Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Tiền tệ Việt Nam từ 1975 – 2014 và hậu quả của việc trượt giá VND với người tiêu dùng



Đã tham gia thế giới tài chính thì phải hiểu rõ bản chất của tiền tệ và lạm phát tiền tệ. Người viết có vài câu hỏi như sau đối với tiền tệ Việt Nam: Vì sao trước 1985, 1 lượng vàng = 2.400 đồng thì đến 2014 cũng 1 lượng vàng = 34,9 triệu đồng; vì sao trước 1985 mua bán hàng hóa người dân dùng tờ 50 đồng or 100 đồng là chủ yếu nhưng 2014 người dân lại dùng tờ 10.000 đồng or 50.000 đồng là chủ yếu, có sự trượt giá quá lớn. Trong khi ở Hoa Kỳ, người dân sử dụng chủ yếu tờ 50 or 100 USD. Đổi tiền giấy và in tiền giấy là thế nào,…Rất nhiều câu hỏi sẽ được người viết lý giải.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là gia tăng giá cả một cách lâu bền, kết quả là làm giảm giá trị đồng tiền so với hàng hóa và dịch vụ. Lạm phát thường phát sinh vì mức cầu tăng hoặc chi phí sản xuất tăng. Ngoài ra, lạm phát còn gây ra bởi sự phát hành tiền giấy và tín dụng quá mức, cái này gọi là lạm phát tiền tệ.
Lạm phát tiền tệ là do chính phủ in tiền quá nhiều làm cho giá cả hàng hóa (nhà cửa, đất đai, thực phẩm, vàng…) trong nước rẻ mạt. Ví dụ giá 1 cái nhà lúc chưa có lạm phát tiền tệ là 10.000 USD, 1 USD = 9.000 đồng, tương đường 90 triệu đồng/căn nhà; sau 5 năm chính phủ in tiền nhiều đã làm giá trị tiền đồng giảm, lúc đó 1 USD = 14.000 đồng và mua cũng căn nhà đó giá 6.400 USD.
Dễ hiểu: cái nhà ban đầu 10.000 USD, 5 năm sau lạm phát tiền tệ thì cái nhà có gí 6.400 USD (90 triệu/14.000USD), còn 3.600 USD là tài sản của người dân đã bị tước đoạt.
Trước năm 1980 (người viết tự sử dụng số liệu giả để cho bạn đọc hình dùng rõ):
Tổng lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế khoảng 25.000 tỷ đồng
Giá vàng 1 lượng = 2.500 đồng
Tờ tiền lưu hành phổ biến nhất là tờ 50 đồng và 100 đồng
Lương công chức là 1.000.000 đồng/tháng, lo đủ 8 người ăn/tháng, lương 1 tháng đủ mua 400 cây (lượng) vàng
Giá thực phẩm (tính chung các loại cho dễ hình dùng) là 10 đồng
Giá 1 căn nhà là: 10 cây (lượng vàng) = 25.000 đồng
Tỷ giá 1 USD = 9.000 đồng
Chính phủ chi tiêu ít, bộ máy ít nhân sự, đơn giản nên chi tiêu Chính phủ không có nhiều, lúc này chưa có nợ công, tức là Chính phủ nợ nhà giàu trong nước or nước ngoài
Lúc này không có lạm phát tiền tệ, hàng hóa sản xuất ra vừa đủ với nhu cầu tiêu dùng và lượng tiền giấy sẵn có trong nền kinh tế, cuộc sống người dân bình yên, ấm no hạnh phúc, trộm cướp rất ít, tham nhũng không có.
Từ năm 1980 – 2003 Việt Nam trải qua các đợt lạm phát phi mã, giảm phát, đổi tiền giấy liên tục
Mức lạm phát gia tăng từ 125% năm 1980 đến 487% vào năm 1986. Sau khi chính sách “đổi mới” và thả lòng giá cả được thi hành từ năm 1986 mức lạm phát giảm xuống 301,3% vào năm 1987; 67% vào năm 1990 và 4.2% vào năm 1999. Nạn lạm phát phi mã trong gần 2 thập niêm gây ra bởi một lý do chính là nhà nước tài trợ ngân sách thiếu hụt bằng cách in thêm tiền. Ngoài ra, nhu cầu của dân chúng, nhất là về thực phẩm thì nhiều mà hàng hóa sản xuất ra thì quá ít. Ngân sách thiếu hụt vì phải nuôi khoảng 200.000 quân đóng ở Campuchia trong khi không nhận một đồng viện trợ nào của Tây Phương. Còn viện trợ của cựu Liên Bang Xô Viết và các nước XHCN Đông Âu bị giảm nhanh chóng rồi chấp dứt vào cuối thập niên 1980.
Vì chi tiêu ngân sách tăng mạnh mà viện trợ từ các nước Liên Xô và XHCN không còn nên chính phủ đã in một lượng tiền giấy khổng lồ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, in tiền giấy không có tài sản (vàng, hàng hóa sản xuất trong nước,…đất đai) để làm đảm bảo. Cứ như Tôn Ngộ Không nhỏ 1 nắm lông và thổi ra 1 mớ tiền giấy. In tiền giấy nhiều làm giá trị VND mất giá kinh khủng. Khi in tiền giấy nhiều mà không có tài sản đảm bảo thì càng biến số trên thay đổi như sau:
Tổng lượng tiền giấy lưu hành trong nền kinh tế khoảng 2.500.000 tỷ đồng (tăng gấp 100 lần)
Giá vàng 1 lượng = 250.000 đồng
Tờ tiền lưu hành phổ biến nhất là tờ 100, 500, 1.000, 2.000, 5.000, 10.000 đồng
Lương công chức là 1.500.000 đồng/tháng, lo đủ 2 người ăn/tháng. Lương 1 tháng đủ mua 6 cây (lượng vàng)
Giá thực phẩm (tính chung các loại cho dễ hình dùng) là 1.000 đồng
Giá 1 căn nhà là: 10 cây (lượng vàng) = 2.500.000 đồng
Tỷ giá 1 USD = 14.000 đồng
Lúc này có lạm phát tiền tệ, giá tài sản của người dân sụt giảm, xuất hiện tầng lớp giàu nghèo rõ ràng vì có sự chiếm đoạt tài sản của người dân giá rẻ khi có lạm phát tiền tệ. Ví dụ:
Trước 1980, lương của 1 công chức đủ mua 400 lượng vàng, thì sau 1980 khi chính phủ in thêm tiền gây ra lạm phát tiền tệ thì lương 1 công chức chỉ mua 6 lượng vàng. Cùng công sức làm việc như nhau từ 1980-1990 nhưng người dân đã bị mất 394 lượng vàng – tỷ lệ kinh khủng. Do hạn hẹp về kiến thức nên ngươi dân không hiểu vì sao tiền tệ nó như thế, ai là người cướp đi giá trị sức lao động của người dân.
Keynes đã từng nói: "Việc áp dụng biện pháp tạo ra nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp có thể giúp một số người mặc sức tước đoạt tài sản của nhân dân. Trong quá trình đó, phần lớn dân chúng sẽ trở nên bần cùng, trong khi một số ít lại giàu lên trông thấy¼
Kết luận và trang bị thêm kiến thức về tiền tệ, ai nắm quyền phát hành tiền tệ sẽ là bá chủ:
Vì sao ở Mỹ, Nhật, Châu Âu có in tiền nhưng sự trượt giá không mạnh bằng Việt Nam và vì sao ở các nước đó tờ tiền mua bán thường có mệnh giá thấp như 50 or 100 USD, 100 – 500 yên; 50 – 100 Euro, còn ở Việt Nam tờ tiền mua quần áo toàn 500.000 đồng, 2 triệu đồng,…Vì:
Các nước đó in tiền nhưng có vàng or hàng hóa nổi tiếng (xe hơi, quần áo,..) ngành công nghiệp phát triển, năng suất lao động cao,…giá trị thương hiệu quốc gia làm tài sản đảm bảo khi in tiền nên mức độ trượt giá đồng tiền ở mức vừa phải.
Còn Việt Nam in tiền giấy quá nhiều và không có gì làm tài sản đảm bảo như họ nên tiền mệnh giá cao sẽ lưu hành nhiều như tờ 100.000 đồng; 200.000 đồng và thập chí là 500.000 đồng
Thứ nghĩ xem: 1 cái áo ở bên Âu Châu giá 200 Euro lại bằng gần 5 triệu đồng.
Việc in tiền của Việt Nam như sau: in tiền giấy tức là tăng nợ lên, vay thêm nợ nên mới có thị trường trái phiếu.
Từ 2003-2013 Việt Nam in nhiều tiền giấy và phát hành cho các tổ chức tín dụng trong nước và bắt họ mua, đến năm 2014 các tổ chức tín dụng hết tiền để mua trái phiếu chính phủ nên VN phải phát hành trái phiếu ra nước ngoài, tức vay nợ nữa từ nước ngoài. Sau 5 – 10 năm nữa, nợ của Việt Nam với nước ngoài sẽ tăng cao, lúc đó là hệ quả cho con cháu chúng ta. Giống Agrentina, Hy Lạp. Lúc đó nước ngoài sẽ làm chủ nợ của Việt Nam và họ sẽ làm gì thì đến đó sẽ có kết quả.
Năm 2014, 1 USD = 21.380 đồng. Với tình hình vay nợ và in thêm tiền giấy nhiều nữa thì giá trị VND mất giá là hoàn toàn xảy ra. Khả năng 5-10 năm nữa, 1 USD = 28.000 đồng.
Năm 1980, 1 USD = 8.500 đồng đến nay 2014,1 USD = 21.380 đồng tức tăng 250%. Khi tiền đồng các mất giá thì giá trị sức lao động của người dân sẽ bị cướp đi nhiều và họ không hiểu vì sao như thế, bởi vì họ đâu có hiểu sức tàn phá ghê ghớm của tiền tệ và lạm phát tiền tệ.
Tương lai 5-10 năm nữa, 1 lượng vàng = 50 – 60 triệu đồng ; diện tích đất ở HCM khoảng 100 triệu/m2, giá cả hàng hóa tăng chóng mặt, lúc đó 1 lý café được tính là 500.000 đồng or 1 triệu; sẽ có 1 lần đổi tiền nữa sau năm 2017 với mức độ tiền cũ giảm giá 20% so với tiền mới. Chẳng hạn tiền 1 triệu tiền mới = 10 triệu tiền cũ hiện tại năm 2014
Dương Văn Kháng, thích khám phá lịch sử thế giới tiền tệ

2 nhận xét:

Dương Văn Kháng nói...


Vì sao đột ngột tăng phát hành trái phiếu Chính phủ?
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vi-sao-dot-ngot-tang-phat-hanh-trai-phieu-chinh-phu-201411301427062279ca34.chn

Dương Văn Kháng nói...


Vì sao chủ sổ tiết kiệm 15 năm được nhận 400 triệu đồng?
http://news.zing.vn/Vi-sao-chu-so-tiet-kiem-15-nam-duoc-nhan-400-trieu-dong-post489989.html