Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Các khái niệm về Quỹ Đầu tư chứng khoán

Các định nghĩa cơ bản:

Quỹ đầu tư chứng khoán:
Là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp huy động, tập họp vốn từ các nhà đầu tư pháp nhân/cá nhân trên thị trường thông qua việc phát hành lần đầu rộng rãi ra công chúng và sử dụng vốn vào mục đích đầu tư chứng khoán.

Tính chất quỹ đóng:
Là việc người đầu tư không được bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho Quỹ đầu tư trước thời hạn kết thúc thời gian hoạt động hoặc giải thể.

Chứng chỉ quỹ đầu tư đóng được giao dịch chuyển nhượng tự do trên thị trường chứng khoán.

Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV)
Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV) là hiện giá tài sản của quỹ đầu tư.

NAV = (Tổng giá trị tài sản - Tổng nợ) / Số lượng chứng khoán phát hành

Trong đó: Tổng giá trị tài sản = Tổng giá trị chứng khoán của quỹ tính theo thị giá + tiền mặt

NAV của quỹ đầu tư sẽ liên tục biến động theo sự thay đổi giá các loại chứng khoán mà quỹ đầu tư trên thị trường.

Thị giá của chứng chỉ quỹ đầu tư (Market price)
Thị giá chứng chỉ quỹ đầu tư là giá thời điểm hiện tại của chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thị giá của chứng chỉ quỹ đầu tư biến động tùy thuộc chính vào yếu tố cung cầu trên thị trường.

Mức Discount/Premium

MứcPremium/Discount = (Thị giá - NAV) / NAV

Nếu tỷ lệ này dương thì gọi là Premium, ngược lại là Discount.

Thông thường tại thị trường chứng các nước phát triển rất ít quỹ đầu tư được giao dịch có mức Premium, mà phần lớn ở mức Discount khoảng từ 15% đến 20%. Chỉ số này không ổn định mà biến động theo các điều kiện của thị trường. Thường những quỹ đầu tư được giao dịch có chỉ số ở mức discount đều có thể đạt được mức premium cao trong tương lai và ngược lại.

Phương thức hoạt động của Quỹ đóng:
Đại hội cổ đông của quỹ bầu ra Ban đại diện quỹ (Ban quản trị). Ban này chỉ định một nhà tư vấn (công ty quản lý quỹ) trong việc nghiên cứu đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của quỹ.
Công ty quản lý quỹ cử một người quản lý chuyên nghiệp trực tiếp điều hành hoạt động đầu tư của quỹ. Người này luôn được một đội ngũ những nhà phân tích chuyên nghiệp của công ty quản lý quỹ hỗ trợ trong mọi hoạt động của mình. Người quản lý này có hai nhiệm vụ chính sau:
Thực hiện tốt các quyết định đầu tư theo đúng chính sách, chiến lược mà bản cáo bạch/Điều lệ quỹ quy định nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận đặt ra.
Báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời các bản báo cáo định kỳ (ngày, tháng, quý năm) và các vấn đề liên quan khác cho cổ đông của quỹ.

Do vậy, sự thành bại của Quỹ đầu tư lệ thuộc rất nhiều vào năng lực của cá nhân người quản lý trực tiếp quỹ đầu tư. Đôi khi nhà đầu tư quyết mua hoặc bán một loại chứng chỉ quỹ đầu tư nào đó chỉ vì nhà quản lý tài ba nào đó hiện đang quản lý hoặc không còn quản lý quỹ đầu tư này nữa.

Các loại quỹ đóng khác nhau:
Quỹ đầu tư nội địa đa dạng (Diversified Dosmetic Funds): đầu tư chứng khoán nhiều ngành nghề khác nhau trong nước mà quỹ hình thành.
Quỹ đầu tư quốc tế (International Funds): đầu tư chứng khoán ở thị trường nước ngoài, nhiều quốc gia khác nhau.
Quỹ đầu tư chuyên ngành (Sector Funds): đầu tư chứng khoán chuyên một ngành như bất động sản, tài chính ngân hàng, viễn thông, xây dựng, ...
Quỹ đầu tư trong một nước (Single Country Funds): chỉ đầu tư các loại chứng khoán tại một nước ngoài duy nhất nào đó trên thế giới.
Quỹ đầu tư trong một khu vực Regional Funds): đầu tư các loại chứng khoán tại một số nước trong khu vực như: Mỹ La tinh, Châu Âu, Chậu Á, Châu Phi,...
Quỹ đầu tư thị trường mới nổi (Emerging Markets): quỹ chỉ đầu tư chứng khoán tại các thị trường ở các quốc gia phát triển như: Brazile, ...
Quỹ đầu tư toàn cầu (Global Funds): quỹ chuyên đầu tư chứng khoán trên thị trường Mỹ và thị trường quốc tế với nhiều loại chứng khoán khác nhau của nhiều nước. Tùy theo chiến lược của quỹ, nhiều quỹ toàn cầu có những mục tiêu đầu tư cụ thể như: chỉ đầu tư những loại chứng khoán có giá vốn hoá thị trường thấp hoặc những công ty tư nhân hoá.

Nguồn: Quỹ Thành Việt

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Nội dung tư vấn mua cổ phiếu ở Room Khách Hàng VIP ngày 25-26.11.2013



Tuần này
[11/25/2013 8:51:07 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: bắt đầu mua vào cổ phiếu
[11/25/2013 11:25:04 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: LCG chị xem hôm nay or mai mua thêm 6,7

[11/25/2013 1:53:47 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: hi đặt mua ???k LCG 6,6

anh đặt ???k PVX giá 2,6
[11/25/2013 10:09:29 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: LCG chờ em xem chút đã
đầu phiên hôm nay giảm là tốt
[9:03:00 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: quan sát lệnh bán đầu phiên giá cao rất ít
khoảng 10-10h45 tt chững lại
[9:08:01 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: cuối phiên ổn

[8:53:01 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: hôm nay rung rắc giữa phiên nữa là xong
Hôm nay
[9:39:23 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: 10-11h sẽ có giá thấp nhất
[9:31:30 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: hôm nay em bắt đầu tư vấn mua vào
các cổ phiếu và giá mua hôm nay
[9:43:47 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: HQC 6,6 – 6,7
[9:43:49 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: LCG 6,7
[9:43:53 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: PVX 2,5 - 2,6
[9:44:00 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: SCR 6,7 - 6,9
[9:44:12 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: OGC 10,9
[9:44:20 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: IJC 8,3
[9:45:03 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: LCG là hàng mạnh
IJC anh đặt 8,3-8,4
[9:03:41 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: LCG anh đặt 6,7
[9:03:45 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: PVX anh đặt 2,6
[9:03:50 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mua 3 giá này
chị mua ???k 6,7 nữa đi
[10:35:31 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: chiều nó kéo gần CE
[10:40:27 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: HQC 6,7 mua được
chị mua ???k HLA giá 6,4
[1:07:22 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mua đi chị

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Phân tích chuyên sâu về cổ phiếu PVX (Dự kiến lên 4,5 – 4,8)



Lợi nhuận sau thuế 9 tháng năm 2013: -1.399 tỷ đồng
Các khoản phải thu ngắn hạn đến 30.9.2013 khoảng: 5.581 tỷ.
Các khoản phải thu đáng chú ý có khả năng thu hồi được trong quý 4.2013: (sổ liệu trong bảng báo cáo tài chính)
Phải thu khách hàng: 1.141 tỷ đồng
Trả trước cho người bán (khoản tiền mà doanh nghiệp đưa cho khách hàng): 3.729 tỷ đồng
Phải thu theo tiến độ hợp đồng: 500 tỷ đồng
Các khoản phải thu khác: 1.083 tỷ đồng
PVX lỗ lớn do:
Trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, các khoản đầu tư tài chính và khoản bảo lãnh quá hạn
Các công ty thành viên có hoạt động kinh doanh khó khăn do không triển khai được các dự án và không tiêu thụ được sản phẩn nhưng vẫn phải trả lãi vay
Kế hoạch:
Thực hiện công tác đấu thầu để tìm kiếm và bổ sung nguồn việc
Tái cấu trúc tổng thế theo định hướng được tập đoàn phê duyệt: tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực xây lắp, thoát toàn bộ vốn đầu tư tại các công ty thành viên không thuộc chuỗi hành nghề hoạt động chính
Các hợp đồng giúp PVX có lợi nhuận nhiều:
Gói thấu EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình với giá trị hợp 1,2 tỷ USD
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 với giá trị 827 triệu USD
Và nhiều dự án khác nữa.
Giải pháp để PVX có lợi nhuận cao quý 4.2013:
VAMC sẽ mua những khoản nợ xấu của PVX, khách hàng của PVX thông qua ngân hàng, khi đó PVX sẽ hoàn nhập dự phòng các khoản trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi (khoảng 873 tỷ đồng) – PVX dự kiến có khoảng 600-700 tỷ đồng từ khoản này
PVX sẽ ghi nhận trước một phần doanh thu, lợi nhuận từ các dự án Nhiệt điện mà PVN danh cho PVX, dự kiến khoản này khoảng 1.500 – 2.000 tỷ đồng.
Do đó, khả năng quý 4.2013, PVX có lợi nhuận sau thuế hơn 1.400 tỷ để không bị hủy niêm yết xác suất xảy ra rất cao.
Khi đó PVX sẽ tăng lên giá 4,5 – 4,8 so với giá hiện tại là 2,6 – lợi nhuận 160 – 180%.
Theo phân tích kỹ thuật:
Chart monthly của PVX có Stochastic đang ở mức đáy (5,2) – chuẩn bị tăng lên vào tháng 12.2013 và tháng 1.2014
Ngắn hạn, PVX ngừng tại mốc 3 để đi tiếp lên mốc đỉnh cao hơn (4,5 – 4,8) vào gần cuối tháng 12.2013, muộn thì kéo sang đầu tháng 1.2013.
Khang, Duong Van

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

John Paulson: Từ dân buôn cò con thành siêu tỷ phú

Chỉ sau một phi vụ đầu cơ để đời, John Paulson đã gia nhập nhóm các siêu tỷ phú thế giới. Nhưng thời hoàng kim của ông trùm này nhanh chóng chấm dứt do quá ham mạo hiểm và nằm trong tầm ngắm của chính phủ Mỹ.
"Ông trùm" thâu tóm nhà băng phố Wall
Theo lý lịch trích ngang của tỷ phú John Paulson, trước khi quyết định dấn thân vào phi vụ đầu cơ để đời, ông từng làm đủ nghề cò con để kiếm sống. Vốn là một sinh viên Đại học Havard, tài năng có thừa, bản lĩnh không thiếu nhưng điều ông kỳ vọng là cơ hội thì chưa một lần mỉm cười. Trải quả 10 năm lăn lộn thương trường, những gì ông xây dựng được chỉ là con số không tròn trĩnh.
John Paulson từng nhanh chóng trở thành doanh nhân thành đạt, hình mẫu nhà đầu tư thành công trên thị trường tài chính Mỹ.
Cũng giống như rất nhiều cư dân của thế giới đầu cơ khi khởi nghiệp, Paulson nhanh chóng nhận ra rằng, nếu chỉ làm công ăn lương hoặc trông cậy vào khoản tiền thưởng hay hoa hồng sau mỗi phi vụ kinh doanh thành công thì chỉ mãi “dậm chân tại chỗ”. Giấc mơ đặt chân vào giới thượng lưu sẽ mãi chỉ là ảo tưởng. Muốn kiếm tiền nhanh thì phải có gan liều và chấp nhận rủi ro. Ông quan niệm, khái niệm "đầu tư" chỉ là mỹ từ đánh lừa nhận thức bởi thực chất của đầu tư là đầu cơ, là bỏ tiền ra nhằm vào cái gì đó hiện chưa chắc có thành hiện thực trong tương lai hay không.
Với kinh nghiệm tích lũy được, Paulson quyết định thành lập công ty riêng, gõ cửa thế giới đầu cơ chỉ với vài nhân viên và 2 triệu USD huy động được. Ông vận dụng triết lý "nước lặng là nước sâu", đứng trong bóng tối quan sát sự việc xảy ra ở khu sáng để kiếm lời. Nhân vật này có biệt tài nhìn thấy được bóng dáng cuộc khủng hoảng và thu lợi ngay từ nguy cơ đó thay vì gióng lên tiếng chuông báo động. Thủ đoạn của Paulson lại lợi dụng kinh tế suy thoái, dùng tiền và quan hệ mua lại các khoản nợ của những công ty đang gặp khó khăn. Khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại, ông bắt đầu hốt bạc từ những "cỗ máy kiếm tiền" này.
Trên đà làm ăn như "lên đồng", Paulson bắt đầu khiến giới đầu cơ toàn cầu "khiếp vía" với những phi vụ đầu tư của mình. Ông lần lượt thâu tóm một số ngân hàng, nhà đất phố Wall, gây ảnh hưởng nên hệ thống tài chính của nước Mỹ nhờ sức ép từ những quỹ đầu cơ do mình nắm giữ. Tuy nhiên, vừa ra "biển lớn" ông đã bị ăn "quả đắng". 
Giữa năm 2005, Paulson cho rằng kinh tế Mỹ có vấn đề nên tập trung đầu cơ vào sự giảm giá của cổ phần các doanh nghiệp. Nhưng tỷ giá chứng khoán ở Mỹ vẫn cứ tiếp tục tăng cho tới cuối năm 2005. Paulson bị "chết hụt", nhưng đổi lại được bài học xương máu là không thể tin cậy được vào thông tin của kẻ khác. Ông ngẫm ra rằng: "Điều chắc chắn nhất là chẳng có gì chắc chắn cả", "quy luật quan trọng nhất là chẳng có quy luật nào cả" và "nguyên tắc tối thượng là cái gì cũng có thể xảy ra".
Sau thời gian "nếm mật nằm gai", "ông hoàng" mới nổi này quyết định đi nước cờ một ăn một thua. "Ngửi" thấy mùi chiến thắng, ông quyết định đặt cược vào sự sụp đổ của thị trường nhà đất phố Wall. Thật kỳ lạ, những diễn biến của thị trường sau đó đều hệt như suy tính của Paulson. Khủng hoảng tài chính bung ra và Paulson thu về 3,7 tỷ USD trong năm 2007, vượt xa kỷ lục do "ông vua đầu cơ" George Soros lập với 2,9 tỷ USD hay James Simons trước đó với 2,8 tỷ USD. Cũng trong năm 2007, tất cả các quỹ của Paulson đều thắng lớn khi kiếm được tới 15 tỷ USD.
Cũng từ đây, thế giới đầu cơ lộ diện thêm một ngôi sao mới. Cái tên John Paulson khiến cư dân phố Wall "kinh hồn bạt vía". Về sau, có lần Paulson khái quát hóa bí quyết thành công của mình là kiên trì, biết mình và biết thời thế.
Giới quan sát cũng cho biết, để được "lên người", Paulson từng phải đối đầu với hàng chục công ty khác ở phố Wall. Ông từng bị đối thủ cáo buộc có những hành động nhằm thao túng thị trường với chính quyền. Paulson phải đối mặt với sự hoài nghi của các nhà đầu tư khác. Để tránh bị “chọc gậy bánh xe”, thông tin về vụ đầu tư quyết tử này thậm chí còn được bảo mật đến mức, ông sử dụng phần mềm ngăn chặn các nhà đầu tư chuyển tiếp các email của mình.
"Ông hoàng" hết thời vì trượt dốc
Năm 2011 được coi là năm làm ăn vận hạn của Paulson. Quỹ đầu cơ do ông "cầm đầu" liên tục gánh thất bại, hàng tỷ đô đã không cánh mà bay sau những quyết sách sai lầm của "ông chủ". Sau phi vụ thắng đậm năm 2010, Paulson quả quyết rằng, năm 2011 ông sẽ tiếp tục chiến thắng. Ông bắt đầu đặt cược lớn và mạo hiểm hơn bằng cachs mua lại số cổ phần lớn tại các ngân hàng như Bank of America, Wells Fargo, JPMorgan Chase, Capital One. 
Ông cũng dốc túi thâu tóm cổ phiếu của các tập đoàn khai thác vàng, mà ông dự kiến sẽ tăng về giá trị khi lạm phát tăng... Tỷ phú này cho rằng nền kinh tế sẽ hồi phục và ông sẽ thu lời lớn từ những khoản đầu tư này. Thế nhưng, hầu hết những thương vụ đầu tư của ông đã suy giảm giá trị nghiêm trọng khi thị trường ngày càng đi xuống và cuộc khủng hoảng tại châu Âu đã diễn biến tồi tệ hơn.
Thảm họa chưa dừng lại. Không lâu sau khi ông liều lĩnh thâu tóm công ty Sino-Forest, công ty này bị Ủy ban chứng khoán Ontario (Canada) buộc tội lừa đảo. Paulson thậm chí còn bị một cựu đồng sự kiện lên tòa án Miami (Mỹ) vì không kiểm tra, thẩm định đầy đủ trước khi rót vốn đầu tư. Từ sau những vụ lùm xùm này, tiền trong túi ngày một hao hụt, tiếng tăm của Paulson cũng sa sút nghiêm trọng.
Tài sản của John Paulson đã giảm tới một nửa chỉ trong 1 năm.
Nhìn lại một năm đen tối, các quỹ của Paulson gánh khoản lỗ khổng lồ. Rất khó để tính toán chính xác con số lỗ thực sự nhưng theo các báo cáo gửi nhà đầu tư của Paulson, tính đến cuối năm 2011, các quỹ của ông đã có ít hơn 13,2 tỷ USD giá trị tài sản so với cuối năm 2010.
Ông thừa nhận đã phạm một số sai lầm lớn như đánh giá thấp cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, quá lạc quan về nền kinh tế Mỹ... "Tình hình hoạt động năm 2011 rõ ràng là không thể chấp nhận được. Nhưng chúng tôi tin rằng năm 2011 chỉ là một phút lầm lạc trong chuỗi dài hoạt động của chúng tôi", Paulson phân trần.
Năm 2012, theo thống kê, khối lượng tài sản mà tỷ phú này quản lý đã sụt giảm mất 1 nửa, từ mức đỉnh 38 tỷ USD xuống chỉ còn 19,5 tỷ USD. Một số nhà đầu tư, trong đó có những nhà đầu tư cỡ bự đã và đang rút tiền ra khỏi các quỹ đầu cơ của tỷ phú này.                      
Siêu tài phiệt John Paulson cùng một số nhân vật chóp bu khác từng nằm trong tầm ngắm của Quốc hội Mỹ. Ông đã phải ra điều trần trước một Ủy ban điều tra của Quốc hội Mỹ về những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ. Các nhà lập pháp Mỹ muốn biết liệu những siêu tỷ phú này có góp phần giật dây cho sự sụp đổ tài chính trong thời gian qua hay không. 
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố: "Sẽ có một quyết định liên quan đến các quỹ đầu cơ và các cơ quan tính điểm (chuyên tính giá trị các công ty)". Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner cũng dự định trình Quốc hội một dự luật giúp kiểm soát và giám sát tốt hơn đối với các quỹ đầu cơ.
Trong năm 2008 đầy biến động, quỹ đầu cơ của Paulson đã kiếm lãi đến 37,6%! Nhờ đặt cược vào sự sụt giảm của các giá trị tài chính khi bán ra kịp các cổ phiếu xuống dốc, Paulson thu lãi cho riêng mình 2 tỉ USD trong năm. Đến năm 2010, quỹ của Paulson đã trở thành một trong những quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới với 32 tỉ USD giá trị tài sản được quản lý. Trong đó gần 60% là tiền của "ông chủ". Từ đây, Paulson được biết đến dưới cái tên "ông hoàng của vay dưới chuẩn". Nguyệt san Trader Monthly đã bình bầu là "nhà buôn tài chính của năm", một huyền thoại trong giới tài chính.
Theo Người Đưa Tin

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll

Nhận Diện Cục Dự Trữ Liên Bang

Tiền từ đâu mà có?
Nó được lưu hành như thế nào?
Ai là ngưòi đầu tiên tạo ra nó?
Bạn sẽ tìm ra những bí mật về ma lực của đồng tiền trong cuốn sách này. Một chủ đề tẻ nhạt chăng? Hãy thử chờ nhé. Bạn sẽ bị lôi cuốn chỉ trong vòng 5 phút.
Cuốn sách tựa như một câu chuyện trinh thám, nhưng tất cả những gì được viết trong đó đều là sự thật.
Cuốn sách phơi bày những mưu đồ bất lương trong lịch sử tiền tệ và tài chính thế giới: nguyên nhân của chiến tranh, nạn lạm phát và những vòng tròn thịnh – suy…
Chắc chắn, khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của mình về thế giới này.
- “Một phân tích thật tuyệt vời. Hãy chuẩn bị cho  một cuộc hành trình qua thời gian và ký ức” – Ron Paul, thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, ứng cử viên tổng thống năm 2008.
- “Là giám đốc của một ngân hàng và là chủ tịch của một công ty tư vấn ngân hàng, tôi nghĩ rằng mình đã có một cái nhìn thấu đáo về Cục Dự trữ Liên bang, nhưng cuốn sách này đã hoàn toàn làm thay đổi quan điểm của tôi về hệ thống tiền tệ của chúng ta” – Marilyn MacGruder Barnwall, Grand Junction, Colorado.
- “Một cuộc phiêu lưu thú vị vào thế giới bí ẩn của cỗ máy ngân hàng quốc tế” – Mart Thornton, giáo sư kinh tế học, Trường Đại học Auburn.
- “Tôi đã đọc cuốn sách này bốn lần rồi! Mỗi lần đọc lại càng thấy thấm thía về thế giới bên trong của sự thật” - David J. Nitsche, cựu nhân viên ngân hàng, Bridgeton, New Jersey.

Mua sách tại đây: http://www.sachkhaitam.com/product1/doanh-tri-277/nhung-am-muu-tu-dao-jekyll-1612.aspx

Nợ công của Việt Nam có thể lên đến 95% GDP

Nếu tính cả nợ doanh nghiệp (chủ yếu là DNNN), nợ công của Việt Nam năm 2012 có thể lên đến khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP).

Uớc tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước - DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP).

Vì sao nợ công có thể là 95% GDP?

Những thông tin trên được công bố trong nội dung bản báo cáo do nhóm tư vấn chính sách vĩ mô thuộc Ủy ban kinh tế của Quốc hội phát hành ngày 22-11 mang tên: “Thách thức còn ở phía trước”.

Theo báo cáo này, ước tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam là vào khoảng 55,4% GDP. Trong đó nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần lượt là 29,6% và 25,8%% GDP (so với các con số tương ứng của năm 2011 là 54,9% GDP, 30,9% và 24,0% GDP).

Tuy nhiên, nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công Việt Nam có thể lên tới khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP), đe dọa đến tính bền vững của nợ công Việt Nam.

Hiện nay, theo Luật quản lý nợ công, các khoản nợ này không được tính vào nợ công quôc gia. Song thực tế, việc Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho Tập đoàn Vinashin phát hành trái phiếu quốc tế đảo nợ khoản vay 600 triệu đô la và gần 12 ngàn tỉ đồng đảo nợ tại các ngân hàng trong nước khác (các khoản này trước đều không được Chính phủ bảo lãnh) khiến cho những cảnh báo trên về nợ công là hoàn toàn có cơ sở thực tế.

Thị trường trái phiếu Chính phủ: xấp xỉ 10 tỉ đô la

Nợ công đang tăng cao nhưng dòng tiền của các tổ chức tín dụng trong nước cũng chảy luẩn quẩn trong hệ thống, qua các khoản mua trái phiếu Chính phủ (TPCP) thay vì chảy ra để phục vụ lưu thông sản xuất.

Báo cáo này cho rằng, dòng tiền bị kẹt trong hệ thống đang được ngân hàng sử dụng để mua các tài sản có giá khác (mặc dù lãi suất thấp hơn, nhưng an toàn hơn) như TPCP hay tín phiếu NHNN.

Theo đó, quy mô thị trường TPCP sơ cấp gia tăng nhanh. Tổng khối lượng TPCP, TPCP bảo lãnh và tín phiếu chính phủ phát hành trong năm là khoảng 200.000 tỉ đồng (tương đương gần 10 tỉ đô la), đặc biệt là TPCP phát hành lên đến 115.000 tỉ đồng (tăng gần 85% so với năm 2011).

Hiện tượng trên dẫn đến hệ quả xấu là các dòng vốn đang được phân bổ thiếu hiệu quả, thay vì đưa vào khu vực tư nhân (thông qua hình thức vay tín dụng sản xuất) thì đang dần chuyển hướng nhiều hơn vào khu vực công (thông qua phát hành TPCP).

Điều này có thể gây rủi ro nợ công và có thể dẫn đến hiện tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân, phân bổ nguồn lực chưa hiệu quả khi các nghiên cứu đều chỉ ra rằng chất lượng và năng suất của các khoản đầu tư tư nhân là cao hơn nhiều so với đầu tư công.

Mặt khác, quy mô chi ngân sách vẫn gia tăng nên thâm hụt ngân sách năm 2012 vẫn ở mức 4,8% (so với 4,7% năm 2011) và đã được Quốc hội phê duyệt nâng lên mức 5,3% cho năm 2013 tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 (11-2013).

Báo cáo dẫn nguồn từ ADB cho biết, thị trường trái phiếu Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực đồng nghĩa với quy mô và nghĩa vụ trả nợ mỗi ngày một gia tăng.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Tổng hợp tư vấn chốt lời cho khách hàng VIP ngày 21.11.2013



tt còn lên tiếp
[11/18/2013 8:46:38 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tt tăng đến thứ 5,6
thứ 5 bán 1 it
[11/20/2013 2:55:00 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: thứ 6 bán tiếp
Anh đặt SCR 7,4
[9:04:47 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: bán hôm nay
[9:05:11 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: bán hết ????k giá 7,4
tt gần đỉnh rồi
[1:12:00 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: phải bình tĩnh
[1:12:03 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tuần sau giảm mạnh
[1:12:07 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: mình tận dụng cơ hội
[1:12:13 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: hưng phấn chốt lời giá cao
[9:24:33 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: VIS bán ???k giá 12,3

chi bán ???k SCR gia 7,5
[9:06:57 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: đặt trước đi
[9:07:12 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: bán ???k ITA giá 7
[9:55:14 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: da
[9:55:18 AM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: bán ??k VCG giá 10,4
lúc này
[1:26:22 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: chỉ chờ bán
[1:26:27 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: or bán xuống
[1:26:38 PM] Dương Văn Kháng_Hedge Fund.: tt đang ở gần đỉnh ngắn hạn

Bài luận của cậu học sinh được 5 trường Đại Học Mỹ chấp nhận

Sau khi "rải" hồ sơ xin học tới 12 trường ĐH, Hiếu đã thành công khi được 5 trường nổi tiếng chấp nhận, cuối cùng em đã chọn Stanford (bang California) vì sau này hy vọng sẽ làm việc tại thung lũng Silicon, mảnh đất vàng cho những người say mê khoa học máy tính. Dưới đây Hiếu chia sẻ bài luận đưa mình vào ĐH Stanford.


Phạm Hy Hiếu
Đề bài:
Các sinh viên Stanford nổi tiếng với sự yêu thích tri thức. Hãy kể cho chúng tôi nghe một sự kiện mà bạn cảm thấy hấp dẫn về mặt học thuật.


Bài làm của Hiếu:
Trong các tiểu thuyết võ thuật của nhà văn Kim Dung, Độc cô Cầu Bại là một kiếm sĩ chưa từng thua một trận nào, đến mức ông ta chỉ mong có ai đó thắng mình để được biết cảm giác của người thất bại. Khi qua đời, Độc cô Cầu Bại đã xây dựng một mê lọ và để lại trong đó ba thanh kiếm cho các đệ tử của mình luyện tập. Trong phòng tập giai đoạn đầu tiên, ông để lại một thanh bảo kiếm cứng chắc có thể chặt đứt bất cứ thứ gì trên đời.
Trong những ngày đầu tiên học THPT, tôi "chiến đấu" với mon hình học bằng cách học càng nhiều định lý mạnh càng tốt. Tôi dần nhận ra khi quan sát bài toán hình học qua lăng kính của những định lý này, tôi chỉ thấy quay cuồng chứ không thấy được đáp án...
Khi một người chưa hiểu về kiếm thuật bước vào mê cung của Độc cô Cầu bại, sau một thời gian phấn đấu, anh ta sẽ mạnh hơn và được sang giai đoạn tiếp theo. Ngược với suy nghĩ rằng sư phụ sẽ để lại cho mình một thanh kiếm sắc bén hơn, đủ để gây cho đối thủ những vết thương chí tử, anh ta chỉ tìm thấy một thanh kiếm gỗ!
Trong những ngày học hình học tiếp theo, tôi dần hiểu ra nghệ thuật giải toán không nằm trong những định lý. Cùng lúc, tôi không còn sử dụng những định lý "đại bác" để "bắn phá" một bài toán trong vòng 5 dòng nữa mà tập chuyển sang sử dụng những kỹ thuật cơ bản hơn để gỡ dần các nút thắt một cách sáng tạo. Tôi tập cách vẽ các yếu tố phụ để liên kết các yếu tố rời rạc trong hình vẽ. Cũng có lúc thấy nản, tôi định quay về con đường cũ nhưng nghĩ đến Kim Dung, tôi tự trấn an mình rằng "giải toán vẫn dễ hơn là cầm kiếm gỗ để chém đá", và tôi tiếp tục.
Khoảng một tháng sau, tôi thấy khả năng quan sát hình học của mình tốt hơn hẳn trước đây. Cuối cùng tôi đã hiểu được triết lý trong kiếm thuật của Độc cô Cầu bại: sử dụng vũ khí yếu hơn sẽ đòi hỏi nhiều sự khéo léo hơn. Tôi cũng đoán trước được rằng ở giai đoạn tiếp theo trong mê cung của Độc cô Cầu bại chắc sẽ không có gì, để cho các đệ tử của ông luyện tập "kiếm khí": sử dụng bàn tay để đỡ và các ngón tay mạnh mẽ như kiếm. Trên cơ sở đó, tôi luyện tập giải các bài toán hình học bằng những công cụ đơn giản nhất có thể.
Tôi đã tiến bộ rất nhiều, và cuối cùng, trong kỳ thi chọn đội tuyển dự thi quốc tế của nước mình, tôi là một trong ba thí sinh trong đội tuyển giải được bài toán hình học bằng yếu tố phụ - một cách giải ngắn hơn đáp án của kỳ thi.
Lại nói về triết lý trong những tiểu thuyết kiếm hiệp. Tôi lật sang trang sách tiếp theo, dán mắt vào từng chữ trong đó, tự nhủ: "Kim Dung, ông đúng là một thiên tài!"

BÀI LUẬN TIẾNG ANH

Đề bài: Stanford students are widely known to possess a sense of intellectual vitality. Tell us about an idea or an experience you have had that you find intellectually engaging.
Bài làm của Hiếu:
In Jin Yong’s kung-fu novels, Dugu Qiubai is a sword master who has never lost a battle and wishes to know the feeling of a loser. On passing away, Dugu builds a maze and leaves there three swords for his descendents. In the entrance room, he put a sword which can cut everything.
On my first few weeks at high school, the I fought against Geometry with numerous theorems I had learnt. Staring at the figures, I could feel my instruments spinning but still could not see the solution.
A novice trained in Dugu’s maze. Finding the weapon, he practiced days after days and finally advanced to the next level. Despite his expectation for better sword to cause lethal wounds to his opponents, he found only a wooden one.
The next days with Geometry, I gradually discovered that the art of problem solving has never lied in theorems. Meanwhile, I had not to simply apply “bazooka” theorems and kill a problem in five lines but to employ fundamental theorems creatively to cut the knot. I tried to draw extra elements to link the isolated figures together but I saw just pieces torn away. Sometimes I tended to return to my loyal “bazookas” but on telling myself how challenging using a wooden sword to slash a stone should be, I went on.
A month later, I transformed from an amateur who lost in frost with Geometry into a profession who stay in place with it. Ultimately I got the key of Dugu’s training: working with worse weapons brings more dexterity. Even predicting the next guide in Dugu’s maze would be fighting with bare hands, using palms as shields and fingers as swords, I practiced what I called “naïve Geometry” with only the simplest theorems. Eventually, in the team selection test of my country, I was among the only three contestants who solved the Geometry problem but whose solution was more extraordinary than the official one.
I turned the page over, sticking my eyes to virtually every letter of the novel. “Jin Yong–you are truly a genius!”.
Bí quyết của Hiếu:
Hiếu tâm sự, một năm ngồi nhà "săn" học bổng các trường quả là "đen tối", đầy áp lực. Trước đó, thực ra Hiếu đã được tuyển thẳng vào ĐH Quốc gia Singapore nhờ thành tích học tập đáng nể: giải ba Toán quốc gia, huy chương bạc Toán quốc tế, Olympic Toán học Singapore...nhưng gia đình động viên Hiếu sang Mỹ du học, vì đó là nơi tốt nhất để theo đuổi ngành Khoa học máy tính, ngành học Hiếu mơ ước.

Sau khi rải hồ sơ xin học tới 12 trường ĐH, Hiếu đã thành công khi được 5 trường (Stanford, Duke, Dartmouth, Boston, California- Los Angeles) chấp nhận, cuối cùng em đã chọn Standford (bang California) vì sau này hy vọng sẽ làm việc tại thung lũng Silicon, mảnh đất vàng cho những người say mê khoa học máy tính.

Cho đến đầu năm học lớp 12, Hiếu vẫn chưa biết sang Mỹ du học cần phải thi SAT, gần hết hạn nộp hồ sơ xin học Hiếu mới tá hỏa khi biết tin cần phải thi tiếng Anh TOEFL. Chỉ trong một thời gian ngắn ôn luyện để thi SAT, Hiếu đã đạt mức điểm 2090/2400.

Kỷ lục kinh ngạc nhất của Hiếu là ôn thi tiếng Anh trong hai tuần và đạt điểm TOEFL 102/120. Hiếu cho biết: Thực ra trong hai tuần ấy, em chỉ luyện nói chứ không nhìn ngó gì đến ngữ pháp, bởi vì học SAT đã bao gồm từ vựng và ngữ pháp hết rồi, "SAT khó gấp nhiều lần TOEFL", Hiếu nói.

Một trong những phần gây ấn tượng với các trường ĐH mà Hiếu xin học bổng là khả năng viết bài luận dí dỏm, hồn nhiên mà cũng rất sâu sắc của chàng trai sinh năm 1992 này.
Hiếu chia sẻ: Sau khi đọc những bài luận (essay) được điểm cao nhất, em nhận ra được một quy luật, đó là bài luận phải có khoảng ba ví dụ điển hình liên quan đến mình để dùng phân tích một vấn đề.
Tuy nhiên, khi áp dụng cho mình, Hiếu chỉ dùng một ví dụ duy nhất, nhưng cách nhìn nhận vấn đề của em đã khiến cho ví dụ ấy được hiểu một cách sâu sắc nhất, cộng với phương pháp viết như kể chuyện, em đã đạt điểm tuyệt đối cho bài luận của mình (12 điểm).
Hiếu nói: Một bài luận của em có đề bài là: Có phải là mọi việc mà chúng ta nhìn thấy trong cuộc sống đều có bản chất giống như những cái chúng ta quan sát được hay không?
Hiếu đã kể một câu chuyện như sau: Có lần em đi ăn phở, em thấy có một người hát rong bước vào quán. Em nghe thấy tiếng nói của người này khàn khàn, em cho rằng chắc là hát không hay, nhưng sau đó, người đàn ông cất tiếng hát và hát rất hay. Người đàn ông đeo kính đen, chắc là bị mù, nhưng em thấy ông ấy có thể gảy đàn, hay hơn một người sáng mắt là em. Rồi các thực khách trong quán đều dừng ăn để nghe người đàn ông mù này hát, em nghĩ, chắc là cuối buổi sẽ có nhiều người cho tiền lắm đây. Tuy nhiên, cuối cùng, người đàn ông này bước ra khỏi quán cũng chỉ với vài ngàn đồng xin được.

 Cũng như nhiều bạn thành công trên con đường xin học ở các trường ĐH nổi tiếng thế giới, Phạm Hy Hiếu đã chứng tỏ không chỉ học lực của mình, mà còn thể hiện được cách nhìn nhận cuộc sống, biết tham gia các hoạt động cộng đồng để phụng sự người khác, chứ không phải là những mọt sách như nhiều người lầm tưởng.
 
Theo Vietnamnet