Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Hiểu biết hạn hẹp của con người trong trò chơi chứng khoán nhỏ xíu



Khi đánh giá một vấn đề gì đó thật chính xác thì bạn phải có tri thức sâu sắc về thế giới quan. Tri thức được hình thành từ những trải nghiệm quá khứ và sự giải quyết vấn đề theo xu hướng chung. Người viết chỉ đề cập một vấn đề nhỏ trong muốn vàng vấn đề lớn khi tham gia thị trường chứng khoán thế giới cũng như Việt Nam, chủ yếu tập trung vào: con người và trò chơi chứng khoán.
Bản chất của trò chơi chứng khoán là gì?
Từ xưa, tầng lớp thống trị muốn đi xâm lược tầng lớp khác thì dùng vũ khí, sức mạnh cơ bắp,…
Thế giới ngày nay, không ai dùng mấy cái đó nữa vì chi phí cao, hiệu quả không cao mà người ta dùng vũ khí kinh tế, tức chính sách kinh tế, trao đổi thương mại,…muốn sỡ hữu một số ngành nghề nào đó của đất nước khác thì họ dùng một công cụ đơn sơ là thị trường chứng khoán, cấp cao hơn là thị trường trái phiếu, cấp cao hơn nữa là thị trường tiền tệ,…tất cả đều gọi là vũ khí kinh tế.
Mục đích sâu sa, lâu dài (bên trong) của chứng khoán là muốn thay đổi nền kinh tế của nước đó bằng cách sỡ hữu cổ phần lớn tại một số ngành nghề độc quyền.
Mục đích bề ngoài: giúp nhóm lợi ích giàu hơn bằng cách thành lập doanh nghiệp đưa lên sàn, phát hành tờ giấy ảo, thu tiền thật, chiếm dụng vốn từ người chơi chứng khoán
Tóm lại, bản chất của trò chơi chứng khoán: làm cho nhóm giàu có càng giàu thêm, sau đó thâu tóm những ngành nghề chính và thay đổi trạng thái kinh tế nước sở tại.
Vậy ai là người thiệt hại từ chứng khoán: tất cả người nào chơi chứng khoán mà không nằm trong nhóm lợi ích thì thiệt hại, may mắn thì thiệt hại ít hơn thôi, chứ tuyệt đối họ không bao giờ lời cả. Đây là sự thật đau thương nhưng phải chấp nhận.
Con người tinh anh và con người không tinh anh:
Ở các nước phát triển trên thế giới, đã xuất hiện cái tên tầng lớp tinh anh từ lâu và sử dụng phổ biến chỉ ở nước nghèo nàn về văn hóa thì chưa biết. Ở Hồng Kong, ai được cái tên tinh anh trong một ngành nào đó thì người đó là Số 1 trong ngành đó.
Chính tầng lớp tinh anh đã tạo ra TTCK thế giới, sau đó đưa tầng lớp tinh anh nhỏ về Việt Nam tạo ra TTCK Việt Nam với mục đích ngắn hạn, dài hạn và tương lai 100 năm nữa. Họ là người đạo diễn trò chơi này, họ biết hết mọi thứ nhưng không ai biết họ là ai và ở đâu,…đó là cái huyền bí và rất thú vị. Vài câu hỏi để tăng tư duy người chơi với kinh tế, TTCK Việt Nam nhé:
Câu hỏi 1: Tại sao Chú Sam (Hoa Kỳ) bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam năm 1994. Nhớ bỏ cấm vận người dân VN mới có cơ hội dùng hàng điện tử cao cấp, siêu xe, thời trang, thức ăn nước uống từ thế giới Tây Phương
Câu hỏi 2: Vì sao TTCK thành lập đầu tiên từ năm 2001 tại thành phố sài gòn và sau đó 5 năm tức năm 2006 mở thêm sàn HNX tại Hà Nội
Câu hỏi 3: Vì sao mua cổ phiếu trong 4 ngày mới được bán và giảm về 3 ngày mà không giảm 0 ngày or 1 ngày
Câu hỏi 4: Vì sao năm 2006-2007 chứng khoán tăng mạnh, sau đó giảm mạnh 2008-2009 và 2010-2012 đi ngang; 2013-2016 tăng tốc như máy bay cất cánh
Câu hỏi 5: Vì sao lãi suất vay có lúc tăng và có lúc giảm vào thời gian cụ thế
Câu hỏi 6: cấu trúc điểm số sàn HOSE, HNX do cổ phiếu nào quyết định
…..
Còn rất nhiều nữa, nếu muốn là con người tinh anh thì phải trả lời đúng hết tất cả các câu hỏi trên or các câu hỏi do tầng lớp thượng lưu hỏi.
Phần còn lại, là con người không tinh anh và đặc điểm của họ là:
Về trình độ học vấn: được học bài bản kiến thức kinh tế tài chính từ trong và ngoài nước và có điểm yếu là thích khoe khoang, rất tự hào về tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ của mình, chau chuốt bề ngoài hơn cả diễn viên điện ảnh
Còn người không học bài bản thì họ tự nâng cao kiến thức của mình nhờ vào sự trải nghiệm quá khứ nhưng điểm yếu của họ là quá nhiều cảm xúc từ quá trình nhậu nhẹt, hút thuốc vì như thế sẽ nâng quá trình tự khen mình lên và chê người khác.
À quên nữa, một đặc điểm tính cách của con người Việt Nam là rất bảo thủ, gia trưởng, muốn kiếm tiền nhanh theo kiểu mì ăn liền, thích cái gì rõ ràng, chi tiết mới dám tự tin – nhóm tinh anh hiểu hết tính cách và văn hóa của tầng lớp người chơi.
À quên nữa, họ còn hay nói nhiều nữa, họ thích đơn giản, không thích phức tạp vì khó hiểu quá làm họ động não mà não họ thì làm biếng, nên khi tiếp cận vấn đề mới và lạ thì họ vô tâm, ví dụ như: tất cả các nước thế giới đều có tình báo của CIA, CIA cũng chỉ đạo TTCK, tổ chức IMF là một chức cho các nước vay tiền sau đó muốn….hay như FED là gì, thị trường phái sinh là thế nào,….
Muốn trở thành tinh anh thế giới thì phải trở thành “một sát thủ kinh tế”

“Sống ở đời để cho người ta ghét chứ đừng để người ta khinh”

Lý giải kiều hối tăng mạnh và 33 tỷ USD “ xuất ngoại ”

Phân tích những số liệu chính thức : từ 2008 đến 2013, 33 tỉ đô la đã tuồn lậu ra nước ngoài ; kiều hối là một kênh đưa "tiền rửa" về đầu tư trong nước.

Lý giải kiều hối tăng mạnh
và 33 tỷ USD "xuất ngoại"


Vũ Quang Việt



Con số 33 tỷ USD từ năm 2008 đến năm 2013 chảy ra nước ngoài không hợp pháp này là có thật, và đặc biệt là mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008. Năm 2009, số tiền chảy ra nước trên 9 tỷ, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 . Đây là con số tính được từ bản cân đối thanh toán với nước ngoài (coi Hình 1 và Bảng 1).

hinh-1
Hình 1: Tiền chuyển chui ra nước ngoài

Giải thích về cách tính


Trong bảng cân đối thanh toán quốc tế, phần mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể nắm được chính xác là số ngoại tệ được dùng làm dự trữ ngoại tệ, tức là tiền và gần như tiền, mà NHNN có thể nhanh chóng chuyển thành tiền, để sử dụng bất cứ lúc nào nhằm ảnh hưởng tới hối suất trên thị trường. Tiền nằm trong tay NHNN (X) là tổng số ngoại tệ nhận được từ nước ngoài (X1) trừ đi tiền chuyển ra nước ngoài một cách hợp pháp (X2). X= X1-X2. Nếu có chu chuyển bất hợp pháp thì X=(X1- X2) + Y. Nếu Y là âm thì đó là tiền chuyển ra nước ngoài bất hợp pháp, và nếu là dương thì là tiền chuyển vào bất hợp pháp. Các trao đổi hợp pháp quốc tế được phản ánh trong các thanh toán hợp pháp và được ghi lại trong bảng cán cân thanh toán quốc tế.
Khi các thông tin về X1 và X2 không chính xác mà chỉ có X là chính xác, thì Y là sai số. Trong việc tính toán cán cân thanh toán, sai số ở mức 3-5% là thường tình, và nếu là sai số thì có tính bất định, khi dương khi âm. Nhưng khi sai số chỉ là số âm và lại rất lớn thì không thể không nghĩ đến tình trạng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bất hợp pháp. Đây là tình trạng của Việt Nam.

Phân tích kết quả


Trong trao đổi ngoại tệ với nước ngoài và trong điều kiện của Việt Nam, ngoại tệ được chuyển ra nước bao gồm các khoản dùng để nhập khẩu, trả lãi và trả nợ; còn ngoại tệ chuyển vào VN là tiền nhận được từ xuất khẩu, từ đầu tư trực tiếp để sản xuất và gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, từ vay mượn qua trái phiếu và nợ nước ngoài, từ viện trợ và nhất là từ người Việt cư trú hoặc xuất khẩu lao động gửi về. Để đơn giản hóa trong phần trình bày, bảng 1 chỉ ghi giá trị ròng thí dụ cán cân ngoại thương về hàng hóa là xuất khẩu trừ nhập khẩu. Số dương chỉ lượng tiền chuyển vào trong nước, số âm chỉ lượng tiền chuyển ra nước ngoài.
Cán cân thương mại: Thí dụ năm 2013, xuất siêu hàng hóa là 8.7 tỷ USD (xuất là 132.4 tỷ và nhập là -123.1 tỷ). Còn dịch vụ là -8.7 tỷ USD nhập siêu (xuất là 10.8 tỷ và nhập là -19.5 tỷ). Xuất nhập khẩu bao gồm xuất nhập khẩu vàng chính thức qua hải quan mà có lúc như năm 2008 nhập thuần đến 2.4 tỷ và năm 2011 nhập thuần đến 2 tỷ. Tất nhiên nếu có nhập lậu thì phần này sẽ đi vào sai số. Nhập vàng lớn là vì đồng tiền Việt mất giá và do đó tạo thành tình trạng vàng hóa kinh tế. Tình trạng này coi như chấm dứt vào năm 2012-2013 khi nhập thuần vàng chỉ còn dưới 40 triệu.1 Ngoài ra là chuyển đô la lậu, điều này thì khó mà biết, nhưng có thể không lớn.



2008
2009
2010
2011
2012
2013
1. Cán cân ngoại thương hàng hóa

-12.8
-7.6
-5.1
-0.5
8.7
8.7
2. Cán cân thương mại dịch vụ và thu nhập

-5.4
-5.4
-7.0
-8.0
-7.7
-8.7
3. Chuyển giao vãng lai (kiều hối, v.v.)
7.36.47.98.78.29.5
   3.1 Của tư nhân
6.86.07.68.37.98.9
   3.2 Của nhà nước/quốc tế

0.5
0.4
0.3
0.4
0.3
0.6
4. Chuyển giao vốn tư bản
12.36.86.26.58.7-0.2
   4.1 Đầu tư trực tiếp (FDI)
9.36.97.16.67.26.9
   4.2 Đầu tư gián tiếp
-0.6-0.12.41.52.01.5
   4.3 Vay mượn ngắn và dài hạn
3.04.73.84.95.63.5
   4.4 Tiền và tiền gửi ngân hàng nước ngoài

0.7
-4.8
-7.1
-6.4
-6.0
-12.0
5. Sai số

-1.0
-9.0
-3.7
-5.6
-6.1
-8.8
6. Tăng dự trữ ngoại tệ
0.5-8.9-1.81.111.90.6
 
      
Nhập lậu từ TQ

0.9
0.4
-2.9
-4.2
-5.2
-11.7
Bảng 1. Cán cân thanh toán quốc tế, 2008-2013 (Tỷ USD)
Nguồn: Asian Development Bank, Key Indicators for Asia and the Pacific 2014, 
bảng về Việt Nam, số liệu do VN cung cấp. Số liệu về chi tiết hơn cho năm 2013
có thể xem thêm trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 
Nhập lậu từ TQ dựa vào số liệu của UN Comtrade Database.2
Chú thích: Số liệu hàng (5) tính như sau: (6) – [(1) + (2) + (3)+ (4)].  Số liệu hàng (7) là độc lập, tính bằng: xuất khẩu vào VN theo báo cáo của TQ, trừ đi nhập theo báo cáo của VN. 

Chuyển giao vãng lai: Chuyển giao vãng lai (còn gọi là chuyển giao hiện hành) ở VN chủ yếu là tiền người Việt cư trú ở nước gửi về nước (thường gọi là kiều hối) cho gia đình. Kiều hối tăng mạnh từ sau năm 2006 và năm 2013 đạt 8.9 tỷ (coi hình 2). Con số này thấp hơn con số 11 tỷ mà báo chí Việt Nam đưa ra, dù là dựa vào thông tin của Ngân hàng Thế giới (NHTG). Số liệu do NHTG ghi chú là nguồn là từ VN và IMF, nhưng khác hẳn con số của VN ở trên và khó tin. Thật ra kiều hối từ nguồn VN hay NHTG cũng đều khó tin, và rất có thể chúng không chỉ gồm kiều hối mà còn là gồm cả tiền bẩn gửi về để rửa.

hinh-2
Nguồn: ADB như trên.
Lý do tiền gửi về cho gia đình không chỉ là kiều hối có thể giải thích như sau. Người Việt ở nước ngoài gồm khoảng 3 hay 4.5 triệu kiều dân (tùy nguồn),3trong đó 1.3 sống ở Mỹ (số liệu ở Mỹ này là đáng tin cậy). 4 Theo nguồn tin phỏng vấn một chuyên viên cao cấp của Western Union ở Hà Nội và đăng trên mạng của Bộ Ngoại giao, lao động nước ngoài là 400 ngàn và gửi về khoảng 1.6 tỷ. 5 Còn nguồn khác, lao động là 825 ngàn.6 Theo thông tin của Bộ Lao động thì số lao động là 500 ngàn.7 Nếu lấy số 500 ngàn và tiền gửi về là 1.6 tỷ thì tính trung bình để phân tích thì một lao động nước ngoài gửi về 3,200 USD một năm. Một con số có thể tin được vì gia đình của người xuất khẩu lao động còn ở VN. Số còn lại của 8.9 tỷ là 7.1 tỷ là do 4 triệu Việt kiều còn lại (lấy số cao nhất và không kể lao động xuất khẩu) sống vĩnh viễn ở nước ngoài gửi về, như vậy họ phải gửi trung bình một người là 1,400 USD một năm, và một gia đình có 3 người trung bình gửi về 4,200 USD một năm là điều khó tin. Nếu chỉ tính riêng cho Mỹ dựa theo một nghiên cứu của Viện Quản lý Trung ương ở VN là 57% số kiều hối là từ Mỹ8 thì Việt kiều Mỹ đã gửi về 3,900 USD một người, hay 11,700 USD một gia đình, một con số hoàn toàn không thể tin được. Nếu dùng số liệu của NHTG, cao hơn nhiều so với số đã dùng ở trên, thì lại càng khó tin.
Hình 2 cho thấy số liệu về kiều hối từ năm 2000 đến 2013. Kiều hối tăng đột biến (63%) năm 2007 sau khi Việt Nam tham gia WTO và có giảm xuống khi kinh tế khủng hoảng năm 2008, nhưng sau đó lại tăng trở lại.
Tại sao tiền gửi về không thể tin được là hoàn toàn do người Việt định cư hay lao động ở nước ngoài gửi về? và đâu là nguồn gốc tiền gửi này?
Có người lý luận rằng kiều hối tăng cao như thế là để ăn chênh lệch lãi suất vì do lạm phát cao trong giai đoạn 2008-2012, lãi suất ở VN cao hơn ở nước ngoài trong khi đó hối suất ở VN lại ổn định. Điều này chỉ là lý luận cho vui, không dựa vào một điều tra nào cả.9 Sự thật ai cũng biết là rủi ro đồng tiền VN mất giá là rất cao, khó lòng tiên đoán, nhưng nghiêm trọng hơn cả là việc không thể chuyển lại tiền trở ra nước ngoài dễ dàng dù có lãi lớn: vậy lợi ích của người đầu cơ là ở chỗ nào? Ngoài ra còn thêm một lý do có thể dùng để bác bỏ lập luận trên là tiền chuyển vào VN hiện nay vẫn tiếp tục tăng trong năm 2013, và ở mức cao dù chênh lệch lãi suất đã xuống vì lạm phát giảm và khủng hoảng kinh tế ở VN.
Như thế, dù không có bằng chứng, người viết này cho rằng lý do rửa tiền có lẽ là hợp lý nhất. Khi làm ăn bất chính, cách đơn giản để các công ty nước ngoài liên quan đến đầu tư trực tiếp, hoặc xuất nhập khẩu tạo thế đứng và lợi nhuận là tăng chi phí phải trả cho phía VN, một phần chi phí này được lại quả cho quan chức liên quan qua việc thiết lập tài khoản cho họ ở nước ngoài. Những quan chức này tất nhiên muốn chuyển tiền về VN, và đơn giản nhất là dùng hình thức kiều hối.
Nguồn gốc của chuyển ngân ra nước ngoài là bất hợp pháp.
Tổng kết lại toàn bộ thì dù có lượng “kiều hối” gửi về lớn, thì nền kinh tế VN đang có có tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài rất lớn, đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 và tổng số là 33 tỷ kể từ năm 2008. Vậy nguyên nhân là từ đâu? Có thể có hai lý do chính để giải thích chuyển ngân bất hợp pháp trên. Một là giới nhà giầu chuyển ngân lậu ra nước ngoài. Hai là tiền chuyển ra nước ngoài chủ yếu là để chi trả cho nhập lậu từ Trung Quốc. Chuyển ngân lậu bằng cách đem tiền ra là rất khó. Có lẽ lý do chính là để trả cho nhập lậu từ TQ.

Kết luận


Bài này chủ yếu nhằm vào việc tính và giải thích tình hình chuyển ngân lậu ra nước ngoài nhưng cũng đưa đến việc cần thiết lý giải hiện tượng kiều hối ngày càng lớn và càng tăng. Như thế ta thấy VN đang gặp hai vấn đề.
Vấn đề thứ nhất là việc chuyển ngân lậu có thể chủ yếu là để nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu này rất lớn và ngày càng lớn, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, đạt mức 11.7 tỷ năm 2013 (coi bảng 1), lên đến 10% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam.10 Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc trừ số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Nhập lậu ngày càng tăng đang là mối đe dọa lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt có khả năng làm phá sản sản xuất của nông dân và doanh nghiệp nhỏ.
Vấn đề thứ hai là tình hình làm ăn phi pháp của người có chức quyền ở Việt Nam có vẻ ngày càng tăng, và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn nhằm rửa tiền qua dạng kiều hối. Tại sao kiều hối có yếu tố rửa tiền? Đơn giản là, như đã tính toán, khả năng kiều bào chuyển tiền về nước cho gia đình cao như hiện nay là khó tin, hay nói rõ ra là không thể. Tất nhiên đem tiền về là tốt, nhưng việc một xã hội tạo cơ hội cho việc làm giầu bất chính như thế là điều khó lòng chấp nhận.

Vũ Quang Việt


Chú thích :


1 Vàng nhập thuần (triệu USD), nguồn: UN Comtrade Database.
2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009  2010  2011  2012  2013
   1       0       12     176    564    814   1871  1300  2367   -440   902   2010    14      40
10 Số nhập lậu của TQ từ VN nhỏ hơn nhiều nên bài này không đưa vào phân tích. Ngoài ra năm 2012 là năm đặc biệt khó giải thích vì số tiền báo cáo xuất sang TQ cuả VN cao hơn rất nhiều số báo cáo nhập của TQ. Ngoài ra số tiền thu được qua xuất lậu cũng đã được sử dụng để nhập lậu.

Nguồn : toàn văn bài tác giả gửi

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Tiết lộ kinh người của sát thủ kinh tế

VietnamDefence - Sát thủ kinh tế John Perkins trả lời phỏng vấn báo SP (Nga) lý giải nguyên do của "mùa xuân Arab", sự sụp đổ của Gaddafi, sự đạo đức giả của Mỹ và phương Tây... VietnamDefence trích giới thiệu để quý vị tham khảo.
Trong năm qua, trên thế giới đã xảy ra quá nhiều sự kiện đòi hỏi nghiên cứu nghiêm túc. Tờ SP quyết định tìm hiểu ý kiến về bản chất các sự kiện này của người đã hơn 20 năm vì nghề nghiệp đã dính líu đến việc tạo ra các tình huống khủng hoảng tương lai, đó là John Perkins, tác giả cuốn sách “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế”. Cuốn sách của ông trong một năm rưỡi qua trụ vững trong danh sách các cuốn sách bán chạy của tờ The New York Times, được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và được xuất bản với ti-ra tổng cộng hơn 1 triệu bản.

Trong “Lời thú tội”, Perkins từ trong bản thân hệ thống cho thấy, Mỹ đang khiến cả các quốc gia khác đi đến phá sản và phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Điều đó được thực hiện dưới vỏ bọc mỹ miều: khi ở nước nào đó thuộc thế giới thứ ba phát hiện được các tài nguyên mà các tập đoàn Mỹ cần, những kẻ mà bên trong bản thân hệ thống gọi thẳng là “các sát thủ kinh tế” được cử đến đó. Nếu như “các sát thủ kinh tế” thất bại, thì các sát thủ thực sự đến ngay: Tổng thống Panama Omar Torijos và Tổng thống Equador Jaime Roldós Aguilera đã chết thê thảm như thế, Perkins viết. Nếu như cả các vụ mưu sát, tổ chức các cuộc bạo loạn đường phố không đạt được mục tiêu, Mỹ phái đến quân đội. Một trong những ví dụ mới đây là chiến tranh ở Iraq.

Còn với hiện tại thì sao? Sắp tới là tròn một năm của làn sóng “cách mạng Arab” lan tràn khắp Cận Đông và Bắc Phi. Có thể nói Mỹ đã viết kịch bản cho chúng không? Hay đó là sự phản đối tự phát sau đó được ủng hộ từ bên ngoài? Nếu vậy thì điều đó có lợi cho ai? Chính John Perkins sẽ trả lời những câu hỏi đó.
- Liên quan đến các sự kiện “mùa xuân Arab”, tôi không cho rằng, chúng đã được vạch kế hoạch và thực hiện theo sơ đồ mà tôi đã mô tả. Tôi nghĩ rằng, “mùa xuân Arab” cũng giống như các hoạt động phản đối đông người ở các nước khác, đã cho chúng ta thấy một điều hoàn toàn khác. Trước hết, người ta trên khắp thế giới thức tỉnh và bắt đầu nhận thức được rằng, hệ thống cũ không còn phát huy hiệu lực. Đó là hệ thống, trong đó 1% đứng đầu cả kim tự tháp kinh tế và sử dụng 99% còn lại phục vụ lợi ích của mình trong suốt một thời gian dài.

SP: Có nghĩa là các sự kiện này quả thực là bột phát, chứ không bị ai đó đạo diễn từ bên ngoài?
- Đúng, nhưng tôi cũng nghi ngờ - tôi không có bằng chứng nào, bởi vì tôi không còn dính líu đến những hành động như vậy, - rằng, các sát thủ kinh tế và các điệp viên loại khác đang tiếp tục xâm nhập vào các nhóm phản đối này, người ta muốn làm cho các chính phủ như của Gaddafi hay Mubarak bị thay thế bằng những người có thiện chí hơn đối với các tập đoàn lớn, ngoan ngoãn hơn đối với giới đầu sỏ các tập đoàn (Corporatocracy). Nhưng trong khi đó, cũng tồn tại một phong trào Hồi giáo rất mạnh, đang cố làm điều ngược lại nên không thể nói tất cả sẽ kết thúc bằng điều gì.

SP: Tại sao Mỹ và cả thế giới phương Tây kiên trì như thế khi nói về những vi phạm nhân quyền ở Syria, còn trước đó là ở Libya, nhưng lại không muốn nhận thấy các sự kiện tương tự đang diễn ra ở Bahrain và Yemen?
- Đó là sự đạo đức giả, điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn cả đạo đức giả. Chúng ta đang nói về những vi phạm nhân quyền khi mà chúng tôi muốn loại bỏ những nhà lãnh đạo không có lợi cho chúng tôi và muốn kiểm soát đất nước của họ. Nhưng khi chúng tôi nhìn thấy những vi phạm nhân quyền tương tự ở những nước mà các nhà lãnh đạo của chúng được chúng ta ưa thích như ở Bahrain thì chúng tôi phớt lờ chúng. Và đương nhiên là chúng tôi phớt lờ những vi phạm đó ở ngay nhà mình. Ở chính nước Mỹ hiện nay cũng có vô vàn sự vi phạm nhân quyền, ví dụ như với binh nhì Bradley Manning, người đã trao các thông tin mật cho Wikileaks và đã bị giam trong tù một thời gian dài mà không đưa ra cáo buộc. Chúng tôi đang sử dụng thuật ngữ “vi phạm nhân quyền” khi điều đó có lợi cho chúng tôi từ góc độ chính trị.

SP: Ông có thể nêu riêng các sự kiện ở Libya và vụ giết hại ông Muammar Gaddafi?
- Tôi nghĩ rằng, khi nước Mỹ áp dụng những biện pháp quyết liệt như thế chống Gaddafi, động cơ của các hành động đó chính là việc Gaddafi quyết tâm thiết lập một đồng tiền mới sẽ thay thế đồng đô la Mỹ. Ông Gaddafi đã nói đến việc lập đồng dinar vàng và ông ấy có một ngân hàng trung ương rất mạnh với một số lượng vàng lớn. Ông ấy đã xúi giục các nước châu Phi và Mỹ Latinh mua và bán dầu bằng đồng dinar vàng thay cho đồng đô la, mà điều đó sẽ làm sụp đổ bản thân đồng đô la Mỹ và thực tế là cả bản thân hệ thống dự trữ liên bang FRS (Federal Reserve System) của Mỹ - toàn bộ hệ thống nhà băng mà nền kinh tế của nước Mỹ được xây dựng trên đó.

Chế độ Iran hiện đang đi theo con đường giống như vậy và tôi nghĩ rằng, nhiều điều đã từng xảy ra ở Libya cũng đang diễn ra hiện nay xung quanh Iran, có liên quan đến hệ thống kinh tế và đồng đô la ở mức độ lớn hơn nhiều so với việc chế tạo vũ khí hạt nhân hay dầu mỏ.

SP: Ông nói rằng, mọi người trên toàn thế giới đang thức tỉnh và bắt đầu nhận thức được rằng, hệ thống cũ không còn có hiệu lực. Ý ông muốn nói gì?
- Tôi cho rằng, cả các hành động phản đối “Hãy chiếm lấy phố Wall”, cả những hành động phản đối ở châu Âu, cả “mùa xuân Arab”, cũng như các sự kiện ở Nga là một phần của một quá trình thức tỉnh toàn cầu. Người ta bắt đầu hiểu rằng, có một vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống hiện nay: ý tôi nói rằng, các nguyên thủ quốc gia dù đó là Mỹ hay ở Cận Đông đều không phục vụ các công dân của mình. Đã nhiều năm, các hành động của họ phục tùng lợi ích của một nhóm nhỏ, đứng đầu các tập đoàn lớn nhất thế giới - đó là giới đầu sỏ các tập đoàn. Sở hữu các khả năng tài chính to lớn, họ kiểm soát phần lớn các chính phủ thế giới. Họ cũng kiểm soát các phương tiện truyền thông đại chúng chủ yếu bằng cách đươn giản là sở hữu chúng. Họ chỉ có một nhiệm vụ là thu lợi nhuận tối đa. Thế giới của chúng ta đã bị đánh cắp và chúng ta cần lấy lại nó: nắm lấy kinh tế và chính trị của chúng ta. Các phong trào phản đối là một bộ phận của quá trình này.

SP: Ông có thể nêu ra ranh giới khi mà quyền lực ở nhiều nước đã chuyển từ nhà nước sang các tập đoàn?
- Đó đã là một quá trình lâu dài, nhưng nếu như muốn nghe một điều gì cụ thể thì ở Mỹ, đó là việc bầu Ronald Regan làm tổng thống, ở Anh là bầu Margaret Thatcher làm thủ tướng. Ở Nga, tôi nghĩ rằng, điều đó đã xảy ra với việc Gorbachev lên nắm quyền. Giai đoạn tích cực nhất là thập niên 1980, khi mà các chính phủ như Mỹ bắt đầu trao cho các tập đoàn ngày càng nhiều quyền lực, bắt đầu giảm mức độ điều hành luật pháp đối với hoạt động của chúng, điều đã cho phép đặt các tập đoàn dưới sự kiểm soát. Đó là chính sách có chủ đích. Kết quả là các tập đoàn có ngày càng nhiều khả năng tài trợ và quyết định các chương trình tranh cử của các chính trị gia khác nhau và áp đặt các điều kiện của mình. Tôi nêu bật thập kỷ 1980, nhưng hiển nhiên là quá trình chuẩn bị đã diễn ra trong một thời gian dài trước đó.

SP: Ông nghĩ gì về các hoạt động phản đối quần chúng ở Nga?
- Trước hết, phải nói rằng, tôi chưa bao giờ làm việc ở Nga và tôi chỉ có thể dự đoán về bản chất các sự kiện đang diễn ra ở Nga, nhưng tôi cảm thấy rằng, nó cũng giống như ở cả thế giới còn lại. Có lẽ người Nga đã bắt đầu nhìn thấy rằng, các nhà lãnh đạo của họ trong một thời gian dài đã lừa dối nhân dân, còn một nhóm người rất nhỏ đã trở nên ngày càng giàu hơn bằng cách bóc lột tất cả những người còn lại và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

SP: Ở Nga, hiện nay người ta đang thảo luận 2 quan điểm đối với những hành động phản đối mới xảy ra. Một quan điểm là điều mà ông vừa nêu ra, hai là thái độ phản đối bị hun nóng từ bên ngoài và trước hết là từ Mỹ nhằm suy yếu nước Nga.
- Tôi cho rằng, quan điểm thứ hai có quyền để tồn tại. Mỗi lần khi mà người ta quyết rằng, chính phủ đã lừa dối họ và các hành động phản đối như vậy bắt đầu, các điệp viên của Mỹ, giống như “các sát thủ kinh tế” đều mưu toan xâm nhập vào đó và tôi không hề nghi ngờ chuyện điều như vậy hiện nay cũng đang diễn ra. Song tôi cho rằng, các sự kiện là Nga là một bộ phận của các sự kiện đang diễn ra trên toàn thế giới.

SP: Nhưng chúng sẽ kết thúc bằng cái gì? Nếu như giới đầu sỏ tập đoàn quả thực nắm giữ quyền lực như thế thì nó sẽ không trao trả một cách tự nguyện.
- Đúng và chúng ta đang thấy nó đang đấu tranh chống lại. Các vị có lẽ đã thấy các bức ảnh ở Mỹ, trên đó cảnh sát giải tán, đàn áp các hành động “Hãy chiếm lấy phố Wall”. Sự chống đối có ở khắp nơi, nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng, một khi những người cấu thành nên giới đầu sỏ tập đoàn không phớt lờ chúng tôi mà đấu tranh chống lại, có nghĩa là họ sợ chúng tôi. Bởi vậy, tôi cho rằng, những người tham gia các phong trào phản đối cần nhìn nhận đây là tín hiệu rất khả quan - người ta nghe thấy chúng, người ta sợ chúng. Ở Anh thế kỷ XIII, một tình thế như vậy đã dẫn đến việc người dân nổi dậy, buộc vua George ký Đại Hiến chương. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc cho một hiến chương mới, một hiến chương toàn cầu. Về bản chất, các tập đoàn tồn tại không phải để làm giàu chính mình mà là để phục vụ xã hội, quan tâm đến những con người bình thường và phục vụ các lợi ích của họ, chứ không phải lợi ích của một nhóm người rất nhỏ và cực giàu.

SP: Ở Nga có quan điểm cho rằng, trong quá khứ, các cuộc khủng hoảng hệ thống đã có thể vượt qua được chỉ là thông qua chiến tranh. Cụ thể là thế giới thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng chỉ thông qua Thế chiến II. Cũng có những lo ngại rằng, ngày nay chúng ta đang đi đến Thế chiến II. Ông có đồng ý với quan điểm đó không?
- Tôi rất hy vọng rằng, thực tế không phải như thế bởi vì chiến tranh thế giới sẽ tàn khốc đối với tất cả chúng ta, có chăng chỉ trừ các tập đoàn lớn sẽ kiếm được nhiều tiền từ chiến tranh như đã làm trong tất cả các cuộc chiến trong quá khứ. Tôi thực sự nghĩ rằng, đó là nguy hiểm thực sự, và mức độ căng thẳng như thế trong quan hệ Iran-Mỹ làm tôi rất sợ hãi bởi vì nó có thể dẫn đến một cuộc chiến rất nghiêm trọng. Hơn nữa, ở Mỹ có nhiều tin đồn là Nga và ông Putin muốn có cuộc chiến tranh này bởi vì nó sẽ làm tăng mạnh giá dầu mỏ. Tôi hy vọng chúng ta cuối cùng cũng tránh được điều đó.

SP: Tại sao chống đối một hệ thống đã có lại khó khăn đến vậy? Tại sao các quan chức giữ chức vụ cao lại không thể đơn giản thay đổi triệt đế chính sách của mình?
- Bởi vì, các phương pháp đã được chúng tôi áp dụng ở các nước thế giới thứ ba có thể áp dụng đối với những con người riêng biệt ở ngay trong chính nước Mỹ. Chúng tôi biết rõ rằng, ngày nay tổng thống Mỹ đang ở trong tình thế rất sơ hở. Trong thời đại chúng ta, không hề cần giết các tổng thống bằng viên đạn. Việc “ám sát” Bill Clinton được thực hiện bằng việc bôi xấu ông ta qua vụ scandal tình dục. Chỉ mới đây, chúng ta đã thấy, cũng bằng cách đó, sự nghiệp của Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Dominique Gaston André Strauss-Kahn đã bị hủy diệt như thế nào, mặc dù cáo buộc cuối cùng không được chứng minh. Và Obama hiểu rằng, ông ta có thể bị quật ngã bởi những tin đồn giản đơn, những cái buộc ngoại tình, sử dụng ma túy hay bất cứ cái gì khác nữa. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi ngày nay rất dễ bị tổn thương và các sát thủ không cần sử dụng bom hay đạn như trong quá khứ.

SP: Thưa ông Perkins, câu hỏi cuối cùng: do cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và các cuộc chiến tranh mới đây, trong đó có chiến tranh Libya, nhiều chuyên gia Nga đã bắt đầu nói rằng, nếu như Liên Xô vẫn còn thì không có chuyện gì như thế có thể xảy ra. Ông nghĩ sao?
- Dĩ nhiên là không thể nói điều gì có thể xảy ra nếu như Liên Xô không sụp đổ, nhưng chúng ta biết chính xác rằng, khi Liên Xô không còn thì trên thế giới chỉ còn lại một siêu cường là Mỹ. Trước đó, Liên Xô và Mỹ đã cân bằng nhau rất tốt, nhưng khi Liên Xô tan rã, thế cân bằng đã bị phá vỡ. Và sau đó, khi Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, Mỹ đã trở thành siêu cường của giới đầu sỏ tập đoàn. Điều này hiện nay đang đặc trưng cho cả thế giới tư bản. Vì thế, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân của nền chính trị toàn cầu.
  • Nguồn: Sát thủ kinh tế: các cựu đồng nghiệp của tôi có ở khắp nơi / Viktor Savenkov // SP, 12.1.2012

ODA – “Sát thủ kinh tế” của Nhật Bản?

Nguyễn Lương Hải Khôi
(Tokyo)


Đối với Việt Nam, việc tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, trong đó có vốn vay ODA, là cần thiết để phát triển. Tuy vậy, nếu như những nước cần vốn có “chiến lược nợ” của mình, thì các nước giàu cũng có “chiến lược cho vay” của họ. Vì thế, để xây dựng “chiến lược nhận” một cách thích hợp, các nước nghèo không thể không tìm hiểu “chiến lược cho” của đối tác.

Trên cơ sở tham khảo những công trình nghiên cứu có tính vạch trần” về bản chất và chiến lược ODA của Nhật Bản, do chính các học giả xứ Phù Tang thực hiện và công bố, bài viết này chỉ ra “binh pháp ODA” của họ, nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sáchcủa Việt Nam một góc nhìn tham chiếu trước khi đưa ra quyết định.

Tiếng nói phê phán ODA của học giả Nhật

Trong ngôn ngữ ngoại giao, người ta coi ODA là biểu hiện của tình ưu ái của người cho đối với người nhận. Tuy vậy, ngay tại Nhật Bản, cũng có nhiều học giả, với tinh thần trung thực trong khoa học, đã “vạch trần” bản chất thực của chính sách ODA của chính đất nước mình.

Chẳng hạn, cuốn “Sự thật viện trợ ODA” của Sumi Kazuo, giáo sư Đại học Yokohama, là một trong những công trình như vậy. Cuốn sách này tuy dung lượng ngắn, nhưng có thể dẫn dắt người đọc lần theo đường đi nước bước của dòng chảy ODA ở những trường hợp cụ thể. Ngoài ra, tìm hiểu về ODA Nhật, không thể không đọc công trình nghiên cứu của tập thể học giả Fuke Yousuke, Fujibayashi Yasushi, Satake Youko, Moriyama Hiroshi, Nagase Riei, Miyauchi Taisuke, Ishikawa Kiyoshi. Cuốn sách của họ có tiêu đề “ODA – vì cuộc sống của người Nhật Bản” [1]. Các tác giả là những thành viên của một tổ chức học thuật phi chính phủ: Hội Điều tra Nghiên cứu về ODA (ODA Chosa Kenkyu Kai), thành lập năm 1988.

Từ 5/1991 đến 3/1992, họ đã liên tục thuyết trình các kết quả nghiên cứu của mình về vấn đề viện trợ ODA của Nhật Bản. Sau đó, họ tiếp tục khảo cứu các tư liệu mới, đồng thời tiến hành điều tra thực địa tại các nước nhận ODA của Nhật Bản, và viết thành cuốn sách nói trên, xuất bản vào năm 1999, sau hơn 10 năm theo đuổi đề tài, với ngồn ngộn những tài liệu, số liệu, hình ảnh được xử lý và trình bày một cách khoa học.

Cuốn sách đã “vạch trần” bản chất đồng tiền ODA của Nhật, giúp chúng ta hiểu rằng, đằng sau những lời lẽ ngoại giao mỹ miều là một vũ khí kinh tế đặc biệt, mà như các tác giả khẳng định ở mục cuối của cuốn sách: Ngày xưa chúng ta dùng chiến tranh, ngày nay chúng ta dùng ODA [2].

Ngay cả Đài Truyền hình Trung ương Nhật Bản NHK cũng từng có chương trình phát sóng điều tra về sự thật ODA, trong đó, tập trung vào những dự án ODA điển hình của tinh thần “vì Nhật Bản”. Nhìn chung, từ những nghiên cứu như vậy mà tiếng nói đề xuất cải cách chính sách ODA ngày càng mạnh mẽ ở Nhật Bản. Dưới đây xin giới thiệu cụ thể hơn góc nhìn của họ về ODA Nhật Bản.

“Ngày xưa: chiến tranh, ngày nay: ODA”

Để hiểu bản chất của đồng ODA Nhật Bản ngày hôm nay, ở thế kỷ 21 này, các tác giả của sách “ODA vì cuộc sống của người Nhật Bản”dẫn chúng ta quay ngược về quá trình hình thành và diễn biến của chiến lược ODA của đất nước họ. Chiến lược ODA của Nhật Bản được xây dựng cùng với việc phải tuân thủ hiệp ước San Francisco 1951, theo đó Nhật phải bồi thường chiến tranh cho một số nước Châu Á. Họ đã khôn khéo làm cho những đồng tiền “bồi thường” ấy quay trở về phục vụ lại cho chính họ.

Ví dụ, Nhật đã “bồi thường chiến tranh” cho Indonesia như thế nào? Trong quá trình đàm phán bồi thường, họ đã khôn khéo lồng vào ý sau đây trong điều khoản: “Nhật Bản sẽ cung cấp cho Indonesia các dịch vụ và sản phẩm của Nhật Bản trị giá tương đương 80,3 tỷ Yên”[3]

Kết quả, Nhật Bản “bồi thường” cho Indonesia bằng cách xây dựng... những khu khách sạn cao cấp, những tòa căn hộ sang trọng, những khu mua sắm đắt tiền, những nhà máy sản xuất giấy, vải, gỗ... Những thứ này, nói như các tác giả của sách, “không thể hiểu nổi sao có thể gọi đó là bồi thường chiến tranh”. Bởi một mặt, những thứ này không phải “bồi thường” cho nhân dân Indonesia, và mặt khác, chúng đã làm rất nhiều nhà máy sản xuất giấy và ván ép non yếu của Indonesia phá sản [4].

Để có thể “bồi thường” như vậy, chắc chắn không thể không nhờ đến cả những đàm phán sau cánh cửa.

Họ đã chuyển hóa sự “bồi thường” cho nạn nhân thành cái chính mình hưởng lợi, còn nạn nhân thì không được gì, hoặc được rất ít không như công bố, thậm chí bị thiệt hại nặng hơn trước. Cùng sự sự phục hưng kinh tế của Nhật sau chiến tranh, chiến lược ODA cũng được thực thi mạnh mẽ theo nguyên tắc nói trên. Những quốc gia “ngây thơ”, vô tình hoặc cố ý, bắt đầu một cuộc đua tài trí tuệ không cân sức với Nhật Bản.

Xin điểm qua một vài trường hợp điển hình.

Từ những năm 70, do các quốc gia ven biển bắt đầu được nhận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, các công ty đánh bắt hải sản của Nhật bắt đầu bị hạn chế đánh bắt ở những ngư trường giàu có của nước cộng hòa Kiribati thuộc trung tây Thái Bình Dương. Hàn Quốc thì trả tiền cho Kiribati để được tiếp tục đánh bắt. Nhật thì triển khai một chiến lược khác. Họ đề xuất cho Kiribati cái gọi là “Viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực thủy sản”, tặng cho nước này mấy chiếc tàu đánh cá và kho bảo quản hiện đại, và rồi khai thác hải sản của Kiribati với giá rẻ. [5]

Giáo sư Sumi Kazuo trong sách “Sự thật của viện trợ ODA”, cũng chỉ ra rằng, giữa những năm 70, ngành sản xuất nhôm của Nhật bắt đầu gặp khó khăn, chính phủ Nhật lập tức xây dựng dự án viện trợ ODA cho Indonesia trong lĩnh vực khai thác nguyên liệu sản xuất nhôm trên đảo Sumatra. Mục đích của nó không chỉ là “hợp tác quốc tế”, mà còn là, như chính họ nói, nhằm “đầu tư để xác lập thế trận bảo vệ có tính chiến lược đối với nguyên liệu nhôm của đất nước chúng ta” [6].

Cùng với sự phục hưng kinh tế Nhật sau chiến tranh, “nền sản xuất số lượng lớn” và “xã hội tiêu thụ với số lượng lớn” sẽ không thể đứng vững nến không có một quá trình “tiêu hủy rác thải số lượng lớn”. Và vì thế, viện trợ của Nhật cho Indonesia liên quan đến rác cũng được đưa vào cỗ máy ODA này. “Ở Indonesia, một hệ thống xử lý rác thải tương thích với thực tiễn của Indonesia đã không hề được xây dựng, mà thay vào đó, những cơ sở “hiện đại hóa” thu gom rác quy mô lớn đã được xây dựng bằng ODA. Indonesia đã chăm sóc một lượng rác lớn của người Nhật” [7]

“Binh pháp” nào đã giúp Nhật thực hiện thành công những điều trên? Đó là cả một “thế trận” được sắp xếp một cách bài bản. Để tồn tại trước thế lực này, Việt Nam cần có một thế trận bài bản tương ứng.  

“Binh pháp” của ODA Nhật Bản

Những nghiên cứu nói trên tuân thủ nguyên tắc thực chứng luận vốn có ảnh hưởng sâu đậm trong khoa học xã hội Nhật Bản, vạch trần bản chất của vấn đề thông qua việc phân tích các chuỗi sự kiện, mà không kèm theo bình luận chủ quan nào.

Thông qua những gì họ trình bày, người đọc dễ dàng nhìn thấy một thế trận chặt chẽ và bài bản để vận hành cỗ máy ODA ấy. “Binh pháp ODA” bao gồm cái cấu trúc này và sự vận hành của nó. Ở đây sẽ trình bày về “binh pháp” này và minh họa bằng một ví dụ cụ thể.

Thành tố đầu tiên trong binh pháp ODA Nhật là các Hiệp hội nghề nghiệp.

Các Hội nghề nghiệp của Nhật vận hành theo nguyên tắc của một xã hội dân sự, không bị can thiệp bởi chính quyền.

Những người trong cùng một ngành nghề, theo quy luật thị trường, sẽ phải cạnh tranh với nhau để sống còn. Nhưng ở Nhật Bản, văn hóa hiệp hội phát huy hiệu quả cao đến mức, quy luật này vận hành một cách khác thường.

Trong phạm vi hiệp hội, các thành viên coi cạnh tranh không phải là một hình thức tiêu diệt lẫn nhau, ngược lại, “cạnh tranh” là một hình thức của... “hợp tác”, thúc đẩy tinh thần thi đua và thử sức để cùng vươn lên.

Khi đối diện với người nước ngoài, chủ nghĩa ái quốc trong kinh tế được phát huy cao độ. Các thành viên sẽ hợp tác với nhau, gác qua cạnh tranh nội bộ, cùng nhau “sống còn” với đối thủ. Đó là cách họ bước ra thế giới từ hơn một thế kỷ nay.

Chính các tổ chức nghề nghiệp chứ không phải ai khác, là lực lượng đầu tiên đề xuất cho chính phủ của họ các dự án ODA cho các quốc gia bị họ xem là “con mồi”.

Thành tố thứ hai là tổ chức JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản). Giáo sư Sumi Kazuo ở Đại học Yokohama, trong sách “Sự thật của viện trợ ODA”, đã phân tích về bản chất của JICA như sau.

“Nhìn chung, có thể xem JICA là cơ quan thực hiện viện trợ không hoàn lại về mặt kỹ thuật và tài chính cho các nước đang phát triển. Quả thực, các hoạt động của JICA cũng có hướng đến những hoạt động kiểu như vậy. Tuy nhiên, ngoài chức năng ấy, JICA còn thực hiện cả các dịch vụ hỗ trợ cho các công ty Nhật. Nguồn tài chính được dùng thực hiện điều này là “Vốn đầu tư phát triển”. Việc JICA cho các công ty Nhật vay dài hạn với lãi suất thấp và điều kiện cực mềm, trong khuôn khổ “Vốn đầu tư phát triển”, là điều còn ít được biết đến” [8]

“Vốn đầu tư phát triển” của JICA có hai loại. Một loại cho vay liên quan đến chuẩn bị cơ sở vật chất, và loại kia cho vay phục vụ cho “những công việc liên quan đến thí nghiệm”, là loại tiền xuất ra để “vừa bảo hiểm nợ vừa cho vay liên quan đến những sự nghiệp có tính tiên phong và khó khăn” như “thực hiện việc cải tiến kỹ thuật của doanh nghiệp”. [9]

Trong trường hợp doanh nghiệp Nhật đầu tư ra nước ngoài, với danh nghĩa “cao cả” là cơ quan thúc đẩy “hợp tác” và “phát triển” có tính “quốc tế”, JICA sẽ sử dụng loại vốn thứ 2 để đảm nhiệm vai trò phát hiện mục tiêu, nghiên cứu và đề xuất các dự án cho vay ưu đãi ODA đối với quốc gia “mục tiêu”, chuẩn bị về mặt tri thức và quan hệ cho các doanh nghiệp Nhật.

Các dự án cho vay ODA được điểm qua ở trên đều do JICA đảm nhiệm khâu đầu tiên: nghiên cứu, viết dự án, thuyết phục nước sở tại, vận động hành lang... nhằm đạt đến mục đích cho họ vay ODA.

Mấu chốt của binh pháp ODA nằm ở quá trình thuyết phục con mồi. Như phân tích của giáo sư Sumi Kazuo, họ tạo ra và duy trì một“nhu cầu viện trợ giả tạo” [10], hướng đến “lợi nhuận cho doanh nghiệp Nhật” [11]  “đưa ô nhiễm của Nhật ra nước ngoài” [12]

Thành tố thứ ba là chính phủ. Chính phủ đảm đương công việc kết nối tất cả các đầu mối trong nước và quốc tế, đảm bảo sự vận hành thông suốt của guồng máy ODA.  

Ta hãy thử hình dung cách vận hành của “thế trận” nói trên trong một “trận đánh” cụ thể của họ.

Sách “ODA vì cuộc sống của người Nhật Bản” đã trình bày diễn biến và kết quả của dự án ODA trồng rừng ở đông bắc Thái Lan từ 4/1992 đến 3/1997. Dự án này được đặt tên là “Hợp tác quốc tế vì màu xanh”, nhưng kết quả cuối cùng là biến vùng đông bắc Thái Lan thành vùng cung cấp... gỗ bạch đàn sản xuất giấy cho Nhật Bản.

Khảo sát diễn biến của “trận đánh” này, ta sẽ thấy rõ cách thức hoạt động của “thế trận” bộ ba “Chính phủ – JICA – Giới tư bản” trong quá trình vận hành của một dự án ODA.

Câu chuyện bắt đầu từ nhu cầu của Nhật Bản. Người Nhật tiêu thụ giấy thứ 4 thế giới (trung bình một người 245 kg/1 năm), ngành công nghiệp giấy của Nhật sản xuất 3000 vạn tấn giấy/ năm (số liệu năm 1996). Tuy vậy, từ những năm 80, khi chính sách bảo vệ môi trường được xiết chặt, các doanh nghiệp giấy Nhật bắt đầu tăng cường mua gỗ bạch đàn ở nước ngoài, đặc biệt là của Thái Lan.

Và vì thế, một dự án ODA được vạch ra để giới tư bản giấy Nhật có thể khai thác tài nguyên gỗ của Thái Lan với giá rẻ.

JICA lập tức xuất hiện. “Báo cáo nghiên cứu về kế hoạch trồng rừng vùng đông bắc Thái Lan” ra đời năm 1992. Báo cáo mở đầu bằng những lời tốt đẹp:

“Ở Thái Lan, 20 năm trở lại đây, dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp được mở rộng, nhu cầu gỗ phát triển, cho nên vùng đông bắc Thái tỷ lệ che phủ rừng năm 1961 là 40% thì nay giảm còn 14%” [13]

Trên cơ sở đó, JICA đề xuất một kế hoạch trồng rừng cho vùng đông bắc Thái. Chính phủ Thái đồng ý về mặt chủ trương và yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện. JICA liền đề xuất một kế hoạch trồng rừng mà tên gọi thì hết sức tốt đẹp, “Hợp tác quốc tế vì màu xanh”, nhưng người Thái chỉ nhận ra cái bẫy của nó sau khi dự án được triển khai 7 năm, khi mà không còn có thể tưởng tượng rằng vùng đông bắc Thái từng là “vương quốc của rừng” nữa.

Kế hoạch JICA đề xuất với Thái Lan gồm 3 việc:
-    Viện trợ không hoàn lại 3 tỷ Yên xây dựng 4 trung tâm trồng cây giống, cây non quy mô lớn, xây dựng các cơ sở huấn luyện, cung cấp xe cộ và các phương tiện cần thiết khác.
-    Gửi đến Thái Lan các chuyên gia lâm nghiệp của Nhật để huấn luyện sản xuất cây giống và chỉ đạo việc trồng rừng.
-    Phái đến “Đoàn thanh niên Hợp tác Quốc tế” của Nhật Bản để “khai sáng” cho nông dân Thái ý thức về tầm quan trọng của rừng và việc trồng rừng (“Khai sáng” là từ họ dùng trong nguyên văn)

Không rõ những thanh niên Nhật Bản kia đã “khai sáng” cho nông dân Thái Lan điều gì, nhưng nông dân Thái chỉ thích trồng bạch đàn vì đó là “loại cây biến thành tiền”, và không rõ 4 trung tâm sản xuất cây giống kia tạo ra loại cây gì, nhưng từ 1992 đến 1995, một trăm triệu cây giống được phát miễn phí cho nông dân Thái Lan để họ tự trồng rừng, và trong đó, hầu hết là cây bạch đàn để sản xuất giấy.

Khi cả một vùng đông bắc trồng bạch đàn, thì một mặt, giá bạch đàn ở đây sẽ vô cùng rẻ, và mặt khác, nguồn nước và nguồn dinh dưỡng của đất bị hủy hoại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc nông dân được phát miễn phí cây giống bạch đàn với số lượng khổng lồ, là loại cây có lợi ích kinh tế trước mắt, đã làm cho diện tích rừng bạch đàn tăng vọt và diện tích rừng tự nhiên trước đó bị hủy hoại. Cái gọi là “hợp tác quốc tế” và “trồng rừng để bảo vệ thiên nhiên” chỉ là trò đùa. Hầu hết số tài sản 3 tỷ Yên của dự án đều phục vụ ngược lại cho Nhật Bản. Kết cục, dự án bị nhân sĩ Bangkok phản đối kịch liệt.

Nếu ví dự án ODA này là một cái bẫy thì cái lẫy then chốt của bẫy này là việc phát không cây giống cho nông dân tự trồng “rừng”. Thuyết minh cho chủ trương này, JICA đưa ra những lập luận tốt đẹp. Nông dân Thái Lan cũng đã trồng rừng một cách tự phát, vừa để bảo vệ môi trường vừa phục vụ nhu cầu cuộc sống. Vậy, có thể tận dụng điều này để thực hiện 2 việc một lúc: bảo vệ thiên nhiên và xóa đói giảm nghèo cho vùng đông bắc Thái [14] Làm sao chính phủ Thái có thể từ chối một lời đề nghị như thế?

Mưu kế này của JICA làm người ta nhớ lại những câu chuyện đấu trí được kể trong “Chiến quốc sách” ở bên Tàu.

Ở “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” của John Perkins, người đọc không hiểu vì sao một cá nhân như ông lại có thể làm được một khối lượng công việc khổng lồ là lần lượt thuyết phục các chính phủ Châu Mỹ La tinh, Đông Nam Á, Trung Đông lao theo những dự án giả dối nhằm phục vụ lợi ích tư bản Mỹ. Nhưng, ở trường hợp Nhật Bản lại hết sức dễ hiểu: thực hiện điều này không phải là một cá nhân mà là cả một bộ máy trong đó có những tổ chức đóng vai trò xung kích.

Biện hộ cho ODA Nhật Bản

Dĩ nhiên, bản thân các học giả Nhật Bản khi phê phán chiến lược cho vay ODA thì cũng không có ý định phủ định sạch trơn mặt tích cực của nó. Không có gì là tiêu cực hoàn toàn. Chúng ta có thể liệt kê, trên bề mặt hiện tượng, vô số những lợi ích mà các dự án ODA mang lại. Ở Nhật Bản, có vô số sách vở ca ngợi ODA của Nhật là một “cống hiến” của dân tộc họ đối với thế giới.

Trong một cuốn sách biện hộ cho ODA Nhật, xuất bản năm 2003, Miura Yuuji, một trong những chuyên gia của JETRO (Hội Chấn hưng Ngoại thương Nhật Bản) và Watanabe Toshio, một giáo sư của Đại học Công nghiệp Tokyo, một mặt thừa nhận rằng, vào cuối những năm 50, vì khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ty Nhật Bản còn yếu, cho nên “việc dùng ODA như một hình thức bảo hộ lợi nhuận của các công ty Nhật là sự biểu lộ rõ ràng của ý thức quốc gia” [15], nhưng mặt khác, theo hai tác giả, nếu tiếp tục nhìn bằng con mắt ấy trong bối cảnh “xã hội có tính quốc tế” hiện nay là sai, bởi vì ngày nay, “lực lượng xây dựng các dự án ODA rất đa dạng, không chỉ có các công ty Nhật mà còn có cả chính phủ nước được viện trợ, ngân hàng, JICA, các tổ chức và quốc gia tài trợ khác, thậm chí cả các công ty tư vấn không thuộc Nhật Bản cùng tham gia” [16].

Như vậy, cứ theo hai học giả trên thì có thể hiểu rằng, ngày nay ODA Nhật không còn là “ODA vì Nhật Bản” nữa mà đã thực sự là ODA “cao thượng”. Tuy vậy, cũng cần nói rằng, “sự đa dạng” ở trên thực chất không nói lên điều gì. Sự thật nằm ở kết quả cuối cùng mà những dự án đó đạt tới.

Có lẽ, nếu tranh cãi xem bên “phê phán” và bên “biện hộ”, bên nào đúng, bên nào sai, thì cuộc tranh cãi sẽ không bao giờ kết thúc. Vì dường như cả hai bên đều có mặt đúng của mình.

Viện trợ ODA của các nước giàu cho các nước đang phát triển như Việt Nam trở nên tốt hay không tốt, thì có lẽ, phụ thuộc vào phương thức tiếp nhận của phía chúng ta hơn là phụ thuộc vào người cho.

Vì vậy, Việt Nam không thể không xem xét hệ thống vận hành của ODA Nhật, để từ đó, nhìn lại lề lối suy nghĩ, “thế trận” và quá trình ra quyết định của chính mình. Nhìn từ góc độ này thì phải chăng, chúng ta đang tổ chức một “thế trận” hoàn toàn không tương thích với “thế trận” của đối phương/ đối tác?   

Tokyo, 3/6/2010
Nguyễn Lương Hải Khôi