Bạn có thể đã nghe về công ty thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba. Có thể xem nó như một sự kết hợp khổng lồ của Amazon, Ebay và Paypal.
Trong ngày 19/9/2014, công ty này đã có đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên ra công chúng (IPO). Đợt IPO đã nâng tổng giá trị thị trường của công ty thương mại điện tử Trung Quốc này lên mức 168 tỷ USD và có thể còn tiếp tục tăng khi chính thức được giao dịch. Điều này đã khiến Alibaba trở thành 1 trong 40 công ty đại chúng lớn nhất thế giới , theo S&P Capital IQ, cao hơn gã khổng lỗ trong ngành mua bán trực tuyến Mỹ, Amazon, khi thị giá hiện tại của công ty này là 150 tỷ đô la.
Trong một số các ngành công nghiệp nhất định ở Trung Quốc, việc các nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền kiểm soát là phạm pháp, trong đó có Alibaba. Tức là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được phép sở hữu nhiều hơn 50% vốn của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng như Alibaba.
Vậy cơ bản thì việc Alibaba bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ là vi phạm luật pháp của Trung Quốc.
Vậy thì họ [Alibaba] đã xoay sở như nào?
Kì thực họ đã không thực sự bán nó. Họ đã tạo ra 1 doanh nghiệp “lợi ích thay đổi” có tên là Alibaba Group Holding Limited vốn là một công ty ảo có hồ sơ đăng ký ở quần đảo Cayman.
Và công ty Alibaba ảo được lập ra ở Cayman này đã ký hợp đồng với công ty Alibaba thật ở Trung Quốc theo đó cho phép nó được nhận lợi nhuận của công ty thật.
Nói 1 cách dễ hiểu thì công ty Alibaba thật ở Trung Quốc khi sản sinh ra lợi nhuận sẽ chuyển hết nó qua công ty Alibaba ảo ở nước ngoài [Cayman] thông qua 1 bản hợp đồng chuyển lợi nhuận. Và khi đó các nhà đầu tư dù không thể đầu tư vào Alibaba Trung Quốc nhưng lại có thể đầu tư vào công ty Alibaba ảo ở Cayman và hưởng lợi nhuận.
Đây là một thủ thuật. Đối với Trung Quốc thì đó là doanh nghiệp trong nước, nhưng đối với các nhà đầu tư thì đó là một doanh nghiệp nước ngoài.
Và theo các chuyên gia pháp lý thì chưa rõ điều này có thực sự hợp pháp ở Trung Quốc hay không. Nhưng lúc nào đó trong tương lai, Đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể ra một quy định, đạo luật mới hoặc thay đổi các giải thích pháp luật đối với luật pháp hiện hành, và ngay lập tức tất cả những khoản đầu tư nước ngoài sẽ tan thành mây khói.
Alibaba cũng không phải công ty duy nhất làm điều này. Tất cả các công ty thương mại điện tử Trung Quốc niêm yết ở Mỹ đều có cùng cấu trúc này, trong đó có Baidu, NetEase, và Weibo.
Tất cả những hợp đồng giữa các công ty thật ở Trung Quốc và các công ty ảo ở nước ngoài chỉ có giá trị đối với các tòa án ở Trung Quốc, chịu theo các quy định của Trung Quốc.
Hãy nhớ rằng, việc Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi một quy định pháp luật là chắc chắn không thể.
Đó là một nguy cơ mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Các công ty Trung Quốc một ngày nào đó có thể vứt bỏ pháp luật và hốt trọn toàn bộ số tiền đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ có thể biết làm một cách duy nhất là khởi kiện... ở tòa án Trung Quốc.
Trong số các nhà đầu tư trong nước của Alibaba có các công ty điều hành bởi con cái của các cựu lãnh đạo như Ôn Gia Bảo và Giang Trạch Dân. Việc Alibaba được bảo hộ chống lưng bởi chính quyền là điều dễ hiểu.
Đầu tư vào các công ty Trung Quốc thực sự là vô cùng mạo hiểm. Không quan trọng thị trường Trung Quốc lớn thế nào, cuối cùng nó vẫn bị kiểm soát bởi các quan chức Đảng.
Và điều gì chứng minh rằng họ sẽ luôn đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài?
Blue
1 nhận xét:
3 người giàu nhất Trung Quốc 'ngồi trên đống lửa'
http://news.zing.vn/3-nguoi-giau-nhat-Trung-Quoc-ngoi-tren-dong-lua-post546571.html
Đăng nhận xét