Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Mối quan hệ chiến lược Mỹ - Trung cùng có lời cho cả hai, hi sinh đồng minh?

"Kịch bản NIXXON - MAO" Thế hệ thứ hai
Bài viết của Triệu Minh Hạo(Minghao Zhao), ông là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Hoa Nghiên cứu thế giới đương đại, là chuyên gia cố vấn của Phân ban Quốc tế thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Hoa. Ông cũng là người điều hành Tạp chí đánh giá Chiến lược Quốc tế Trung Hoa và ông cũng là một thành viên không chính thức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Đại học Bắc Kinh.

Bài viết gốc: “Mao-Nixon” 2.0

BẮC KINH - "Hội nghị thượng đỉnh tại Sunnylands"(*), nơi mà Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp nhau tại một cơ ngơi tư nhân ở California cuối tuần này, có thể chứng minh được một bước ngoặt trong quan hệ giữa các nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai trên thế giới. Thật vậy, những gì Tập mong muốn từ cuộc họp - cụ thể là, "một loại mới của mối quan hệ giữa các cường quốc" – nguồn gốc khái niệm của nó là từ các cuộc họp lịch sử giữa Mao Trạch Đông và Richard Nixon vào năm 1972.

Năm 1969, những thách thức quan trọng nhất trong cuộc tổng tuyển cử cho chức vị tổng thống Mỹ của Nixon là kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam và đối phó với Liên Xô ngày càng hung hăng. Trung Hoa là quan trọng cho đề án lớn của Nixon là phải giải quyết những vấn đề nan giải này.

Thật vậy, Trung Hoa đã đóng một vai trò đặc biệt trong việc hỗ trợ Bắc Việt Nam chống lại Mỹ, trong khi đó những mối quan hệ của Trung Hoa với Liên Xô là cơm không lành canh không ngọt do những cuộc đụng độ bạo lực dọc biên giới sông Amur(**) làm chia rẻ Liên Xô và Trung Hoa. Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, cảm nhận rằng đó là thời điểm để vừa khôi phục lại mối quan hệ với Trung Hoa, vừa giải quyết lo sợ tham vọng bá quyền của Liên Xô. Nixon và Kissinger đã qua mặt Bộ Ngoại giao Mỹ và Quốc hội, và đã tạo ra mối liên lạc với Trung Hoa thông qua các kênh bí mật ở Pakistan và Romania.

Trong ba năm sau đó kể từ 1969, hai nước đã bằng mọi cách vượt qua sự khác biệt về ý thức hệ, hòng để đạt được một sự thỏa hiệp trên lưng Liên Xô, Việt Nam, và thậm chí cả Nhật Bản, trong khi đảm bảo rằng "Vấn đề Đài Loan" không trở thành một nguồn gây nguy hiểm cho lợi ích thực sự của cả hai quốc gia, khi mọi chuyển động nhằm vào việc cải thiện quan hệ. Theo như các hiệp định giữa hai bên đã nêu ra, Nixon đã đến thăm Trung Hoa vào tháng Hai năm 1972, một chuyến đi đã kết thúc với việc ký kết một văn kiện ngoại giao quan trọng nhất của thế kỷ XX, với cái gọi là "Thông cáo Thượng Hải."

Nếu hội nghị thượng đỉnh Sunnylands là để mang lại những lợi ích lâu dài của kiểu như hội nghị thượng đỉnh Mao-Nixon đã làm, thì nó phải được xem như một cột mốc ờ tầm triết lý và chiến lược tương tự. Tất nhiên, quan hệ Trung-Mỹ phải tinh tế hơn nhiều so với năm 1972, cho những ràng buộc kinh tế sâu sắc giữa hai nước. Vì vậy, chúng ta nên hy vọng cho một "Thông cáo California" có thể thiết lập một con đường cho quan hệ song phương trong những thập kỷ tới.

Mục tiêu cho Obama và Tập là làm sao hai nước phải ngăn chặn tình hình "chung sống trong cạnh tranh" ngày càng tiến triển thành cuộc đối đầu chiến lược - một cái gì đó mà không có sự thành lập quyền lực và gia tăng quyền lực đã từng kiểm soát được trong quá khứ. Mặc dù có sự lặp lại của cả hai nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của một mối quan hệ ổn định, tích cực, và hợp tác, cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục tăng trưởng khi nền kinh tế của Trung Hoa đuổi kịp và vượt Mỹ của (ít nhất là về GDP) trong những năm tới.

Vì vậy, mục tiêu trong Hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands phải làm sao đặt nền tảng cho ra các quy tắc ngăn chặn sự kình địch Trung-Mỹ bị cáo buộc như là đang sôi lên sùng sục. Tuy nhiên nghi ngờ ý định chiến lược lâu dài của mỗi bên là có thể, một mối quan hệ không đối đầu là sự lựa chọn khả thi duy nhất cho cả hai nước. Thật không may, sự cuốn theo kiểu quan hệ song phương trong hiện tại là rất nguy hiểm cho vấn đề này.

Những gì có thể ràng buộc Trung Hoa và Mỹ với nhau, phải chăng mối đe dọa của Liên Xô chia rẻ không còn tồn tại, và rằng một phần đáng kể của giới tinh hoa của cả hai nước xem phía bên kia là nguyên nhân chính của sự nguy hiểm?

Các nhà hoạch định chiến lược ở Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn phải nhìn xa hơn các mối đe dọa truyền thống và tập trung vào các vấn đề như ổn định kinh tế, tài nguyên và an ninh năng lượng, tiến bộ công nghệ, biến đổi khí hậu, thách thức nhân khẩu học, và an ninh mạng. Đây là những vấn đề không thể được giải quyết bởi chỉ một quốc gia đơn lẻ hoặc chỉ đơn giản đặt ưu tiên thứ tự các đồng minh của mình vào để đối đầu. Các đồng minh của song phương đặt ra một mối đe dọa lớn hơn Liên Xô trước đây, chắc chắn là phức tạp hơn, và chỉ có thể đáp ứng được thông qua hợp tác.

Ví dụ, Trung Hoa đã là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và là quốc gia thải ra lớn nhất của khí carbon dioxide. Cả hai nước Mỹ - Trung đã phải hứng chịu những sự kiện thời tiết khắc nghiệt trong những năm gần đây. Ngay cả khi năng lượng từ đá phiến sét(***) đã sớm giúp cho Hoa Kỳ có một nền an ninh năng lượng độc lập, nhưng nó không có khả năng làm ảnh hưởng đến toàn cầu, khi các quốc gia khác vẫn tiêu thụ, gây ô nhiễm, và ngày càng tồi tệ hơn.

Tương tự như vậy, an ninh mạng, một chủ đề mới trong quan hệ song phương, có khả năng là một vấn đề nhạy cảm - nhưng nó là vấn đề mà một trong hai bên quan tâm mạnh mẽ trong việc giải quyết hợp tác. Điều này cũng đúng trong nỗ lực ngăn chặn tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang xấu hơn, để đảm bảo sự ổn định ở Afghanistan và Pakistan, để giải quyết bài toán hóc búa Trung Đông, và để tạo ra một cấu trúc mở và toàn diện cho thương mại và đầu tư trong khu vực và toàn cầu. Xây dựng một loại mới của mối quan hệ quân sự với quân sự cũng phải là một trong những kết quả quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh Sunnylands.

Nếu cuộc họp giữa Mao Trạch Đông và Nixon 41 năm trước đây đã bắt đầu sự tan đông của một mối quan hệ đang đóng băng thì, cuộc gặp gỡ giữa Tập và Obama có khả năng định hình lại những gì đã trở thành mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới - và ngăn chặn nhu cầu cho bất kỳ sự tan rã nào trong tương lai.

Bốn thập kỷ, những gì đưa Trung Hoa và Mỹ cùng nhau gặt được một cái mà ở đó cả hai đều phản đối. Điều cần thiết là những gì mang hai quốc gia lại với nhau ngày hôm nay phải là được một cái gì đó mà cả hai đều mong muốn.

Cả hai quốc gia Mỹ Trung đều biết rằng đây là thời điểm để hợp tác và định hình tương lai. Chỉ bằng cách thể hiện chiến lược kiềm chế và ý chí chính trị để giải quyết các vấn đề và làm những gì có thể để hai quốc gia cùng nhau đối mặt với những thách thức chung và thành công.

Ghi chú:
(*)Sunnylands, vùng đất trước đây có tên là Annenberg, nằm ở thành phố du lịch Rancho Mirage với những khách sạn cao cấp và resort, thuộc bang California, Sunnylands rộng khoảng 200 mẫu Anh (0,81 km2).

(**)Sông Amur: là con sông Hắc Long Giang, nó là biên giới của Trung Hoa và Siberia của nước Nga thuộc Liên Xô cũ. Tỉnh Hắc Long Giang giáp với tỉnh Cát Lâm ở phía nam và giáp với khu tự trị Nội Mông ở phía tây; tỉnh giáp với Nga ở phía bắc và phía đông qua con sông này.

(***)Đá phiến sét: đọc thêm ghi chú bài: Độc lập năng lượng trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau của Joseph Nye
 

Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.

Trái với dự đoán của báo giới và khá nhiều chuyên gia về kết quả “bế tắc” hoặc “thất bại” của Đối thoại chiến lược và kinh tế lần thứ 7 diễn ra trong hai ngày 23-24/6/2015 tại Washington DC, cả 4 trưởng đoàn Mỹ và Trung Quốc đều cười tươi, tay bắt chặt khi Đối thoại kết thúc và tuyên bố “kết quả vượt quá mong đợi” với 127 kết quả. Phải chăng quan hệ Trung-Mỹ đã thực sự “đảo chiều” chỉ sau “một đêm”?

Cuộc Đối thoại được mong chờ nhất

Kể từ khi được Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nâng cấp thành Đối thoại Chiến lược và Kinh tế năm 2009, các Đối thoại chiến lược Trung-Mỹ luôn là mối quan tâm hàng đầu của dư luận lẫn các nhà phân tích thời cuộc bởi quy mô lớn nhất và tính chất cũng quan trọng nhất trong hơn 90 kênh đối thoại thường niên.

Đối thoại năm nay chủ nhà Mỹ có 8 thành viên nội các, trong đó có Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng tài chính Jack Lew, và đông đảo quan chức cấp cao. Còn phía Trung Quốc có 400 quan khách do Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì dẫn đầu. Đây cũng là kênh đối thoại song phương quy mô nhất thế giới. Điều này phản ảnh đúng thực trạng cũng như tầm vóc quan hệ giữa hai quốc gia lớn.

Cuộc Đối thoại năm nay nhận được quan tâm đặc biệt hơn, bởi:

Một, quan hệ Trung-Mỹ đang trải qua thời kỳ sóng gió nhất trong hơn ¼ thế kỷ qua kể từ sau sự kiện Thiên An Môn 6/1989 liên quan đến việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên vùng biển chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, các “thách đố” 2 nước về vùng cấm bay trên đảo nhân tạo và “vùng cấm” 12 hải lý trên biển , và đặc biệt là việc chính quyền Mỹ “nghi” tin tặc Trung Quốc đột nhập, lấy cắp dữ liệu của khoảng 4 triệu người do Cơ quan quản lý nhân lực (OPM) đang cất giữ. Dư luận lo ngại, với hàng tá các bất đồng và khác biệt như vậy liệu hai nước có còn duy trì được quan hệ hợp tác nữa hay không?
Đối thoại Mỹ - Trung, An ninh biển, Quan hệ Trung - Mỹ, TS. Hoàng Anh Tuấn

Đối thoại Mỹ - Trung, An ninh biển, Quan hệ Trung - Mỹ, TS. Hoàng Anh Tuấn
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông tại hội đàm. Ảnh: Reuters
Hai, khả năng đạt được thỏa thuận về biến đổi khí hậu và Hiệp định đầu tư song phương (BIT). Chẳng hạn, liên quan đến biến đổi khí hậu, các động thái của Trung Quốc - nước đang phát triển lớn nhất, và Mỹ-nước phát triển lớn nhất thế giới, đồng thời là cả hai nước có lượng khí thải Carbon lớn nhất thế giới, sẽ có tác động sâu sắc đến lập trường của hàng loạt nước tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Paris vào tháng 12/2015.

Ba, việc chuẩn bị của hai nước cho chuyến thăm Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến đi hết sức quan trọng đối với Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung. Nhiều khả năng ông Tập sẽ trở thành nhà lãnh đạo của Trung Quốc lần đầu tiên được phát biểu trước cả hai viện của Quốc hội Mỹ. Do đó, Trung Quốc rất muốn mọi chuyện liên quan đến chuyến đi suôn sẻ.

Bước đi đầu tiên của Trung Quốc là tạm dừng bồi đắp đảo và kết quả của đòn tấn công ngợi giao là “không ngờ”!

Kết quả “không ngờ”

Nội dung của Đối thoại chiến lược khá rộng, bao trùm hàng loạt các chủ đề, từ an ninh hàng hải, an ninh mạng đến biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, thương mại, rồi hợp tác kinh tế. Quan trọng nhất, hai bên đã đạt được 127 kết quả cụ thể, giải tỏa các căng thẳng trong quan hệ hai nước để chuẩn bị cho chuyển đi Washington của ông Tập. Các thỏa thuận chính đạt được gồm:

Thứ nhất, hai bên cam kết hợp tác để đem lại kết quả thành công của Hội nghị chống biến đổi khí hậu toàn cầu họp tại Paris vào tháng 12/2015. Riêng trong việc chống biến đổi khí hậu và môi trường, hai nước đã đạt được gần 40 kết quả. Các kết quả này là sự triển khai Tuyên bố chung Trung-Mỹ về thay đổi khí hậu trái đất được ông Obama và Tập ký năm 2014.

Thứ hai, bảo vệ và bảo tồn các đại dương, trong đó có việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp, mở rộng các lực lượng cưỡng chế trên biển, thiết lập khu bảo vệ biển ở Nam cực.

Ba là, củng cố an ninh y tế toàn cầu, trong đó có việc Trung Quốc giúp các nước Tây Phi xây dựng lại hệ thống y tế, đối phó chống lại các bệnh dịch truyền nhiễm.

Thứ tư, các hợp tác khác bao gồm: hai nước Trung-Mỹ ủng hộ một quốc gia Afghanistan hòa bình, ổn định và thống nhất; ủng hộ việc phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và việc sớm đạt được thỏa thuận về Kế hoạch hành động chung toàn diện trên cơ sở thỏa thuận khung được nhóm P5+1, Iran và EU; hợp tác sâu rộng hơn trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Hai nội dung được trông chờ nhiều nhất là căng thẳng trên Biển Đông và an ninh mạng–vốn được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu khá thẳng thắn trong phiên khai mạc–lại hoàn toàn “biến mất” trong Tuyên bố chung sau đó. Chẳng hạn, thay vì nhắc đến vấn đề Biển Đông, thì vấn đề hợp tác dân sự ở các đại dương lại được đưa vào thông cáo chung.

Phải chăng gió đã “đảo chiều”?

Những ai mong chờ các trận “khẩu chiến” kịch liệt giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái cứng rắn từ phía Mỹ hẳn sẽ thất vọng. Các sắc thái đánh giá cũng khá khác nhau. Trước hết là việc cho rằng Trung Quốc đã “cao tay” khi tuyên bố dừng đắp đảo để đổi lấy “yên ổn” tạm thời, rồi sau đó “đâu lại đóng đấy” sau cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung được tổ chức vào tháng 9/2015. Có ý kiến khác lại cho rằng đã đến lúc Trung-Mỹ “bắt tay thỏa hiệp” và Biển Đông không phải là vấn đề lớn mà thực sự hai nước còn có các quan hệ lớn hơn. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?

Trước hết, diễn đàn Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Mỹ không phải là nơi để giải quyết các khác biệt, các tranh chấp. Đây là nơi mà hai bên chủ yếu bày tỏ quan điểm của mình với mục đích tăng cường lòng tin, thu hẹp các bất đồng. Do đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng gác lại các tranh chấp, các khác biệt, nhấn mạnh đến các điểm đồng làm nền tảng thúc đẩy hợp tác. Họ biết rằng các bất đồng, khác biệt hiện nay là quá lớn và càng tìm cách giải quyết thì lại càng đưa đến đến các tranh cãi không lối thoát. Thực chất đây là sự “thừa nhận các bất đồng, khác biệt” (agree to disagree).

Bên cạnh đó, xét trong bối cảnh hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang phải dồn sức đối phó cho hàng loạt các vấn đề đối nội, đối ngoại lớn và chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu toàn diện. Đặc biệt, đối với Trung Quốc, nếu đối đầu càng leo thang thì Trung Quốc sẽ càng ở thế bất lợi khi không có chỗ dựa là mạng lưới các đồng minh và hệ thống căn cứ quân sự hải ngoại liên hoàn như Mỹ. Chưa kể sức mạnh và kinh nghiệm tác chiến trên biển của Trung Quốc còn thua xa Mỹ hàng thập kỷ.

Cuối cùng, về phía mình, Trung Quốc thấy giai đoạn đầu “lấn hải” có thể tạm ổn, cần tập trung củng cố các “thành quả” vừa giành được để dồn sức cho các “trận chiến” dài hơi hơn phía sau. Hơn nữa, việc tiếp tục xây đảo nhân tạo có thể phá hỏng chuyến đi Mỹ vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Tập Cận Bình, đưa Trung Quốc vào “tầm ngắm” của tâm điểm chính trị nội bộ Mỹ trong mùa bầu cử Tổng thống năm 2016.

Còn bản thân Mỹ cũng cảm thấy “hài lòng” khi ít nhất các yêu cầu đòi phía Trung Quốc dừng hoạt động bồi đắp, cải tạo đã có kết quả và cần tiếp tục dùng các biện pháp, sức ép khác để Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Sau cuộc Đối thoại này, hai nước Trung-Mỹ đã nhất trí sẽ có cuộc họp về an ninh biển vào tuần tới.

Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.

Hoàng Anh Tuấn
(Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao)

 

 

Không có nhận xét nào: