Thị trường chứng khoán là kỳ vọng vào tương
lai với sự phục hồi của doanh nghiệp, nền kinh tế. Chứng khoán tăng khi tình
hình kinh tế ổn định, doanh nghiệp phát triển. Hiện tại, nợ xầu là vấn đề cản
trở sự phát triển của nền kinh tế. Theo quan điểm Kháng, các biện pháp giải quyết
nợ xấu đang tiến hành và rất logic, làm từng bước và đưa tỷ lệ nợ xấu xuống thấp
hơn 3% vào năm 2015. Có đề án giải quyết nợ xấu tạo niềm tin cho NDT quay lại
thị trường chứng khoán.
Biện
pháp xử lý nợ xấu của NHNN như sau:
Các biện pháp đã tiến hành làm từng bước từ đầu
năm 2012.
Thứ nhất, tính toán và công bố số liệu nợ xấu,
chỉ đạo các ngân hàng phân loại nợ nhóm 3-4-5
Thứ hai, làm việc với các ngân hàng tự xử lý
nợ xấu, trích lập dự phòng, tính toán số nợ có thể thu hồi được và không thu hồi
được và làm việc với các con nợ để tìm giải pháp.
Thứ ba, công ty mua bán nợ (DATC) mua lại các
khoản nợ xấu không có tài sản đảm bảo và nợ có khả năng mất vốn, Ngân Hàng Phát
Triển Việt Nam (VDP) bảo lãnh cho doanh nghiệp có tài sản đảm bảo, có thị trường
tốt vay vốn, nguồn tiền huy động từ phát hành trái phiếu Chính Phủ
Thứ tư, DATC bán lại cái khoản nợ xấu cho các
nhà đầu tư nước ngoài thông qua đấu giá quốc tế, sẽ phát hành các chứng khoán
có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua trong 1-3 năm sắp tới.
Nợ
xấu được giải quyết tốt khơi thông dòng vốn từ ngân hàng đến doanh nghiệp
Hiện tại, đã có đề án và phương án giải quyết
nợ xấu trong cuối tháng 11/2012
Các tổ chức tín dụng bán nợ sẽ được thanh
toán bằng trái phiếu hoặc một công cụ nợ đặc biệt do VAMC phát hành, giải quyết
dứt ngày một phần nợ xấu của ngân hàng, sau khi bán nợ các tổ chức tín dụng có
tình hình tài chính lành mạnh hơn, khả năng cho vay tăng trở lại, tín dụng tăng
nợ xấu giảm
Dòng vốn đọng trong ngân hàng sẽ được khơi
thông sớm, doanh nghiệp sẽ tiếp cận vốn với lãi suất hợp lý, sản xuất hoạt động
trở lại.
Từ tháng 9/2012 đã giải quyết một phần nợ xấu có tài sản đảm bảo,
khơi thông một phần dòng vốn đến các doanh nghiệp tốt, có thị trường tốt, xuất
khẩu, chiếm tỷ trọng lớn trọng GDP nhằm đạt mục tiêu ngắn hạn tăng trưởng GDP
quý 4/2012 cao và đạt kế hoạch
Dự báo GDP quý 4/2012 cao nhất năm và nền
kinh tế đã chạm đáy quý 3-4/2012. Muốn GDP năm 2012 khoảng 5,2% thì GDP quý 4
khoảng 6,5%
Tại
sao TTCK Việt Nam tăng khoảng 2-3 tháng bắt đầu giữa tháng 11/2012:
Xu hướng tăng của thị trường là sự kỳ vọng
vào nội tại nền kinh tế, tin tưởng vào các chính sách của người điều hành, vào
sự phát triển của doanh nghiệp trong 1-2 năm tới.
Dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm, người
viết cho rằng mọi khó khăn, xấu xa nhất của nền Kinh tế Việt Nam đã đi qua, hiện
tại và sắp tới nhiệm vụ là tập trung giải quyết những khó khăn, đưa nền Kinh tế
phát triển tiếp
Vấn đề chính của nền kinh tế hiện tại: nợ xấu
nhiều từ nguyên nhân chủ quan chiếm tỷ lệ lớn, doanh nghiệp không chịu tập
trung vào ngành sản xuất chính, niềm tin vào nền kinh tế của NDT nước ngoài và
người dân đang suy giảm – đều có liên quan tới thị trường chứng khoán.
Nợ
xấu và thị trường chứng khoán:
Nợ xấu được giải quyết, khơi thông dòng vốn từ
NH đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận cao trong tương lai, NH cũng có lợi nhuận từ
cho vay. NDT kỳ vọng vào cổ phiếu của doanh nghiệp, NH trong tương lai nên họ đầu
tư vào những cổ phiếu này.
Cơ cấu lại nợ xấu, các NH cũng như doanh nghiệp
yếu kém sẽ sáp nhập sau đó bán cho đối tác nước ngoài thông qua thị trường chứng
khoán
Công ty mua bán nợ sau khi mua cục nợ xấu của
các tổ chức tín dụng chờ 2-3 năm sau nền kinh tế phát triển trở lại thì bán nợ
xấu cho nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán.
Tập
trung vào ngành sản xuất chính:
Giảm mối quan hệ tín dụng kiểu “người nhà”, “sân
sau” đi cùng với vấn để sỡ hữu chéo trong ngân hàng để các doanh nghiệp tập
trung hơn vào hoạt động kinh doanh chính
Thoái vốn bớt của các tập đoàn nhà nước đầu tư
đa ngành qua thị trường chứng khoán
Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn trung, dài hạn
qua thị trường chứng khoán
Niềm
tin vào thị trường chứng khoán:
Muốn có niềm tin của NDT quay lại thị trường chứng
khoán thì phải minh bạch thông tin, thị trường diễn biến theo đúng quy luật
cung – cầu, xử phạt các tội quy phạm, gian lận trong chứng khoán.
Theo Phó Thủ Tướng – Nguyễn Xuân Phúc: “sắp
ban hành đề án tái cơ cấu TTCK và thị trường bảo hiểm dự kiến năm 2015 hoàn
thành căn bản, phát triển thị trường trái phiếu”.
Kết luận: thị trường chứng khoán liên quan đến
nhiều lĩnh vực, giải pháp,… trong nền kinh tế, do đó phải tái cấu trúc và làm
cho nó diễn biến theo đúng quy luật: thị trường tăng thực chất cùng với sự kỳ vọng
vào sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Nền kinh tế sẽ đi vào ổn định, các chính
sách, giải pháp sẽ hiệu quả trong năm 2013, thị trường chứng khoán đón đầu và
đi trước, nên sẽ tăng từ từ, kéo dài khoảng 2-3 tháng, bắt đầu từ đáy sàn HNX
(50,x)
Phân
tích kỹ thuật HNX: đạt mức 70,x vào giữa tháng 1/2013:
Theo kinh nghiệm phân tích khối lượng kẹp
hàng của Kháng thì 3 mốc mà HNX sẽ bị điều chỉnh là: 56,x – 60,x – 68,x – 70,x.
Ngắn
hạn: 1,5-2 tuần xu hướng tăng lên 56,x:
2 phiên 12-13/11/2012 khối lượng chốt lời mua
ở vùng đáy ít và kẹp hàng đã bán ra rất mạnh, được dòng tiền lớn khỏe vào sau hấp
thụ hết.
Người bán đang rất vui tưởng mình bán được
giá đỉnh nhưng thị trường vẫn còn tăng tiếp hơn 3 phiên nữa, thế là họ lại quay
lại mua vào giá cao hơn hoặc bằng giá bán trong các phiên tới – đây chính là
nguồn cầu tiềm năng giúp HNX lên 1 cách bất ngờ.
Mức 56,x khả năng HNX sẽ bị bán mạnh, điều chỉnh
vài phiên khá cao, theo hệ thống điều chỉnh giảm 4-6 phiên sau khi đạt đỉnh ngắn
hạn 56,x.
HNX vượt mức 56,x sẽ cho tín hiệu trend trung
hạn (1-3 tháng) hình thành
Trung
hạn: 1,5-2 tháng xu hướng lên 68,x-70,x
Theo phân tích của Kháng, HNX đạt mức 56,x
-57,x sẽ bị điều chỉnh giảm về 54,x trong 4-6 phiên.
Từ mức 54,x HNX sẽ tăng từ từ, dòng tiền vào
khá mạnh đẩy HNX lên mức 68,x – 70,x vào khoảng giữa tháng 1-2013
Khối lượng khớp ở mức hiện tại chưa nhiều, do
đó sắp tới dòng tiền lớn sẽ vào thêm, cực mạnh, khối lượng khớp sẽ nhộn nhịp
hơn nữa. Khối lượng khớp trung bình khoảng 45-50 triệu cổ phiếu/phiên đầu tháng
12/2012.
Dương Văn Kháng