Về bối cảnh hồ sơ các gói QE. Cụ thể là QE1 (tháng 12/2008 - 6/2010), QE2 (11/2010 - 6/2011), QE3 (9/2012), QE4 (1/2013). Và có lẽ QE3 được nhắc nhiều nhất trong giới phân tích tài chính, ngân hàng trung ương các nước. Nôm na biện pháp "QE3" hay các gói QE khác được hiểu như sau: Khi lãi suất tại Mỹ đã hạ tới tột cùng bằng số không rồi mà lượng tiền vay mượn vẫn bất động chưa nhúc nhích thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải dùng biện pháp giúp cho hệ thống các ngân hàng Mỹ có dư dôi tiền tệ và cho vay dễ dàng hơn. Khi được bơm tiền để cho vay thì thực tế các ngân hàng này đã phát hành tiền tệ trước rồi. Biện pháp này không khác gì là in thêm tiền bơm vào nền kinh tế.
Về bối cảnh thì thực tế, FED có thể mua trái phiếu trên "thị trường mở" và trả bằng thủ tục bút toán với một lời giao kết thỏa thuận sẽ trả bằng hình thức này hay bằng hình thức khác khi đáo hạn nhưng vẫn có thể cho giãn thời gian trả cả vốn lẫn lời. Hoặc FED có thể in thêm tiền mua lại các tài sản đầu tư tài chính. Thực chất vẫn là FED đem tiền ra thị trường mua lại tài sản của các doanh nghiệp tài chính để khai thông ách tắc tín dụng hay nạn cạn kiệt thanh khoản.
Trong tái cấu trúc phân loại các dạng tài sản được mua lại, FED có thể chọn mua những khí cụ tài chính có kết quả kích thích kinh tế cao nhất, như là mua chứng khoán, hay trái phiếu. Chẳng hạn ào ạt mua trái phiếu dài hạn khiến phân lời sút giảm, tức là làm lãi suất dài hạn của nhiều loại tín dụng cũng giảm với kết quả tương tự như hạ lãi suất ngắn hạn. Ngân hàng Trung ương hay FED cũng có thể cho các ngân hàng vay thêm tiền, hoặc mua lại một số tài sản bằng chứng khoán, hay kể cả các rổ ngoại tệ nước khác (như đồng EUR, CNY-Trung Quốc, JPY-Yên Nhật...) của các ngân hàng.
Mà không chỉ có vậy, FED cũng có thể kết hợp bằng ấy ngả pháp lý, mà thuần về kinh tế thì chỉ là bơm tiền bằng thể thức "bút ghi kế toán" chứ không phải in tiền ra rồi chất lên xe tiền chở tới phát cho các ngân hàng tung ra lưu hành. Cho nên mới gọi là "tăng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng", hay Việt Nam quen gọi là "chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ" qua các gói "QE" rất rắc rối này.
Biện pháp QE này không chỉ có công hiệu "dọa nạt", là cho dân chúng biết lãi suất ngắn hạn và dài hạn ấy sẽ được duy trì rất lâu ở mức thấp nhất, để mọi người nghĩ rằng lãi suất thấp sẽ đẩy lạm phát tăng cao khiến mọi người sợ lạm phát làm đồng tiền mất giá nên hết dám cất giữ ở trong nhà mà đem ra xài trước khi lạm phát nhúc nhích tăng cao. Vì cần nhớ rằng, nền kinh tế các nước đã phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU thịnh vượng và có đà tăng trưởng cao là nhờ lực đẩy đến từ sức tiêu thụ của người dân.
Trong cơn khủng hoảng của mình. Nhật đã đầu tiên p dụng biện pháp rất bất thường mà ta có thể dịch là "gia tăng mức lưu hoạt có định lượng".
Khi kinh tế suy trầm, người ta có thể tăng chi ngân sách và hạ lãi suất ngân hàng để bơm thêm tiền vào kinh tế. Khi các biện pháp ấy đều thiếu công hiệu, trường hợp điển hình tại Hoa Kỳ, mà khó đo được tác dụng, người ta có thể chủ động bơm thêm một lượng tiền nhất định (vì vậy, mới có chữ "định lượng",quantitative.)
Một cách khái quát thì việc bơm tiền như vậy có nghĩa là Ngân hàng Trung ương mua vào một số trái phiếu nhất định của nhà nước (công khố phiếu, gọi làTreasuries) hay của doanh nghiệp (Bonds) và trả tiền qua thể thức bút ghi vào trương mục của các ngân hàng. Khi được thêm một lượng thanh khoản (tiền mặt, hiện kim) thì các ngân hàng có thể cho vay ra một tỷ lệ nhất định, nên xả thêm tiền vào kinh tế (ý nghĩa của chữ "easing", hay tăng mức lưu hoạt của thanh khoản.)
Sau Nhật Bản thì Anh và Mỹ đều áp dụng biện pháp bất thường này từ vụ Tổng suy trầm năm 2008-2009. Biện pháp ấy có vẻ công hiệu vì kinh tế Anh và Mỹ đều hồi phục. Nhật thì chưa vì những khó khăn trầm trọng hơn nên cuối Tháng 10 họ lại tiếp tục việc QE (gọi là Quy Y cho vui!) bằng một lượng tiền cực lớn. Khi tiền được bơm nhiều như vậy (của Hoa Kỳ là khoảng bốn ngàn 800 tỷ đô la trong sáu năm) thì đồng đô la mất giá, nhưng vì kinh tế Mỹ đã tạm hồi phục nên so với các ngoại tệ khác thì đô la Mỹ tăng giá và gây thêm khó khăn cho xứ khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét