 4 chiếc trực thăng mới được nhập khẩu đang được khá nhiều người quan tâm, loại hình kinh doanh mới này sẽ được triển khai như thế nào?
Việc đưa 4 máy bay vào Việt Nam ngoài sự đam mê, còn là một mô hình mới thiết thực bổ ích cho doanh nghiệp và doanh nhân. Mô hình này sẽ còn phục vụ cho việc du dịch biển đảo, khảo sát địa chất, lâm nghiệp, đặc biệt là cứu hộ cứu nạn khi lũ lụt, thiên tai xảy ra.
Ông có thể chia xẻ kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm kinh doanh của mình cho các doanh nhân trẻ hoặc những người mong muốn trở thành doanh nhân không?
Tôi xin kể một câu chuyện cũ thế này. Sau khi phá sản lần thứ 3, và tiếp tục bước vào kinh doanh lần thứ 4. Việc đầu tiên mà tôi làm khi công việc bắt đầu thuận buồm xuôi gió và có thu nhập đó là trả hết nợ. Sau đó xây lại ngôi chùa và đền thờ An Dương Vương ở ngay quê tôi. Tiếp đó, xây lại nhà cửa cho các anh chị em và cha mẹ, những người đã qua khổ với mình. Cuối cùng sửa lại ngôi nhà cho mình. Hiện nay, chúng tôi tập trung nghiên cứu và triển khai các dự án sao cho bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận đảm bảo tốt lợi ích xã hội. Đây cũng là cách để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Doanh nghiệp của bạn sẽ chẳng có uy tín cao nếu bạn chỉ biết làm kinh doanh tốt mà quên mất trách nhiệm xã hội mà uy tín chính là nền tảng của sự phát triển. Phải biết lấy tâm làm trọng, lấy tầm cho sự phát triển bền vững và lấy trí dũng để giữ gìn những thành quả của sự phát triển ấy.
Ông có vẻ là người hoài cổ, hay trăn trở với những chuyện đã qua, ông làm gì với thời gian rỗi của mình?
Tôi không có nhiều thời gian rỗi xong cũng cố gắng để có được vài khoảng trống. Tôi mê cây cảnh và xe cổ. Chiếc Meccedes 190 sản xuất năm 1950 và chiếc Pergout 201 có tuổi gần thế kỷ này và chiếc Vespa nữa, rồi cây cảnh và thơ. Chúng lấy nốt khoảng thời gian rỗi rãi còn lại của tôi.
Trên con đường thoát nghèo, thoát cảnh con trâu – cái cày, Doanh nhân Cao Tiến Đoan đã 7 lần tay trắng. Giữ lời và Uy tín là điều quan trọng nhất để ông Đoan đứng dậy từ 7 lần vấp ngã. Cũng chính điều này đã giúp ông không những thành công trong việc giã từ Trâu và cày mà còn trở thành nhà kinh doanh bất động sản thành công và đang tiến vào lĩnh vực kinh doanh hàng không với tương lai rộng mở trước mắt.
Sinh ra ở Quảng Châu, Quảng Xương – cái làng nghèo nhất xứ Thanh còn gia đình ông được phong nghèo nhì. Năm 21 tuổi, ông Đoan quyết định thoát cảnh con trâu cái cày, từ chàng nông dân lên anh công nhân bằng con đường thợ xây. Tính khí mạnh mẽ, thích hứng trách nhiệm và không muốn làm chân sai vặt cho cánh thợ “ma cũ” nên chàng trai Cao Tiến Đoan khi ấy tập hợp một đội mấy chục thanh niên và được trai làng phong làm “ông cai thầu”. Gọi là “cai” cho oai chứ khi ấy bổ trụ, xây viên gạch ngang, gạch dọc ra sao, bê tông trộn mấy cát, mấy sỏi vẫn còn là điều nằm rất xa sự hiểu biết, ông Đoan thú thật. Có lẽ cũng bởi cái sốc nổi, cái sự hành đi quá nhanh so với sự học nên năm 1981 bắt đầu khởi nghiệp thì năm 1983 ông “cai thầu” Cao Tiến Đoan đã lâm vào vỡ nợ.
Năm 1984, ông Đoan khởi nghiệp lại bằng nghề sửa chữa ô tô, định đổi đời bằng “công nghiệp hoá”. Đội thợ kéo quân đi đại tu sửa chữa xe tới tận nhà cho khách. Xe sửa xong, chưa vận hành được bao lâu lại hỏng, thu được đồng nào đổ vào bảo hành đồng ấy. Cuối 1985, “ông chủ” Cao Tiến Đoan chính thức vỡ nợ lần thứ 2. Đã thiếu càng thiếu hơn, đã nợ lại nợ nhiều hơn. Ông Đoan cho biết, ngày đó sau khi dự án sửa chữa xe phá sản, ôm một đống nợ, ông lại theo bạn bè quay lại với nghề xây dựng và lại lên làm chủ lần thứ 3.
Đến tận bây giờ, khi ở tuổi ngoài 50, cái khí chất thanh niên tính ở Doanh nhân Cao Tiến Đoan vẫn còn rất mạnh. Nước da công trường rám nắng và giọng nói nhỏ nhưng chắc nịch khiến người ta dễ hiểu tại sao chàng thanh niên Cao Tiến Đoan ngày trước lại không hề nhụt trí sau những lần trắng tay liên tiếp như vậy.
Năm 1988, ông Đoan bắt tay thi công công trình nền đường từ ngã 3 Lễ Môn đến TP Thanh Hoá. Không biết do số phận hay do trời thử thách nhưng khởi công 1988 thì 1989, đợt trượt giá vật liệu khiến ông Đoan trở tay không kịp. Ông Đoan cho biết, để thi công đoạn đường đó, ông đã phải vay vốn bằng vàng của rất nhiều người trong khi đó vàng đang từ 170.000 đồng/ 1 chỉ vọt lên 540.000 đồng/chỉ. Tình thế trên cộng với bên A chậm thanh toán đã đẩy Cao Tiến Đoan xuống vực phá sản lần thứ 3.
Cố công gắng sức để thoát nghèo, gần 10 năm, 3 lần tay trắng, nghèo chưa thoát mà còn nghèo hơn. Ngôi nhà, nơi cả gia đình sinh sống bị chủ nợ san phẳng trong 2 ngày, một bãi đất phẳng không còn dấu tích. Đó chỉ là 3 trong 7 lần Doanh nhân Cao Tiến Đoan rơi xuống vực thẳm của tiền bạc nhưng điều đáng nói là ước mơ làm giàu vẫn không hề nhụt.
Nhà bị san phẳng, tiền hết và nợ chồng chất, ông còn lại gì sau những lần thất bại ấy?
Lúc đó tôi nghĩ không thể khuất phục, phải làm lại, phải thành công cho bằng được. Lúc làm nghề sửa chữa, đại tu ô tô, dép thì ngấm xăng cong như bánh đa, quần áo có lẽ chỉ cần bật lửa là cháy như đuốc, khó khăn không ngại nhưng nói lời phải giữ lời, làm thì phải chịu. Tôi nghĩ nhiều tới việc làm, kiếm tiền và trả nợ. Chỉ có trả hết nợ mới giữ được niềm tin ở mọi người và mới còn cơ hội để làm lại. Có lẽ cái còn lại duy nhất khi ấy là lý trí mình làm mình chịu và không để thiệt tới mọi người. Cũng nhờ làm được việc đó nên lúc trắng tay tôi vẫn không bị bạn hàng quay lưng, vẫn còn uy tín và đã dựng lại được tất cả từ đổ nát.
Vậy ông đã “làm lại” như thế nào?
Vì muốn thoát nghèo, tôi đã khiến người thân của mình nghèo hơn. Dỡ tan nhà nhưng nợ vẫn không trả được. Lúc ấy tôi nợ khoảng 40 cây vàng, tình trạng bi đát tưởng như không còn lối thoát. Trong nhà đến chiếc ấm pha trà cũng không có, bố tôi lại là người nghiện trà, hai bố con thường dùng chiếc bát, hãm trà vào đó rồi chia ra bát con để uống. Tôi đã nghĩ rất nhiều, tại sao mình làm gì cũng thất bại? Tôi đã bỏ rất nhiều tâm sức để cố công tìm cho được câu trả lời, tìm cho ra nguyên nhân.
Tôi thất bại là do khi ấy không đủ sức để quản lý công việc mình làm. Sau khi nhận ra điều này, nhiều năm sau đó tôi đã tìm các loại sách kinh tế, sách về quản lý, đào tạo nhân lực và đọc rất nhiều. Tôi dành tất cả thời gian có thể được cho việc ấy và càng thấy sự thất bại trước đây của mình là không thể tránh khỏi. Năm 1996, tôi chính thức thành lập doanh nghiệp với bộ máy và hoạt động bài bản, có định hướng chiến lược rõ ràng. Khi ấy tôi mới hiểu được, muốn phát triển phải có tri thức, làm kinh doanh cũng như người lái xe, đừng đi khi chưa thấy rõ đường.
Sau khi đã tự trang bị kiến thức quản trị DN, hiện nay ông đang quản lý DN như thế nào?
Mọi quy trình đều phải đảm bảo bài bản và khoa học. Tôi đã và đang tin học hoá toàn bộ hệt thống quản lý Cty. Bất kỳ lúc nào các lãnh đạo điều hành cũng có thể kiểm tra, kiểm soát và nắm bắt toàn bộ các hoạt động của Cty ở từng vị trí hạng mục một cách chi tiết.
Đông Á mang tiếng là làm nhiều dự án “xương”. Những dự án gọi là “làm sống lại vùng đất chết” bí quyết thành công là gì vậy thưa ông?
Dự án cải tạo môi trường và quy hoạch dân cư ven sông Hạc mà chúng tôi đang thực hiện sắp xong là một trong các dự án táo bạo mà nhiều người gọi là “xương”. Sông Hạc có từ thời Tiền Lê. Sau khi đào kênh nối sông Mã với sông Lam (Nghệ An) để tạo thành đường vận chuyển quân lương, Lê Hoàn cho đào tiếp sông Hạc, nối các huyện Đông Sơn – Triệu Sơn, vừa phục vụ giao thông vừa tiêu thuỷ cho vùng này. Sông Hạc bị lấp dần sau chiến tranh, nước thải, ngập úng và ô nhiễm ở vùng này rất nặng. Chúng tôi đã nghiên cứu và lên phương án cải tạo, xây dựng thành khu đô thị. Tôi muốn biến nơi ô nhiễm này thành nơi dân cư sầm uất, muốn cải tạo môi trường và cuộc sống của dân cư ở đây. Nhìn dự án toàn khó khăn như vậy nên nhiều người bảo chúng tôi làm dự án xương là đúng.
Nhưng dự án này đã tạo một diện mạo mới cho Thành phố. Tôi chỉ nghĩ trong kinh doanh đừng bao giờ nghĩ “đất lành chim đậu”, Phải dám vào chỗ khó, làm cho chỗ khó cũng biết sinh lợi, biến đất ô nhiễm thành đất lành. Tôi muốn tạo ra trên mảnh đất mà người ta đang cho là cằn cỗi, đang chết ấy một sự màu mỡ để kéo mọi người đến. Nơi đó sẽ là điểm sáng, là Thành phố mới. Đó là hướng mà chúng tôi đang đi, không có gì bí mật cả. Hiện nay chúng tôi cũng đang triển khai hàng loạt các dự án mới như khu đô thị Quảng Tân, Dự án Nam Sầm Sơn – khu du lịch nghỉ mát Đông Á … Khi những dự án này hoàn thành, Thanh Hóa – Sầm Sơn sẽ có một diện mạo mới.
Nói về khó khăn, nói về “xương” có lẽ không bao giờ hết, mỗi thời điểm, mỗi công việc đều ấn chứa những khó khăn cần vượt qua. Ông có thể cho biết một kỷ niệm về sự chia sẻ khi bản thân ông lâm cảnh trắng tay không?
Trong lúc khó khăn nhất, ngoài người thân, gia đình, tôi còn nhớ nhất một người, đó là ông Trịnh Huy Luân – Nguyên Giám đốc sở Giao Thông Thanh Hoá. Lúc chia tay tôi ở công trường, ông Luân đã tháo chiếc đồng hồ đeo tay tặng tôi. Đó là chiếc Citizen vàng chanh, loại đồng hồ xịn thời bấy giờ. Tôi không còn 1 xu và ông ấy bảo: “Cầm lấy, sẽ có lúc nó giúp cậu được nhiều việc”. Trong lúc hoạn nạn vẫn có những người xẻ chia, tôi không bao giờ quên. Còn tiền thi công công trình, 6 năm sau bên A vẫn còn nợ, nợ đọng như vậy đã khó càng khó gấp bội.
Cũng phải nói rằng có rất nhiều người tham gia dỡ nhà ngày ấy bây giờ họ vẫn rất khó khăn. Những người này bây giờ tôi vẫn giúp đỡ họ khi họ ốm đau, khi họ khó khăn về kinh tế. Ai cũng có những khó khăn riêng, họ không có gì đáng trách, cái đáng trách lớn nhất là sự thiếu kiến thức và tôi đã cố gắng để mình không còn thiếu điều đó nữa. Đây cũng là điều tôi muốn chia sẻ với những ai có khát vọng tiến lên.
Được biết năm nào Cty của ông cũng giành vài giải thưởng, có lẽ bộ sưu tập của Đông Á giờ đây có đư các giải thưởng trong nước và cũng rất nhiều giải thưởng quốc tế, vậy theo ông, điều giá trị nhất đối với một doanh nghiệp là gì và cụ thể cái gì là giá trị nhất đối với doanh nghiệp của ông?
Tôi nghĩ giá trị lớn nhất đối với doanh nghiệp là uy tín. Điều này rất đúng với công ty chúng tôi. Uy tín mà chúng tôi xây dựng trong nhiều năm qua đã giúp chúng tôi đạt được nhiều kết quả không ngờ trong kinh doanh. Năm 1996 tôi lập doanh nghiệp, khi ấy chỉ có hơn 1 tỷ đồng vốn thì bây giờ con số ấy đã gấp lên rất nhiều lần. Đó cũng là do uy tín mang lại.
Công ty Cổ phần Công nghệ Hành Tinh Xanh (Green Planet) và 4 chiếc trực thăng mới được nhập khẩu đang được khá nhiều người quan tâm, loại hình kinh doanh mới này sẽ được triển khai như thế nào?
Việc đưa 4 máy bay vào Việt Nam ngoài sự đam mê, còn là một mô hình mới thiết thực bổ ích cho doanh nghiệp và doanh nhân. Mô hình này sẽ còn phục vụ cho việc du dịch biển đảo, khảo sát địa chất, lâm nghiệp, đặc biệt là cứu hộ cứu nạn khi lũ lụt, thiên tai xảy ra.
Ông có thể chia xẻ kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm kinh doanh của mình cho các doanh nhân trẻ hoặc những người mong muốn trở thành doanh nhân không?
Tôi xin kể một câu chuyện cũ thế này. Sau khi phá sản lần thứ 3, và tiếp tục bước vào kinh doanh lần thứ 4. Việc đầu tiên mà tôi làm khi công việc bắt đầu thuận buồm xuôi gió và có thu nhập đó là trả hết nợ. Sau đó xây lại ngôi chùa và đền thờ An Dương Vương ở ngay quê tôi. Tiếp đó, xây lại nhà cửa cho các anh chị em và cha mẹ, những người đã qua khổ với mình. Cuối cùng sửa lại ngôi nhà cho mình. Hiện nay, chúng tôi tập trung nghiên cứu và triển khai các dự án sao cho bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận đảm bảo tốt lợi ích xã hội. Đây cũng là cách để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Doanh nghiệp của bạn sẽ chẳng có uy tín cao nếu bạn chỉ biết làm kinh doanh tốt mà quên mất trách nhiệm xã hội mà uy tín chính là nền tảng của sự phát triển. Phải biết lấy tâm làm trọng, lấy tầm cho sự phát triển bền vững và lấy trí dũng để giữ gìn những thành quả của sự phát triển ấy.
Ông có vẻ là người hoài cổ, hay trăn trở với những chuyện đã qua, ông làm gì với thời gian rỗi của mình?
Tôi không có nhiều thời gian rỗi xong cũng cố gắng để có được vài khoảng trống. Tôi mê cây cảnh và xe cổ. Chiếc Meccedes 190 sản xuất năm 1950 và chiếc Pergout 201 có tuổi gần thế kỷ này và chiếc Vespa nữa, rồi cây cảnh và thơ. Chúng lấy nốt khoảng thời gian rỗi rãi còn lại của tôi.
Trên con đường thoát nghèo, thoát cảnh con trâu – cái cày, Doanh nhân Cao Tiến Đoan đã 7 lần tay trắng. Giữ lời và Uy tín là điều quan trọng nhất để ông Đoan đứng dậy từ 7 lần vấp ngã. Cũng chính điều này đã giúp ông không những thành công trong việc giã từ Trâu và cày mà còn trở thành nhà kinh doanh bất động sản thành công và đang tiến vào lĩnh vực kinh doanh hàng không với tương lai rộng mở trước mắt.
Nguồn : Dautugi
Kịch bản giảm điểm mạnh theo trình tự sắp tới mong quý anh chị cẩn trọng (Viết ngày 23-10-2013)
Bài viết được gửi tới các khách hàng VIP vào ngày 23-10-2013 chi tiết như sau:
Qua rất nhiều lần đoán đỉnh, chốt lời hết cổ phiếu ở vùng đỉnh rất thành công, hôm nay chia sẽ diễn biến tạo đỉnh và giảm xuống theo thứ tự như sau:
Phiến 24.10: đầu phiên có thể còn hưng phấn và nhà cái kéo lên được 508,x - 509,x cho tâm lý nhà đầu tư hưng phấn, sau đó rất nhiều lệnh MP sẽ được bán ra mạnh bắt đầu từ sau 10h15 phút, chốt phiên HOSE chỉ giảm nhẹ 0,6 - 0,8%
Phiên 25.10: vẫn bull nhẹ đầu phiên sau đó chốt phiên giảm 0,4 - 0,6%
Phiên 28.10 và 29.10: vẫn kịch bản cũ là bull đầu phiên, sau đó giảm khoảng 0,4 - 0,7%
Phiên giảm mạnh sẽ rơi vào ngày 30.10.2013: Giảm khoảng 1,2 %
Phiên 31.10.2013 sẽ giảm khoảng 2-2,1%
Đây chính là kịch bản rất dã man, không cho giảm liền mà kéo dài sự hi vọng và giảm 1 cách bất ngờ
Còn kịch bản giảm 1 cách rất mạnh thì là điều quá dễ dàng, nếu kịch bản này xảy ra thì phiên 24-25.10 sẽ giảm mạnh khoảng 1,5%
Qua rất nhiều lần đoán đỉnh, chốt lời hết cổ phiếu ở vùng đỉnh rất thành công, hôm nay chia sẽ diễn biến tạo đỉnh và giảm xuống theo thứ tự như sau:
Phiến 24.10: đầu phiên có thể còn hưng phấn và nhà cái kéo lên được 508,x - 509,x cho tâm lý nhà đầu tư hưng phấn, sau đó rất nhiều lệnh MP sẽ được bán ra mạnh bắt đầu từ sau 10h15 phút, chốt phiên HOSE chỉ giảm nhẹ 0,6 - 0,8%
Phiên 25.10: vẫn bull nhẹ đầu phiên sau đó chốt phiên giảm 0,4 - 0,6%
Phiên 28.10 và 29.10: vẫn kịch bản cũ là bull đầu phiên, sau đó giảm khoảng 0,4 - 0,7%
Phiên giảm mạnh sẽ rơi vào ngày 30.10.2013: Giảm khoảng 1,2 %
Phiên 31.10.2013 sẽ giảm khoảng 2-2,1%
Đây chính là kịch bản rất dã man, không cho giảm liền mà kéo dài sự hi vọng và giảm 1 cách bất ngờ
Còn kịch bản giảm 1 cách rất mạnh thì là điều quá dễ dàng, nếu kịch bản này xảy ra thì phiên 24-25.10 sẽ giảm mạnh khoảng 1,5%
Dương Văn Kháng
Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
Dự báo giá vàng 28.10 đến 1.11.2013
Chart Weekly:
ADX
(14) ở 20,6 ; +DI ở 19, và -DI ở 18,7: mức độ biến động không mạnh bằng tuần
trước, vẫn là xu hướng tăng
Tuần
trước (1310,x - 1355,x), tương đương 45 USD
Khả
năng tuần này, biến động thấp hơn 45 USD
Dự báo: khả năng đầu tuần giảm về 1335,x
- 1340,x tích lũy 2-3 ngày để cuối tuần tăng trở lại mốc 1376,x - 1380,x
Chart D1:
ADX(14)
ở 29,8 ; +DI ở mức 20,1 và -DI ở mức 9,05 - ở mức thấp nên -DI sẽ bật trở lại,
tức lúc đó giá vàng giảm xuống, dự báo giảm về 1324 - 1330 (dải dưới H4)
%K
ở mức 85,9 và %D ở mức 87,2: khả năng điều chỉnh giảm vào 2 ngày đầu tuần khả
cao (thứ 2, thứ 3 với thời gian là 13h30-16h và 18h30-21h tối Việt Nam)
Dự báo: Dải giữa của D1 là 1311,x rất vững
để khẳng đà còn tăng nữa. Ngắn hạn, giá gold điều chỉnh về 1324,x - 1330,x -
1337,x và 2-3 ngày đầu tuần. Sau đó tăng trở lại 1360,x - 1370,x vào 2 ngày cuối
tuần (thứ 5 và thứ 6)
Chiến lược:
Ngày
28-29.10.2013:
Sell
1350,x-1355,x . Take profit 1324,x - 1340,x. Stop Loss 1365,x
Ngày
30-31.10 đến 1.11.2013:
Buy
1324,x - 1340,x. Take Profit 1360,x - 1370,x. Stop Loss 1310,x - 1315,x
Dương Văn Kháng
VCSC: Sự kỳ vọng của DN quyết định số phận thương vụ M&A
Thời
gian qua, các hoạt động M&A đình đám đã thu hút không ít sự chú ý
của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những
thương vụ thành công thì không ít thương vụ phải bỏ dở. Vì đâu?
Chúng
tôi đã có trao đổi với ông Nguyễn Phúc Hảo, Phó Giám đốc, Phụ trách bộ
phận Ngân hàng đầu tư, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) về vấn đề này.
Ông đánh giá như thế nào về hoạt động M&A tại Việt Nam hiện tại và xu hướng?
Theo
tôi, hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian tới sẽ phát triển sâu hơn
nhưng vẫn theo xu hướng chung, bắt đầu xuất hiện từ năm 2010 với mục
tiêu là các tài sản “giá rẻ”.
Chiến
lược của những thương vụ này là tham gia tái cấu trúc, hướng doanh
nghiệp tập trung cho hoạt động chính, tích hợp chuỗi giá trị hoặc phát
triển thị phần.
Phương thức M&A vẫn duy trì với cách chào mua công khai, thâu tóm và thôn tính doanh nghiệp.
Cụ
thể với các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua
thì sao, thưa ông? Những thương vụ này có giúp giải quyết các vấn đề
đang tồn tại của ngành ngân hàng hay không?
Vấn
đề cốt lõi của các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng là nhằm
cải thiện tương đối các chỉ số tài chính, tăng quy mô nhưng trước mắt
chưa giải quyết được vấn đề nợ xấu.
Đây
có thể là động thái tích cực hơn cho ngành ngân hàng trong tương lai
khi một ngân hàng mạnh sẽ “đỡ” một ngân hàng yếu và hai ngân hàng “vừa
vừa” sẽ đỡ nhau để không bị yếu.
Theo tôi, thời gian tới sẽ vẫn còn những thương vụ M&A ngân hàng vừa là mệnh lệnh hành chính vừa là tự nguyện.
Bản
Việt đã tư vấn M&A thành công cho những khách hàng nào? Và tỷ lệ
thành công đối với các thương vụ tư vấn của Bản Việt? Các thương vụ nếu
thất bại thường do đâu?
Bản Việt đã tư vấn M&A thành công cho nhiều khách hàng, trong đó có Masan Group (MSN), PV Gas (GAS), Vinamilk (VNM), Techcombank, FPT, PVD, Vincem… Đa số những thương vụ này nhằm tái cấu trúc và phát triển thị phần.
Hơn
70% thương vụ tư vấn M&A của chúng tôi đều cho kết quả thành công.
Còn lại những thương vụ tư vấn chưa thành chủ yếu là do kỳ vọng các bên
thay đổi theo thời gian ngắn hạn. Ngoài ra còn có sự kết hợp với các
biến động các chính sách kinh tế và pháp lý.
Tư
vấn M&A cho các doanh nghiệp Việt thường gặp khó khăn nhất với
những doanh nghiệp chưa xác định rõ tầm nhìn chiến lược phù hợp với đặc
thù của Việt Nam. Điều này dẫn đến kỳ vọng của doanh nghiệp không phù
hợp, dễ bị thay đổi với những biến động của nền kinh tế và pháp lý. Đặc
biệt là trong thời gian lãi suất ngân hàng biến động hay khi có các
Thông tư, quy định mới nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể…Vì thế doanh
nghiệp không thể có được “tiếng nói chung” khi thương thảo.
Thế còn văn hoá quản trị gia đình tại Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động M&A?
Đối với các thương vụ M&A có văn hóa quản trị gia đình sẽ bị hạn chế ở hai điểm.
Thứ nhất là
việc chia sẻ quyền kiểm soát và điều hành. Ở các doanh nghiệp này
thường có sự điều phối nhân sự không phù hợp tại các vị trí quan trọng,
họ thường đồng nhất khái niệm con người điều hành, hoạt động và khái
niệm con người kiểm soát.
Nghĩa
là một đối tác muốn đầu tư vào một doanh nghiệp thì đòi hỏi bộ máy nhân
sự phải độc lập trong khi doanh nghiệp đó vẫn mang nặng tính “gia đình
trị” khi để những người liên quan nắm giữ những vị trí quan trọng.
Thứ hai là
chiến lược phát triển. Doanh nghiệp chỉ đưa ra được chiến lược ngắn hạn
hay có những trường hợp có chiến lược phát triển không phù hợp với đặc
thù, yếu tố ngành và xu hướng phát triển của ngành.
Vậy
yếu tố tiên quyết giúp cho một thương vụ M&A thành công đối với cả
bên bán và bên mua là gì? Ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp đang
gặp khó khăn trong việc huy động vốn?
Để
một thương vụ M&A thành công cho cả bên bán và bên mua thì sự kỳ
vọng của các doanh nghiệp phải phù hợp với thực tế tình hình kinh tế thị
trường hiện nay và xu thế trong tương lai.
Có
thể thấy, tình trạng “sức khỏe” của các doanh nghiệp hiện nay nói chung
vẫn còn “yếu” và vẫn cần thời gian để hồi phục trong một vài năm tới.
Vì thế, doanh nghiệp muốn huy động vốn thành công thì trước tiên phải có
chiến lược dài hơi, phù hợp với xu thế ngành. Bên cạnh đó, doanh nghiệp
cần chú trọng về việc tạo ra được khả năng hồi phục và tăng trưởng
trong tương lai.
Cám ơn ông!
Thanh Nụ thực hiện
INFONET
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)