Để hiểu rõ hơn về bản chất biến động
giá vàng, người viết ngược dòng các sự kiện lịch sử để giải thích quá trình,
nguồn gốc của vàng và mục đích của các ông trùm muốn gì ở giá vàng
1.
Lịch sử về vàng và bản chất của vàng trong nền
kinh tế:
Thế kỷ thứ VI trước Công nguyên dưới triều
đại vua Croesus của Lydia, vùng đất ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ thì vàng là tiền
tệ quốc tế
Hệ thống Bản vị vàng cổ điển trong giai
đoạn 1870 – 1914 gồm nhiều hình thức: sử dụng tiền xu bằng vàng thật hoặc tiền
giấy đảm bảo bằng vàng với những số lượng khác nhau. Chủ yếu là vàng dùng để đảm
bảo cho tiền giấy phát hành mới. Lúc này vàng đóng vai trò tiền tệ.
Giai đoạn này hầu như không có lạm phát;
hoặc chỉ có giảm phát tích cực ở các nước có nền kinh tế phát triển; khoa học kỹ
thuật phát triển làm gia tăng năng suất và mức sống mà không làm gia tăng thất
nghiệp vì số lượng tiền giấy in mới được
đảm bảo bằng vàng theo một tỷ lệ cố định (tức là trong nền kinh tế có bao
nhiều tấn vàng thì phát hành thêm tiền giấy đúng tỷ lệ).
Đứng đằng sau sự tăng trưởng và thương mại
quốc tế chính là vàng. Các quốc gia tham gia bảng vị vàng ngày xưa theo tinh thần
tự nguyện, họ đều tự do hóa tài khoản vốn, can thiệp của Chính phủ là rất ngỏ,
tỷ giá luôn được giữ trong giới hạn tương ứng của vàng (cực kỳ ổn định) có rất
ít xung đột về chính sách giữa các nước
Năm 1832, Hoa Kỳ đúc những đồng tiền
vàng 1 ounce với giá trị quy đổi bằng 20 USD tuy nhiên Hoa Kỳ không áp dụng quy
đổi từ tiền giấy ra vàng
Năm 1900, Hoa Kỳ chính thức tham gia hệ
thống Bản vị vàng cổ điển
Giai đoạn 1870 – 1914 là thời kỳ vàng
son, xét theo khía cạnh tăng trưởng mà không có lạm phát, của cải và năng suất
gia tăng tại các nước công nghiệp hóa và chế tạo hàng hóa. Trong hệ thống Bản vị
vàng không nhất thiết phải có một ngân hàng trung ương. Khi tham gia vào “câu lạc
bộ Bản vị vàng” một quốc gia tuyên bố rằng đồng tiền giấy của họ có giá trị bằng
một khối lượng vàng nhất định nào đó, họ sẵn sàng mua hay bán vàng với mức giá
đó để đổi lấy tiền giấy đã phát hành với bất kỳ số lượng nào từ các nước thành
viên.
Giá trị của 2 đồng tiền được neo với một
khối lượng vàng nhất định thì tỷ giá giữa 2 đồng tiền đó cũng được “neo” lại với
nhau. Quá trình ràng buộc lẫn nhau này không đòi hỏi sự có mặt của các thể chế
như IMF hay G20 như hiện nay.
Kết
luận: trong giai đoạn Bản vị vàng nền
kinh tế toàn cầu ổn định, các quốc gia tăng trưởng tốt hàng năm, không có lạm
phát, không có nợ nần giữa các quốc gia, không có khủng hoảng kinh tế. Giá vàng
không có biến động mạnh vì vàng là một loại tài sản cố định không phải dùng để
đầu cơ giá lên hay xuống như hiện nay.
Sự
hình thành Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) năm 1907 – 1913
Kinh tế Mỹ bị mất mát thua lỗ lớn do trận
động đất San Francisco năm 1906 và cơn hoảng loạn thị trường tài chính năm 1907
bắt nguôn từ các ngân hàng lớn tại New York mất khả năng thanh toán, dẫn đến vụ
sụp đỗ của thị trường chứng khoán, người dân đổ xổ đến ngân hàng rút tiền, đe dọa
tính ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính
Hậu quả của đợt hỗn loạn thị trường tài
chính năm 1907 là: các ngân hàng tư nhân tham gia vào cuộc giải cứu tài chính đều
thống nhất rằng nước Mỹ cần có một ngân hàng trung ương do chính phủ thành lập,
ngân hàng này có khả năng phát hành tiền hoặc các công cụ tài chính tương đương
để giải cứu hệ thống ngân hàng tư nhân khi được yêu cầu.
Các ngân hàng cần một thiết chế do chính
phủ tài trợ, có khả năng cho họ vay một số lượng tiền mặt không giới hạn với
nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau. Nước Mỹ cần có một ngân hàng trung ương
với vai trò “người cho vay cuối cùng” với số lượng không hạn chế cho các ngân
hàng tư nhân để có thể đối phó với những đợt khủng hoảng trong tương lai
Những phản đối về mặt chính trị đối với
việc lập ngân hàng trung ương: việc phát hành tiền giấy sẽ tạo ra bong bóng tài
sản, dẫn đến lạm phát do tín dụng ngân hàng trở nên dễ dàng
Đạo luật Dự trữ Liên bang (Federal
Reserve Act) được thông qua với đa số áp đảo tại Quốc hội vào ngày 23/12/1913,
chính thức có hiệu lực từ tháng 11/1914. FED ra đời từ đây.
Kết
luận: mục đích ra đời Ngân hàng Trung
Ương Hoa Kỳ (FED) để phát hành một lượng tiền giấy cực lớn khi khủng hoảng kinh
tế xảy ra, khi có chiến tranh; phá hủy chế độ Bản vị vàng và biến vàng thành một
công cụ đề đầu cơ sau này.
Chiến tranh thế giới thứ nhất và Hiệp ước
Versailles 1914 - 1919
Chế độ Bản vị vàng đã bị lãng quên khi
thế chiến thứ nhất bùng nổ, cùng với nhu cầu in một lượng tiền lớn để tài trợ
cho các chi phí chiến tranh ngày một tăng cao. Phe Đồng minh đã mua vũ khí từ
Hoa Kỳ và thanh toán một phần bằng vàng với một phần sẽ nợ chờ sau chiến tranh
họ trả, lượng tiền giấy in ra nhiều hơn so với số lượng vàng có trong phe Đồng
minh, tức phá vỡ chế Bản vị vàng
Chiết tranh thế giới thứ nhất kết thúc
khi phe Đồng minh chiến thắng, Đức bại trận và phải gánh chịu các khoản bồi thường
chiến phí cho phe Đồng minh theo hiệp ước Versailles
Đức buộc phải nhường một số vùng lãnh thổ
và tiềm năng công nghiệp của họ. Pháp dòm ngó kho vàng của Đức (khoảng 876 tấn
vào năm 1915), đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Nga, Pháp.
Các nước thắng cuộc và thua cuộc trong
thế chiến thứ I đều lâm vào nợ nần. Cả Anh và Pháp cho Nga vay một số tiền lớn,
số tiền này Nga đã không trả được sau khi Cách mạng tháng Mười nổ ra. Nhưng
chính Anh lại nợ Hoa Kỳ 4,7 tỷ USD, Pháp thì nợ Hoa Kỳ 4 tỷ USD và nợ Anh 3 tỷ
USD. Chẳng có con nợ nào có khả năng trả nợ, toàn bộ hệ thống tín dụng và
thương mại bị đóng băng.
Việc cần làm lúc này là làm sao cho tín
dụng và thương mại chảy trở lại. Giải pháp tối ưu là đề nghị nước có tiềm lực
tài chính mạnh nhất – Mỹ khởi động lại quy trình với các khoản cho vay và bảo
lãnh mới, bên cạnh các khoản cho vay trước đây. Dòng thanh khoản mới này cùng với
những khu vực tự do thương mại, sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng cần thiết để chống
lại gánh nặng nợ nần.
Kết
luận: các nền kinh tế lớn lao vào
xoáy nợ nần, đa số là nợ nước Mỹ. Các nước có dấu hiệu muốn phá vỡ chế độ Bản vị
vàng và phá giá đồng tiền nước mình, tức là in thêm tiền mới nhiều hơn so với số
vàng dự trữ, dẫn tới lạm phát tăng lên mạnh vì lượng tiền giấy phát hành lúc
này không có mối liên hệ chặt chẽ với vàng.
Tổng
kết: đây là những nền tảng đầu
tiên để thế giới sau này thật sự không bình yên, thế giới bước vào chiến tranh
thế giới thứ 2, khủng hoảng kinh tế thế giới sau này, giá gold lên mạnh và xuống
mạnh theo kế hoạch của các nhà tài phiệt
2.
Kinh tế thế
giới và diễn biến giá vàng giai đoạn 1921 – 1936:
Đức
phá giá đồng tiền vì siêu lạm phát:
Năm 1921, Ngân hàng Trung ương Đức
(Reichsbank) bắt đầu hủy hoại giá trị đồng Mark Đức bằng việc ồ ạt in tiền, dẫn
đến lạm phát phi mã; lạm phát xảy ra khi Reichsbank mua trái phiếu chính phủ Đức
để cung cấp tiền cho chính phủ bù đắp thâm hụt ngân sách và tiếp tục chi tiêu.
Nước Đức chủ tâm phá giá đồng tiền để
thoát khỏi gánh nặng chiến phí phải trả cho Anh và Pháp theo hiệp ước Versailes
Năm 1922, lạm phát trở thành siêu lạm
phát khi NH Trung ương Đức đầu hàng tình thế và điện cuồng in thêm tiền để đáp ứng
nhu cầu trả lương cho công chứng và những người lao động thuộc công đoàn. Đến
năm 1923, tiền giấy Đức chỉ được in trên một mặt giấy để … tiết kiệm mực in.
Tháng 11/1923, Đức ban hành một đồng tiền
mới mang tên Rentenmark để chống lại nạn lạm phát phi mã. Đồng Rentenmark được
bảo đảm bằng các khoản thế chấp bất động sản cũng như khả năng thu thuế trên
các bất động sản đó. Đồng Mark cũ hoàn toàn sụp đổ, khi đó 1 Rentenmark đổi được
1 ngàn tỷ Mark cũ, sau đó Rentenmark được thay thế bằng đồng Mark Đức mới được
đảm bảo trực tiếp bằng vàng vào năm
1924.
Bản vị hối đoái vàng (dự trữ bằng ngoại tệ thay vàng)
Mùa xuân năm 1922, các quốc gia công
nghiệp lớn gặp nhau tại Hội nghị Genoa (Ý) bàn luận và hình thành một tiêu chuẩn
Bản vị hối đoái vàng – gold exchange standard. Các nước tham gia hệ thống này
thỏa thuận rằng dự trữ của các Ngân hàng trung ương có thể bằng ngoại tệ chứ
không chỉ bằng vàng. Nước Mỹ có trách nhiệm duy trì giá trị theo vàng của đồng
USD ở mức 20,67 USD/ounce, các nước có thể dự trữ đồng USD thay cho vàng.
Mục
đích của bản vị hối đoái vàng là các nước trên thế giới gửi vàng vào Mỹ và đổi
lại Mỹ trả USD cho các nước, các nước này dự trữ đồng USD thay vì vàng. Các nước
này muốn in thêm tiền mới thì phải hỏi ý kiến của Mỹ và vẫn căn cứ vào số lượng
vàng trong nước được ấn định theoUSD. Điều này đưa nước Mỹ trở thành nước có lượng
vàng lớn nhất thế giới.
Khủng hoảng kinh tế 1929 và phá giá bảng Anh năm 1932:
Cuộc đại suy thoái kinh tế diễn ra
vào ngày Thứ hai đen tối 28/10/1929 khi chỉ số Công nghiệp Down Jones giảm
12,8% chỉ trong vòng một ngày. Các nền kinh tế Châu Âu cũng rơi vào suy thoái
sau đó.
Sự hỗn loạn lan tới Anh, tháng 7/1931
việc rút vàng diễn ra ồ ạt ở các ngân hàng Anh. Các ngân hàng Anh đã sử dụng
đòn bẫy tài chính, dùng các nguồn tài trợ ngắn hạn để đầu tư vào các tài sản
kém thanh khoản. Khi các khoản nợ đến hạn, các chủ nợ nước ngoài chuyển đổi các
khoản truy đòi bằng Bảng Anh ra vàng và vàng đã chạy từ Anh sáng Hoa Kỳ, Pháp
và các cường quốc khác chưa bị khủng hoảng hỏi thăm. Khi lượng vàng chảy ra quá
nhiều và trước nguy cơ các ngân hàng lớn ở London Sụp đổ, Anh đành rời bỏ Bản vị
vàng vào ngày 21/9/1931. Chỉ sau vài tháng, giá trị đồng Bảng Anh rớt thê thảm
so với USD, giảm khoảng 30%.
Nhật, các nước Bắc Âu và các nước thuộc
Khối thịnh vượng chung cũng rời bỏ Bản vị vàng và có những lợi ích ngắn hạn từ
việc phá giá đồng tiền của họ. Những lợi ích này gây thiệt hại cho đồng Franc
Pháp và những đồng tiền của các nước còn duy trì Bản vị hối đoái vàng như Bỉ,
Luxembourg, Hà Lan.
Hoa
Kỳ phá giá đồng USD so với đồng tiền cuối cùng, đó chính là vàng
Trong khi kinh tế Mỹ đã suy thoái từ năm
1929, việc phá giá đồng Bảng Anh và những đồng tiền chính khác so với đồng USD
năm 1931 như giáng thẳng gánh nặng giảm phát và suy thoái toàn cầu vào đất nước
này. Năm 1932, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ lên tới mức 20%
Ngày 9/3/1933, Tổng thống Franklin D.Roosevelt
ban hành Luật khẩn cấp về ngân hàng. Đạo luật này cho phép FED cho các ngân
hàng vay tới mức bằng 100% mệnh giá của bất kỳ chứng khoán nào do chính phủ
phát hành và 90% mệnh giá của bất kỳ loại séc hay chứng từ có giá ngắn hạn nào
mà ngân hàng đang nắm giữ. Tức là FED in thêm tiền USD mới ra thị trường để đối
phó với các đợt đổ xô rút tiền của khách hàng.
Khi nước Anh và các nước khác phá giá tiền
tệ qua việc từ bỏ Bản vị vàng năm 1931 đã xuất khẩu giảm phát và suy thoái sang
các nước khác trong đó có Mỹ, làm trầm trọng hơn xu thế suy thoái kinh tế toàn
cầu
Nước Mỹ hoàn toàn có thể lựa chọn việc
phá giá USD so với Bảng Anh và những đồng tiền khác, nhưng làm như vậy sẽ dẫn đến
những đợt phá giá trả đũa trong tương lai với đồng USD và kết qua chung là không
ai có lợi. Do đó, thay vì phá giá USD Mỹ so với các loại tiền tệ khác, Tổng thống
Roosevelt chọn cách phá giá USD so với đồng tiền cuối cùng, đó chính là vàng.
Việc cấm tích trữ và sở hữu vàng là một
phần không thể thiếu của kế hoạch phá giá USD so với vàng và khuyến khích người
dân chi tiêu nhiều hơn. Ngày 5/4/1933, Tổng thống Roosevelt ban hành “Sắc lệnh
Hành chính 6102” với nội dung như sau: tất cả mọi người phải giao nộp, chậm nhất
vào ngày 1/5/1933 cho một ngân hàng dự trữ liên bang,…tất cả số tiền xu vàng,
vàng thỏi và chứng chỉ vàng mà họ còn đang nắm giữ…Bất kỳ ai có tình vi phạm bất
kỳ điều nào của sắc lệnh này….sẽ bị phạt tới mức tối đa là 10.000 USD, hoặc …bị
giam tới mức tối đa là 10 năm.
Người dân Mỹ buộc phải giao nộp vàng cho
chính phủ và được đổi lại tiền giấy theo mức giá 20,67 USD/ounce. Theo số liệu
thống kê thời đó, người dân đã giao nộp hơn 500 tấn vàng cho Bộ Tài chính trong
năm 1933.
Việc trưng thu vàng của dân chúng Hoa Kỳ
với giá chính thức 20,67 USD/ounce, Tổng thống Roosevelt đã tiến hành mua thêm
vàng ở thị trường mở từ tháng 10/1933, đẩy giá vàng lên từ từ và do đó làm giá
đồng USD. 3 tháng sau, giá vàng tăng lên 35 USD/ounce và USD đã bị giảm 70% giá
trị khi so với vàng.
Năm 1934, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo
luật Dự trữ vàng, phê chuẩn giá vàng mới ở mức 35 USD/ounce và mức giá này được
duy trì cho đến năm 1971
Còn tiếp.....
Còn tiếp.....
Dương Văn Kháng
1 nhận xét:
http://gafin.vn/20140823114516567p39c44/so-thanh-vien-tham-gia-san-vang-quoc-te-thuong-hai-da-vuot-muc-tieu.htm
Đăng nhận xét