Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Giá gold sẽ giảm về 850 – 920 USD/ounce vào quý 4-2015 - 1.2016 (Phần 2)


Tiếp theo phần 1, chi tiết tại:
http://duongvankhang.blogspot.com/2014/08/gia-gold-se-giam-ve-850-920-usdounce.html


     3.      Kinh tế thế giới và diễn biến giá vàng giai đoạn 1944 – 1973:
Kỷ nguyên Bretton Woods:
Hệ thống tiền tệ quốc tế giai đoạn này được neo với vàng thông qua việc đồng USD Mỹ được tự do chuyển đổi qua vàng bởi các đối tác thương mại với giá 35 USD/ounce. Việc cho một số quốc gia cụ thể vay ngắn hạn trong trường hợp bị thâm hụt thương mại sẽ được giải quyết bởi Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Các quốc gia chỉ có thể phá giá đồng tiền của mình nếu được IMF cho phép và điều đó thường chỉ được diễn ra trong trường hợp thâm hụt thương mại dai dẳng cộng với lạm phát cao. Cấu trúc của hệ thống Bretton Woods hầu như chỉ do một mình nước Mỹ đề ra.
Năm 1967, việc đóng cửa kênh đào Suez trong cuộc chiến 6 ngày giữa các nước Ả Rập và Israel; sự kỳ vọng rằng Anh có thể được yêu cầu phá giá đồng tiền để gia nhập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và lạm phát tăng cao tại Anh cũng như tại Hoa Kỳ. Sau một nổ lực không thành nhằm chống đỡ áp lực bán đồng Bảng Anh đang xảy ra, đồng Bảng Anh chính thức bị phá giá so với đồng USD Mỹ vào ngày 18/11/1967, từ 2,8 USD còn 2,4 USD một Bảng Anh, tức phá giá 14,3%
Nước Anh có thể phá giá thì các nước khác cũng có thể, các quan chức Hoa Kỳ sợ rằng đồng USD sẽ là đồng tiền tiếp theo chịu áp lực phải phá giá. Nỗi sợ hãi của họ nhanh chóng trơ thành hiện thực khi thâm hụt thương mại và lạm phát tăng
Theo hệ thống Bretton Woods, giá trị của USD không gắn với giá trị đồng tiền khác mà gắn với giá trị vàng. Vì vậy việc phá giá USD đồng nghĩa với việc tái định giá vàng theo giá USD với chiều hướng đi lên.
Năm 1961, Mỹ và những cường quốc kinh tế hàng đầu khác đã điều hành London Gold Pool (Kho dự trữ vàng London) về bản chất là một nghiệp vụ thị trường mở nhằm định giá vàng. Trong đó các bên tham gia kết hợp các nguồn dự trữ vàng và USD của mình để duy trì giá vàng thị trường theo mức quy định tại Bretton Woods là 35 USD/ounce. London Gold Pool gồm Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan và Thụy Sỉ, trong đó Hoa Kỳ đóng tới 50% nguồn dự trữ vàng. Năm 1960, có một cuộc hỗn loạn mua vàng vào năm 1960 đã kéo giá vàng trên thị trường lên đến 40 USD/ounce. London Gold Pool vừa là bên mua vừa là bên bán: họ sẽ mua ở mức giá 35 USD/ounce và bán ra giá 40 USD/ounce.
Hồi cuối của Bretton Woods:
Sự công kích của công chúng đối với việc một đồng USD thống trị neo với vàng của hệ thống Bretton Woods đã bắt đầu thậm chí trước cả sự kiện phá giá đồng Bảng Anh vào năm 1967.
Tháng 1/1965, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã kêu gọi sự trở lại của hệ thống Bản vị vàng cổ điển và quyết định chuyển đổi 150 triệu USD Mỹ dự trữ thành vàng và tuyên bố kế hoạch chuyển đổi tiếp 150 triệu USD nữa trong thời gian sớm nhất. Tây Ban Nha cũng chuyển đổi 60 triệu USD tiền dự trữ của họ thành vàng. Nếu không dùng giá vàng 35 USD/ounce mà tính theo giá vàng vào thời điểm tháng 6/2011, động thái hoán đổi này đáng giá vào khoảng 12,8 tỷ USD đối với Pháp và 2,6 tỷ USD đối với Tây Ban Nha. De Daulle đã gửi hải quân Pháp đến Hoa Kỳ để chở vàng về Pháp
Tháng 6/1967, Pháp đã rút khỏi London Gold Pool, các yêu cầu đổi lấy vàng từ những người đang giữ USD trở thành một cơn bệnh dịch. Tháng 3/1968, lượng vàng chảy ra khỏi kho dự trữ London Gold Pool đã đạt đến mức 30 tấn một giờ
Tháng 3/1968, Quốc hội Hoa Kỳ đã hủy bỏ yêu cầu dự trữ vàng để đảm bảo cho đồng USD; điều này đã giải phóng nguồn cung vàng của Hoa Kỳ để có thê sẳn sàng đem bán với giá 35 USD/ounce khi cần. Đến cuối tháng 3/1968, London Gold Pool sụp đổ. Sau đó người ta tính tới việc chuyển vàng vào một cơ chế hai lớp: mức giá thị trường được quyết định tại London và mức giá thanh toán quốc tế theo hệ thống Bretton Woods – 35 USD/ounce.
Ngày 29/11/1968, tờ báo Time đã tường thuật rằng một trong số những vấn đề của hệ thống tiền tệ là “doanh số thương mại thế giới đang tăng nhanh gấp nhiều lần so với nguồn cung vàng toàn cầu” – ám chỉ việc giá vàng thấp một cách giả tạo ở mức 35 USD/ounce. Nếu giá vàng ở mức quá thấp, vấn đề không nằm ở chỗ thiếu vàng mà là sự dư thừa của tiền giấy trong mối tương quan với vàng. Số tiền dư thừa này phản ánh bằng sự lạm phát đang tăng lên tại Hoa Kỳ, Anh và Pháp vì các nước này in tiền nhiều. Điều này cho thấy cung tiền giấy đã trở nên mất cân bằng như thế nào so với vàng; cũng như sự tuyệt vọng khi Mỹ và các nước khác cố níu kéo giữ giá vàng ở mức 35 USD/ounce ngay cả sau khi mức giá đó đã trở nên bất khả thi
Chủ nhật 15/8/1971, Tổng thống Richard Nixon đã thông báo Chính sách kinh tế mới (New Economic Policy) trong đó có việc đóng cửa sổ vàng. Từ nay trở đi, USD sẽ không còn được đổi thành vàng theo yêu cầu của các ngân hàng trung ương nước ngoài. Bản chất của chính sách này là phá giá đồng USD so với vàng. Thực sự Nixon phá giá đồng USD ngay lập tức so với tất cả các đồng tiền chính, sau đó sẽ thả nổi để đồng USD có thể đắm chìm trong những cuộc phá giá tiếp theo trên các thị trường ngoại hối
Việc đổi USD lấy vàng của Pháp đã biến quốc gia này trở thành một cường quốc về vàng chỉ xếp sau Mỹ và Đức, điều này duy trì cho đến ngày hôm nay
Giá vàng tăng sẽ tương đương với USD bị giảm giá cũng như các đồng tiền khác tăng giá. Đức và Pháp cũng sẽ hưởng lợi vì họ đang tích trữ một lượng vàng khổng lồ
Đồng Bảng Anh bị phá giá lần nữa và rớt 16% vào cuối năm 1972. Ngày 3/7/1972 cả Franc Thụy Sĩ và đô la Canada đều được thả nổi. Việc phá giá đồng Bảng Anh cuối cùng dẫn tới việc thất bại thảm hại của đồng USD.
Cho đến thời điểm này, tất cả những cách thức như biên độ tỷ giá, thả nổi,…và những công cụ khác được sáng chế nhằm duy trì bề mặt của hệ thống Bretton Woods đều đã thất bại, các đồng tiền chính rơi vào một hệ thống tỷ giá thả nổi.
Năm 1973, IMF tuyên bố khải tử hệ thống Bretton Woods, chính thức kết thúc vai trò của vàng trong tài chính quốc tế và để cho giá trị các đồng tiền biến động so với nhau ở bất kỳ mức nào mà các chính phủ hoặc thị trường mong muốn
Thời đại của tỷ giá hối đoái thả nổi bắt đầu từ năm 1973 kết hợp với sự chấm dứt mối liên hệ giữa đồng USD và vàng. Giờ đây, thị trường đưa giá đồng tiền lên hoặc xuống mỗi ngày khi họ thấy hợp lý. Các chính phủ cũng can thiệp vào thị trường bất cứ lúc nào nhằm cân đối những gì họ cho là vượt mức hoặc hỗn loạn.
Sự trở lại của hoàng đế USD
Nước Mỹ phải chịu đựng ba cuộc suy thoái kinh tế từ năm 1973 đến 1981, tổng cộng sức mua của đồng USD giảm đến 50%. Đồng USD giảm mạnh tương đương với việc giá vàng tăng mạnh.
Giá vàng nhảy từ 40,8 USD/ounce năm 1971 lên 612,56 USD/ounce năm 1980 trong đó cú tăng mạnh ngắn hạn lên mức 850 USD/ounce vào tháng 1/1980
Giai đoạn 1973 – 1981, nền kinh tế Mỹ rơi vào lạm phát cao và tăng trưởng trì trệ. Khi niềm tin vào đồng USD gần như tan vỡ, người ta trông chờ vào một chính quyền mới cùng với những chính sách mới. Tháng 8/1979, Paul Volcker được chỉ định vào ghế chủ tịch FED
Đối với lạm phát, Volcker tăng lãi suất FED lên mức đỉnh 20% vào tháng 6/1981 và biện pháp này có tác dụng. Lạm phát hàng năm giảm mạnh từ 12,5% vào năm 1980 xuống còn 1,1% vào năm 1986. Lạm phát giảm cũng làm vàng giảm theo, giá trung bình giảm từ giá 612,56 USD vào năm 1980 xuống còn 317,26 USD/ounce vào năm 1985. Giá trị đồng USD đã mạnh trở lại.
Một phần sức mạnh của đồng USD đầu những năm 1980 bắt nguồn từ sự kiện các nhà đầu tư nước ngoài muốn có USD để đầu tư vào Mỹ do sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của quốc gia này.
Các chính sách thắt chặt tiền tệ của Volcker cùng với việc cắt giảm thuế của Tổng thống Reagan đã giúp GDP tăng trưởng liên tục, đạt mức 16,6% trong vòng 3 nam từ 1983 – 1985.
Thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Đức và Nhật Bản đang tăng lên do đồng USD mạnh hơn đã khiến người Mỹ mua xe hơi Đức và đồ điện tử Nhật Bản, cùng những hàng hóa khác nhập khẩu vào Mỹ.
Đầu năm 1985, việc các ngành công nghiệp Hoa Kỳ cùng nhau tìm kiếm sự bảo hộ trước hàng nhập khẩu và việc người Mỹ tìm kiếm việc làm đã dẫn đến việc Công đoàn các chính trị gia thuộc các bang công nghiệp liên tục kêu gọi phá giá đồng USD để thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập khẩu
Hiệp ước Plaza vào tháng 9/1985 là kết quả của những nổ lực đa phương nhằm hạ giá đồng USD và vạch ra một kế hoạch phá giá đồng USD, chủ yếu so với đồng Yên Nhật và đồng Mark Đức. Từ năm 1985 – 1988, đồng USD giảm 40% so với đồng Franc Pháp, 50% so với Yên Nhật và 20% so với Mark Đức
Hiệp ước Plaza là một thành công  trong việc phá giá USD nhưng kết quả kinh tế lại gây thất vọng: tỷ lệ thất nghiệp Mỹ vẫn ở mức cao, khoảng 7% năm 1986 ; GDP chỉ tăng 3,2% năm 1987; lạm phát vọt lên 6,1% vào năm 1990
Dựa trên một nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển và chính sách tiền tệ ổn định của Hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ, đồng USD cùng với vàng trở thành nơi trú ẩn khi khủng hoảng xảy ra.
Các cuộc khủng hoảng Bảng Anh vào năm 1992, khủng hoảng Peso Mexico năm 1984 và khủng hoảng tài chính Á – Nga vào năm 1997-1998, không có cuộc khủng hoảng nào trong số này đe dọa đồng USD.
Khi khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Hoa Kỳ năm 2008 mới thực sự làm sụp đổ đồng USD
Kết luận: khi đồng USD bị phá giá (giá trị USD giảm so với các đồng tiền khác), kéo theo lạm phát sẽ tăng trở lại trong tương lai, giá vàng sẽ tăng theo. Khi USD mạnh lên thì giá vàng sẽ giảm xuống.

Còn tiếp.....

Dương Văn Kháng

Không có nhận xét nào: