Chúng
tôi đã có trao đổi với ông Nguyễn Phúc Hảo, Phó Giám đốc, Phụ trách bộ
phận Ngân hàng đầu tư, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) về vấn đề này.
Ông đánh giá như thế nào về hoạt động M&A tại Việt Nam hiện tại và xu hướng?
Theo
tôi, hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian tới sẽ phát triển sâu hơn
nhưng vẫn theo xu hướng chung, bắt đầu xuất hiện từ năm 2010 với mục
tiêu là các tài sản “giá rẻ”.
Chiến
lược của những thương vụ này là tham gia tái cấu trúc, hướng doanh
nghiệp tập trung cho hoạt động chính, tích hợp chuỗi giá trị hoặc phát
triển thị phần.
Phương thức M&A vẫn duy trì với cách chào mua công khai, thâu tóm và thôn tính doanh nghiệp.
Cụ
thể với các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua
thì sao, thưa ông? Những thương vụ này có giúp giải quyết các vấn đề
đang tồn tại của ngành ngân hàng hay không?
Vấn
đề cốt lõi của các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng là nhằm
cải thiện tương đối các chỉ số tài chính, tăng quy mô nhưng trước mắt
chưa giải quyết được vấn đề nợ xấu.
Đây
có thể là động thái tích cực hơn cho ngành ngân hàng trong tương lai
khi một ngân hàng mạnh sẽ “đỡ” một ngân hàng yếu và hai ngân hàng “vừa
vừa” sẽ đỡ nhau để không bị yếu.
Theo tôi, thời gian tới sẽ vẫn còn những thương vụ M&A ngân hàng vừa là mệnh lệnh hành chính vừa là tự nguyện.
Bản
Việt đã tư vấn M&A thành công cho những khách hàng nào? Và tỷ lệ
thành công đối với các thương vụ tư vấn của Bản Việt? Các thương vụ nếu
thất bại thường do đâu?
Bản Việt đã tư vấn M&A thành công cho nhiều khách hàng, trong đó có Masan Group (MSN), PV Gas (GAS), Vinamilk (VNM), Techcombank, FPT, PVD, Vincem… Đa số những thương vụ này nhằm tái cấu trúc và phát triển thị phần.
Hơn
70% thương vụ tư vấn M&A của chúng tôi đều cho kết quả thành công.
Còn lại những thương vụ tư vấn chưa thành chủ yếu là do kỳ vọng các bên
thay đổi theo thời gian ngắn hạn. Ngoài ra còn có sự kết hợp với các
biến động các chính sách kinh tế và pháp lý.
Tư
vấn M&A cho các doanh nghiệp Việt thường gặp khó khăn nhất với
những doanh nghiệp chưa xác định rõ tầm nhìn chiến lược phù hợp với đặc
thù của Việt Nam. Điều này dẫn đến kỳ vọng của doanh nghiệp không phù
hợp, dễ bị thay đổi với những biến động của nền kinh tế và pháp lý. Đặc
biệt là trong thời gian lãi suất ngân hàng biến động hay khi có các
Thông tư, quy định mới nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể…Vì thế doanh
nghiệp không thể có được “tiếng nói chung” khi thương thảo.
Thế còn văn hoá quản trị gia đình tại Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động M&A?
Đối với các thương vụ M&A có văn hóa quản trị gia đình sẽ bị hạn chế ở hai điểm.
Thứ nhất là
việc chia sẻ quyền kiểm soát và điều hành. Ở các doanh nghiệp này
thường có sự điều phối nhân sự không phù hợp tại các vị trí quan trọng,
họ thường đồng nhất khái niệm con người điều hành, hoạt động và khái
niệm con người kiểm soát.
Nghĩa
là một đối tác muốn đầu tư vào một doanh nghiệp thì đòi hỏi bộ máy nhân
sự phải độc lập trong khi doanh nghiệp đó vẫn mang nặng tính “gia đình
trị” khi để những người liên quan nắm giữ những vị trí quan trọng.
Thứ hai là
chiến lược phát triển. Doanh nghiệp chỉ đưa ra được chiến lược ngắn hạn
hay có những trường hợp có chiến lược phát triển không phù hợp với đặc
thù, yếu tố ngành và xu hướng phát triển của ngành.
Vậy
yếu tố tiên quyết giúp cho một thương vụ M&A thành công đối với cả
bên bán và bên mua là gì? Ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp đang
gặp khó khăn trong việc huy động vốn?
Để
một thương vụ M&A thành công cho cả bên bán và bên mua thì sự kỳ
vọng của các doanh nghiệp phải phù hợp với thực tế tình hình kinh tế thị
trường hiện nay và xu thế trong tương lai.
Có
thể thấy, tình trạng “sức khỏe” của các doanh nghiệp hiện nay nói chung
vẫn còn “yếu” và vẫn cần thời gian để hồi phục trong một vài năm tới.
Vì thế, doanh nghiệp muốn huy động vốn thành công thì trước tiên phải có
chiến lược dài hơi, phù hợp với xu thế ngành. Bên cạnh đó, doanh nghiệp
cần chú trọng về việc tạo ra được khả năng hồi phục và tăng trưởng
trong tương lai.
Cám ơn ông!
Thanh Nụ thực hiện
INFONET
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét