Ở phần đầu cuốn sách này, chúng ta đã thảo luận về “Quá trình Biểu hiện”. Chúng ta hãy nhắc lại công thức này: suy nghĩ sinh ra cảm xúc, cảm xúc chio phối hành động, hành động tạo ra kết quả.
Đã có hàng triệu người “suy nghĩ” về việc làm giàu, và cũng có hàng ngàn người khẳng định, mường tượng và chiêm nghiệm về việc làm giàu. Tôi suy ngẫm hầu như mỗi ngày. Nhưng tôi chưa bao giờ ngồi đó mà suy ngẫm hay mường tượng và được hàng đống tiền rơi xuống đầu tôi. Tôi nghĩ tôi chỉ là một trong số những người không may mắn đang phải làm một cái gì đó để thành công.
Khẳng định, chiêm nghiệm và hình dung đều là những công cụ tinh thần tuyệt vời, nhưng tôi có thể nói, chúng không
thể nào tự động mang đến cho bạn tiền bạc thực trong thế giới thực. Trong thế giới thực, bạn phải có hành động thực để thành công. Tại sao hành động lại có vai trò quan trọng đến thế?
Chúng ta trở lại suy nghĩ một chút với “Quá trình Biểu hiện”. Hãy xem xét những suy nghĩ và cảm xúc. Đó là một phần của thế giới bên trong hay bên ngoài? Thế giới bên trong. Giờ thì hãy xem xét
các kết quả. Chúng là một phần của thế giới bên trong hay bên ngoài? Thế giới bên ngoài. Điều này có nghĩa rằng “hành động” là chiếc cầu nối giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài.
Qui tắc Thịnh vượng số 36:
Hành động là chiếc cầu nối giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài.
Vậy nếu hành động quan trọng như thế thì điều gì ngăn cản chúng ta thực hiện những hành động mà chúng ta biết mình cần làm? Nỗi sợ hãi!
Nỗi sợ hãi, sự hoài nghi, và sự lo lắng là những trở ngại lớn nhất, không chỉ đối với thành công, mà với cả hạnh phúc nữa. Vì vậy, một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu với người nghèo là người giàu sẵn sàng hành động bất chấp nỗi sợ hãi. Người nghèo luôn để cho nỗi sợ hãi ngăn cản họ.
Tác giả Susan Jeffers thậm chí đã viết cả một cuốn sách rất hay về vấn đề này, tựa đề là Cảm nhận nỗi sợ hãi và hành động bằng mọi giá. Sai lầm lớn nhất mà đa số mọi người thường mắc phải là chờ đợi cho cảm giác sợ hãi sẽ dần lắng xuống hay biến mất trước khi họ sẵn sàng hành động. Những người đó thường chờ đợi mãi mãi.
Một trong các chương trình nổi tiếng của chúng tôi là Trại Đào tạo Chiến binh Khai Sáng. Trong chương trình đào tạo đó chúng tôi dạy rằng một chiến binh thực sự có thể “thuần hóa con rắn hổ mang chúa của nỗi sợ hãi” hay “chúa tể của sự sợ hãi”. Nó không nói phải giết con rắn hổ mang đó. Nó không nói phải rũ bỏ con rắn hổ mang đó, và nó cũng không nói phải chạy xa con rắn đó. Nó nói “thuần hóa” con rắn hổ mang đó.
Qui tắc Thịnh vượng số 37:
Một chiến binh thực sự có thể thuần hóa “con rắn hổ mang của nỗi sợ hãi”.
Trước hết bạn phải ý thức được rằng chúng ta không cần phải cố gắng thoát khỏi nỗi sợ hãi của mình vì mục đích thành công. Người giàu và những người thành đạt cũng có nhiều nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ và cảm giác lo lắng. Nhưng họ không cho phép những cảm xúc này khiến họ dừng lại. Những người không thành công có nỗi sợ hãi, sự hoài nghi và sự lo lắng, và họ để những cảm xúc đó làm họ dừng lại.
Qui tắc Thịnh vượng số 38:
Không nhất thiết phải cố thoát khỏi nỗi sợ hãi vì mục đích thành công.
Bởi vì chúng ta là tạo hóa của thói quen, chúng ta cần phải tập luyện việc hành động bất chấp nỗi sợ hãi, bất chấp sự hoàn nghi, bất chấp sự lo lắng, bất chấp sự không chắc chắn, bất chấp sự không thoải mái, bất chấp sự thiếu tiện nghi, và thậm chí tập luyện hành động khi chúng ta không ở trong tâm
trạng để hành động.
Tôi nhớ một buổi tối dạy ở Seattle, vào gần cuối buổi, tôi giới thiệu cho mọi người biết về chương trình ba ngày Millionaire Mind Intensive sẽ được tổ chức ở Vancouver. Một nông dân đứng dậy và nói, “Harv, tôi có ít nhất một tá thành viên gia đình và bạn bè tham dự khóa học, và kết quả đều không thể tưởng tượng được. Mỗi người trong số họ bây giờ mười lần hạnh phúc hơn trước, và tất cả bọn họ đang trên đường đến tự do tài chính. Họ đều nói đó là những khóa học có thể thay đổi cuộc sống, và nếu anh tổ chức khóa học đó ở Seattle, tôi nhất định cũng sẽ đến.”
Tôi cảm ơn anh ta vì những xác nhận khen ngợi rồi tôi hỏi liệu anh ta có sẵn sàng để được hướng dẫn. Anh ta đồng ý, và tôi nói, “Tôi chỉ có ba từ cho bạn.” Anh ta vui vẻ đáp lại, “Đó là gì vậy?” và tôi đáp lại cộc lốc: “Anh đang túng quẫn!”
Rồi tôi hỏi về tình trạng tài chính của anh. Anh ta ngượng ngùng trả lời, “Không tốt lắm.” Tất nhiên tôi trả lời, “Hèn chi.” Rồi tôi bắt đầu cường điệu và say sưa nói trước mặt cả thính phòng: “Nếu bạn để cho ba giờ lái xe hay ba giờ bay hay ba ngày đi
đường vất vả ngăn bạn làm những gì bạn muốn và cần làm, vậy thì sẽ còn những gì ngăn cản bạn nữa đây? Đây là câu trả lời đơn giản: bất cứ cái gì! Bất cứ cái gì cũng có thể ngăn cản bạn. Không phải bởi vì độ lớn của thử thách mà bởi vì độ lớn của bạn!
“Rất đơn giản”, tôi tiếp tục, “Hoặc bạn sẽ là người bị ngăn cản lại, hoặc bạn sẽ là người không bị ngăn cản! Bạn là người lựa chọn. Nếu bạn muốn tạo ra sự giàu có hay bất kỳ dạng thành công nào khác, bạn phải là một chiến binh. Bạn phải sẵn sàng làm bất cứ cái gì cần thiết. Bạn phải rèn luyện bản thân để không bị ngăn cản bởi bất cứ cái gì.
Việc làm giàu không phải lúc nào cũng
thuận tiện. Làm giàu không suông sẻ, thuận lợi, hay nhanh chóng, dễ dàng. Trên
thực tế, đôi khi việc làm giàu là vô cùng vất vả. Nhưng vậy thì sao? Một trong những nguyên tắc sống của người chiến binh được khai sáng là: “Nếu bạn chỉ sẵn sàng làm những việc đơn giản thì cuộc sống của bạn sẽ đầy rẫy khó khăn. Nhưng nếu bạn quyết tâm làm những việc khó khăn thì cuộc sống của bạn sẽ đơn giản”. Người giàu không đặt cơ sở hành động của mình vào những gì dễ dàng hay thuận tiện; cách sống này là ngược lại đối với người nghèo.”
Qui tắc Thịnh vượng số 39:
Nếu bạn chỉ sẵn sàng làm những việc đơn giản thì cuộc sống của bạn sẽ đầy rẫy khó khăn, nhưng nếu bạn quyết tâm làm những việc khó khăn thì cuộc sống của bạn sẽ đơn giản.
Sau đó, người nông dân đã bắt đầu cuộc tranh luận này lên bục và cảm ơn tôi vì đã mở “mắt cho anh ta”. Tất nhiên anh ta đã
ghi danh theo khóa học (mặc dù nó tổ chức ở Vancouver), nhưng điều buồn cười nhất là tôi đã vô tình nghe được anh ta nói
qua điện thoại khi tôi dời khỏi phòng chính xác “bài phát biểu” tôi vừa nói với anh ta, với các bạn anh ở đầu kia dây nói. Tôi đoán điều anh nói đã
có hiệu quả vì hôm sau anh ta gọi lại và đăng ký thêm ba suất học. Tất cả họ đến từ Bờ Đông, và họ đến Vancouver.
Bây giờ chúng ta đang nói về sự thoải mái, vậy về sự không thoải mái thì sao? Tại sao chúng ta buộc phải hành động bất chấp cảm giác không thoải mái lại quan trọng như thế? Bởi vì cảm giác thoải mái là vị trí mà bạn đang đứng lúc này. Nếu muốn chuyển sang một cấp độ mới trong cuộc sống mới thì bạn phải phá vỡ qua “vùng an toàn” và thực hành làm
những việc không thoải mái.
Giả sử bạn hiện đang ở cấp độ 5 của cuộc sống và bạn muốn tiến lên cuộc sống cấp độ 10. Cấp độ 5 trở xuống nằm trong vùng thoải mái của bạn, nhưng từ cấp độ 6 trở lên lại nằm ngoài “hộp đen” của bạn, nằm trong khu vực không thoải mái của bạn. Có nghĩa là, để tiến lên cấp độ 10 từ cấp độ 5 của cuộc sống, bạn sẽ phải đi qua vùng không thoải mái của mình.
Người nghèo và đa số người thuộc tầng lớp trung lưu không sẵn sàng đối mặt với sự không thoải mái. Hãy nhớ, được sống thoải mái là sự ưu tiên lớn nhất của họ trong cuộc đời. Nhưng cho phép tôi nói cho bạn một bí mật chỉ người giàu và những người rất thành công biết: sống trong sự thoải mái đã được đánh giá quá cao. Sống thoải mái có thể làm bạn cảm thấy ấm cúng, mờ ảo và an toàn, nhưng nó không cho phép bạn phát triển. Để phát triển như một cá nhân bạn phải mở rộng vùng thoải mái của mình. Khoảng thời gian duy nhất bạn thực sự phát triển là khi bạn ra ngoài vùng thoải mái của mình.
Cho phép tôi hỏi một câu. Lần đầu tiên khi bạn thử một điều gì đó mới, bạn cảm thấy thoải mái hay không thoải mái? Thường là không thoải mái. Nhưng sau đó
thì sao? Bạn càng làm thì bạn càng thấy nó thoải mái, đúng không? Mọi việc đều diễn ra như thế. Lúc đầu tất cả đều không thoải mái, nhưng nếu bạn kiên trì với nó và tiếp tục, bạn rốt cuộc sẽ chuyển từ vùng không thoải mái sang vùng thoải mái và cứ tiếp tục. Khi đó bạn sẽ có vùng thoải mái mới, được mở rộng, có nghĩa là bạn trở thành một người “lớn hơn”.
Tóm lại, thời điểm duy nhất mà bạn đang thật sự lớn lên là lúc bạn không cảm thấy thoải mái. Vậy thì từ giờ trở đi, hễ bạn cảm thấy không thoải mái, thì thay vì rụt đầu vào chiếc mai rùa có tên “vùng thoải mái” như
trước đây bạn vẫn làm, hãy vỗ nhẹ vai mình để tự khích lệ mình và nói: “Tôi cần phải lớn lên”, và tiếp tục tiến lên phía trước.
Qui tắc Thịnh vượng số 40:
Thời điểm duy nhất mà bạn đang thật sự lớn lên là lúc bạn cảm thấy không thoải mái.
Nếu bạn muốn giàu có và thành công thì bạn cần thoải mái với công việc không thoải mái. Hãy thực hành một cách có ý thức việc bước vào vùng không thoải mái của mình và làm những việc khiến bạn từng e ngại. Đây là một phương trình mà tôi muốn bạn ghi nhớ suốt cuộc đời bạn: VTM = VTV.
Nó có nghĩa Vùng Thoải Mái của bạn bằng với Vùng Thịnh Vượng của bạn.
Bằng việc mở rộng vùng thoải mái, bạn sẽ làm tăng thu nhập và mở rộng vùng giàu có, vùng Thịnh vượng của bạn. Bạn càng thoải mái hơn, bạn sẽ càng ít gặp rủi ro hơn, càng ít cơ hội để bạn thử thách hơn, càng ít người bạn sẽ gặp hơn, và càng ít chiến lược mới để bạn thử hơn. Bạn có hiểu lập luận của tôi? Khi sự thoải mái càng được bạn ưu tiên, thì bạn càng đang lệ thuộc vào nỗi sợ hãi nhiều hơn.
Ngược lại, khi bạn sẵn sàng căng bản thân bạn ra, bạn mở rộng vùng cơ hội của mình, và điều đó cho phép bạn thu hút và giữ được nhiều thu nhập và giàu có hơn. Tuy nhiên, khi bạn có container lớn (vùng thoải mái lớn), vũ trụ sẽ vội vã để làm đầy không gian đó. Người giàu và những người thành công có một vùng thoải mái rộng lớn, và họ không ngừng mở rộng nó để có khả năng thu hút và tích luỹ của cải nhiều hơn.
Chưa từng có ai chết vì không thoải mái, nhưng sống trong danh nghĩa của sự thoải mái đã giết chết nhiều ý tưởng, nhiều cơ hội, nhiều hành động và nhiều sự phát triển hơn tất cả mọi thứ cộng lại. Sự thoải mái làm chết hết mọi thứ! Nếu mục đích của bạn trong cuộc sống là được thoải mái, tôi đảm bảo ba điều. Thứ nhất, bạn sẽ không bao giờ giàu có. Thứ hai, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc. Thứ ba, bạn không bao giờ biết tại sao bạn lại không có hạnh phúc và giàu có. Hạnh phúc
không đến từ cuộc sống thờ ơ lãnh đạm, luôn luôn thắc mắc xem nó sẽ phải là cái gì. Hạnh phúc đến như là kết quả của việc sống trong tình trạng phát triển tự nhiên và sống theo hết khả năng của chúng ta.
Hãy thử điều đó. Lần sau khi bạn thấy không thoải mái, không chắc chắn, hay lo sợ, thay vì rút lui về chỗ an toàn, bạn hãy dũng cảm tiến lên phía trước. Hãy chú ý và thử cảm giác của sự không thoải mái, nhớ rằng đó chỉ là cảm giác và chúng không đủ sức mạnh để ngăn cản bạn. Nếu bạn bền chí tiếp tục bất chấp sự không thoải mái, cuối cùng bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Cảm giác của sự không thoải mái có lên cao quá hay không không phải là vấn đề. Thực tế, khi cảm giác đó giảm xuống, hãy xem đó là một dấu hiệu để nâng cao mục tiêu của bạn, bởi vì giây phút mà bạn cảm thấy thoải mái chính là lúc bạn đã dừng phát triển lại. Tuy nhiên, để phát triển bản thân đến hết tiềm năng của bạn, bạn phải luôn luôn sống trên cạnh mép của cái hộp thoải mái của bạn.
Và bởi vì chúng ta là tạo hóa của thói quen, chúng ta phải thực tập để có thói quen mới. Tôi khuyến khích bạn, như tôi đã khuyến khích tất cả học viên của mình, hãy tập luyện hành động bất chấp nỗi sợ hãi, sự bất tiện, không thoải mái ngay cả khi bạn không có tâm trạng để làm việc này. Làm như thế, bạn sẽ nhanh chóng tiến lên một cấp độ sống cao hơn. Trên con đường ấy, hãy nhớ rằng bạn phải thường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng của mình, bởi vì như đã được bảo đảm, nó cũng sẽ tăng nhanh.
Khi bàn tới điểm này trong một số khóa học của mình tôi thường hỏi các thính giả: “Có bao nhiêu người trong số các bạn ở đây sẵn sàng luyện tập hành động bất chấp nỗi sợ hãi và sự không thoải mái?” Thường thì tất cả mọi người sẽ giơ tay lên (có thể chỉ vì họ sợ đến chết rằng tôi sẽ chú ý và gọi họ). Rồi tôi chỉ nói: “Lời nói không không mất tiền mua! Để tôi thử xem liệu các bạn có nói ý đó không nhé”. Rồi tôi lấy ra một mũi tên gỗ có đầu nhọn bằng thép và giải thích rằng như một bài thực tập cho phần này bạn sẽ bẻ gẫy mũi tên bằng cổ họng của mình. Sau đó tôi trình diễn cách mũi
tên cắm vào cổ họng bạn thế nào khi một người khác giữ đầu kia của mũi tên trên lòng bàn tay các ngón xòe ra. Ý tưởng là bạn sẽ đi thẳng vào đầu mũi tên và bẻ gẫy nó chỉ sử dụng cổ họng bạn, trước khi nó đâm vào cổ bạn.
Đến điểm này, phần lớn mọi người bị sốc! Thỉnh thoảng tôi yêu cầu một người tình nguyện nào đó để làm bài tập này, thỉnh thoảng tôi đưa mũi tên cho mọi người thử bẻ gãy. Tôi từng dẫn khoá học, khi hàng nghìn người đã bẻ gẫy những mũi tên!
Kỳ tích trên có thể được dạy lại? Vâng. Nó có đau không? Bạn đoán xem.
Nó có không thoải mái? Tất nhiên rồi. Nhưng ý tưởng là nỗi sợ và sự không thoải mái không thể ngăn cản bạn. Ý tưởng ở đây là thực tập để rèn luyện trí óc bạn sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết, và để hành động bất chấp nỗi sợ hãi hoặc bất cứ cảm giác nào có thể có trong đầu bạn.
Phần lớn mọi người đều bẻ gẫy mũi tên? Đúng vậy, mọi người, những ai bước đến mũi tên với 100 phần trăm quyết tâm là phải bẻ gãy được nó. Và vì thế, những ai còn do dự, ngại ngần, chầm chậm bước tới một cách miễn cưỡng, hoặc không hề bước tới, đều không làm được điều đó.
Sau thí nghiệm với mũi tên, tôi hỏi mọi người: “Bao nhiêu người trong số các bạn thấy mũi tên trên thực tế dễ bẻ gẫy hơn đầu óc bạn đã nghĩ?” Tất cả đều đồng ý là việc ấy dễ hơn nhiều so với những gì họ nghĩ. Tại sao lại thế? Đây là một trong những bài học quan trọng nhất bạn đã từng được học.
Trí óc của bạn là nhà biên soạn những vở kịch nhiều kỳ vĩ đại nhất trong lịch sử. Nó nghĩ ra nhiều chuyện không thể tưởng tượng nổi, thường là dựa trên những bị kịch, thảm họa và hiểm họa về những điều chưa bao giờ xảy ra và chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra. Khi đề cập đến vấn đề này, Mark Twain đã nói một câu rất xác đáng: “Trong đời tôi đã vấp phải hàng ngàn vấn đề và hầu hết những vấn đề ấy không bao giờ xảy ra trong thực tế”.
Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn sẽ không bao giờ hiểu được là bạn không phải là trí óc của bạn. Bạn lớn lao hơn và vĩ đại hơn trí óc của bạn. Trí óc của bạn chỉ là một phần của bạn, cũng như cánh tay bạn là một phần của bạn vậy.
Và đây là một câu hỏi thách thức suy nghĩ: Chuyện gì xảy ra nếu bạn có cánh tay giống hệt như trí óc bạn vậy? Nó được phân tán khắp cả mọi nơi, nó lúc nào cũng đánh bạn tơi tả, và nó không bao giờ im lặng. Bạn sẽ làm gì với nó? Phần lớn sẽ trả lời đại loại như “Cắt bỏ nó đi!” Nhưng cánh tay của bạn có sức mạnh nữa, vậy sao phải cắt bỏ nó đi? Câu trả lời đúng tất nhiên là bạn nên kiểm soát được nó, quản lý nó, và rèn luyện nó làm việc cho bạn thay vì chống lại bạn.
Qui tắc Thịnh vượng số 41:
Rèn luyện và quản lý trí óc của chính mình là kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể sở hữu, vì mục đích cho cả hạnh phúc và thành công.
Rèn luyện và quản lý trí óc của chính mình là kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể sở hữu, vì mục đích cho cả hạnh phúc và thành công, và đó chính xác
là tất cả những gì chúng tôi đã làm với cuốn sách này và sẽ tiếp tục làm với bạn nếu bạn sẽ tham gia một trong những chương trình của chúng tôi.
Bạn rèn luyện trí óc mình bằng cách nào? Bạn bắt đầu bằng việc quan sát. Hãy để ý rằng trí óc bạn liên tục sản sinh ra những suy nghĩ không ủng hộ thành công và hạnh phúc của bạn. Nếu bạn xác định được những suy nghĩ không ủng hộ đó, bạn có thể bắt đầu một cách có ý thức thay những suy nghĩ không làm bạn tăng sức mạnh bằng những suy nghĩ làm tăng sức mạnh của bạn. Bạn tìm những suy nghĩ làm tăng sức mạnh của mình từ đâu ra? Từ đây, ngay trong cuốn sách này.
Từng lời tuyên bố trong sách này đều làm tăng sức mạnh những suy nghĩ theo cách thành công.
Hãy hấp thụ những cách suy nghĩ đó, cách sống, và những thái độ đó thành của chính bạn. Bạn không cần đợi lời mời chính thức. Hãy quyết định ngay bây giờ rằng cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn chọn suy nghĩ theo những cách chúng tôi
miêu tả và trình bày trong sách này, thay cho suy nghĩ theo cách tự hủy hoại của thói quen vô thức từ quá khứ. Hãy quyết định rằng từ nay trở đi suy nghĩ của bạn sẽ không điều khiển bạn, mà bạn điều khiển suy nghĩ của mình. Từ nay, trí óc bạn không phải là thuyền trưởng con tàu, bạn là thuyền trưởng con tàu cuộc đời bạn, và trí óc bạn làm việc cho bạn.
Bạn có thể lựa chọn những suy nghĩ của mình.
Bạn có những khả năng tự nhiên để xóa đi mọi suy nghĩ không ủng hộ bạn, tại bất cứ thời điểm nào. Bạn cũng có thể cài đặt những suy nghĩ tự làm tăng sức mạnh cho mình tại bất cứ thời điểm nào, đơn giản bằng cách lựa chọn để tập trung vào chúng. Bạn có năng lượng để kiểm soát trí óc bạn.
Như tôi đã nhắc đến trước đó, tại một trong các buổi đào tạo của tôi, một trong những người bạn gần gũi nhất của tôi và là tác giả sách bán chạy nhất, Robert Allen, đã nói một điều rất sâu sắc: “Không có suy nghĩ nào ở trong đầu bạn miễn phí.”
Điều câu trên muốn nói là bạn sẽ phải trả giá vì có những suy nghĩ tiêu cực. Bạn sẽ trả bằng tiền, bằng năng lượng, bằng thời gian, bằng sức khỏe, và bằng mức độ hạnh phúc của bạn. Nếu bạn muốn chuyển dịch nhanh lên mức độ mới cao hơn của cuộc sống, hãy bắt đầu phân loại suy nghĩ của bạn ra hai loại – làm tăng sức mạnh hoặc làm suy yếu sức manh. Hãy quan sát những suy nghĩ
bạn có, xác định xem nếu chúng có hỗ trợ đối với hạnh phúc và thành công của bạn hay không. Rồi hãy lựa chọn và chỉ thực hiện những suy nghĩ làm tăng cường sức mạnh đồng thời từ chối và xóa bỏ những suy nghĩ không làm tăng cường sức mạnh cho bạn. Khi những suy nghĩ không hỗ trợ nổi “bong bóng” lên, hãy nói “Xóa bỏ” hay “Cảm ơn đã chia sẻ” rồi thay thế nó bằng những cách suy nghĩ hỗ trợ hơn. Tôi gọi đó là quá trình suy nghĩ tiềm năng, và
hãy đánh dấu những từ này của tôi, nếu bạn thực hành nó cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ như thế nữa. Đó là một lời hứa!
Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai khái niệm “tư duy tiềm năng” và “tư duy tích cực”? Có một khoảng cách biệt, tuy không lớn nhưng rất sâu sắc. Đối với tôi, người ta sử dụng tư duy tích cực để làm như mọi thứ đều có màu hồng, trong khi họ thật sự tin là không phải thế. Với tư duy tiềm năng, chúng ta hiểu rằng mọi sự việc đều trung tính, rằng không thứ gì có ý nghĩa ngoại trừ cái ý nghĩa mà chúng ta gán cho nó, và rằng chúng ta sắp tạo dựng một câu chuyện và gán ý nghĩa của nó cho một thứ gì đó.
Đấy là sự khác biệt giữa tư duy tiềm năng và tư duy tích cực. Với tư duy tích cực người ta tin rằng suy nghĩ của họ là thật. Còn tư duy tiềm năng nhận ra rằng suy nghĩ của chúng ta không thật, nhưng bởi vì chúng ta đã dựng nên những câu chuyện rồi thì chúng ta hoàn toàn có thể dựng lên câu chuyện có tác dụng hỗ trợ chúng ta. Chúng ta không làm thế bởi vì những suy nghĩ mới của chúng ta là “thật” theo nghĩa tuyệt đối, mà bởi vì chúng hữu dụng hơn đối với chúng ta và làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn nhiều so với những suy nghĩ cũ không hỗ trợ.
Trước khi qua phần này, tôi phải báo động cho bạn, không thực hiện bài tập bẻ gẫy mũi tên ở nhà. Bài tập đó phải được chuẩn bị theo một cách đặc thù hoặc là bạn có thể làm tổn thương bản thân cũng như người khác xung
quanh bạn. Trong chương trình chúng tôi sử dụng dụng cụ bảo vệ. Nếu bạn quan tâm đến dạng bài luyện tập rèn luyện tinh thần, hãy xem miêu tả chi tiết của chương trình Trại Rèn luyện Chiến binh Khai sáng của chúng tôi trên
trang web. Chương trình đó sẽ cho bạn tất cả những gì bạn có thể xử lý và nhiều hơn thế!
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
“Tôi hành động bất chấp sự sợ hãi.”
“Tôi hành động bất chấp sự hoài nghi.”
“Tôi hành động bất chấp sự lo lắng.”
“Tôi hành động bất chấp sự thiếu tiện nghi.”
“Tôi hành động bất chấp sự không thoải mái.”
“Tôi hành động cả khi tôi không ở trong tâm trạng.”
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Hãy nêu ra ba nỗi lo lắng, quan tâm, hay sợ hãi lớn nhất của bạn liên quan đến tiền bạc và thành công. Hãy thách thức chúng. Với mỗi thứ, hãy viết ra những gì bạn có thể làm nếu hoàn cảnh mà bạn sợ thực tế xảy ra. Liệu bạn có vẫn tồn tại? Liệu bạn có thể làm lại tất cả? Rất có thể câu trả lời là Có. Bây giờ hãy chấm dứt lo lắng và bắt đầu làm giàu!
2. Thực tập việc ra ngoài vùng thoải mái của bạn. Hãy chú ý đưa ra những quyết định không thoải mái cho bạn. Nói chuyện với những người bình thường bạn sẽ không nói, yêu cầu tăng lương trong
công việc của bạn hay tăng giá của bạn trong công việc kinh doanh, dậy sớm hơn một tiếng mỗi ngày, đi dạo trong rừng vào ban đêm. Tham gia chương trình Rèn luyện Chiến binh Khai sáng. Nó sẽ rèn luyện bạn trở nên không thể ngăn cản được!
3. Hãy áp dụng cách suy nghĩ tiềm năng. Hãy
quan sát bản thân và cách suy nghĩ của bạn. Chỉ thực hiện những suy nghĩ hỗ trợ cho hạnh phúc và thành công của bạn. Hãy thách thức tiếng nói thì thầm trong đầu bạn bất cứ khi nào nó nói với bạn “Tôi không thể!” hay “Tôi không
muốn làm” hay “Tôi không có tâm trạng đó!” Đừng cho phép tiếng nói dựa trên nỗi sợ và trên sự thoải mái đó chỉ huy bạn. Hãy liên kết với bản thân sao cho bất cứ khi nào tiếng nói đó cố gắng ngăn cản bạn làm một việc gì đó hỗ trợ cho thành công của bạn, bạn vẫn sẽ làm điều đó để chứng tỏ cho trí óc bạn rằng bạn là Sếp, không phải nó. Bạn sẽ không chỉ gia tăng độ tự tin của mình rất rõ ràng mà tiếng nói đó cũng sẽ im lặng dần vì nó nhận ra nó không có nhiều ảnh hưởng đối với bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét