Tiếp theo phần 2, chi tiết tại:
4.
Diễn biến giá vàng với các sự kiện kinh tế từ năm 1973
– 1993:
Cho dù trên phạm vi thế giới, chế độ bản
vị vàng đã được loại bỏ hoàn toàn, Thụy Sĩ vẫn còn duy trì chế độ này. Như vậy,
giữa vàng và tiền giấy đã không còn bất cứ mối quan hệ ràng buộc nào. Giá vàng
thế giới tăng liên tục trong suốt thập niên 1970
Trong khoảng từ 1934 – 1970, giá vàng trên
thị trường ngang với giá vàng của Mỹ là 35 USD/ounce. Từ đầu thập niên 1970, mối
liên hệ chính thức giữa vàng và USD Mỹ đã bị phá vỡ, dường như vàng trở thành
“một loại mặt hàng khác” như xăng dầu, thịt lợn hay trứng, được tự do buôn bán
trên thị trường hàng hóa. Thập niêm 1970 là một trong những thời kỳ lạm phát
tăng mặc dù không theo đường thẳng, giá vàng tăng 200 USD/ounce vào năm 1973,
sau đó giảm xuống 110 USD/ounce và tăng trong nữa sau của thập niên
Một trong những câu nói rập khuôn là
“vàng là lá chắn chống lạm phát” trong bốn thế kỷ qua, giá thực tế hay sức mua
của vàng dựa vào rỗ hàng hóa tiêu biểu trên thị trường “ổn định” hay kém “ổn định”
hơn xét về lâu dài. Vào thập niên 1970, giá vàng trên thị trường có tỷ lệ tăng
hàng năm gấp nhiều lần so với tỷ lệ tăng hàng năm của mức giá tiêu dùng.
Tháng 8 – 1975, Mỹ và các nước công nghiệp
phương Tây đã quyết định không tăng lượng dự trữ vàng của các nước. Ngoài ra,
IMF cần phải bán rẻ 50 triệu ounce vàng để làm giảm giá vàng. Nhưng giá vàng vẫn
chắc chắn như cũ. Tháng 9 -1979, vàng tăng vọt lên 430 USD/ounce. Giá vàng lúc
này đã tăng gấp mười mấy lần so với giá vàng năm 1971
Giá vàng ở mức 400 USD/ounce được cho là
đã phản ánh một cách hợp lý thực tế phát hành đồng USD (in tiền thêm USD) vào
ngày 9/3/1973 khi FED mua chứng khoán do Chính phủ phát hành, séc và chứng từ
có giá ngắn hạn do ngân hàng đang nắm giữ.
“Cuộc khủng hoảng con tin Iran” nổ ra
tháng 11-1979 đã làm giá vàng tăng mạnh. Sau khi khủng hoảng bùng phát, FED đã
tuyên bố đóng băng các tài khoản dự trữ vàng của Iran ở Mỹ. Hành động này đã
khiến ngân hàng Trung ương của các nước trên thế giới cảm thấy ớn lạnh. Nếu như
nguồn vàng của Iran bị đóng bằng thì số vàng mà mọi người gửi ở Mỹ cũng đều sẽ
không an toàn. Thế là các nước tranh nhau mua vàng và trực tiếp vận chuyển về
nước để cất giữ. Trong khi Iran lại dốc lực vét hết hàng trên thị trường quốc tế,
Iraq cũng không chịu khoanh tay đứng nhìn và lập tức gia nhập vào hàng ngủ của
các nhà tiêu siêu cấp. Chỉ trong mấy tuần, giá vàng đã nhảy lên tận mây xanh với
mức 850 USD/ounce
Năm 1987, vàng không còn thuộc hệ thống
tài chính quốc tế, tức là trong thương mại thế giới vàng không là phương tiện
thanh toán chủ yếu nữa mà là đồng USD.
Năm 1993-1996: giá gold biến động quanh
400 USD/ounce. Ngày 1/2/1996 giá vàng ở mốc 416 USD/ounce và giảm xuống 252
USD/ounce vào ngày 1/8/1999.
Trong suốt gần 200 năm kể từ cuộc chiến
tranh Napoleon năm 1815, gia tộc Rothschild đã đoạt được quyền định giá vàng.
Ngày 14-4-2004, dòng họ Rothschild đột nhiên rút lui khỏi hệ thống định giá
vàng London. Theo dòng họ Rothschild, giá vàng bạc cuối cùng sẽ mất kiểm soát
và một khi âm mưu khống chế giá vàng bạc bị bại lộ thì người nắm quyền khống chế
sẽ trở thành kẻ thù chung của thế giới. Cắt đứt mối quan hệ với vàng một cách đột
ngột, gia tộc Rothschild sẽ tránh được sự nguyền rủa của người đời nếu như hai
mươi năm sau giá vàng bạc có trục trặc
Tháng 2/2002, tăng từ 308 USD/ounce lên
1.914 USD/ounce vào ngày 1/9/2011. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế năm 2008
xảy ra ở Hoa Kỳ và FED đã bơm tiền khủng ra thị trường thông qua QE1, QE2, QE3,
tức là phá giá đồng USD so với các đồng tiền khác ở mức mạnh. Khi USD bị phá
giá thì giá Gold sẽ tăng trở lại
Đầu năm 2014, FED có dấu hiệu rút dần
QE3 và đến tháng 11.2014, sẽ dừng gói QE3, do đó gold có dấu hiệu giảm dần và
đóng cửa 1.190 USD/ounce vào ngày 3.10.2014
5.
Dự báo giá gold giảm về 850 – 920 USD/ounce vào cuối
năm 2015 và đầu 2016
Nhóm tinh anh đã chọn giá vàng gắn liền
với đồng USD nên muốn biết rõ xu hướng gold thì phải dự báo được USD thông qua
nền kinh tế Mỹ. Người viết đúc kết lại như sau:
Ví dụ: tổng lượng tiền USD trong nền
kinh tế thế giới vào năm 2008 là M (1.000.000 tỷ USD or hơn nữa) khi đó tương
đương với giá vàng khoảng 850 USD/ounce. Năm 2009, nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng
hoảng, do đó Chính phủ phải bơm tiền ra thêm để cứu nền kinh tế, tức là in thêm
USD mới nữa, nhưng sản lượng vàng khai thác thế giới lại tăng ít hơn lượng USD
phát hành thêm năm 2009, do đó tất nhiên giá gold phải tăng lên tương ứng. Thực
tế là giá gold tăng lên 1.908 USD/Ounce vào tháng 9.2011.
Từ năm 2013-2014, FED có dấu hiệu giảm gỏi
QE3 và nâng lãi suất lên, tức là rút tiền USD về, do đó giá gold phải giảm trở
lại. Đơn giản thế này:
Năm 2008, tổng lượng tiền USD lưu hành
toàn thế giới là M tương đương giá gold 850 usd/ounce. Năm 2009 in thêm M + 700
tỷ USD, giá vàng tương đương là 1.900 USD. Từ năm 2014-2015, rút tiền về thì lượng
tiền USD lưu hành giảm còn M + 100 or M + 200 tỷ USD thì giá gold sẽ giảm về
tương đường 850 – 920 – 950 USD/ounce
Kết luận: giá vàng tăng khi đồng USD bị
phá giá, tức là có bơm tiền ra ngoài thị trường, hay lúc đó có khủng hoảng kinh
tế toàn cầu. Ngược lại, giá vàng giảm khi đòng USD tăng giá, tức rút tiền USD về
trở lại, kinh tế Mỹ và thế giới tăng trưởng tốt.
Dự báo khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ xảy
ra năm 2017 – 2018, lúc đó sẽ có bơm tiền ra cứu nền kinh tế và giá vàng sẽ bắt
đầu có dấu hiệu tăng trở lại từ cuối năm 2016.
Dương Văn Kháng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét