Phần 3: Kinh tế thế giới 2013 - 2018
I.
Kinh tế thế giới
2013-2018
Số liệu GDP thế giới và các từ năm
2008-2013 và dự báo 2014 (%)
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
F 2014
|
|
Thế giới
|
1.5
|
-2.1
|
4.1
|
2.9
|
3.1
|
3
|
3.7
|
Mỹ
|
-0.3
|
-2.8
|
2.5
|
1.8
|
2.8
|
1.9
|
2.8
|
Nhật
|
-1.1
|
-5.5
|
4.7
|
-0.6
|
1.4
|
1.7
|
1.7
|
Trung Quốc
|
9.6
|
9.2
|
10.4
|
9.3
|
7.7
|
7.7
|
7.5
|
Anh
|
-0.8
|
-5.2
|
1.7
|
1.1
|
0.3
|
1.7
|
2.4
|
Đức
|
0.8
|
-5.1
|
3.8
|
3.4
|
0.9
|
0.5
|
1.6
|
Pháp
|
-0.1
|
-3.1
|
1.7
|
2
|
0
|
0.2
|
0.6
|
Ấn Độ
|
3.9
|
8.5
|
10.5
|
6.4
|
3.2
|
3.8
|
|
Nga
|
5.2
|
-7.8
|
4.5
|
4.3
|
3.4
|
1.5
|
2
|
Hàn Quốc
|
2.3
|
0.3
|
6.3
|
3.7
|
2.1
|
2.8
|
|
Argentina
|
6.7
|
0.8
|
9.2
|
8.9
|
1.9
|
3.4
|
|
Hong Kong
|
2.1
|
-2.4
|
6.8
|
4.8
|
1.5
|
2.9
|
|
Singapore
|
1.7
|
-0.8
|
14.8
|
5.2
|
1.3
|
3.5
|
(Số liệu IMF)
1.
Hoa Kỳ: Chính sách Obama trong nhiệm kỳ 2013 – 2016 cũng
chính là mục tiêu của các ông trùm
Số liệu kinh tế Hoa Kỳ năm 2013:
Năm 2013, nền kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng ở mức
1.9%, ít hơn con số 2.8% của năm 2012.
Ðộng lực chính giúp đẩy mạnh phát triển kinh
tế trong ba tháng cuối của năm 2013 là nhờ vào mức gia tăng 3.3% trong chi tiêu
của người dân Mỹ, cao hơn nhiều so với mức 2% trong quý 3. Sự chi tiêu của người
dân là điều đặc biệt quan trọng vì chiếm khoảng 70% trị giá của nền kinh tế Mỹ.
Thâm
hụt thương mại của Mỹ giảm trong năm 2013 do xuất khẩu tăng lên mức kỷ lục. Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt
thương mại giảm 63,1 tỷ USD xuống 471,5 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Xuất khẩu cả năm đạt 2,3 nghìn tỷ USD, mức kỷ lục mới trong năm thứ tư liên tiếp.
Nền
kinh tế Hoa Kỳ đem lại khoảng 113.000 việc làm trong tháng Một, tháng thứ hai
liên tiếp thống kê việc làm được cho là yếu hơn dự đoán.
Tỷ
lệ thất nghiệp tháng 1.2014 đã giảm xuống 6,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 10
năm 2008.
Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo mức thâm hụt
ngân sách tổng cộng sẽ là 514 tỷ USD trong tài khóa 2014, so với con số 680 tỷ
USD của tài khóa 2013 và mức cao kỷ lục 1,4 nghìn tỷ USD trong tài khóa 2009. Mức
thâm hụt của năm nay sẽ tương đương với 3% GDP, gần ở mức trung bình trong suốt
40 năm qua.
Trong năm nay, thu ngân sách liên bang dự kiến tăng 9%, đạt
3.000 tỷ USD (tương đương 17,5% GDP), còn chi có thể tăng 2,6%, lên 3.500 tỷ
USD (tương đương 20,5% GDP).
Thâm hụt ngân sách lớn trong những năm gần đây đã làm tăng
đáng kể nợ của liên bang và tỷ lệ nợ trên quy mô nền kinh tế hiện ở mức rất cao
trong lịch sử là 17,3 nghìn tỷ USD.
Về tình hình nền kinh tế Mỹ, sau giai đoạn phục hồi chậm kể
từ sau cuộc suy thoái năm 2009, CBO nhận định kinh tế nước này sẽ tăng vững chắc
trong năm 2014 và 5 năm tới.
Chính sách Obama về kinh tế
Thứ
nhất, tạo ra thêm hàng triệu việc làm mới
cho dân Mỹ bằng cách sử dụng chính sách thuế ưu đãi để khuyến khích các doanh
nghiệp dịch chuyển sản xuất về Mỹ, khuyến khích tăng sản lượng hàng hóa
"Made in America".
Thứ
hai, tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu,
giảm 50% nhập khẩu năng lượng từ này đến năm 2020 bằng cách phát triển khí đốt
và năng lượng
Thứ
ba, giảm thâm hụt ngân sách. Obama chủ
trưởng giảm thâm hụt 4.000 tỷ USD trong 10 năm. Các biện pháp để đạt mục tiêu
này gồm 2.000 tỷ USD đang trong kế hoạch tiến hạnh, khoảng 1.500 tỷ USD có được
từ tăng thuế người giàu và không giảm thuế bất hợp lý cho doanh nghiệp cộng với
850 tỷ USD tiết kiệm sau khi rút quân khỏi Iraq và Afghanistan.
Số
liệu xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tham khảo
Vào tháng 1-2009, mỗi tháng có 700.000
lao động mất việc. Tỉ lệ thất nghiệp lên đến 10%. Đến tháng 12-2013, tỷ lệ thất
nghiệp còn 6,7%, mỗi tháng có khoảng 200.000 lao động mất việc. Cho thấy chính
sách Obama đã tạo ra nhiều việc làm như đã hứa
Ngay cả khi điều chỉnh theo mức lạm phát, các hộ gia đình Mỹ cuối
cùng cũng đã có những sự cải thiện bằng với mức trước cuộc khủng hoảng tài
chính. Nếu điều chỉnh theo mức lạm phát, giá trị tài sản hộ gia đình Mỹ trong
quý thứ III của năm 2013 lên tới 71,93 nghìn tỷ USD, cao hơn đôi chút so với
quý I năm 2007, với sự gia tăng 0,7% của giá trị tài sản thực ròng 71,42 nghìn
tỷ USD. Điều đó có nghĩa các hộ gia đình Mỹ đã tự mình ra khỏi cuộc Đại suy thoái,
ít nhất trong đánh giá tổng thể.
Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Hoa Kỳ đạt 1.570
tỷ USD, giá trị nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khoảng 1.945 tỷ đồng, thâm hụt
thương mại khoảng 375 tỷ USD.
Tính từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2013, giá trị xuất khẩu hàng hóa
2.079 tỷ USD, giá trị nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khoảng 2.514 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc 11 tháng năm 2013 với
giá trị khoảng 402,8 tỷ USD; từ Châu Âu với giá trị khoảng 423 tỷ USD; từ
Canada khoảng 305,3 tỷ USD, từ Mexico 258,3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc 11 tháng năm 2013 khoảng
108,9 tỷ USD, Châu Âu khoảng 301,6 tỷ; Canada khoảng 277 tỷ USD, Mexico khoảng
208,1 tỷ USD
Kết
luận:
Các ông trùm đã thực hiện được mục tiêu
tạo hàng triệu việc làm cho dân Mỹ, còn mục tiêu hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ
Trung Quốc, kêu gọi giới đầu tư các nước vào Mỹ để đầu tư, sản xuất hàng hóa
vẫn đang thực hiện trong năm 2013 – 2016, đây cũng chính là lý do ra đời hiệp
định TPP. Người viết sẽ phân tích rõ trong các phần tiếp theo
2.
Trung Quốc: bong bóng bất động sản sắp vỡ
a.
Số liệu kinh tế vĩ mô
năm 2013 và dự báo 2014
Tổng Cục thống kê Trung Quốc (NBS), trong năm 2013, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đạt mức tăng trưởng 7,7%, vượt mục tiêu 7,5% do chính phủ đề ra. GDP của Trung Quốc đạt 9.310 tỷ USD. Trung Quốc đã tạo được hơn 10 triệu việc làm mới, trong khi lạm phát giữ ở mức 2,6%.
Chủ nợ Trung Quốc đã tăng thêm 12,2 tỷ
USD trái phiếu kho bạc tính đến cuối tháng 11/2013, đạt mức cao chưa từng có là
1.317 tỷ USD. Số liệu này vừa được Bộ Tài chính Mỹ công bố giữa tháng 1-2014.
Số liệu mà Bắc Kinh công bố mới đây cho thấy, dự trữ ngoại
hối của Trung Quốc tính đến cuối tháng 12-2013 đạt mức kỷ lục 3.820 tỉ USD, cao
hơn dự trữ ngoại hối của bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới từ trước đến
nay. Kim ngạch ngoại thương năm 2013 vượt 4.000 tỷ USD.
b.
Quá trình hình thành bong bóng bất động sản Trung
Quốc:
Quá trình xảy ra bong bóng bất động sản: theo công trình
nghiên cứu của nhà kinh tế vĩ đại Hyman Minsky, Kindleberger đã vạch ra 5 giai
đoạn của một bong bóng hoàn chỉnh, Kháng ứng dụng 5 giai đoạn này vào bong bóng
bất động sản Trung Quốc từ 2008 - 2015
Giai đoạn 1: Hình
thành bong bóng
Bong bóng có thể xuất hiện thông qua một số biến cố cơ bản
của nền kinh tế.
Bong bóng bất động sản Trung Quốc vỡ trong tương lai có thể
là kết quả của gói kích cầu 4.000 tỷ Nhân dân tệ (công bố tháng 11/2008), ước
tính 586 tỷ USD (khoảng 15% GDP) theo tỷ giá năm 2008, tức là bơm tiền với lãi
suất thấp vào thị trường
Gói kích cầu nhằm vào chương trình tái thiết hệ thống cơ sở
hạ tầng khổng lồ (xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, nông thôn, tái thiết
sau động đất); phần còn lại nhằm vào cải thiện công nghệ, xây dựng nhà ở, cải
thiện hệ thống y tế, năng lương và môi trường.
Tận dụng gói kích cầu này, dòng tiền đã chạy vào lĩnh vực
bất động sản. Trong 11 tháng năm 2008, Chính phủ đã rót vào lĩnh vực bất động
sản 387,5 tỷ USD (2.700 tỷ Nhân dân tệ) trong đó có 280 triệu USD trong gói
kích cầu chung của Chính phủ.
Giai đoạn 2: Tăng
vọt
Phần lớn dòng vốn kích cầu chảy vào lĩnh vực xây dựng và
bất động sản, khiến thị trường bất động sản Trung Quốc bắt đầu xuất hiện một
đợt đầu cơ mới.
Chính phủ ban hành một loạt chính sách kích thích sự phát
triển của thị trường bất động sau như: Giảm lãi suất cơ bản 5 lần trong năm 2008.
Năm 2010, ban
hành chính sách xóa bỏ hạn chế vay tín dụng mua nhà của cư dân và doanh nghiệp.
Năm 2012, hai
lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ thấp sàn lãi suất cho vay đối với lĩnh vực cầm
cố, thế chấp nhà ở, cho vay đối với các gia đình cần mua nhà ở mới,…
Tỷ lệ đòn bẫy tài chính của Trung Quốc đã tăng từ mức 127%
GDP lên mức 150% GDP năm 2010 và năm 2012 lên 190% GDP. Cho vay với quy mô lớn
và các tiêu chuẩn vay được hạ thấp đã làm gia tăng nợ xấu.
Năm 2010-2011, giá bất động sản Trung Quốc tăng vọt, đặc
biệt là ở các thành phố lớn giá đã tăng hơn 120% so với năm 2009
Giai đoạn 3: Phấn
khích
Các doanh nghiệp bất động sản xây dựng ngày càng nhiều dự
án căn hộ chung cư, tòa nhà cho thuê vì tin rằng nhu cầu sẽ còn cao trong các
năm tới, họ tạo cầu ảo để kích giá lên cao
Người dân, nhà đầu tư thấy nhiều người giàu lên nhờ bất
động sản nên nôn nóng, mua theo giá cao, mua trong cơn sốt đất và tin giá bất
động sản còn lên nữa.
Giá bất động sản ở vùng đỉnh theo kéo dài rất ngắn (khoảng
3-6 tháng). Lượng tiền đổ vào bất động sản trong giai đoạn này (2010-2011) rất
nhiều từ nguồn vay nóng lãi suất chợ đen, lãi suất cao từ các tổ chức tài
chính,…nguy cơ vỡ nợ rất cao
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel kinh tế 2013 Robert Shiller
trong một chuyến thăm Thâm Quyến cũng khẳng định bong bóng bất động sản tại
Trung Quốc đang là vấn đề nghiêm trọng.
Theo tính toán của ông Shiller, người dân tại các thành phố
lớn của Trung Quốc như Thâm Quyến, Thượng Hải đang phải mua nhà với giá bằng 8
– 10 lần thu nhập hàng năm, một mức cao không thể chấp nhận được. Và việc mọi
người vẫn muốn mua một căn hộ hầu hết chỉ do họ kỳ vọng giá sẽ còn tăng tiếp.
Giai đoạn 4: Khủng
Hoảng dự kiến 2015-2016
Trong giai đoạn khủng hoảng, những
người tham gia bắt đầu công cuộc bán tháo của mình.
Nhiều chủ đầu tư, dự án bắt đầu bán tháo các bất động sản
vì nợ vay đến hạn trả mà không có tiền. Các ngân hàng cho doanh nghiệp vay thì
mang nợ xấu nhiều, khát tiền mặt.
Nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi dự án bất động sản, ngân
hàng của Trung Quốc, làm sụt giá bất động sản, ngân hàng thì vỡ nợ
Vào tháng
3/2012, Citigroup cũng bán toàn bộ cổ phần tại ngân hàng Shanghai Pudong
Development Bank sau 9 năm đầu tư vào ngân hàng này. Bank of America bán 10,4
tỷ USD cổ phiếu tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc hồi tháng 11/2011 và thu về
lợi nhuận 1,8 tỷ USD.
Vào tháng 5/2013, Goldman Sachs vừa
thông báo kết thúc 7 năm đầu tư vào Ngân hàng Công thương Trung Quốc
(ICBC). Ngân hàng đến từ nước Mỹ sẽ bán toàn bộ số cổ phần
hiện có giá trị thị trường là 1,1 tỷ USD tại
ICBC.
Vào đầu tháng 6/2013, Everbright - ngân hàng lớn thứ 11 trên toàn
quốc tuyên bố mất khả năng thanh toán khoản nợ đáo hạn gần 1 tỷ
đô-la. Đầu tháng 6/2013, Ngân hàng Everbright của Trung Quốc bị phá sản
vì không thanh toán nổi một khoản nợ đáo hạn trị giá tương đương với
980 triệu đô-la.
Khoảng 64% triệu
phú Trung Quốc mang theo tài sản của họ di cư hoặc có ý định di cư sang nước
ngoài, theo báo cáo của Hurun, một
công ty chuyên nghiên cứu về sự giàu có ở Trung Quốc cho biết 1/3 người siêu
giàu của Trung Quốc có tài sản từ 16 tỷ đô trở lên đã di cư sang nước ngoài.
Mỹ là điểm đến
đầu tiên của họ mà bất kỳ đại lý bất động sản nào tại San Francisco, Seattle,
hay New York có thể xác nhận được. Châu Âu là điểm đến ưa thích thứ hai của họ
sau đó là Canada, Australia, Singapore và Hong Kong.
Giai đoạn 5: Khiếp
sợ
Giai đoạn cuối, giá bất động sản sụt giảm mạnh, có thể giảm
về mức thấp hơn giai đoạn bắt đầu.
Nhà đầu tư sẽ mất rất nhiều tiền sau bong bóng bất động sản
Trung Quốc. Dự kiến sẽ xảy ra năm 2017 - 2018
c.
Trung Quốc cải
cách như thế nào:
Các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt đầu hành động và tổ
chức kiểm toán khẩn cấp. Và hiện giờ Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề
nợ tồn đọng. Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc có đủ nguồn lực và dự trữ vàng
đủ lớn, kim ngạch ngoại thương năm 2013 vượt 4.000 tỷ USD.
Trung Quốc sẽ không cho phép xảy ra khủng hoảng trong lĩnh
vực tài chính. Trước hết, không giống như các nước nhỏ khác, nợ của Trung Quốc
không lớn và vẫn có thể gia tăng. Thứ hai, sự hiện diện của Nhà nước trong nền
kinh tế với nguồn lực to lớn đang đóng một vai trò đáng kể.
Trong tháng Giêng, Trung Quốc hủy bỏ lệnh cấm các công ty
tư nhân tổ chức IPO để thu hút đầu tư cho sự phát triển của mình và để không
còn phải vay tiền ngân hàng. Chính quyền Trung Quốc đã thay đổi các quy tắc
chính của luật chơi. Các khoản nợ lớn từ các thành phố và các công ty đã nổi
lên do chính phủ đòi hỏi bằng mọi giá phải đạt hiệu quả tăng trưởng mong muốn
Hội
nghị Trung Ương lần thứ 3 khóa 18 diễn ra từ ngày 9 -12.11.2013 với các nội
dung cơ bản về cải cách kinh tế:
Tiêu điểm của việc tái cấu trúc hệ thống kinh tế...
là cho phép (các lực lượng) thị trường đóng một “vai trò quyết định” trong việc
phân phối tài nguyên.
Lần đầu tiên, Đảng cũng nói rằng khu vực tư nhân
phải được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước. “Cả hai khu vực công
và tư đều là thành phần quan trọng của thị trường xã hội chủ nghĩa và là cơ sở
quan trọng của nền kinh tế và sự phát triển xã hội của quốc gia”.
Thiết lập các quy tắc thị trường mở và minh bạch;
để cho thị trường đóng vai trò chủ yếu trong việc định giá. Thiết lập một thị
trường thống nhất về xây dựng đất đai ở đô thị và nông thôn; cải tiến hệ thống
tài chính; đưa cuộc cải tổ trong các khu vực khoa học và công nghệ vào chiều
sâu.
3. Nhật Bản:
Từ năm 1990 đến 2012, kinh tế Nhật Bản vẫn trong tình trạng
giảm phát, khả năng cạnh tranh của khối doanh nghiệp suy giảm.
Đồng yên tăng giá so với USD và nằm trong khoảng quanh 1
USD = 75 - 83 JPY trong năm 2010 - 2012 và sự tăng trưởng của Trung Quốc, làm
hàng xuất khẩu của Nhật Bản kém cạnh tranh so với các nước.
Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Shinzo Abe làm thủ tướng
thứ 96 của Nhật Bản vào ngày 26/12/2012
Ngày 11/1/2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công bố gói
kích thích kinh tế lên tới 20,2 nghìn tỷ Yên (226,5 tỷ USD), sẽ có 11,3 nghìn tỷ Yên do chính quyền
trung ương cấp nhằm kích thích kinh tế và trợ cấp hưu trí. Phần còn lại do
chính quyền các địa phương và khu vực kinh tế tư nhân góp sức.
Mục tiêu đưa
kinh tế Nhật vượt ra khỏi tình trạng giảm phát triền miên. Cụ thể là tạo ra
600.000 việc làm mới và đưa GDP tăng 2%. Cả năm 2013, GDP Nhật Bản tăng 1,7%
“Ba mũi tên”
trong chính sách kinh tế của ông Abe: nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng chi
tiêu công và áp dụng những biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng, trong đó chú
trọng đầu tư vào khu vực tư nhân nhằm chấn hưng nền kinh tế đang trượt dài
trong trì trệ.
Gói kích thích chi tiêu
lớn này cũng làm dấy lên những lo ngại về tình hình sức khỏe tài khóa của Nhật, vốn đã trong tình trạng thâm hụt
nặng nhất trong số các nước công nghiệp phát triển. Hiện nợ công:
11.059,35 tỷ USD, tỷ lệ nợ công/GDP là 204,9%
Năm 2013, thâm hụt thương mại của Nhật Bản
đạt 11.470 tỷ yen (tương đương 112,07 tỷ USD), tăng 65,3% so với mức thâm hụt
6.940 tỷ yen năm 2012.
Giá trị xuất
khẩu của Nhật Bản tăng 15%, chỉ đạt 81.260 tỷ yen và đây là tháng thứ tư giá
trị nhập khẩu của nước này tăng liên tiếp. Nguyên
nhân chủ yếu của tăng kim ngạch nhập khẩu là do khí đốt hóa lỏng tăng 17,5% và
dầu thô tăng 16,3%
Giá trị xuất
khẩu của Nhật Bản tăng 9,5%, đạt 69.790 tỷ yen. Đây là năm đầu tiên xuất khẩu
của Nhật Bản tăng trong 3 năm gần đây.
Trung Quốc vẫn
là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Năm 2013, xuất khẩu của Nhật Bản
sang Trung Quốc tăng 9,7%, đạt 12.630 tỷ yen; trong khi đó nhập khẩu từ Trung
Quốc tăng 17,4%, đạt 17.650 tỷ yen
4. Khu vực Châu Âu:
Cuộc khủng hoảng nợ công châu
Âu bắt đầu từ nửa sau năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bồ
Đào Nha, Ai-len, Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha). Hy Lạp là quốc gia đầu tiên
bước vào vòng xoáy này, với mức thâm hụt ngân sách đạt tới 13,6% GDP. Nợ công
Hy Lạp cũng lên tới 236 tỷ Euro, bằng khoảng 115% GDP của Hy Lạp vào năm 2009.
Vào tháng 11-2010, Ai-len chính thức trở thành nạn nhân thứ hai của cơn bão
khủng hoảng nợ công khi phải cầu viện Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF). Bước sang năm 2011, Bồ Đào Nha tiếp tục là quốc gia thứ ba rơi
vào khủng hoảng khi tuyên bố mức thâm hụt ngân sách đã lên tới 8,5% GDP, cùng
với đó, nợ công cũng đã vượt quá 90% GDP. Italia và Tây Ban Nha mặc dù chưa
thực sự rơi vào khủng hoảng, nhưng cũng ở trong vòng nguy hiểm. Thâm hụt ngân
sách của Italia vào năm 2011 mới chỉ ở mức 5% GDP, nhưng nợ công đã xấp xỉ 120%
GDP. Tây Ban Nha nợ công ở mức 72% GDP, trong khi thâm hụt ngân sách lại rất
cao, gần 9% GDP.
Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu:
Do chính sách tài khóa thiếu
bền vững và sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia
Sự hạn chế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực
sử dụng đồng tiền chung (Eurozone), nhất là giữa tiền tệ và tài khóa. Các quốc
gia trong khu vực chủ yếu hợp tác trong các chính sách tiền tệ, nhằm bảo đảm
duy trì giá trị đồng Euro, trong khi các chính sách tài khóa lại chưa có được
một sự đồng thuận và hài hòa tương ứng.
Việc thiếu cơ chế phối hợp ứng
phó giữa các quốc gia trong khu vực. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện
những chính sách của riêng mình và khi không thể giải cứu được nền kinh tế mới
nhờ đến sự viện trợ của EU và IMF, mà không hề có những cảnh báo sớm với một
chiến lược xử lý về dài hạn được đưa ra.
Giải quyết cứu vãn tình hình:
Ngày 11/7/2011, Eurozone thống nhất thành
lập Cơ chế Ổn định châu Âu (ESM) nhằm cứu trợ các nền kinh tế trong khu vực
thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công. Sau gần 1 năm ra đời thì đến tháng
12/2012, ESM mới chính thức được vận hành.
Châu
Âu thực sự có hy vọng khi ông Mario Draghi – Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu
Âu (ECB) điều chỉnh chính sách: (i) Cắt giảm mạnh lãi suất đồng Euro từ
0,75%/năm xuống còn 0,5% từ tháng 4/2013 và sau đó hạ tiếp còn 0,25%/năm ngày
7/11/2013; (ii) Mua trái phiếu của các chính phủ gặp khó khăn về nợ công; (iii)
Cung ứng tiền giá rẻ cho các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản một cách
trực tiếp mà không cần phải thông qua chính phủ…
Với những thay đổi lớn trong chính sách và
biện pháp giải cứu, châu Âu đã vượt qua khủng hoảng nợ công và loại bỏ nguy cơ
đổ vỡ khối Eurozone trong quý IV/2013 hoặc trong
quý I/2014
Khu vực Eurozone cũng đang cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi. Các số
liệu được công bố vào hôm thứ 3 (14/1) cho thấy sản xuất công nghiệp của khu
vực Eurozone tháng 11 tăng mạnh nhất trong gần 4 năm qua
Kinh tế Đức
Đức-nền kinh tế trụ cột của khu vực Eurozone, khiến các nhà đầu tư thất vọng khi tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 0,4%, thấp nhất kể từ năm 2009.
Mặc dù có xu
hướng tăng trưởng thấp, nhưng các số liệu kinh tế lại rất tích cực như tỷ lệ
thất nghiệp ở mức thấp…Tiêu dùng cá nhân vẫn tiếp tục có xu hướng tăng và đầu
tư cũng có những dấu hiệu của phục hồi
Các đơn đặt hàng công nghiệp tăng mạnh, hàng tồn kho thấp
và thị trường lao động ổn định là những dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng mạnh
mẽ của kinh tế Đức
Chỉ số quản lý mua PMI của Đức trước đây đã rất mạnh. Trong
tháng Giêng, chỉ số PMI của nước này đã tăng mạnh tới mức cao nhất trong 31
tháng đạt 55,9 điểm, với chỉ số trong ngành sản xuất đạt mức tăng cao nhất
trong 32 tháng là 56,3 điểm.
Kinh tế Pháp
Mặc dù nền
kinh tế lớn thứ hai Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) này đã
thoát khỏi tình trạng suy thoái nhẹ trong quý 2/2013, song hiện đang phải đối
mặt với rất nhiều thách thức như hoạt động sản xuất yếu kém và tỷ lệ thất
nghiệp cao.
Bộ trưởng
Tài chính Pháp Pierre Moscovici dự kiến thâm hụt ngân sách năm 2013 sẽ vào
khoảng 4,1% GDP, cao hơn mức 3,9% GDP đã thỏa thuận với EU, và thâm hụt ngân
sách năm 2014 sẽ là 3,6% GDP. Nước này đặt mục tiêu đưa thâm hụt về dưới 3% GDP
theo quy định của EU vào năm 2015.
Pháp vẫn đang phải vận lộn để vực dậy nền kinh tế. Chỉ số
PMI của Pháp được cải thiện tăng lên đến 48,8 điểm, cao hơn mức dự đoán trước
đó.
Theo chuyên gia nghiên cứu Jack Kennedy của Markit, “Điểm
yếu của khu vực tư nhân trong nền kinh tế Pháp đã tồn tại từ Tháng Một, khi sản
lượng sản xuất giảm dù tỉ lệ giảm là nhỏ. Tuy nhiên nền kinh tế Pháp sẽ phải
đối mặt với việc các đơn hàng ngày càng giảm, vấn đề việc làm và các công việc
còn tồn đọng.
Kinh tế Anh
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Anh tăng
trưởng 1,7% trong năm 2013 và sẽ tăng 2,4% trong năm 2014
Anh đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc trong sản xuất
công nghiệp nhưng lại có vẻ khiêm tốn trong doanh số bán lẻ và chưa có nhiều
biến chuyển trong ngành xây dựng.
Ngày 6/1, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne tuyên bố Chính phủ Anh sẽ tiếp tục thi hành chính sách kinh tế "thắt lưng buộc bụng" trong năm 2014 nhằm giảm nợ công và thâm hụt ngân sách
IMF nói Anh được
hỗ trợ bởi điều kiện tín dụng “dễ thở” hơn và niềm tin kinh doanh cải thiện
IMF dự báo chính
sách kinh tế của chính phủ đang cho thấy hiệu quả.
Dương Văn Kháng
2 nhận xét:
[7:21:23 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: Ông Parpart nhận định do đồng USD đã lên giá làm cho chứng khoán Mỹ bớt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nên lượng thanh khoản tăng lên từ ECB này sẽ chảy sang Châu Á. Thị trường Trung Quốc hấp dẫn bởi giá cổ phiếu vẫn còn thấp, trong khi thị trường Nhật Bản được hỗ trợ do đồng Yên giảm giá.
[7:21:30 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: chắc chắn khủng hoảng lần này
[7:21:33 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: 2017-2018
[7:21:38 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: bắt nguồn từ TQ
http://ndh.vn/quyet-dinh-cua-ecb-ch...truong-moi-noi--2014090511357502p146c158.news
Năm 2014-2015, báo chí sẽ ca ngợi Trung Quốc rất nhiều, Chú Sam muốn nâng vị trí của China lên cao nữa rồi cho khủng hoảng, tức khen người ta quá để hô tự sướng chứ nội lực không mạnh:
http://laodong.com.vn/the-gioi/trung-quoc-se-vuot-my-ve-kinh-te-sau-10-nam-nua-241825.bld
http://gafin.vn/20140908103522559p32c83/thang-du-thuong-mai-trung-quoc-lap-ky-luc-moi.htm
Đăng nhận xét