Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Định hướng chính sách kinh tế Việt Nam sau khi Việt Nam chính thức có Ngân hàng Trung ương



Theo kinh nghiệm lý thuyết lẫn thực tế, trong nền kinh tế thị trường, để NHTƯ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) một cách hiệu quả, tính độc lập của NHTƯ là yếu tố then chốt
Hiện trên thế giới có 2 mô hình NHTƯ phổ biết nhất: (1) NHTƯ độc lập với Chính Phủ; (2) NHTƯ là một cơ quan của Chính Phủ
Ở Việt Nam, NHNN là cơ quan của Chính phủ, chịu sự can thiệp hành chính của Chính phủ. Do đó thẩm quyền xây dựng và điều hành CSTT còn hạn chế, mức độ độc lập thấp là nguyên nhân làm cho làm phát bình quân cao, thâm hụt ngân sách nhiều, tăng trưởng GDP không bền vững vì có yếu tố chủ quan.
Theo nghị định số 156/2013, ngày 26-12-2013, Việt Nam chính thức có NHTƯ – được hoạt động độc lập và tự chủ, theo các chuẩn mực quốc tế - đây là bước tiến mới giúp nền kinh tế Việt Nam gần sát với nền kinh tế thị trường.
Định hướng chính sách cho Việt Nam sau khi NHTƯ thành lập:
Theo các chuyên gia, mức độ độc lập của NHTƯ Việt Nam nên theo cấp độ “độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành”. Với mô hình này, Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu CSTT sau khi thảo luận và thỏa thuận với NHTƯ. NHTƯ được trao đủ thẩm quyền để lựa chọn công cụ điều hành một cách linh hoạt và phù hợp nhất nhằm đạt được các chỉ tiêu đã được thỏa thuận giữ Chính phủ/Quốc hội với NHTƯ.
Định hướng chính sách:
Điều hành CSTT của Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, dần loại bỏ các công cụ can thiệp trực tiếp và sử dụng các công cụ gián tiếp vào thị trường tiền tệ
Kết hợp hài hòa giữa mục tiệu của CSTT với các mục tiêu của chính sách kinh tế
Nhiệm vụ của NHTƯ:
Đưa chỉ số lạm phát về mức thấp và xây dựng chỉ số lạm phát mục tiêu
Theo nghiên cứu thực tế, mức độ độc lập càng cao của NHTƯ thì chỉ số lạm phát bình quân càng thấp. Có thể mục tiêu đưa lạm phát Việt Nam sau năm 2015 về khoảng trung bình 5%/năm hoặc thấp hơn
Giảm thâm hụt ngân sách:
Khi các quan hệ cho vay theo chỉ định hay ứng vốn cho ngân sách không còn chịu sự chi phối của Chính Phủ thì sẽ tạo ra một kỷ luật trong chi tiêu tốt hơn, góp phần làm tăng tính minh bạch và tạo ra một cán cân ngân sách bền vững hơn
Góp phần vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội:
Duy trì tỷ lệ lạm phát thấp và cán cân ngân sách cân bằng tạo điều kiện cho việc phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực của nền kinh tế mà còn giúp duy trì tính ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế
Tóm lại, tất cả mọi biện pháp đều đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường thực sự, để làm được điều đó và giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững cần sự đồng lòng của các nhà điều hành chính sách, lãnh đạo,…
Khang, Duong Van

Không có nhận xét nào: