Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Tư duy cảm nhận nền kinh tế và thực tế cuộc sống



Topic 1:
Năm 2005, gia đình ông A có con đi học đại học, ông A gửi cho con 2 triệu/tháng (khi đó cơn 6k VND/đĩa, phòng trọ 300k/người/tháng). Năm 2013, Ông A lại có đứa con thứ 2 học đại học, mỗi tháng ông A gửi cho 4 triệu mới đủ. Ví dụ cho thấy, chênh lệch 2 triệu đồng là do lạm phát mỗi năm tăng lên vì chi phí ăn uống, phòng trọ cứ mỗi tết là tăng giá. Trong khi ông A trồng ruộng, mía, chăn nuôi ở quê với thu nhập thì không đổi. Do đó, ông phải cày thêm để kiếm đủ 2 triệu cho đứa con thứ hai.
Với đà này, thì các gia đình sẽ rất sợ khi sinh con và dân nghèo thì cứ nghèo tiếp, dân giàu thì cứ giàu tiếp
Topic 2:
Kinh tế thiếu tiền, doanh nghiệp, ngân hàng hạn chế tuyển dụng nhưng mỗi năm thì lượng sinh viên học đại học, cao đẵng, trung cấp tốt nghiệp tăng dần lên. Cung lao động mỗi năm tăng nhưng cầu thì giảm dần quy mô.
Người đi học cứ mỗi năm nghèo đi vì lạm phát, học phí thì cứ tăng mỗi năm, đầu ra thì không có.
Với tình trạng này, vài năm nữa tỷ lệ sinh viên thất nghiệp càng cao, điều này dẫn đến các tệ nạn xã hội cho những bạn trẻ tốt nghiệp mà không việc làm vì cuộc sống mưu sinh nên họ phải làm liều.

Topic 3:
Nền kinh tế thì đang thiếu tiền, do đó chỉ có 2 cách để thu hút tiền cho nền kinh tế: một là nhờ nguồn vốn từ nước ngoài, hai là huy động khoảng 500 tấn vàng (16-18 tỷ USD) trong dân qua hình thức chứng chỉ vàng để bù đắp khoảng tiền thiếu, phục vụ phát triển kinh tế.

Topic 4:
Theo tư duy phân tích logic của Kháng, khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ xảy ra trong khoảng 2016 – 2018. Bị ảnh hưởng nặng nhất là ở các thị trường mới nổi, nền kinh tế có vốn đầu tư FDI nhiều, tổ chức khơi mào cuộc khủng hoảng này chính là FED, Việt Nam sẽ được tham gia hiệp định TPP vào cuối năm 2014 hoặc năm 2015 – đây cũng là kế hoạch đã được định sẵn

Dương Văn Kháng

Không có nhận xét nào: