Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Thuyết âm mưu giải thích quá trình kiếm tiền từ chu trình bùng – vỡ nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2018



Người viết sử dụng trí thức về kinh tế, hành vi, trí tưởng tượng phong phú và thuyết âm mưu để diễn tả toàn bộ quá trình kiếm tiền của tầng lớp thông minh nhất (các nhà tài phiệt) từ việc ứng dụng hiệu quả chu kỳ bùng – vỡ nền kinh tế Việt Nam theo các giai đoạn và chính sách kinh tế đi kèm. Đây là một giả thuyết mang tính khách quan, tùy theo kinh nghiệm và trình độ của mọi người để hiểu vấn đề cho riêng mình hợp lý nhất. Vì đây là một lĩnh vực mới của tài chính hành vi bậc cao.
Tầng lớp nào kiếm được tiền nhiều và mất nhiều tiền từ chu trình bùng – vỡ
Người viết phân loại ra 2 đối tượng được và mất tiền theo tiêu chí về trí thức, tiếp nhận thông tin.
Tầng lớp kiếm được tiền nhiều:
Thứ nhất, tầng lớp thông mình nhất (các nhà tài phiệt): họ rất giỏi và là bậc thầy trong các trò chơi tài chính, chính sách kinh tế vĩ mô, vốn của họ thì lớn nhất. Họ đạo diễn cuộc chơi chính trong nền kinh tế Việt Nam
Thứ hai, nhóm lợi ích, có mối quan hệ thân hữu với Nhà nước, họ sẽ được những ưu tiên nhất trong việc vay vốn ngân hàng, các dự án, tiếp cận thông tin đầu tiên nhất. Đại diện là những tập đoàn, tổng công ty nhà nước,…
Tầng lớp mất tiền nhiều:
Thứ nhất, tầng lớp giàu có, có tài sản khoảng lớn hơn 100 tỷ VND, họ là những chủ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, xuất khẩu, dệt may,…và những quỹ đầu tư huy động tiền của nước họ đem vào Việt Nam đầu tư theo một quy trình lý thuyết không thực tế.
Thứ hai, tầng lớp trung lưu có tài sản khoảng 50-100 tỷ, họ là tri thức học ở nước ngoài về, huy động vốn trong và ngoài nước nhờ uy tín về kiến thức họ có được (tiến sĩ, MBA,…), chủ tịch, giám đốc các công ty chứng khoán, các giám đốc doanh nghiệp tư nhân, những nhà đầu tư trong nước (gọi là đại gia),…
Thứ ba, tầng lớp bình dân, có tài sản 5 – 30 tỷ, họ là các giáo viên đại học có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, sinh viên xuất sắc về thành tích học tập ở trường nhờ vào uy tín đó họ có thể huy động vốn từ người khác, người đi làm tiết kiếm tiền 5-10 năm,
Thứ tư, tầng lớp nghèo, họ chịu thiệt hại nặng nề nhất khi lạm phát tăng cao, họ là công nhân, dân quê, sinh viên, thầy giáo làm việc theo lương,…
Đạo diễn quá trình kiếm tiền từ tầng lớp thông minh nhất:
Sử dụng các con bài chủ yếu sau để kiếm tiền: lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, vàng vật chất
Công cụ hỗ trợ để hành động: chính sách kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tiền tệ) lúc nào cần tốt và lúc nào cần xấu. Tuyên truyền trên truyền thông qua các chuyên gia tài chính, hihi.
Có thể chia kịch bản quá trình bùng vỡ theo chi tiết sau:
Phần 1: Năm 2000-2010: 10 năm cho cuộc chơi
Giai đoạn 2000-2006: khai mạc cuộc chơi
Đây là giai đoạn thuận lợi nhất để tổ chức khai mạc cuộc chơi vì:
Thứ nhất, sau chiến tranh 1975 và thoát khỏi chế bao cấp, chưa tiếp xúc với văn hóa thế giới nhiều nên người dân lo làm ăn, không ăn chơi, tiêu xài nhiều, làm được đồng nào tiết kiệm đồng đó, sau một thời gian số tiền tiết kiệm trong nước rất lớn. Người chơi có số tiền tiết kiệm lớn bắt đầu có những suy nghĩ về những cuộc chơi tài chính.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập vào kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp muốn kiếm tiền nhiều hơn từ trò chơi chứng khoán, bất động sản.
Thứ ba, lượng vàng trong dần rất nhiều, phải một phần lượng vàng này tham gia vào trò chơi. Nhiều người dân bán vàng giá rẻ năm 2000-2004 (khoảng 500.000 VND/chỉ vàng)
Bơm thổi kinh tế cực tốt để thu hút dòng vồn tiết kiệm cao từ người chơi vào trò chơi:
Tăng trưởng GDP cao
Kêu gọi doanh nghiệp niêm yết để tham gia trò chơi
Nhà đầu tư nước ngoài vào
Kích giá cổ phiếu lên cao vì cầu nhiều hơn cung, doanh nghiệp chưa tăng vốn
Giai đoạn xả hàng: tháng 1 – 11.2007: HOSE nằm trong khoảng 963,x – 1179,x
Đưa ra nhiều tin cực tốt để thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ người chơi vào để xả hàng khối lượng lớn.
Các tin hot như: Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp được hưởng lợi lớn từ WTO, dòng vốn nước ngoài theo đó vào nhiều, các doanh nghiệp công bố lợi nhuận khủng, kế hoạch tăng vốn,…
Giai đoạn đỗ vỡ, lao dốc: tháng 12.2007 đến tháng 12.2008: HOSE giảm từ 1078,x xuống 284,x
Sau khi người chơi vào mua cổ phiếu giá cao gần hết, các trùm tài phiệt sau khi bán xong thả thị trường lao dốc, họ không quay lại đạo diễn cuộc chơi TTCK nữa mà họ quay sang gom bất động sản giá rẻ thật nhiều và kích thị trường lên để chốt lời
Trong thời gian này, báo chí đưa tin cực xấu về kinh tế, người chơi lên sàn bán gần 1 năm nữa chưa khớp cổ phiếu nào.
Cổ phiếu giảm gần 700-900% so với giá đỉnh, thời gian giảm 1 năm
Giai đoạn gom hàng, đánh vòng mới: tháng 1 – 10.2009: HOSE tăng từ 234,x lên 633,x
Thời gian gom hàng cuối năm 2008 và ăn tết 2009, lúc này người chơi chán nản, bán hết sạch cổ phiếu ở giá cực rẻ, cổ phiếu thì giảm về mức đáy lịch sử và quá rẻ.
Chẳng hạn: SSI giá 9,1 ; REE giá 6,2; VNM giá 14,1 ;….
Sau khi gom hàng xong thì tung ra gói kích cầu cứu nền kinh tế gần 9 tỷ USD, báo chí bơm thổi Việt Nam sẽ thoát khỏi khủng hoảng nhờ gói kích cầu, GDP tăng trưởng cao, doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng tăng trưởng mạnh
Tin này làm cho TTCK Uptrend trong 9 tháng, có 1-1,5 tháng điều chỉnh
Khoảng thời gian tháng 8-10.2009: Người chơi nhỏ lẻ lại được báo chí bơm tin tốt ra rất nhiều, họ lại lao vào tiếp mà lao vào ngày vùng đỉnh mới đau.
Tháng 7-10.2009: vì người chơi còn ít tiền nên các công ty chứng khoán SBS, TLS,…đã ra mắt dịch vụ đòn bẫy tỷ lệ cao cho người chơi – cái này chết mới nhanh
Giai đoạn xả hàng, sụp đỗ :tháng 11.2009 – 11.2010:  Giảm từ 633,x  rớt xuống 419,x
Vì đa số người chơi sử dụng tiền vay ở tỷ lệ cao, nên khi cổ phiếu giảm 5-10% là coi như bây hết vốn.
Đợt này đã số người chơi chết nặng vì tiền đòn bẫy
Lúc này báo chí, chuyên gia đưa ra tin xấu về kinh tế Việt Nam: GDP tăng trưởng thấp, lạm phát cao, lãi suất cho vay lớn, có dấu hiệu của nợ xấu,…

Mời các bạn xem Phần 2: 2011 – 2018 (chuẩn bị cho một cơ hội lớn)

Dương Văn Kháng, kiến thức sâu sắc là sức mạnh bền vững

1 nhận xét:

Dương Văn Kháng nói...

đến thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay đã trở về bằng mức lãi suất cho vay của giai đoạn 2005-2006

Năm 2014-2015 rất giống 2005-2007