Các chỉ báo TA đều cho tín hiệu HNX ở vùng đỉnh, chuẩn bị giảm xuống
Các bài phân tích, dự báo xu hướng, tư vấn cổ phiếu, khóa học, suy nghĩ và tư duy làm giàu, thơ của Dương Văn Kháng
Trang
Nhãn
- NGHĨ GIÀU (107)
- NHẬN ĐỊNH (106)
- TƯ VẤN MUA-BÁN (89)
- KHỦNG HOẢNG (74)
- THƠ (49)
- DẠNG CP (15)
- NHẬN XÉT DVK (9)
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013
Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013
Việt Nam có thực tâm muốn cải cách?
"Không ai có thể bắt một đất nước có chủ quyền mạnh như Việt Nam
phải cải cách được. Vấn đề cuối cùng là thực tâm có muốn cải cách hay không thôi", ông Nguyễn Xuân
Thành nêu quan điểm.
Liệu có thể yên tâm rằng, hội nhập là con đường vòng để tháo gỡ những nút thắt khó khăn hiện nay? So với láng giềng, Việt Nam đang ở đâu? Tuần Việt Nam giới thiệu phần tiếp theo cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhà nghiên của Viện Rajawali về châu Á thuộc trường Harvard Kennedy.
Nợ xấu là vấn đề lớn nhất
Trong bối cảnh hiện nay, ông có cho rằng hội nhập sẽ góp phần cải cách nền kinh tế Việt Nam? Khi gia nhập WTO ta cũng có nhiều hy vọng như vậy song thực tế nhiều cam kết WTO vẫn chưa được thực hiện?
- Thực ra quan điểm và kỳ vọng đó cũng không hoàn toàn đúng vì chưa có cơ sở. Không ai có thể bắt một đất nước có chủ quyền mạnh như Việt Nam phải cải cách được.
Vấn đề cuối cùng là thực tâm có muốn cải cách hay không thôi.
Đương nhiên, cái gì cũng cần có điều kiện và cái giá của nó.
Có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng công cuộc cải cách của Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ hơn. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?
- Bản chất của vấn đề này là lợi ích và chi phí từ chính những người làm chính sách. Đó là cán cân để họ lựa chọn.
Nếu lợi ích của việc thay đổi chính sách thấp hơn chi phí thì người làm chính sách sẽ nghiêng về lợi ích. Trung Quốc đã cải cách mạnh mẽ bởi họ thấy rõ tầm quan trọng mà cải cách sẽ mang lại. Việt Nam thì nhìn nhận khác, thấy rõ lợi ích của cải cách nhưng chi phí quá lớn nên e dè!
Ông có thể giải thích rõ hơn?
- Tôi nói thẳng nhé: vấn đề lớn nhất hiện nay là nợ xấu của các ngân hàng. Trước mắt phải xử lý nợ xấu, sau đó về lâu dài phải xử lý vấn đề sở hữu chéo, xây dựng hệ thống giám sát bảo đảm sự hoạt động an toàn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Làm rốt ráo thì nợ xấu giảm đi, ngân hàng mạnh lên, sẽ tiếp tục cho vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng Chính phủ đã tuyên bố không bỏ tiền nhà nước ra xử lý thì lấy đâu để giải quyết vấn đề vướng mắc của ngân hàng hiện nay?
Chúng ta hãy xem nhiều nước xử lý vấn đề này, ví dụ Hoa Kỳ.
Là đất nước có nền kinh tế thị trường mạnh, sở hữu nhà nước rất thấp nhưng khi hệ thống ngân hàng đổ vỡ, Chính phủ Hoa Kỳ bỏ tiền ra xử lý dù nợ xấu do các ngân hàng tư nhân gây ra. Đấy là bỏ ra chi phí để đạt được lợi ích lâu dài.
Trong khi đó, ở Việt Nam, Chính phủ không chấp nhận trả mức chi phí đó nên ngân hàng phải tự cứu lấy mình. Ngân hàng giữ lại nợ xấu đó để xử lý dần dần. Làm như vậy thì mất thời gian chứ không thể nhanh được?
Thứ hai là cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Ai cũng biết DNNN hoạt động không hiệu quả. Ở đây có sự mâu thuẫn rất lớn: trong thời kỳ kế hoạch tập trung thì quản lý rất chặt chẽ. Ông giám đốc không có quyền gì cả, chỉ biết nhận vật tư và sản xuất theo số lượng được giao. Sản phẩm làm ra có người đến lấy. Chuyển qua cơ chế thị trường, trao cho ông giám đốc quyền tự chủ thì lẽ ra phải được tự chủ đầu tư, kinh doanh chứ. Nhưng đến khi kinh doanh sai, đầu tư ra ngoài không hiệu quả, rồi để tham những dẫn đến đổ bể thì bảo là "buông lỏng quản lý"?
Làm sao ông Bộ trưởng có thể giám sát được tất cả hoạt động của một tập đoàn? Ngay cả ông Chủ tịch tập đoàn và ông Tổng giám đốc cũng không thể biết hết các công ty con của mình làm ăn ra sao. Không thể lúc nào cũng giám sát hết được và không thể mọi cái đều duyệt, đều phải đi xin phép được. Lẽ ra DN phải hoạt động theo tín hiệu của thị trường và chịu sự giám sát của thị trường.
Tôi không chỉ định anh làm dự án này hay dự án kia; không buộc ngân hàng phải cho anh vay. Anh cứ làm như một DN bình thường. Các ngân hàng sẽ thẩm định để cho vay.
Nhưng ta không làm đựoc điều đó. Về bản chất, nhà nước vẫn muốn dùng DNNN là công cụ của chính sách.
Tư duy này đến nay vẫn chưa thay đổi được, đúng hơn là chưa muốn thay đổi.
Ở các nước vẫn có DNNN nhưng họ không dùng DNNN là công cụ điều chỉnh chính sách vĩ mô. Nên khi cần cải cách họ làm rất dễ dàng.
Đầu tư công cũng như vậy. Ai cũng biết hai tỉnh nằm cạnh nhau thì
không việc gì phải cần hai cái sân bay hoặc hai cảng biển. Đây là lợi
ích. Nếu phối hợp lại chúng ta sẽ loại bỏ được nhiều dự án lãng phí, như
thế sẽ mang lại lợi ích lớn cho quốc gia vì tiết kiệm được nhiều tiền.
Nhưng chi phí mất đi là không có tiền cho các đơn vị thực hiện dự án! Vậy là người ta cứ thế làm.
Chuyện cải cách thể chế cũng như vậy. Luật đất đai có nhiều bất cập, nói rất nhiều nhưng đưa lên bàn cân thì chi phí vẫn lớn hơn lợi ích cho nên khó thay đổi.
Nhưng, tôi vẫn muốn nhắc lại, là nền kinh tế Việt Nam vẫn có tính năng động đặc biệt, không những không đổ vỡ mà còn tiếp tục tăng trưởng dù là chậm! Chính điều đó khiến áp lực thay đổi, áp lực cải cách chưa đủ mạnh.
Myanmar còn phải học Việt Nam nhiều
Nhìn qua láng giềng gần trong ASEAN, hiện có Myanmar đang được xem là "ngôi sao" cải cách được chú ý. Theo ông họ đã có bước đi như thế nào?
- Phải thận trọng khi nói về Myanmar. Họ khác với Việt Nam là cải cách chính trị trước. Nhìn vào thấy như vậy nhưng bên trong còn rất nhiều vấn đề.
Hiện tôi đang làm việc bên Myanmar và tôi đã nghiên cứu quan sát nhiều ở đây. Myanmar đang phải đối phó với thách thức còn nhiều hơn ở Việt Nam. Sự trì trệ còn nhiều hơn. Myanmar đang như Việt Nam vào thời kỳ bắt đầu đổi mới những năm cuối thập niện 80 và đầu 90.
Điều khác nhau là khi Việt Nam bắt đầu đổi mới thì chưa có tầng lớp đại gia và nhóm lợi ích. Còn Myanmar chưa đổi mới đã có tầng lớp này khá mạnh.
Những chính sách phát triển kinh tế của họ có rất nhiều trục trặc và đang ở tầm khác xa Việt Nam mà họ đang phải học tập Việt Nam rất nhiều. Việt Nam đang có quá nhiều khu công nghiệp còn Myanmar đang xoay xở làm thế nào để có được khu chế xuất như Tân Thuận của Việt Nam.
Việt Nam đã có điện lưới quốc gia còn Myanmar chưa, nông dân còn thắp đèn. Xay lúa còn chạy máy phát điện chạy bằng dầu diesel. Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa của nông dân Myanmar chỉ bằng ½ năng suất lúa của nông dân Việt Nam.
Nếu so sánh thì nên so sánh Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc.
Trở lại những vấn đề của Việt Nam, ông có dự cảm gì hoặc dự báo tình hình gì ở Việt Nam trong năm 2014?
- Nếu nhìn về trung hạn thì trong năm 2014 tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Kỳ vọng xuất hiện sự tăng trưởng nhanh chưa có.
Nhưng về điều tiết vĩ mô sẽ kỳ vọng có một số thay đổi như sự nới lỏng có giới hạn. Chính phủ đã đề nghị Quốc hội nới lỏng trần bội chi, phát hành trái phiếu. Chính sách tiền tệ có sự hỗ trợ một phần việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng...
Tức cũng là "tinh chỉnh" chính sách vĩ mô trong bối cảnh cần tái cấu trúc một cách mạnh mẽ.
Xin cảm ơn ông!
Trích: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/155225/viet-nam-co-thuc-tam-muon-cai-cach-.html
Liệu có thể yên tâm rằng, hội nhập là con đường vòng để tháo gỡ những nút thắt khó khăn hiện nay? So với láng giềng, Việt Nam đang ở đâu? Tuần Việt Nam giới thiệu phần tiếp theo cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhà nghiên của Viện Rajawali về châu Á thuộc trường Harvard Kennedy.
Nợ xấu là vấn đề lớn nhất
Trong bối cảnh hiện nay, ông có cho rằng hội nhập sẽ góp phần cải cách nền kinh tế Việt Nam? Khi gia nhập WTO ta cũng có nhiều hy vọng như vậy song thực tế nhiều cam kết WTO vẫn chưa được thực hiện?
- Thực ra quan điểm và kỳ vọng đó cũng không hoàn toàn đúng vì chưa có cơ sở. Không ai có thể bắt một đất nước có chủ quyền mạnh như Việt Nam phải cải cách được.
Vấn đề cuối cùng là thực tâm có muốn cải cách hay không thôi.
Đương nhiên, cái gì cũng cần có điều kiện và cái giá của nó.
Có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng công cuộc cải cách của Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ hơn. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?
- Bản chất của vấn đề này là lợi ích và chi phí từ chính những người làm chính sách. Đó là cán cân để họ lựa chọn.
Nếu lợi ích của việc thay đổi chính sách thấp hơn chi phí thì người làm chính sách sẽ nghiêng về lợi ích. Trung Quốc đã cải cách mạnh mẽ bởi họ thấy rõ tầm quan trọng mà cải cách sẽ mang lại. Việt Nam thì nhìn nhận khác, thấy rõ lợi ích của cải cách nhưng chi phí quá lớn nên e dè!
Ông Nguyễn Xuân Thành. Ảnh Duy Chiến |
- Tôi nói thẳng nhé: vấn đề lớn nhất hiện nay là nợ xấu của các ngân hàng. Trước mắt phải xử lý nợ xấu, sau đó về lâu dài phải xử lý vấn đề sở hữu chéo, xây dựng hệ thống giám sát bảo đảm sự hoạt động an toàn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Làm rốt ráo thì nợ xấu giảm đi, ngân hàng mạnh lên, sẽ tiếp tục cho vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng Chính phủ đã tuyên bố không bỏ tiền nhà nước ra xử lý thì lấy đâu để giải quyết vấn đề vướng mắc của ngân hàng hiện nay?
Chúng ta hãy xem nhiều nước xử lý vấn đề này, ví dụ Hoa Kỳ.
Là đất nước có nền kinh tế thị trường mạnh, sở hữu nhà nước rất thấp nhưng khi hệ thống ngân hàng đổ vỡ, Chính phủ Hoa Kỳ bỏ tiền ra xử lý dù nợ xấu do các ngân hàng tư nhân gây ra. Đấy là bỏ ra chi phí để đạt được lợi ích lâu dài.
Trong khi đó, ở Việt Nam, Chính phủ không chấp nhận trả mức chi phí đó nên ngân hàng phải tự cứu lấy mình. Ngân hàng giữ lại nợ xấu đó để xử lý dần dần. Làm như vậy thì mất thời gian chứ không thể nhanh được?
Thứ hai là cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Ai cũng biết DNNN hoạt động không hiệu quả. Ở đây có sự mâu thuẫn rất lớn: trong thời kỳ kế hoạch tập trung thì quản lý rất chặt chẽ. Ông giám đốc không có quyền gì cả, chỉ biết nhận vật tư và sản xuất theo số lượng được giao. Sản phẩm làm ra có người đến lấy. Chuyển qua cơ chế thị trường, trao cho ông giám đốc quyền tự chủ thì lẽ ra phải được tự chủ đầu tư, kinh doanh chứ. Nhưng đến khi kinh doanh sai, đầu tư ra ngoài không hiệu quả, rồi để tham những dẫn đến đổ bể thì bảo là "buông lỏng quản lý"?
Làm sao ông Bộ trưởng có thể giám sát được tất cả hoạt động của một tập đoàn? Ngay cả ông Chủ tịch tập đoàn và ông Tổng giám đốc cũng không thể biết hết các công ty con của mình làm ăn ra sao. Không thể lúc nào cũng giám sát hết được và không thể mọi cái đều duyệt, đều phải đi xin phép được. Lẽ ra DN phải hoạt động theo tín hiệu của thị trường và chịu sự giám sát của thị trường.
Tôi không chỉ định anh làm dự án này hay dự án kia; không buộc ngân hàng phải cho anh vay. Anh cứ làm như một DN bình thường. Các ngân hàng sẽ thẩm định để cho vay.
Nhưng ta không làm đựoc điều đó. Về bản chất, nhà nước vẫn muốn dùng DNNN là công cụ của chính sách.
Tư duy này đến nay vẫn chưa thay đổi được, đúng hơn là chưa muốn thay đổi.
Ở các nước vẫn có DNNN nhưng họ không dùng DNNN là công cụ điều chỉnh chính sách vĩ mô. Nên khi cần cải cách họ làm rất dễ dàng.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn có tính năng động đặc biệt, không những không đổ vỡ mà còn tiếp tục tăng trưởng dù là chậm! Chính điều đó khiến áp lực thay đổi, áp lực cải cách chưa đủ mạnh. |
Chuyện cải cách thể chế cũng như vậy. Luật đất đai có nhiều bất cập, nói rất nhiều nhưng đưa lên bàn cân thì chi phí vẫn lớn hơn lợi ích cho nên khó thay đổi.
Nhưng, tôi vẫn muốn nhắc lại, là nền kinh tế Việt Nam vẫn có tính năng động đặc biệt, không những không đổ vỡ mà còn tiếp tục tăng trưởng dù là chậm! Chính điều đó khiến áp lực thay đổi, áp lực cải cách chưa đủ mạnh.
Ông Nguyễn Xuân Thành: "Những chính sách phát triển kinh tế của Myanmar có rất nhiều trục trặc và đang ở tầm khác xa Việt Nam mà họ đang phải học tập Việt Nam rất nhiều" |
Nhìn qua láng giềng gần trong ASEAN, hiện có Myanmar đang được xem là "ngôi sao" cải cách được chú ý. Theo ông họ đã có bước đi như thế nào?
- Phải thận trọng khi nói về Myanmar. Họ khác với Việt Nam là cải cách chính trị trước. Nhìn vào thấy như vậy nhưng bên trong còn rất nhiều vấn đề.
Hiện tôi đang làm việc bên Myanmar và tôi đã nghiên cứu quan sát nhiều ở đây. Myanmar đang phải đối phó với thách thức còn nhiều hơn ở Việt Nam. Sự trì trệ còn nhiều hơn. Myanmar đang như Việt Nam vào thời kỳ bắt đầu đổi mới những năm cuối thập niện 80 và đầu 90.
Điều khác nhau là khi Việt Nam bắt đầu đổi mới thì chưa có tầng lớp đại gia và nhóm lợi ích. Còn Myanmar chưa đổi mới đã có tầng lớp này khá mạnh.
Những chính sách phát triển kinh tế của họ có rất nhiều trục trặc và đang ở tầm khác xa Việt Nam mà họ đang phải học tập Việt Nam rất nhiều. Việt Nam đang có quá nhiều khu công nghiệp còn Myanmar đang xoay xở làm thế nào để có được khu chế xuất như Tân Thuận của Việt Nam.
Việt Nam đã có điện lưới quốc gia còn Myanmar chưa, nông dân còn thắp đèn. Xay lúa còn chạy máy phát điện chạy bằng dầu diesel. Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa của nông dân Myanmar chỉ bằng ½ năng suất lúa của nông dân Việt Nam.
Nếu so sánh thì nên so sánh Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc.
Trở lại những vấn đề của Việt Nam, ông có dự cảm gì hoặc dự báo tình hình gì ở Việt Nam trong năm 2014?
- Nếu nhìn về trung hạn thì trong năm 2014 tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Kỳ vọng xuất hiện sự tăng trưởng nhanh chưa có.
Nhưng về điều tiết vĩ mô sẽ kỳ vọng có một số thay đổi như sự nới lỏng có giới hạn. Chính phủ đã đề nghị Quốc hội nới lỏng trần bội chi, phát hành trái phiếu. Chính sách tiền tệ có sự hỗ trợ một phần việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng...
Tức cũng là "tinh chỉnh" chính sách vĩ mô trong bối cảnh cần tái cấu trúc một cách mạnh mẽ.
Xin cảm ơn ông!
Trích: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/155225/viet-nam-co-thuc-tam-muon-cai-cach-.html
Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013
Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013
Tư vấn Khách Hàng VIP bán cổ phiếu ngày 19-23.12.2013
[12/17/2013 9:40:29 AM] Dương
Văn Kháng_Hedge Fund.: chốt lời KMR
[12/17/2013 9:40:33 AM] Dương
Văn Kháng_Hedge Fund.: bán KMR giá CE
tt
nhu ke hoach
[12/19/2013
8:54:51 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tang manh thu 5,6
[12/19/2013
8:54:58 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: va co the keo dai qua thu 2
[12/19/2013
8:55:03 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: luc do minh lang le chot loi
[12/19/2013
8:03:27 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: SCR chi dat ban 7,7
[12/19/2013
8:03:33 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: VIS ban ??k gia 12,3
[12/20/2013
9:15:22 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: dat ban ??k OGC 11,8
Thứ
6 và thứ 2
[12/20/2013
8:57:25 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: canh lên bán hết cp ra
[12/20/2013
8:57:31 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tt còn kéo lên 2 phiên để bán
[12/20/2013
9:17:15 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: lat nua
[12/20/2013
9:17:17 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: keo tt len
[12/20/2013
9:19:23 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tt kéo lên để xả hàng đó nhé
[12/20/2013
9:19:31 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: nên yên tâm mình se ban duoc gia cao
[12/20/2013
9:25:21 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: DXG chốt lời
[12/20/2013
9:25:22 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: 13,3
….
[12/23/2013
10:51:16 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: SCR bán giá 8
Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013
Tư duy cảm nhận nền kinh tế và thực tế cuộc sống
Topic 1:
Năm
2005, gia đình ông A có con đi học đại học, ông A gửi cho con 2 triệu/tháng
(khi đó cơn 6k VND/đĩa, phòng trọ 300k/người/tháng). Năm 2013, Ông A lại có đứa
con thứ 2 học đại học, mỗi tháng ông A gửi cho 4 triệu mới đủ. Ví dụ cho thấy,
chênh lệch 2 triệu đồng là do lạm phát mỗi năm tăng lên vì chi phí ăn uống,
phòng trọ cứ mỗi tết là tăng giá. Trong khi ông A trồng ruộng, mía, chăn nuôi ở
quê với thu nhập thì không đổi. Do đó, ông phải cày thêm để kiếm đủ 2 triệu cho
đứa con thứ hai.
Với
đà này, thì các gia đình sẽ rất sợ khi sinh con và dân nghèo thì cứ nghèo tiếp,
dân giàu thì cứ giàu tiếp
Topic 2:
Kinh tế thiếu tiền,
doanh nghiệp, ngân hàng hạn chế tuyển dụng nhưng mỗi năm thì lượng sinh viên học
đại học, cao đẵng, trung cấp tốt nghiệp tăng dần lên. Cung lao động mỗi năm
tăng nhưng cầu thì giảm dần quy mô.
Người đi học cứ
mỗi năm nghèo đi vì lạm phát, học phí thì cứ tăng mỗi năm, đầu ra thì không có.
Với tình trạng
này, vài năm nữa tỷ lệ sinh viên thất nghiệp càng cao, điều này dẫn đến các tệ
nạn xã hội cho những bạn trẻ tốt nghiệp mà không việc làm vì cuộc sống mưu sinh
nên họ phải làm liều.
Topic
3:
Nền
kinh tế thì đang thiếu tiền, do đó chỉ có 2 cách để thu hút tiền cho nền kinh tế:
một là nhờ nguồn vốn từ nước ngoài, hai là huy động khoảng 500 tấn vàng (16-18
tỷ USD) trong dân qua hình thức chứng chỉ vàng để bù đắp khoảng tiền thiếu, phục
vụ phát triển kinh tế.
Topic
4:
Theo
tư duy phân tích logic của Kháng, khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ xảy ra trong
khoảng 2016 – 2018. Bị ảnh hưởng nặng nhất là ở các thị trường mới nổi, nền
kinh tế có vốn đầu tư FDI nhiều, tổ chức khơi mào cuộc khủng hoảng này chính là
FED, Việt Nam sẽ được tham gia hiệp định TPP vào cuối năm 2014 hoặc năm 2015 –
đây cũng là kế hoạch đã được định sẵn
Dương
Văn Kháng
Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013
Tư vấn khách hàng VIP mua vào cổ phiếu từ ngày 12-16.12.2013
em đang theo dõi
[12/12/2013
10:07:09 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: HLA, KMR
[12/12/2013
10:37:17 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: các cp nào giảm mạnh
[12/12/2013
10:37:26 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: sau điều chỉnh nó sẽ lên mạnh trở lại
[12/12/2013
10:37:38 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: các cp đó
[12/12/2013
10:37:47 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: đang ép cho nhà đầu tư nhỏ lẻ
[12/12/2013 10:37:49
AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: bán ra
[12/12/2013
10:37:54 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: để thu gom dần dần
TT sẽ điều chỉnh
[12/12/2013
11:00:39 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: nhưng sẽ có 1 vài cp đã điều chỉnh
trước thị trường
[12/12/2013 11:02:42
AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: có vài cp 1-2 bua nua se dieu chinh xong
Chiến lược mua
như thế này
[12/12/2013
1:38:25 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: Hôm nay: mua 20-30% tiền
[12/12/2013
1:38:41 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: Thứ Sáu: 30% - 40% tiền
[12/12/2013
1:38:48 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: Thứ 2 mua phần còn lại
[12/12/2013
1:38:57 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: trình tự cp tăng như sau
[12/12/2013
1:39:18 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: Tăng theo thứ tự: cổ phiếu giảm sâu
tăng trước các cp khác 2-3 phiên
[12/12/2013
1:39:33 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: cp giảm vừa vừa sẽ tích lũy và chờ gom
xong mới cho tăng
[12/12/2013
1:40:25 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tăng lúc này, phiên mai vẫn có giảm để
mua
[12/12/2013
1:40:32 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: không vội mà mua giá cao
[12/12/2013
1:42:42 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tt chưa tăng liền
[12/12/2013
1:42:48 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mà tăng 1 phiên, giảm 1 phiên
Hi anh
[12/12/2013
10:19:22 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mua ???k KMR giá 6,7
[12/12/2013
10:19:27 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mua theo e báo đó
[12/12/2013
11:19:58 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: OGC anh đặt ???k giá 10,9
SCR chị đặt 6,7
[12/12/2013
1:25:15 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mua
DXG chi đặt mua
[12/12/2013
2:12:53 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: ???k gia 11,8
[12/12/2013
1:19:56 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: VIS
[12/12/2013
1:20:03 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: anh mua ???k gia 11,4
[12/13/2013 9:28:42 AM] Dương Văn Kháng_Hedge
Fund.: ok chi
[12/13/2013
9:28:57 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: chi dat mua ???k HLA gia 4,7
mua ???k VCG
[12/16/2013
9:07:12 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: giá 10,3 đi chị
[12/16/2013
9:09:30 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mua
[12/16/2013
9:09:32 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: ???k PVX giá 2,1
MUA ANH
[12/16/2013
9:32:26 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: MUA LCG giá 6,4
Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013
Triết lý tâm Pháp
Chỉ cần hành
theo lời Phật thì chỗ nào cũng là tâm pháp
Nếu ngộ được bổn
tâm của mình thì chúng sinh tức là là Phật
Ngược lại, nếu
đánh mất tâm tính thì Phật chính là chúng sinh
Mưa gió thổi tan
Ái tình mộng ảo
Tâm nguyện chưa
thành
Trần gian từ biệt
Phật pháp giống
như Bồ Đề gương sáng
Phút chốc lãnh
ngộ hiện thân tự tại
Nỗ lực tu thời là
gốc thành đạo
Về đời tương
lai, trí tuệ hiển bày
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)