Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Găng tơ Mỹ: Vết thương 30 năm chưa lành!

Màn ảnh rộng trên cả nước tuần này đang công chiếu bộ phimGăng tơ Mỹ (American Gangster), đây được xem là bộ phim hình sự tâm lý hay nhất của điện ảnh Mỹ năm 2007. Tuy nhiên, hơn cả một câu chuyện hình sự, bộ phim còn thể hiện một vết thương của quá khứ mà hơn 30 năm vẫn chưa lành.

Một thời của bố già
Bộ phim dựa trên một nguyên mẫu có thật ngoài đời, Frank Lucas, nguyên là tài xế riêng cho ông trùm của khu phố da màu Harlem, New York. Một ngày kia, ông trùm mất đi, ai cũng nghĩ ngày tàn của Frank đã đến nhưng thật bất ngờ, từ sau ánh hào quang của ông trùm, Frank đã bước ra với một vị thế hiên ngang và thậm chí còn rực rỡ hơn cả ông chủ cũ của mình.
Nhờ vào óc tổ chức thần sầu cùng bản tính liều lĩnh đến lạnh lùng, Frank đã san bằng mọi đối thủ, mạo hiểm đi tìm những nguồn cung cấp ma túy mới và dần dần hắn đã tạo nên giữa New York một thị trường ma túy của riêng mình. Chỉ sau vài năm, Frank đã leo lên hàng bố già trong thế giới tội ác của nước Mỹ, một nhân vật mà mọi kẻ thù đều phải kính sợ và những nhà chức trách luôn né tránh.
Chỉ trừ một người! Thanh tra cảnh sát chống tội phạm Richie Roberts. Giữa một thế giới mà cảnh sát ăn lương tội phạm, Richie là một con người đặc biệt. Từng trả lại gần 1 triệu đô la tang vật, từ chối mọi lời mua chuộc, hối lộ, Richie trở nên “quái dị” trước mắt đồng nghiệp.
Tuy nhiên, anh đã lọt vào mắt xanh của những người tuyển mộ lực lượng chống ma túy vốn đang khốn khổ vì có toàn nhân viên chỉ biết ăn tiền của bọn buôn ma túy. Cuộc chiến giữa Frank Lucas và Richie Roberts bắt đầu, một cuộc chiến giữa công lý và tội ác, giữa ánh sáng và bóng tối đã diễn ra trên một ranh giới mong manh giữa điều đúng và sai trong một thế giới mà đúng sai đang lẫn lộn vào nhau.
Một vết thương vẫn ám ảnh
Găng tơ Mỹ được xem là bộ phim hình sự hay nhất năm 2007, một vinh dự khá bất ngờ vì đây cũng là năm điện ảnh Mỹ tràn đầy những siêu phẩm như Cướp biển Caribbean, Harry Potter, Transformers… Một trong những lý do của sự thành công phải nói đến tài nghệ của hai diễn viên chính, Denzel Washington (vai Frank Lucas) và Russel Crowe (Richie Roberts) - đều từng đoạt giải Oscar vai nam chính xuất sắc nhất.
Đặc biệt diễn xuất của Denzel Washington trong phim được coi là vai diễn thành công nhất trong sự nghiệp của ngôi sao da màu này. Một người cần phải nhắc đến nữa là đạo diễn phim Ridley Scott, người từng làm những bộ phim kinh điển như Alien hay Gladiator.

Tuy nhiên, thành công thật sự của bộ phim nằm ở một chỗ khác. Cần phải nhìn lại thời điểm Lucas bước vào nghề buôn ma túy. Vào lúc đó, ở Mỹ chỉ có hai nguồn ma túy chính, một là của mafia Ý với nguồn cung cấp đi từ châu Á sang châu Âu rồi lén đưa vào Mỹ nên giá thành rất cao. Một nguồn khác là từ các cảnh sát biến chất, lấy ma túy tịch thu được rồi bán ra thị trường. Điều chung giữa hai nguồn này là ma túy nguyên chất thường có chất lượng thấp do pha trộn nhiều chất phụ gia và giá rất cao. Lucas đã làm được điều không thể, cung cấp ma túy có chất lượng tốt gấp đôi với cái giá chỉ bằng phân nửa.

Làm thế nào Lucas làm được điều này? Tất cả bắt nguồn từ một bản tin truyền hình cho biết trong cuộc chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ nghiện ma túy với tỷ lệ 1/4, vì ma túy tại đây có rất nhiều do chuyển lậu từ Tam giác vàng. Lucas đã thấy được một nguồn cung cấp tốt, hắn đã bay qua Thái Lan, rồi từ đây đi thẳng vào Tam giác vàng gặp ông trùm sản xuất ma túy để đặt mua hàng tại gốc với giá rẻ.
Đó mới chỉ là công đoạn đầu tiên, việc khó nhất là chuyển hàng vào Mỹ. Một vấn đề mà gần 100 năm qua, mafia Ý đã không thể làm nổi đã được Lucas dễ dàng tìm ra đáp án: Bằng máy bay quân sự. Chiến trường Việt Nam đang ác liệt, cần rất nhiều chuyến bay đi và về nước Mỹ, lẫn trong số hàng chuyên chở là những kiện ma túy nguyên chất. Mua hàng tại gốc, chuyển hàng trực tiếp, dù bán giảm giá, lợi nhuận của Lucas cũng vô cùng khủng khiếp, biến hắn nhanh chóng trở thành một ông trùm trong số các ông trùm.
Có thể nói không ngoa rằng, cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam và những kẻ như Lucas đã góp phần “phổ cập” ma túy đến mọi người dân Mỹ bất kể giàu nghèo. Một hậu quả chiến tranh mà nước Mỹ không thể ngờ đến, một vết thương mà đến tận ngày nay vẫn nhức nhối.
Những khuôn hình đau xót
Đạo diễn đã cố tình giảm nhẹ nhiều vấn đề trong phim khiến mạch phim trở nên khá khiên cưỡng. Việc chuyển ma túy bằng máy bay quân sự đơn giản chỉ là dúi tiền cho tổ lái và áp tải trong khi thực tế nó đòi hỏi sự dính líu đến nhiều cấp thậm chí rất cao trong quân đội. Việc giấu ma túy trong quan tài lính Mỹ được coi là hành động xúc phạm nghiêm trọng người đã chết nhưng chẳng thấy ai bên quân đội phải chịu trách nhiệm kể cả khi phim đã kết thúc.
Có lẽ còn quá nhiều câu hỏi cho một vấn đề nhạy cảm như việc quân đội Mỹ góp phần đưa ma túy trở thành một thứ hàng thông dụng cho người Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Những câu hỏi mà bộ phim đã né tránh không trả lời nhưng lại hứa hẹn sẽ có những tác phẩm khác nối tiếp cụ thể hơn vào một vết thương mà bộ phim Găng tơ Mỹ đã khơi ra sau hơn 30 năm lặng lẽ.
Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất bộ phim là cảnh bọn buôn ma túy dấu heroin ngay trong quan tài lính Mỹ tử trận tại Việt Nam. Tất cả mọi lời nói hoa mỹ đã không thể thắng được sức mạnh của đồng tiền. Chính những hình ảnh này đã làm bàng hoàng cả nước Mỹ dù chuyện quân đội góp phần buôn ma túy trong thời chiến không phải mấy xa lạ.




6. Frank Lucas - “Bố già” ma túy
Vào những năm 1960 – 1970, Mỹ là thị trường "đói" ma túy khi chỉ có nguồn ma túy chính: do mafia Ý đưa từ châu Á sang và do cảnh sát biến chất lấy ma túy tịch thu được rồi bán ra thị trường. Ma túy của 2 nguồn này không những không đảm bảo chất lượng mà còn có giá thành rất cao.
Có một "bố già" ma túy đã nhận ra và thay đổi được điều đó khiến hắn có khi kiếm 1 triệu USD mỗi ngày. Ông trùm Frank Lucas (SN 9/9/1930) sinh tại La Grange, Bắc California được biết tới những phi vụ buôn lậu ma túy "thần sầu" qua vùng Tam giác vàng. Frank Lucas nổi tiếng tới mức hắn trở thành nguyên mẫu cho bộ phim nổi tiếng không kém: "American Gangster".
 Những trùm ma túy giàu có trên thế giới (Kỳ 6) - 1
Bộ phim American Gangster là câu chuyện có thật về Frank Lucas, một kẻ buôn ma túy đã được cảm hóa để trở thành người cung cấp tin cho cảnh sát. Lớn lên ở North Carolina, nơi còn in đận dấu ấn phân biệt chủng tộc, Lucas tới Harlem và trở thành một trùm buôn lậu ma túy.
Phương thức sản xuất, vận chuyển ma túy của Frank rất tinh vi và có lẽ cả hàng chục năm sau những đối thủ của hắn cũng không thể ngờ tới. Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, lính Mỹ nghiện ma túy với tỷ lệ ¼ vì ma túy tại đây rất nhiều do được chuyển lậu từ Tam giác Vàng sang. Lucas nhận thấy đây là nguồn hàng rất tốt nên đã bay thẳng sang Thái Lan, đột nhập khu vực Tam giác Vàng và đặt mua hàng với giá rất rẻ.
Công việc khó nhất là vận chuyển vào Mỹ. Frank đã nghĩ ra một cách không thể ngờ: vận chuyển bằng máy bay quân sự. Chiến tranh khốc liệt khiến nhiều binh lính Mỹ ở Việt Nam thương vong. Những chuyến bay đi đi về về chở các thi thể binh lính về nước, và trong các quan tài đó, đàn em của Frank bọc kèm các kiện ma túy lớn.
Vậy là nhờ mua hàng tận gốc, vận chuyển nhanh chóng và hầu như không mất “phí”, Frank Lucas đã làm khuynh đảo thị trường ma túy ở Mỹ. Những khối ma túy lớn có chất lượng cao và giá thành thấp đã đưa Frank Lucas lên hàng bố già cốt cán trong thế giới ngầm.
 Những trùm ma túy giàu có trên thế giới (Kỳ 6) - 2
Frank Lucas - "bố già" có "nền kinh doanh" trị giá hàng tỷ đô la
Tháng 1/1975, một lực lượng cảnh sát gồm 22 đặc vụ đã đột kích ngôi biệt thự của Frank tại Teaneck, New Jersey. Tại đây, hơn 500.000 đô la tiền mặt cùng khối lượng vô cùng lớn ma túy được tìm thấy. Frank bị cả toàn án liên bang và bang New Jersey kết án với hình phạt tổng cộng 70 năm tù. Tuy nhiên, bố già ma túy này đã “lập công chuộc tội” bằng cách cung cấp bằng chứng về hơn 100 tên buôn bán ma túy khác. Và để bảo đảm an toàn cho Frank và gia đình của hắn, năm 1977, FBI đã đưa cả nhà vào chương trình bảo vệ nhân chứng.
Cũng nhờ “công lao” này, sau 5 năm ngồi tù, bản án 40 năm tù của tòa án liên bang và 30 năm tù của bang New Jersey đã được “hóa giải”. Frank được thả tự do năm 1981.
Tuy nhiên, năm 1984, hắn lại bị bắt vì vận chuyển gần 2kg ma túy và chịu mức án 7 năm tù. Frank ra tù năm 1991.
Năm 2011, ông trùm 81 tuổi điều hành "ngành kinh doanh" trị giá hàng tỷ đô la này thoát án tù sau khi tiếp tục bị bắt vì dính líu đến ma túy. Để có được điều đó, Frank đã phải đóng số tiền hơn 17 triệu đô.

Không có nhận xét nào: