Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

6 “nút thắt cổ chai” đang bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc

Một nông dân Trung Quốc ngoài ngôi nhà nhỏ bị che bóng bởi sự phát triển nhà ở tại tỉnh Hà Bắc, gần Bắc Kinh (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Một nông dân Trung Quốc ngoài ngôi nhà nhỏ bị che bóng bởi sự phát triển nhà ở tại tỉnh Hà Bắc, gần Bắc Kinh (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại – các số liệu thực tế đã chỉ ra rất rõ ràng. Nhưng để xây dựng một nền kinh tế lành mạnh, rất nhiều trở ngại lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt không phải lúc nào cũng dễ nhận biết. Một chuyên gia kinh tế nổi tiếng người Trung Quốc đang sinh sống tại Hoa Kỳ đã xác định 6 vấn đề có thể chấm dứt sự tăng trưởng kinh tế của nước này.

Phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức bởi Tập đoàn Tài chính Shenglin tại Vancouver vào ngày 3/5, chuyên gia kinh tế Hà Thanh Liên cho biết có 6 “nút thắt cổ chai” chính – trong đó chỉ cần 3 yếu tố là có thể lật đổ một đảng ở một nước dân chủ – có thể có tác động mạnh mẽ tới tương lai của Trung Quốc nếu nó không được giải quyết, bà cho hay. Sau đây là nội dung bài phân tích đã được chỉnh sửa và rút gọn lại của bà.

Đánh mất vị thế “công xưởng của thế giới”

Cái gì đi lên thì đều phải đi xuống: Sự bùng nổ của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc, được thúc đẩy từ năm 2001 đến năm 2010 với một cái giá phải trả khổng lồ đối với hệ sinh thái và người dân của nước này, đang không ngừng suy giảm.

Thành phố Đông Quan, một thành phố công nghiệp quan trọng thuộc tỉnh phía nam Trung Quốc – Quảng Châu, đang trải qua làn sóng sụp đổ doanh nghiệp thứ hai – ít nhất 4.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động vào năm ngoái. Từ năm 2008 đến 2012, dữ liệu chính thức cho thấy 72.000 doanh nghiệp đã bị đóng cửa.

Hơn nữa, 3 đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc – đầu tư, ngoại thương, và nhu cầu nội địa – gần như đã sụp đổ, có thể thấy từ sự suy giảm 15% của cán cân thương mại trong quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Bất động sản đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 20 năm qua. Chính quyền và các doanh nghiệp đã liên kết với nhau để ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường nhà đất, nhưng vài chục ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn của lĩnh vực bất động sản đã rơi vào tình trạng dư thừa sản suất từ năm 2013. Tình trạng dư thừa sản phẩm được mô tả như là một “mối đe dọa hạt nhân” đối với nền kinh tế Trung Quốc, vốn có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế bất cứ lúc nào.

Những vấn đề này cho thấy việc tái cơ cấu nền kinh tế của Trung Quốc là vô vọng. Cái gọi là điều chỉnh cơ cấu kinh tế không thể giải quyết mọi thứ như chính quyền Trung Quốc kỳ vọng. Ngay từ năm 2005, tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu thay thế các ngành công nghiệp thâm dụng lao động bằng các ngành công nghiệp công nghệ cao. Kết quả là ngành công nghiệp sản xuất đã chuyển dịch khỏi Đồng bằng Châu Giang.

Số lao động thất nghiệp lớn

 Tỷ lệ thất nghiệp chính thức, chiếm khoảng 4,5% tổng số lao động Trung Quốc, là không chính xác, bởi vì con số này chỉ bao gồm những người đã đăng ký với chính quyền địa phương trong khi chưa tính đến số nông dân thất nghiệp vốn mới là thành phần đóng góp chính vào lực lượng lao động.

Ở Trung Quốc hiện nay, những người thất nghiệp có thể được chia thành bốn nhóm: lao động nông nghiệp dư thừa do quá trình chuyển dịch đảo ngược (ví dụ, về quê) khi các nhà máy đóng cửa; nhóm lao động thành thị cổ cồn trắng bị mất việc do sự rút vốn của nước ngoài; sinh viên bỏ học giữa chừng; và học sinh trung học thôi học.

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã ước tính số người thất nghiệp đứng ở mức 200 triệu người vào tháng 3/2010. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos tháng 3 vừa qua, cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) – ông Justin Lin cho biết có 124 triệu công nhân Trung Quốc tại các nhà máy đang muốn chuyển sang các nước đang phát triển khác để tìm kiếm mức lương cao hơn.

Với 940 triệu người trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc hiện nay, một khi có 300 triệu người thất nghiệp thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế là tương đương với 32% – gấp 7 lần so với con số dự kiến chính thức.

Khủng hoảng tài nguyên

Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã làm cho nguồn nước, đất đai và không khí ô nhiễm như một sự cảnh tỉnh – một điều gì đó sẽ quay trở lại ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai và gia tăng sự phụ thuộc vào nguồn lực nước ngoài.

Không phải là Trung Quốc không được dựa vào các nguồn lực nước ngoài để thúc đẩy nền kinh tế – nước này nhập khẩu hơn 60% lượng dầu tiêu thụ của mình, và phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu sắt, đồng, kẽm cũng như các loại quặng kim loại khác.

Lượng lương thực tự cung cấp của Trung Quốc đạt 87% – các mặt hàng chủ lực như đậu nành, ngô và lúa mì đều phải nhập khẩu. Viễn cảnh về tình hình sản xuất lương thực của Trung Quốc trong tương lai là có gần 200 triệu người sẽ phải dựa vào nguồn lương thực nhập khẩu.

Bất kỳ biến động về giá ngũ cốc của Trung Quốc đều sẽ ảnh hưởng tới giá cả thị trường quốc tế, và bất kỳ thảm họa tự nhiên hay chiến tranh tại một đất nước sản xuất ngũ gốc sẽ làm giảm nguồn cung và khiến giá ngũ cốc tại Trung Quốc tăng lên.

Không phải là chính quyền Trung Quốc không nhận được cảnh báo về các vấn đề lương thực. Trong cuốn sách của Lester Brown, “Who Will Feed China”, (Tạm dịch: Ai sẽ cung cấp lương thực cho Trung Quốc), chuyên gia phân tích môi trường này đã từng cảnh báo chính quyền Trung Quốc từ cách đây 20 năm rằng họ sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực. Nhưng chính quyền Trung Quốc nói báo cáo này là một âm mưu của “các thế lực chống đối Trung Quốc”.

Nợ của chính quyền địa phương đang tăng dần

Công ty tư vấn McKinsey & Company đã công bố vào ngày 8/5 rằng tổng nợ của Trung Quốc đã ở mức 282% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hầu hết khoản nợ này được tạo thành từ nợ của chính phủ và doanh nghiệp – nợ cá nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đó.

Nợ của chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ lớn nhất, với giá trị ước tính vào khoảng 20 nghìn tỷ nhân dân tệ. Con số nợ của Trung Quốc đã liên tục bị báo cáo thiếu – trong khi quan chức của Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, ông Li Tie thừa nhận rằng con số chính thức 18 nghìn tỷ nhân dân tệ là ít hơn một nửa so với số nợ thực tế. Các cuộc điều tra cho thấy hầu hết các chính quyền địa phương đều chỉ báo cáo từ 10% đến 30% số nợ thực tế của họ, nghĩa là con số thực tế cao hơn một cách đáng kể.

Khủng hoảng tài chính tiềm tàng

Các khoản nợ, tỷ lệ vỡ nợ gia tăng, và thặng dư thanh khoản lớn do các chính sách của ngân hàng trung ương có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính.

Trung Quốc hiện đang trải qua giai đoạn đỉnh điểm của các khoản nợ xấu lần thứ 3 do thị trường bất động sản gây ra. Lần thứ nhất diễn ra vào thời kỳ Chu Dung Cơ khi khoản nợ 170 tỷ USD đã phải mất tới 6 năm để trả hết. Cuộc khủng hoảng thứ 2 là vào giữa những năm 2000, và đã được gánh bớt bởi các ngân hàng nước ngoài. Nhưng sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi một nguồn cung tiền mới được in liên tục trong nhiều năm qua, và với lượng tăng cung tiền quá lớn, dư thừa thanh khoản có thể bắt đầu trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Điều này nổi bật trong những tháng gần đây với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán khi thị trường này được sử dụng như một kho chứa vốn dư thừa – một chính sách tất yếu không bền vững.

Chênh lệch thu nhập

Bất bình đẳng ở Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua do sự phớt lờ của chính quyền và các doanh nghiệp. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc của Đại học Bắc Kinh đã công bố một nghiên cứu vào năm 2014, cho thấy hệ số Gini của Trung Quốc đã đạt 0,73 vào năm 2012 – điều này có nghĩa là 1% các hộ gia đình giàu có nhất Trung Quốc đã nắm hơn 1/3 lượng của cải của cả quốc gia, trong khi 25% các hộ gia đình nghèo nhất chỉ có 1% số tài sản quốc gia.

Gần 60% người dân Trung Quốc là người nghèo, một tình trạng bất ổn đủ để gây ra sự mất ổn định xã hội.

Chuyên gia kinh tế Hà Thanh Liên

Thu Hiền biên dịch theo bản chỉnh sửa của Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Vì sao lúc này kéo dòng bank lên mạnh đạt rất nhiều mục đích



Hôm nay ngày 28-5, đa số các mã bank đều tăng mạnh và 1 số mã đầu cơ, chứng khoán cũng tăng mạnh theo trong khi nhóm dầu khí thì không tăng. Đa số các người chơi chứng khoán đều mơ hồ và không hiểu gì hết, cứ lấy ý kiến cá nhân ra vào nhận định.
Xem dữ liệu quá khứ vào ngày 15-18 tháng 5 các mã bank và chứng khoán:
Nhóm dòng cổ phiếu ngân hàng:
SHB ngày 12-5 khớp 10,2 triệu giá 7,2 – 8,3 và ngày 18-5 khớp 4,6 triệu giá 7,3 – 7,6
ACB ngày 18-5 khớp 220k giá quanh 16
CTG ngày 18-5 quanh 16,9 – 17,5 khớp 1,8 triệu cp
BID ngày 18-5 quanh giá 17,1 khớp 670k
VCB khớp 560k quanh giá 18,5
EIB khớp giá 12,3 khoảng 420k
Nhắc lại nhóm cổ phiếu bank chiếm tỷ lệ lớn trong việc tăng điểm số 2 sàn HOSE và HNX. Do đó, các cp bank tăng mạnh thì điểm số HOSE, HNX tăng mạnh, thực tế như ngày 28-5 khi ACB tăng 6,1% và SHB tăng 6,5% thì làm HNX tăng có khi lên đến 3% trong phiên
Nhóm cổ phiếu chứng khoán ngày 18-5
SSI khớp 1,8 triệu giá 19,1 – 19,7
HCM khớp 211k giá 25,5
SHS khớp 568k giá 6,3
KLS khớp 750k giá 8
Câu trả lời thích hợp nhất cho việc nhà cái kéo các mã bank lên mạnh vào ngày 28-5-2015:
Người viết gợi ý 1 số câu trả lời như sau:
Thứ nhất, vì sắp tới chuẩn bị điều chỉnh giảm nên nhà cái không muốn cho HOSE thủng 530 và HNX thủng mốc 80 nên kéo các mã bank lên giúp điểm số lên mạnh, sau đó có điều chỉnh thì chỉ về mức mà nhà cái chấp nhận để giữ mốc hỗ trợ tốt cho trend tăng dài hạn, nhưng các mã chứng khoán, mã đầu cơ sẽ giảm 10-15% tùy từng mã
Thứ hai, kéo các mã bank lên làm điểm số tăng, nên các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu bank và các cổ phiếu khác một cách tự tin để nhóm nhà cái chốt lời các mã khác và các mã bank nằm trong kho đã lâu
Thứ ba, các mã bank giao dịch với khối lượng nhiều với mục đích đảo nợ. Ví dụ tháng trước lấy cổ phiếu CTG đi cầm cố giá 17,5 đến tháng này kéo CTG lên 19,7 thì người đi vay lời và làm hợp đồng trên giấy tờ.
Người A cầm cố 1 triệu CTG giá 17,5 tức 17,5 tỷ sau 1 tháng CTG tăng lên 19,7 tức 19,7 tỷ. Tài sản của người A tăng lên khoảng 2,5 tỷ dư sức lấy tiền này trả tiền lãi vay tháng vừa rồi . Vậy người A lời 1 khoảng dư ra sau khi đáo nợ để vay khoảng mới. Nghĩ rộng ra nhóm chơi lớn sẽ lời bao nhiêu tiền
Đầu tháng 6, cho cổ phiếu bank giảm xuống 10% lúc đó người A đi vay bank bằng cầm cố cổ phiếu bank và làm hợp đồng. Sau đó cuối tháng dòng bank lên vừa phải thì giá trị khoảng cầm cố tăng lên nữa, làm cho người A dư 1 khoảng để thanh toán tiền lãi vay. Vậy ai làm người lấy cổ phiếu bank với số lượng lớn để đi cầm cố tại các bank. Tư duy ra sẽ hiểu

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Thuyết âm mưu giải thích vì sao CK giảm từ 27-4 đến 18-5 và CK tăng từ 18-5 đến 28-5-2015



Nhóm tinh anh đã xây dựng và phát triển TTCK từ năm 2001 đến nay cả về quy mô, cách thức giao dịch, cách tính điểm số,…nhằm kiếm lợi nhuận từ chợ chứng. Tức nhóm tinh anh mãi mãi lời và nhóm người chơi ck mãi mãi lỗ.
Nhóm tinh anh chia ra các nhóm cổ phiếu như sau:
Nhóm cổ phiếu trụ gồm GAS, BVH, MSN, VNM, VIC, MSN – tăng hay giảm các mã này đều làm tăng hay giảm điểm số HOSE và VCG, PVS, PVX sàn HNX
Nhóm cổ phiếu ngân hàng gồm: CTG, VCB, BID sàn HOSE và SHB, ACB sàn HNX – làm tăng hay giảm điểm số HOSE, HNX
Nhóm cổ phiếu dầu khí: PVS, PVD, PXS, PVC, PVT, PVB…- làm tăng hay giảm điểm số HOSE, HNX
Nhóm cổ phiếu chứng khoán: SSI, KLS, SHS, HCM,…
Nhóm cổ phiếu đầu cơ chủ yếu các cổ phiếu bds: FLC, KLF, SCR, VHG, HQC, DXG, FIT, LCG, ITA, KBC,….
Hiểu rõ lý thuyết, bây giờ chúng ta vào thực hành nhé.
Quá trình giảm từ 567,x xuống 528,x vào ngày 18-5-2015:
Chiến thuật trên bảng điện: đè mấy trụ giảm điểm thì điểm số sẽ giảm và người chơi ck chịu đựng tới mức hết nỗi sẽ cutloss ngày vùng đáy 528-530 sau khi mua vùng đỉnh
GAS giảm từ 66,5 xuống 58 – giảm 8 giá
BVH giảm từ 35,6 xuống 32,6 – giảm 3 giá
CTG giảm từ 18,2 xuống 16,9
VIC giảm từ 49 xuống 46
MSN giảm từ 84 xuống 77 – 7 giá
SSI giảm từ 21 xuống 19
HCM giảm từ 32,7 xuống 25,4 có chia cổ tức
HOSE giảm từ 567 xuống 528 tức giảm 39 điểm, trong đó các mã trụ giảm điểm chính là nguyên nhân chính làm HOSE giảm
HNX giảm từ 83,x xuống 76,x – tức giảm 7 điểm do các mã sau
PVS giảm từ 26,5 xuống 23,5
ACB giảm từ 16,7 xuống 15,8
SHB giảm từ 8,5 xuống 7,3
PVX giảm từ 4,7 xuống 3,3
KLS giảm từ 9,6 xuống 7,9
….
Chiến thuật trên truyền thông (báo chí, tivi, chuyên gia, diễn dàn chứng khoán)…mục đích ra càng nhiều tin xấu càng tốt
Thứ nhất, tháng 5 là tháng giảm điểm theo truyền thống từ 5 năm nay của TTCK VN
Thứ hai, tháng 5-2014 có sự kiện nổi tiếng là Vụ Biển Đông nên năm nay cũng vậy tận dụng như năm ngoái nên báo chí đưa tin nhiều về gian khoan TQ xuống Biển Đông vào ngày 13-15 tháng 5.
Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xuống Biển Đông
Thứ ba, thông qua vụ OGC giảm nhiều phiên, làm NDT càng thêm bi quan hơn về TTCK
Kết quả:
Ngày 5-5 sàn HOSE giảm 3,4%
Ngày 15-5 sàn HOSE giảm 1,7%
Ngày 18-5 sàn HOSE giảm 2,2%
Tới mức bi quan cực độ nên hành động của người chơi như sau:
Lên diễn đàn ck thì bi quan, đọc báo thì thấy toàn tin xấu
Broker khuyên cutloss , còn tiền còn cơ hội,…
Cuối cùng, gần 3 triệu người chơi ck đành bán cutloss cổ phiếu vùng đáy cho nhóm nhà cái, họ đợi tt ổn thì mua vào lại, nhưng mua vào ngay vùng đỉnh tiếp – sự kiện này lập đi lập lại 10 năm nay rồi.
Quá trình kéo HOSE từ 528,x lên 570,x:
Kết hợp linh hoạt, logic các nhóm cổ phiếu phân chia như trên để kéo HOSE, HNX tăng lên nhịp nhàng và có lộ trình chỉ trong 2 tuần như sau:
Chiến thuật trên bảng điện:
Kéo GAS từ 58 lên 64
Kéo BVH từ 32,6 lên 36
CTG, BID, VCB, VIC, MSN đều kéo tăng hơn 10% hết
Tất cả các mã cp này tăng thì điểm số HOSE lên 570 rất dễ dàng
Có thể chia ra làm 3 dòng cổ phiếu tăng theo thứ tự
Thứ nhất, những ngày đầu của quá trình tăng cho các mã đầu cơ FLC, VHG, KLF,…tăng trước
Thứ hai, những ngày giữa của quá trình tăng cho các mã dầu khí: PVS, PVC, PXS, PVD, PVT và dòng chứng khoán: SSI, HCM, SHS, KLS,… tăng
Thứ ba, những ngày cuối của quá trình tăng ngắn (đỉnh ngắn hạn) tiếp tục kéo các mã ACB, CTG, BID, VCB sàn HOSE và ACB, VCG tăng đẹp trong ngày 26-27 tháng 5. Các mã này tăng thì làm điểm số tăng. Ngoài ra còn kéo mấy mã đầu cơ chưa tăng như PVX lên 4,2, SCR,…OGC kéo 3-4 phiên CE sau khi hết tin xấu bi quan
Chiến thuật trên truyền thông (báo chí, ti vi, diễn đàn) nói càng nhiều tin tốt càng tốt. Thường gần cuối tháng có rất nhiều tin tốt. Lúc này tin xấu lu mờ
Thứ nhất, tin tốt từ TPP báo chí đã đưa cụ thể và chỉ tiết. Còn thời điểm ký TPP thì khoảng tháng 12.2015 or quý 1-2016
Thứ hai, chính phủ họp thường ký cuối tháng và có đưa ra các giải pháp tốt để kích thích kinh tế
Thứ ba, thanh khoản thị trường cao nên người chơi bảo dòng tiền vào tt tốt nên lại tiếp tục mua vào giá cao từ cổ phiếu nhà cái bán ra
Thời gian này, người chơi lạc quan hơn, diễn đàn CK thì nhộn nhịp hơn, ai cũng vui vẻ tưng bừng sau giai đoạn chán nản từ ngày 1 đến ngày 18 tháng 5.
Không có gì là ngẫu nhiên cả, mà có một kế hoạch đã định sẵn.

Dương Văn Kháng, thích tìm hiểu các bí mật đằng sau bức màn

Siêu sức mạnh mềm của Mỹ

Phải chăng cả nước Mỹ đang lo giải cứu Hiệp Định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương-TPP? Từ Tổng thống Obama, đến các nghị sỹ Thượng viện Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao, John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, đều lần lượt lên tiếng kêu gọi Mỹ phải đạt được Hiệp định TPP nếu không muốn bị thiệt hại lớn.
Là người Mỹ ai cũng phải cảm động khi nhìn thấy Tổng thống Barack Obama cúi mái đầu sương điểm trước phán quyết của Thượng viện Hoa kỳ hôm 22-4-2015 không trao toàn quyền cho Hành Pháp trong việc xúc tiến thương thuyết mậu dịch -tpa-trade promotion authority-. Động thái này của Thượng viện Mỹ sẽ có thể lôi theo số phận của TPP đến bên bờ vực thẳm của thất bại.
Thông hiểu được sự lo lắng của Tổng thống Obama, hôm 12-5-2015 chính Thượng viện Mỹ lại ra sức củng cố nghị trình thương mại của Tổng thống Obama bằng cách bỏ phiếu với tỷ lệ 65-33 để bắt đầu mở đường cho cuộc tranh luận về TPP -một Hiệp định Tự do thương mại giữa 12 nước ven bờ biển Thái Bình Dương có nền kinh tế năng động và đang trên đà phát triển cao, chiếm đến 40% tổng sản lượng toàn cầu.
Hôm 20-5-2015 Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry đã lên tiếng kêu gọi Mỹ phải đạt được Hiệp Ước Thương Tự Do -TPP, nếu không muốn bị tổn thiệt. Ngài Ngoại trưởng Hoa Kỳ không hết lời ca ngợi TPP: “TPP không phải là thỏa thuận thương mại theo kiểu thời ông cha chúng ta. Nó cũng không phải hiệp định thương mại thời cha mẹ chúng ta. Thậm chí nó cũng không phải hiệp định thương mại thời anh chị chúng ta. TPP là một thực thể mới -Rất mới- Một hiệp định thương mại của thế kỷ XXI.”
Trước đó, hơn 1 tháng, hôm 7-4-2015, tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Ashton Carter, tuyên bố: Hiệp định Thương Mại Tự Do -TPP- là một bộ phận quan trọng của Chiến Lược Xoay Trục châu Á của chính quyền Obama. Ông Carter kêu gọi Quốc Hội Mỹ thông qua dự luật xúc tiến thương mại TPA -Trade Promotion-Authority- một dự luật có sự ủng hộ của hai Đảng. Với uy tín này, Chính phủ Mỹ có thể đạt được thỏa thuận tốt nhất với 11 nước khác trong TPP, qua việc đòi hỏi các nước này chấp nhận những tiêu chuẩn mà nước Mỹ chúng ta đang tuân theo như sự minh bạch của chính phủ, những luật lệ bảo vệ quyền lợi trí tuệ, bảo vệ môi trường và quyền của người lao động. TPP cũng hạ thấp rào cản đối với hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tại các thị trường tăng trưởng nhanh nhất của châu Á Thái Bình Dương. TPP là một trong những các bộ phận quan trọng nhất của Chiến lược Tái cân bằng sang châu Á mà chính Tổng thống Obama đang tiến hành.” Và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter ví von: “một khi Quốc Hội thông qua hiệp định này cũng quan trọng như việc bổ sung một Hàng Không Mẫu Hạm cho hạm đội trong khu vực”!.
Trong khi đó, Brad Glosserman, Giám Đốc Diễn Đàn Thái Bình Dương của Mỹ cho biết là các nhà lãnh đạo châu Á xem sự thành công của TPP là yếu tố then chốt của sự tham gia của Mỹ trong khu vực. Brad Glosserman còn cho rằng “TPP là một trói buộc, nối kết chúng ta một cách chặt chẽ hơn nữa với các nước trong khu vực. Qua các mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, chúng ta nhằm tiến tới mục đích làm cho các nước đồng minh ta tin chắc rằng chúng ta bị ràng bưộc với họ và những địch thủ của chúng ta biết chắc là một vụ tấn công nhằm vào các nước đó sẽ được coi là vụ tấn công nhằm vào nước Mỹ. Do đó chúng ta có thể nói là qua việc thật sự nối kết chúng ta một cách chặt chẽ về mặt kinh tế, thương mại, chính trị, chúng ta đánh đi một tín hiệu để các đồng minh cũng như các địch thủ của chúng ta biết rõ là chúng ta thật sự đoàn kết với nhau. Vì vậy, TPP là một bộ phận chiến lược then chốt trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ”. Với ý đồ này, phải chăng Brad Glosserman muốn chuyển hoá Hiệp định Tự do Thương mại -TPP- thành một Hiệp Định Liên Minh Quân Sự Quốc Phòng Hỗ Tương giữa Mỹ và các quốc gia thành viên TPP?
Tiến xa hơn nữa, Glosserman xác quyết: “Dự luật Xúc tiến thương mại -TPA- nếu được Quốc Hội thông qua sẽ để cho Tổng thống thương thuyết hiệp định thương mại mà Quốc Hội chỉ được quyền chấp thuận hoặc bác bỏ chứ không thương thuyết lại các điều khoản của TPP.” Brad Glosserman rõ là một chiến sĩ ngoan cường bảo vệ những điều khoản của TPP do Mỹ đề xuất mà các thành viên TPP đã từng tố giác đó là những điều khoản với tiêu chuẩn kép nhằm đem lại lợi nhuận cho nước Mỹ nhiều hơn…
Như vậy với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter, TPP là một bộ phận quan trọng trong chiến lược xoay trục về châu Á của Mỹ. Đối với Brad Glosserman, Giám đốc Diễn Đàn Thái Bình Dương của Mỹ, TPP là một bộ phận then chốt trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Phải chăng, TPP là một Siêu Sức Mạnh Mềm của chính phủ Mỹ trong hiện tại?
Mỗi khi đề cập đến vấn đề TPP mà không nói đến mối tương quan giữa Việt Nam với TPP sẽ là một thiếu sót lớn của chúng ta, của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Ngay cả Tổng thống Obama, hôm 12-05-2015 đã nhắc tới Việt Nam khi ông đề cập đến vấn đề TPP. Tại công ty Nike ở tiểu bang Oregon hôm 8-5-2015, Tổng thống Obama nói rằng thỏa thuận đang được bàn thảo Việt Nam “sẽ là lần đầu tiên phải nâng cao các tiêu chuẩn lao động- Phải đặt ra lương tối thiểu- Phải thông qua các luật liên quan đến nơi làm việc để bảo vệ công nhân…”. Tổng thống Obama cho rằng Việt Nam hay bất cứ một nước nào muốn tham gia TPP mà không đáp ứng các yêu cầu trên, họ sẽ đối mặt với các hệ quả. Hôm 10-4-2015, một nhà ngoại giao Mỹ nói tại Hà Nội rằng VN đã cho thấy có tiến bộ về nhân quyền, nhưng cần phải chứng tỏ cam kết mạnh hơn nữa để lấy lòng các nhà lập pháp Mỹ. Tom Malinowski, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định VN phải có một số bước cải thiện nhân quyền mới nói đến chuyên Hà Nội có thể gia nhập TPP. Malinowski nhìn nhận rằng TPP là đòn bẫy để cải thiện nhân quyền tại VN. Tiến bộ nhân quyền là chìa khóa chính để VN gia nhập TPP.
Trong hiện tình của TPP, thật khó trả lời nếu có ai hỏi rằng TPP bây giờ đang ở đâu? Hình dáng nó như thế nào? Có điều chắc chắn TPP hiện giờ đang nằm trên bàn thảo luận của Hạ Viện Hoa Kỳ. Việc Hạ Viện Mỹ có chịu thông qua dự luật xúc tiến thương thuyết mậu dich -Trade Promotion Authority- vẫn còn là câu hỏi?
Ấy vậy mà Chính phủ Mỹ vẫn sử dụng TPP để làm áp lực ở một số quốc gia yếu hơn khi họ muốn được gia nhập TPP. Với Chính sách “chưa đổ ông Nghè đã đe hàng Tổng” liệu chính phủ Mỹ có khả năng kết thúc vòng đàm phán gia nhập TPP đúng hạn kỳ theo ý muốn của Tổng thống Obama-cuối năm 2015?./.