TPP - Học gì từ Nafta?
Lâu lâu đọc mấy bài của mấy anh chị nhà báo tung hê TPP mà chẳng hiểu thực ra họ có hiểu TPP là gì hay chăng? Vì sao các điều khoản đàm phán không công khai? TTP sẽ làm gì cho nền kinh tế dạng "tiểu nông" của Việt Nam?
Trước tiên cần phải nhìn rõ thực tế:
- Hầu hết nông nghiệp của Mỹ được cơ giới hóa và được nhà nước trợ giá bằng nhiều hình thức khác nhau và từ đó giá thành sẽ gần như không tăng hoặc tăng không đáng kể. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn làm thủ công, dựa vào sức người là chính và nếu muốn cạnh tranh, chỉ có thể hạ giá thành tới mức tối đa điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của nông dân sẽ không tăng. Từ đó cho thấy, nông nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi gì từ TPP.
- Công nghiệp Việt Nam cho tới giờ vẫn ở thời kỳ sơ khai. Trong khi đó Hoa Kỳ đã đạt tới đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. Hầu hết các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những ông chủ từ Hoa Kỳ và phá sản, bị thâu tóm là điều chắc chắn sẽ xảy ra và rốt cuộc Việt Nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ, không sản xuất.
Chưa xét tới khía cạnh luật pháp, nhà nước, doanh nghiệp, Việt Nam sẽ học được gì ở Mexico?
Bài học lịch sử:
Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada.
Lợi và hại cho các bên qua thời gian:
- Theo "Washingtoner Economic Policy Institut", khoảng 700.000 người ở Hoa Kỳ đã mất việc.(Public Citizen cho rằng khoảng 1 triệu). Do Nafta gây áp lực lên nền kinh tế của Mexico khiến cho làn sóng di dân sang Hoa Kỳ làm việc tăng cao. Tại Hoa Kỳ họ đã trở thành những công nhân lao động rẻ tiền, khiến cho thu nhập của người dân Hoa Kỳ vì cạnh tranh không được cải thiện mà phần lớn chảy vào túi tài phiệt: Tầng lớp thượng lưu khoảng 10% đã tăng thu nhập lên tới 24% và tầng lớp siêu giàu thậm chí tăng lên tới 58% trong vòng 10 năm.
- Nông dân Mexico phải đối mặt với sức cạnh tranh quá lớn khiến cho đời sống ngày càng khó khăn. Một trong những ví dụ là khoảng 3 triệu nông dân trồng ngô mà người đại diện của họ là ông Héctor Carlos Salazar đã so sánh "Mexico chúng tôi chỉ có 29 triệu Ha đất trồng trọt, trong khi đó Hoa Kỳ có 179 triệu Ha. Mỗi năm Mexico trợ giá cho nông dân bình quân 700 USD thì Hoa Kỳ lên tới 21.000 USD."
- Kể từ năm 1991 cho tới nay, khoảng 3000 nông dân trồng ngô đã mất việc cùng với khoảng 1 triệu nông dân khác trên cả nước. Từ đó dẫn tới Mexico sản xuất đủ lương thực ngày nay phải nhập khẩu 60% lúa mạch, 70% gạo.
- Năm 2008 là thời điểm toàn bộ hàng rào thuế quan của Nafta được xóa bỏ cũng là thời điểm hàng loạt nông dân Mexico không còn khả năng sản xuất, phải bán ruộng đất và sau đó đi làm thuê.
- Một số mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Mexico tăng lên tới 500% chỉ trong vòng chưa tới 20 năm. Ví dụ: Ngô, đậu, thịt gia súc, gia cầm. Phần đa các mặt hàng đó được bán tại Mexico dưới mức giá thành (của Mexico) 20% khiến cho nông dân Mexico không còn khả năng cạnh tranh.
Kết luận: Trong lúc Mexico chưa kịp công nghiệp hóa thì ngành nông nghiệp đã gần như phá sản, đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ là chiếc bánh vẽ Nafta mang lại. Mexico quá khứ không phải là một nước nghèo, hậu quả còn như vậy. Nếu Việt Nam ký TPP, nội chiến là điều khó tránh khỏi!
Karel Phùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét