Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Biện pháp xử lý các khoản nợ xấu của Bộ Tài Chính logic và khoa học

Nợ xấu đang kìm hãm sự lưu thông dòng tiền trong nền kinh tế, giải quyết nợ xấu để doanh nghiệp tiếp cận vốn từ ngân hàng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh là bài toán mà Bộ Tài Chính đang làm từng bước, rất logic và hiệu quả trong thời gian sắp tới.

Biện pháp xử lý nợ xấu của NHNN như sau:
Thứ nhất, tính toán và công bố con số nợ xấu, chỉ đạo các ngân hàng phân loại nợ nhóm 3-4-5
Thứ hai, làm việc với các ngân hàng tự xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng, tính toán số nợ có thể thu hồi được và không thu hồi được và làm việc với con nợ để tìm giải pháp
Thứ ba, công ty mua bán nợ (DATC) mua lại các khoản nợ xấu không có tài sản đảm bảo và nợ có khả năng mất vốn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDP) bảo lãnh cho doanh nghiệp có tài sản đảm bảo, có thị trường tốt vay vốn, nguồn tiền huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ
Thứ tư, DATC bán lại các khoảng nợ xấu cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua đấu giá quốc tế, sẽ phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua trong 1-3 năm tới.
Với cách tiếp cận của người viết, cách thực hiện theo từng bước như sau:
Cuối tháng 5/2012, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu của toàn hệ thống chiếm 4,47%, tương đương 117.000 tỷ đồng sau đó là 8,6% (tương đương 202.000 tỷ đồng) tại 31/03/2012 do Cơ quan thanh tra giám sát NHNN.
Theo báo cáo tài chính quý II công ty mẹ của 8 ngân hàng niêm yết, tổng nợ xấu các đơn vị này đáng gánh lên tới 20.726 tỷ động. Trong đó, nợ nhóm 5 – có khả năng mất vốn chiếm tới 40% (8.290 tỷ đồng)
Theo người viết cách phân nhóm nợ này rất logic, có thể hiểu phân nợ xấu thành 2 loại: những khoản nợ xấu mà khả năng thanh toán là không chắc chắn (nợ nhóm 5) và những khoản nợ xấu các doanh nghiệp có khả năng trả được nợ, do đó các khoản nợ được cơ cấu lại với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ. (giảm lại suất vay cũ xuống 15%, Vietcombank dành 15.000 tỉ đồng cho vay lãi suất 9%/năm chỉ dành cho khách hàng được xếp hạng tín dụng loại A trở lên, thời gian vay là 4 tháng, Ngân hàng Eximbank vừa công bố tiếp tục áp dụng chương trình cho vay trị giá 5.000 tỷ đồng với lãi suất 10% mỗi năm có bảo hiểm tỷ giá,…)
Các khoảng nợ này lại tiếp tục đươc phân thành các khoản vay có đảm bảo và không có đảm bảo.

Theo số liệu giám sát của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, 84% nợ xấu của hệ thống ngân hàng được đảm bảo bằng tài sản thế chấp và tổng giá trị của các tài sản thế chấp này bằng 135% giá trị nợ xấu.
“Đến cuối tháng 5/2012, các tổ chức tín dụng đã tiến hành trích dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu được khoảng 67.000 tỷ đồng”, Thống đốc cho biết.
Tiến hành phân loại nhanh các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp có thị trường tốt hoặc sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu - những doanh nghiệp này ưu tiên sớm trong việc vay, tái cơ cấu nợ và các khoản nợ xấu không có đảm bảo công ty mua bán nợ DATC có thể mua và chuyển nợ thành vốn chủ sỡ hữu để tái cơ cấu doanh nghiệp lại sau đó bán cho nước ngoài.
Công ty mua bán nợ (DATC) mua nợ xấu ngân hàng, ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, nguồn tiền lấy từ phát hành trái phiếu Chính Phủ. 6 tháng đầu năm 2012, huy động trái phiếu ChínhPphủ trúng thầu 87.464 tỷ đồng với sự tham gia các NHTM chiếm tỷ lệ lớn và NDT nước ngoài đạt khoảng 19.100 tỷ đồng.
Cách làm như sau: đối với các khoản nợ xấu có tài sản đảo bảo, doanh nghiệp có thị trường tốt, Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) đứng ra bảo lãnh những doanh nghiệp có nợ xấu này để giải quyết hàng tồn kho, doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc này làm càng nhanh càng tốt. Ví dụ điển hình: Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cam kết phát hành thư bảo lãnh (không hủy ngang vô điều kiện) bảo lãnh thanh toán cho Bianfishco để thực hiện trả nợ vay (gốc + lãi và các nghĩa vụ tài chính phát sinh liên quan) với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tại các hợp đồng Tín dụng đầu tư (HĐTD).
Còn đối với VDB, ngân hàng này cam kết giải chấp toàn bộ tài sản đảm bảo tiền vay (trong đó có 25.000.000 cổ phiếu do bà Phạm Thị Diệu Hiền đứng tên sở hữu) cho Bianfishco.
Ngoài ra, VDB cũng cam kết tạo điều kiện để Bianfishco thay đổi giấy đăng ký kinh doanh với tên người đại diện theo pháp luật là ông Trần Văn Trí (Tổng Giám đốc Bianfishco) đồng thời đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ ghi nhận SHB là cổ đông nắm giữ 50% của Bianfishco.
Chính phủ bơm tiền cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDP) từ nguồn tiền huy động trái phiếu.
Những khoản nợ xấu còn lại (khó xử lý) sau khi NH tự xử lý bằng cách trích lập dự phòng, VDB bảo lãnh cho những doanh nghiệp nợ xấu có tài sản đảm bảo thì công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) sẽ mua các khoản nợ này bằng nguồn tiền từ huy động trái phiếu Chính Phủ sau đó bán lại các khoảng nợ xấu cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua đấu giá quốc tế, sẽ phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua. Đôi khi, DATC nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi nợ - vốn chủ nếu DATC cho rằng công ty đó có khả năng hồi phục.

Theo cách phân tích của người viết có thể tóm tắt thế này: Lấy một con số tổng nợ xấu toàn hệ thống khoảng 202.000 tỷ đồng, các NH tự trích lập dự phòng rủi ro để xứ lý nợ xấu 67.000 tỷ đồng – tiền của các ngân hàng, còn lại khoảng 135.000 tỷ đồng trong đó nợ nhóm 5 – nợ mất khả năng mất vốn ước tính khoảng 20.000 tỷ đồng – khoảng này DATC sẽ mua. Do đó còn lại khoảng 115.000 tỷ đồng nợ xấu có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo.
Khoảng nợ có tài sản đảm bảo giải quyết bằng cách cho các chủ nợ (tổ chức tài chính, ngân hàng) chuyển đổi nợ thành vốn chủ sỡ hữu, góp vốn trở thành cổ đông lớn, như vậy doanh nghiệp không còn nợ ngân hàng, ngân hàng thu được nợ (chuyển nợ xấu thành vốn góp), chưa kể lãi suất khoảng vay cũ giảm xuống mức 15%/năm hoặc thấp hơn sẽ tiết kiệm được chi phí lãi vay. Sau đó, Ngân hành Phát triển Việt Nam (VDB) đứng ra bảo lãnh cho những doanh nghiệp này vay vốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh càng sớm càng tốt. Cách làm rất logic và khoa học của Chính phủ trong việc giải quyết nợ xấu trong ngân hàng.
DATC mua lại các khoảng nợ xấu có khả năng mất vốn và các khoảng nợ không có tài sản đảm bảo với mức hợp lý và xứ lý chúng trong 1-3 năm sau đó bằng cách bán cho các NDT nước ngoài. Khả năng bán được cho NDT nước ngoài rất cao vì trong 2-3 năm nữa nền kinh tế Việt Nam đi vào ổn định, minh bạch thông tin, hệ thống tài chính-ngân hàng-chứng khoán vững mạnh sau quá trình tài cấu trúc nền kinh tế.

Với cách hiểu và tiếp cần vấn đề của người viết, vấn đề nợ xấu ngân hàng đã được Bộ Tài Chính xứ lý hiệu quả, không còn là vấn đề đáng lo cho những tháng cuối năm 2012.

Dương Văn Kháng

Không có nhận xét nào: