Hiện
nay, nền kinh tế Việt Nam đang gặp những khó khăn: thâm hụt ngân sách, thị trường
ngân hàng có vốn huy động tăng nhiều mà tín dụng chỉ tăng rất ít, các ngân hàng
thương mại dùng tiền để mua trái phiếu, doanh nghiệp bán hàng không tăng vì cấu
yếu, nợ ngân hàng nhiều, niềm tin người dân đang rất yếu. Biện pháp hữu ích lúc
này là tạo ra mối liên kết của các vấn đề trên bằng cách thúc đẩy cho thị trường
chứng khoán tăng trong một khoảng thời gian nhất định.
Chứng khoán tăng có tác động tích cực ở
nhiều mặt:
Thứ
nhất,
tạo tâm lý tốt cho người dân để đạt được các thỏa thuận tốt về các vấn đề kinh
tế - chính trị (đồng thuận thông qua các chỉ tiêu kinh tế năm 2014, xử lý các vấn
đề khó khăn hiện tại, nhân dân tin vào giải pháp điều hành của Chính phủ)
Thứ
hai,
cổ phiếu tăng giá giúp Ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC với giá tốt; doanh nghiệp
tái cấu trúc tài chính để có tiền trả nợ, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh năm 2014 (thoái vốn các công ty con, bán bớt tài sản)
Biện pháp tăng chi tiêu Chính Phủ để
kích cầu:
Nền
kinh tế Việt Nam cần có biện pháp thích kích tổng cầu tăng lên, có một kênh và
tạo ra hiệu quả nhanh lúc này trong khi 2 kênh (bơm vốn qua tín dụng bế tắc và
thị trường chứng khoán không thu được hiểu quả) là tăng chi tiêu Chính Phủ, tức là tăng chi tiêu công lên thì việc sử
dụng sắt thép, xi măng và lao động sẽ tăng trở lại, kéo theo các ngành khác phục
hồi trở lại.
Thực
tế, Chính đang đang tăng chi tiêu công mạnh bằng cách khởi công hàng loạt công
trình hạ tầng lớn có giá trị hàng nghìn tỷ đồng để kích cầu tiêu dùng.
http://cafef.vn/chinh-sach-quy-hoach/sap-khoi-cong-hang-loat-du-an-ha-tang-nghin-ty-201311041636426435ca44.chn
Cái lợi của doanh nghiệp:
Bán
được hàng, giá trị hàng tồn kho giảm, lợi nhuận tăng trở lại trong năm 2013-2015
Doanh
nghiệp muốn mở rộng sản xuất thì phải có tiền, do đó doanh nghiệp phải tự tái
cơ cấu (bán tài sản, thoái vốn công ty con không cần thiết để tập trung hoạt động
sản xuất chính) để báo cáo tài chính đẹp và xoay chuyển dòng vốn cho năm mới
Cái lợi của ngân hàng:
Ngân
hàng không bơm vốn ra nhiều cho doanh nghiệp như xưa, hiện nguồn vốn ngân hàng
bơm theo các dạng sau: cho doanh nghiệp tốt vay, mua trái phiếu Chính phủ để
Chính Phủ chi tiêu thay người dân.
Ngân
hàng tự cơ cấu nợ xấu, thỏa thuận với doanh nghiệp, VAMC để giảm tỷ lệ về mức
an toàn.
Lợi ích của Nhà nước:
Khi
tình hình tài chính ngân hàng lành mạnh, đạt chỉ tiêu an toàn, lúc đó doanh
nghiệp cũng hồi phục và phát triển trở lại. Tình hình cho vay giữa Ngân hàng và
doanh nghiệp sẽ trở lại bình thường như xưa.
Năm
2014-2015, doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận trở lại, người dân có thu nhập, sẽ
đóng thuế trở lại, do đó làm cho thâm hụt ngân sách giảm đáng kế, có khả năng
đưa bội chi ngân sách năm 2015 trở về mức thấp.
Nếu
Chính phủ thực hiện các kế hoạch trên nhất quán với nhau thì GDP năm 2014 dự
báo 5,8% và sau năm 2015 đạt lớn hơn 6% là điều có thật.
Để
làm được các điều trên và đưa nền kinh tế hồi phục và phát triển tốt trở lại,
Chính phủ phải:
Thứ nhất, giám sát kỹ
các khoản chi tiêu Công để không thất thoát nhiều, nghiên cứu, rà soát các dự
án đầu tư công thật kỹ trước khi giải ngân tiền
Thứ hai, cố gắng đưa tỷ
lệ lạm phát thấp theo lạm phát mục tiêu. Năm 2014-2015 tỷ lệ lạm phá xoay quanh
7-8%/năm là ổn. Khi lạm phát tăng ít thì giá thành sản phẩm không tăng nhiều,
doanh nghiệp sẽ đỡ tốn chi phí hơn.
Các tin tốt sẽ công bố vào tháng 12.2013:
Khoảng
ngày 20-15.12 công bố các sổ liệu kinh tế vĩ mô năm (GDP, CPI, FDI, xuất nhập
khẩu,...). Theo Kháng dự báo bằng mô hình riêng thì GDP năm 2013 đạt khoảng
5,25-5,3%
Cuối
tháng 12 và đầu tháng 1.2014, Chính phủ đề ra các chỉ tiêu kinh tế cho năm 2014
Vào
khoảng tháng 1.2014: Chính phủ đưa ra các Nghị Quyết, Nghị định để vực dậy nền
kinh tế, kế hoạch phát triển đến năm 2015.
Chiến lược đầu tư:
Vì
Chính phủ tăng chi tiêu công mạnh nên chú ý vào các doanh nghiệp tham gia các dự
án cơ sở hạ tầng theo chỉ định, các doanh nghiệp bất động sản đang cơ cấu tài
chính để phát triển mạnh năm 2014.
Các
mã cổ phiếu nên chú ý:
PVX,
SCR, ITA, LCG, ITC, VIS, HSG, HLA, VCG,....
Dương
Văn Kháng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét